Ơ kìa, Thanh Hóa là nước riêng mà (khu 4 đẩy ra, khu 3 gạt vào, sáp nhập cho Lào, thì Lào ko nhận vậy liền tức giận, thành lập nước riêng ...)
Ở đập như vậy thì nuôi ổ thôi! Mắt cận câu đập cũng hợp vì ko cần phải đánh xa, tầm 15-30m, sâu 3-4m là vừa. 2 ngày đi thả ổ 1 lần, thả độ 3 lần (1 tuần) thì bắt đầu câu!
Trôi thì dễ đánh, vị chủ đạo của nó là đỗ tương rang xong ủ cho lên men. Trong mợ có cái món mốc tương Nam Đàn đem ủ mồi cũng được! Trước em đánh trôi chỉ cần ngô hạt khô + đậu tương khô ngâm > 2 tuần (khá nặng mùi), khi đi câu trộn thêm ít cám gạo tươi ủ qua đêm là trôi vào ầm ầm. Lưu ý cám gạo ngâm qua đêm và cho vừa phải để dụ cá con vào khuếch tán mùi thôi chứ 2-3 ngày chua lại tạo sương mù, mè vào quẩy đuổi đi ko hết!
Trôi ăn lúc thay đổi ánh sáng, sáng sớm lúc mặt trời lên, trưa lúc mặt trời đứng bóng, chiều lúc mặt trời lặn. Tối và đêm ăn ko đều, theo mây, gió và trăng khá phức tạp!
À đấy là trôi đỏ nhá, trôi trắng khoai hơn nhiều!
Chép ăn nhiều vị nhưng ở tự nhiên thì có 2 vị lôi cuốn là thóc thối và ... ốc nguyên con. Thóc nếp/tẻ ngâm 2-3 ngày nứt nanh rồi đổ nước ngập ngâm cho thối, tầm 1 tháng là dùng được (để được 2-3 năm). Khi đi câu trộn vào thính lổn nhổn các loại hạt ngô, đỗ của trôi cũng lên chép đều lắm!
Riêng với ốc nguyên con chọn loại nhỏ nhất có bán, đổ xuống ổ cùng với ít mồi dụ chép bán sẵn hoặc ít gạo nếp trần, vỏ + xơ mít, củ sắn tươi vạc chéo, lá sắn thuyền ... để giữ ốc và dụ ... trắm cỏ! Đương nhiên ốc nguyên con có cả hàng đen vào ăn nhưng loại này ăn theo thời tiết, mây mưa trăng gió rất mệt!
Lưu ý: mợ có thể dùng 1 trong 2 bài: hạt ngâm ủ nặng mùi oánh trôi chép hoặc ốc sạch + xơ mít, sắn ... để oánh trắm cỏ, trắm đen + chép củ nhưng ko được pha tạp, kiểu cho thóc thối vào ốc nhé!