Sông Đ với sông C chỗ nào khả thi hơn hả cụ? em xem trên clb câu cá sông thấy bọn nó post toàn ngạnh chả biết sông gì chỗ hải dương mà vãi ngạnh thế không biết
nhìn mà ước ao
Thôi xong rồi cụ ơi....
http://haiduong.tintuc.vn/tin-tuc/nhung-dong-song-lon-o-hai-duong-lai-bi-dau-doc-ca-long-chet-hang-loat.html
Những dòng sông lớn ở Hải Dương lại bị đầu độc, cá lồng chết hàng loạt
Những ngày qua, những người nuôi cá lồng bè trên địa bàn tỉnh Hải Dương lại gặp nạn khi nguồn nước trên tuyến sông Lục Đầu đổ về sông Kinh Thầy, Thái Bình, Kinh Môn bị ô nhiễm nặng, cá chết hàng loạt. Nguồn nước sông ô nhiễm tràn tới đâu, cá chết tới đó. Nhiều hộ bỗng dưng mất tiền tỷ mà chẳng biết kêu ai.
Có mặt trên những bè nuôi cá của người dân xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, nhìn cá chết nổi trắng mặt lồng, thật sót xa. Những con cá chép giòn 3 tới 5 kg, trắm giòn 6 đến 7 kg, cá ngạnh sông đang đến kỳ thu hoạch, là những giống cá có giá trị cao trên thị trường bỗng dưng gặp nguồn nước ô nhiễm nặng, nhao nhược rồi chết trong vài giờ.
Ông T. có trên 30 lồng cá ở xã Nam Tân gặp chúng tôi nghẹn lời: Mấy hôm nay, người dân nuôi cá chúng tôi đúng ngồi không yên, không ăn không ngủ được. Cá trắm, cá chép 3 đến 7 kg mỗi con, trị giá gần triệu đồng/con cứ vật ra chết. Sáng 29/4, khi khắp nơi đón mừng ngày chiến thắng thì làng cá Nam Tân chúng tôi, những người nuôi cá lồng bè dọc sông Kinh Thầy gặp họa. Cá nhao nhác nổi hết lên mặt nước để thở, tôi vội vàng lấy nước vào xét nghiệm.
Chỉ số ô xi trong nước bằng không. Các chất NH3+; NH4+; NO3- khi so màu theo hướng dẫn đều ở mức quá nguy hiểm. Tôi hô hoán mọi người khẩn trương bật máy bơm sục khí để tăng ô xi cho cá. Oái oăm thay khi các lồng bè đồng loạt bật máy bơm thì cầu chì cao áp bị nổ. Các lồng cá trên địa bàn xã bị mất điện, không thể bơm sục.
Gia đình tôi chạy đôn chạy đáo khắp 3 thôn mượn 30 máy bơm xăng loại nhỏ về bơm sục cứu cá. Bơm liên tục hết 200 lít xăng thì sự ô nhiễm mới giảm, tuy nhiên hơn 1 tấn cá đã chết. Đến sáng 01/5 Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hải Dương về xét nghiệm mẫu nước các lồng cá kết quả vẫn trong tình trạng nguy hiểm. Tất cả mệt mỏi, bất lực, không biết quy tội cho ai bây giờ? – ông T. tâm sự.
HD 1b...
Không chỉ có nhà ông T., các gia đình ông Chất, ông Đô… cũng chết cả tấn cá trắm, cá ngạnh. Cá gặp nắng bốc mùi phải chở đi chôn lấp. Trên 50 hộ nuôi cá lồng bè xã Nam Tân dọc triền sông Kinh Thầy, nhà nhà cá đều chết, nhưng đây không phải lần đầu. Ngày 28/4/2014, cũng vào ngày nước kiệt, dòng sông Lục Đầu cũng bị ô nhiễm nặng, cá ứa máu chết hàng loạt. Nhiều chủ lồng cá trắng tay, vỡ nợ mà cơ quan chức năng không tìm ra thủ phạm?
