Nhà em thấy bảo hiểm xã hội bắt buộc là đúng.
Lúc các cụ giàu đông con cháu thì nghĩ già mình có tiền hoặc con mình nó nuôi, thiếu gì tiền. Nhưng một ngày các cụ tất tay con lô, hoặc con cháu các cụ nó nghe vợ nó ko nuôi ông bà già nữa thì lấy gì sống. Lúc đấy xã hội phải nuôi. Các cụ ko có sức lao động sẽ trở thành gánh nặng của xã hội. Vì thế NN mới trở thành tổ chức trung gian để đảm bảo mức sống tối thiểu khi các cụ hết sức lao động và ko có nguồn tiền nào.
Bảo hiểm trên ý nghĩa chính là chia sẻ phần rủi ro này với các cụ, ai biết đc tương lai thế nào mà nói mạnh? Xung quanh nhà em đầy các trường hợp bố mẹ sống vất vưởng ko có lương hưu và bảo hiểm y tế, trong khi cũng có nhà cửa chia cho con cháu.
Còn 18% DN ko đóng bảo hiểm thì trả cho các cụ là thứ em chưa đc nghe bao giờ. Lúc đàm phán lương, thỏa thuận từng ấy thì ko đóng bảo hiểm các cụ chỉ đc nhận đủ 8% trích từ lương các cụ thôi chứ? Ví dụ như 2 tháng thử việc nhận 100% lương, hết thử việc các cụ ko đóng bảo hiểm thì đc nhận đúng như vậy, lấy đâu ra thêm 18%?
Vấn đề của BHXH chính là ở phần quản lý. NN qlý yếu kém trên nhiều mặt chứ ko chỉ riêng bảo hiểm. Bàn về nâng cao trình độ quản lý quỹ chứ ko fải bỏ nó đi. Đóng bảo hiểm là quan trọng, sống ở xã hội mình rất nguy hiểm, nguy cơ vô tình chết khá cao, nên em có tiền em mua tất, mua ngay cái bảo hiểm cho ung thư, tai nạn 2 chiều, cháy nổ..
Các cụ dân chủ kêu tại sao phải bắt buộc? Tôi thích tôi đóng, tiền của tôi tôi muốn tiêu như thế nào là quyền tự do.
Tôi có thể gửi ngân hàng lãi hàng tháng còn cao hơn.
Nhưng nếu ko bắt buộc đóng, thì lúc các cụ ăn chơi hết tiền rồi, tiền trong ngân hàng rút lúc nào cũng đc, tiêu hết thì lại ăn vạ đồng bào. Lại phải ủng hộ, từ thiện, lúc ấy chả nhẽ bảo sao ngày xưa ông ko đóng bảo hiểm để giờ chúng tôi fải nuôi ông.
Vậy mới có cái gọi là Nhà nước, luật pháp, quy định. Chứ ko để dân mỗi ng sống một kiểu thì loạn từ lâu rồi.