Catalogue vũ khí xuất khẩu của Nga 2010-2011

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
HỆ THỐNG PHÁO/TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG PALMA



Nhiệm vụ
Hệ thống phòng không Palma với pháo cỡ nhỏ và vừa/ tên lửa Sosna-R với hệ thống điều khiển hỏa lực 3V-89 được thiết kế để phòng vệ trước sự tiến công của cuộc tiến công của tàu và máy bay đối phương. Nó có thể tiêu diệt tên lửa diệt hạm, máy bay cánh cố định, trực thăng cũng như các mục tiêu cỡ nhỏ trên mặt nước và trên bờ.

Kết cấu
• Bệ pháo 3S-89 với hệ thống điều khiển hỏa lực 3V-89
• Tới 4 module tác chiến 3R-99E
• Tên lửa phòng không Sosna-R
• Hệ thống Radar phát hiện mục tiêu 3Ts-99/Positiv ME1
• Hệ thống ổn định bằng hơi nước 3A-99/Delta
• Thiết bị hỗ trợ

Đặc điểm
• Kết hợp hoàn hảo giữa pháo/tên lửa phòng không như tên lửa điều khiển bằng lade/quang-truyền hình Sosna-R cùng pháo tự động bắn nhanh AO-18KD.
• Hệ thống điều khiển quang-điện đa kênh có độ chính xác cao, được hỗ trợ tốt trong môi trường tác chiến điện tử.
• Hoạt động hoàn toàn tự động.
• Khả năng kháng nhiễu cao và khó bị phát hiện nhờ hạn chế được bức xạ HF.

Một hệ thống phòng không Palma hoàn chỉnh bao gồm 4 module tác chiến, radar nhìn vòng và nhận dạng mục tiêu, hệ thống ổn định bằng điện.
Mỗi module tác chiến 3R-99E bao gồm 8 tên lửa Sosna-R SAMs lắp sẵn trong conatainer kiêm ống phóng và 2 bệ pháo 6 nòng tự động bắn nhanh cỡ 30mm AO-18KD (tới 1.500 viên) có thể bắn đạn xuyên giáp, đạn nổ mạnh-văng mảnh và đạn lửa nổ mạnh văng mảnh. Tốc độ bắn đạt tới 10.000 phát/phút
Hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm kênh truyền hình và ảnh nhiệt, máy đo xa lade, kênh điều khiển lade...

Thông số kỹ thuật cơ bản
Cự ly tiêu diệt mục tiêu hiệu quả:
- Đối với tên lửa: 1.300-8.000m
- Đối với pháo: 200-4.000m
Tầm cao hiệu quả:
- Đối với tên lửa: 2-3.500m
- Đối với pháo: tới 3.000m
Số mục tiêu có thể tiêu diệt cùng lúc: 6 (tùy thuộc vào số module tác chiến)
Tốc độ bắn của pháo: tới 10.000 phát/phút
Loại đạn pháo: Xuyên giáp, nổ văng mảnh đạn lửa, đạn huấn luyện
Trọng lượng module tác chiến (bao gồm cả vũ khí lắp sẵn): 6.900kg
Thời gian phản ứng: 3-5 giây
Hệ thống điều khiển:
- Quang – điện (chính)
- Có sự hỗ trợ của radar
Thời gian bay của tên lửa (ở tầm 5-8km): 6,0-11,5 giây
Khả năng chịu quá tải của tên lửa (G-load): tới 52
Tốc độ tối đa của tên lửa: 1.200m/s
Giá bán ước tính:
- Palma với đủ 4 module tác chiến: US$ 25 million
- Tên lửa Sosna-R: US$ 180.000


So sánh giữa Palma với các hệ thống phòng không tầm gần khác
 

Tommyle

Xe điện
Biển số
OF-6151
Ngày cấp bằng
21/6/07
Số km
4,416
Động cơ
586,785 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
trên mạng
Website
www.facebook.com
HỆ THỐNG PHÁO/TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG PALMA



Nhiệm vụ
Hệ thống phòng không Palma với pháo cỡ nhỏ và vừa/ tên lửa Sosna-R với hệ thống điều khiển hỏa lực 3V-89 được thiết kế để phòng vệ trước sự tiến công của cuộc tiến công của tàu và máy bay đối phương. Nó có thể tiêu diệt tên lửa diệt hạm, máy bay cánh cố định, trực thăng cũng như các mục tiêu cỡ nhỏ trên mặt nước và trên bờ.

Kết cấu
• Bệ pháo 3S-89 với hệ thống điều khiển hỏa lực 3V-89
• Tới 4 module tác chiến 3R-99E
• Tên lửa phòng không Sosna-R
• Hệ thống Radar phát hiện mục tiêu 3Ts-99/Positiv ME1
• Hệ thống ổn định bằng hơi nước 3A-99/Delta
• Thiết bị hỗ trợ

Đặc điểm
• Kết hợp hoàn hảo giữa pháo/tên lửa phòng không như tên lửa điều khiển bằng lade/quang-truyền hình Sosna-R cùng pháo tự động bắn nhanh AO-18KD.
• Hệ thống điều khiển quang-điện đa kênh có độ chính xác cao, được hỗ trợ tốt trong môi trường tác chiến điện tử.
• Hoạt động hoàn toàn tự động.
• Khả năng kháng nhiễu cao và khó bị phát hiện nhờ hạn chế được bức xạ HF.