Ông Bùi Hữu Chỉnh, Bí thư Đảng bộ xã Nam Tân cho biết, toàn xã có trên 50 hộ nuôi cá lồng với tổng số trên 1.000 lồng các loại. Đợt nước ô nhiễm này, hầu hết nhà nào cá cũng bị chết. Chúng tôi yêu cầu các gia đình thống kê thiệt hại để xã báo cáo cơ quan chức năng. Các hộ nuôi cá lồng trong xã đều vay vốn để đầu tư. Không vay ngân hàng thì huy động vốn từ nhiều nguồn. Cần làm rõ để gắn trách nhiệm của đơn vị xả thải với người dân.
HD 2 (1)
Chung số phận với các hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Kinh Thầy, ông Phạm Văn Chính, thôn Cập Thượng, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà cho biết, khoảng 2 giờ sáng 30/4, thấy hiện tượng cá nhao nhác nổi lên mặt nước, tôi huy động anh em lấy máy bơm sục cho các lồng cá. Tuy nhiên vẫn chết hành tạ cá trắm, cá lăng và cá diêu hồng.
Dọc sông Thái Bình, từ ngã ba Lấu Khê (huyện Nam Sách), qua TP Hải Dương, huyện Thanh Hà, huyện Tứ Kỳ, hàng nghìn lồng cá 2 bên sông bị ảnh hưởng nguồn nước ô nhiễm. Nguồn nước này tới đâu cá chết tới đó. Những hộ nào lắp đặt sẵn hệ thống sục khí, phát hiện kịp thời thì cá chết không đáng kể. Những hộ hỏng máy, mất điện, chủ quan thấy nước sông lớn là nguồn nước sạch, cho rằng không thể ô nhiễm nên chưa lắp hệ thống sục khí thì gặp họa.
Ai chịu trách nhiệm trước trong vụ xả thải này?
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh hiện có 3.050 lồng nuôi cá, tập trung trên các sông Kinh Thầy, Thái Bình, Kinh Môn... Nếu quản lý nguồn nước không tốt, để xảy ra ô nhiễm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, hàng nghìn lồng cá với trị giá hàng trăm tỷ đồng của nông dân Hải Dương, bị mất trắng. Đó là chưa nói tới hàng chục nhà máy nước sạch trên các tuyến sông hạ nguồn như Sông Cầu, Sông Thái Bình, Kinh Thầy, Kinh Môn…, là nguồn nước ăn uống của hàng triệu người dân, có thể là hiểm họa khôn lường.
Những người dân nuôi cá lồng bè trên dòng sông Lục Đầu, Kinh Thầy, Thái Bình tha thiết đề nghị Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường (Bộ Công an), UBND tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, các tỉnh lưu vực sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, các ngành chức năng cùng vào cuộc. Phải tìm bằng được nơi xả thải, làm rõ và xử lý nghiêm đơn vị xả thải đầu độc dòng sông, bất kể đơn vị đó lớn cỡ nào, ai quản lý vì đây chính là vụ “Fomusa nội địa”.
Cán bộ, người dân dọc các tuyến sông cho rằng đã đến lúc các cơ quan chức năng cùng các địa phương phải cứu các dòng sông. Không chỉ đầu độc dòng sông làm chết cá, mà hạ nguồn là hàng triệu người dân ở các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng đang sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt, ăn uống hằng ngày.
Lưu vực sông Cầu cần được bảo vệ, đó là chủ đề được sáu tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và một phần nước thải của Hà Nội tổ chức hội thảo từ nhiều năm trước. Song gần đây, các tỉnh dường như để sao lãng. Tình hình ô nhiễm trên các tuyến sông nhiều lần báo động, nhưng việc thanh tra, xử lý chưa quyết liệt.
Trong vụ việc này, các ngành chức năng cần quan tâm tới việc xả thải của đơn vị có liên quan đến các loại hóa chất có thành phần NH3+; NH4+; NO3- mà người dân và lực lượng chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm. Người dân mong muốn những thiệt hại của họ phải được đền đáp.