Cụ nói chuẩn luôn.
Thời bây giờ vì có xe máy tiện lợi, nên nhiều người ngạc nhiên về chuyện thiếu niên 13 tuổi đạp xe 100km.
Hoàn cảnh sẽ khiến ta suy nghĩ thay đổi.
Bây giờ khó hình dung chuyện đi bộ từ Nghệ An vào Huế, nhưng đầu thế kỉ 20 thì đa số người có việc phải đi chặng đường ấy đều chỉ có cách... cuốc bộ. Ngựa quá ít, nên ngay cả sĩ tử, tầng lớp trí thức đi thi, quan lại cấp thấp vào Huế nhậm chức, đều tự mình cuốc bộ hết, quan lớn thì có cáng, quân đội cũng chỉ tướng lĩnh có ngựa còn đa số chân không giày mà bước.
Trong chiến tranh chống Pháp, dân công đẩy xe đạp thồ 2-300 kg gạo vượt mấy trăm km đường rừng, lên đèo xuống dốc từ Thanh Hóa lên Điện Biên.
Thời chiến tranh chống Mỹ, trẻ 6-7 tuổi đã phải đi bộ trên 10km là thường, còn trẻ 12-13 tuổi đi học cách nhà 20km cũng cuốc bộ là bình thường. Thời đó xe đạp cũng là tài sản quý.
Còn tận đến những năm 1970, thày trò trường Đại học Tổng hợp rồng rắn đèo nhau bằng xe đạp từ HN vào đến Nghệ An 300km cách xa, để đi coi thi Đại học.
Trẻ 13 tuổi mang vác không bằng nhưng đạp xe thì bền sức không thua kém thanh niên đâu.
Dù thế nào cũng rất nể cháu bé, không phải vì 100km đạp xe, mà vì cháu là đứa bé dũng cảm. Đùng chê trách cháu vì sự dại dột, bởi dại dột chính là đặc điểm ở cái tuổi mới lớn này.