Một hệ thống phòng không Palma hoàn chỉnh bao gồm 4 module tác chiến, radar nhìn vòng và nhận dạng mục tiêu, hệ thống ổn định bằng điện.
Mỗi module tác chiến 3R-99E bao gồm 8 tên lửa Sosna-R SAMs lắp sẵn trong conatainer kiêm ống phóng và 2 bệ pháo 6 nòng tự động bắn nhanh cỡ 30mm AO-18KD (tới 1.500 viên) có thể bắn đạn xuyên giáp, đạn nổ mạnh-văng mảnh và đạn lửa nổ mạnh văng mảnh. Tốc độ bắn đạt tới 10.000 phát/phút
Hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm kênh truyền hình và ảnh nhiệt, máy đo xa lade, kênh điều khiển lade...

Thông số kỹ thuật cơ bản
Cự ly tiêu diệt mục tiêu hiệu quả:
- Đối với tên lửa: 1.300-8.000m
- Đối với pháo: 200-4.000m
Tầm cao hiệu quả:
- Đối với tên lửa: 2-3.500m
- Đối với pháo: tới 3.000m
Số mục tiêu có thể tiêu diệt cùng lúc: 6 (tùy thuộc vào số module tác chiến)
Tốc độ bắn của pháo: tới 10.000 phát/phút
Loại đạn pháo: Xuyên giáp, nổ văng mảnh đạn lửa, đạn huấn luyện
Trọng lượng module tác chiến (bao gồm cả vũ khí lắp sẵn): 6.900kg
Thời gian phản ứng: 3-5 giây
Hệ thống điều khiển:
- Quang – điện (chính)
- Có sự hỗ trợ của radar
Thời gian bay của tên lửa (ở tầm 5-8km): 6,0-11,5 giây
Khả năng chịu quá tải của tên lửa (G-load): tới 52
Tốc độ tối đa của tên lửa: 1.200m/s
Giá bán ước tính:
- Palma với đủ 4 module tác chiến: US$ 25 million
- Tên lửa Sosna-R: US$ 180.000


So sánh giữa Palma với các hệ thống phòng không tầm gần khác
Quả này ngon thế, nhing fe thật. Cái này mà lắp trên xe nhỉ =))
 
Biển số
OF-21205
Ngày cấp bằng
16/9/08
Số km
1,222
Động cơ
509,880 Mã lực
Nơi ở
30 Trung Liệt
Website
maytinhthudo.vn
hay nhỉ, nhưng mà hoa hết cả mắt =P~
có con nào số tự động cửa nóc điều hòa 2 vùng mâm 18" có đầu xem FULL HD k0 nhỉ em làm 1 con đi dạo loanh quanh :D
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
HỆ THỐNG TÊN LỬA ĐỐI HẠM YAKHONT



Nhiệm vụ
Hệ thống tên lửa đối hạm Yakhont được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi, tàu vận tải trong biên chế các đơn vị xung kích, đổ bộ hay vận tải của địch cũng như các mục tiêu có diện tích phản xạ radar lớn trên đất liền.

Cấu hình
• Các ống phóng kiêm container bảo quản tên lửa đối hạm
• Bệ phóng trên tàu nổi hoặc tàu ngầm.
• Hệ thống điều khiển hỏa lực trên tàu
• Các thiết bị hỗ trợ và kiểm tra trên mặt đất

Đặc điểm
Hệ thống tên lửa đối hạm Yakhont có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ nhờ được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar và hệ thống điều khiển kết hợp giữa bay theo quán tính và đầu dò radar. Sau khi có thông số của mục tiêu, tên lửa được phóng ở chế độ hoàn toàn tự động. Hệ thống Yakhont có thể được lắp trên các tàu nổi, tàu ngầm, bệ phóng cố định trên đất liền hoặc trên xe mang phóng cơ động. Tên lửa có thể được phóng từ các ống phóng thẳng đứng hoặc đặt nghiêng.









Thông số kỹ thuật cơ bản
Tầm bắn hiệu quả tối đa:
- Ở chế độ bay cao thấp hỗn hợp: tới 300km
- Ở chế độ bay thấp: 120km
Độ cao:
- Pha đầu bay cao theo thông số được nạp khi phóng: tới 14.000m
- Độ cao hành trình ở pha cuối: không quá 10-15m
Tốc độ tối đa:
- Pha đầu: 750m/s
- Ở chế độ bay thấp/pha cuối: 680m/s
Trọng lượng tên lửa:
- Khi phóng: 3.000kg
- Trong ống phóng kiêm container: 3.900kg
Kích thước ống phóng:
- Dài: 8.900mm
- Đường kính: 720mm
Đầu đạn: 200kg
Giãn cách phóng giữa các tên lửa khi bắn loạt: 2-5 giây
Độ ngiêng của ống phóng: 15-90 độ
Thời gian sẵn sàng phóng trở lại kể từ khi tắt nguồn điện: không quá 4 phút
Cự ly phát hiện mục tiêu của tên lửa bằng radar: 75km
Thời gian phải kiểm tra kể từ khi tên lửa được nạp vào ống phóng: 3 năm
Giá bán ước tính:
- Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ­ biển di động Bastion-P (K-300/Yakhont): USD 125.000.000-150.000.000
- Tên lửa Yakhont: USD 3.000.000
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
HỆ THỐNG TÊN LỬA ĐỐI HẠM MOSKIT-E



Nhiệm vụ
Hệ thống tên lửa đối hạm Moskit-E được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi, tàu vận tải có lượng choán nước lớn cũng như các loại tàu có lượng choán nước nhỏ hơn, kể cả các tàu đệm khí có tốc độ lên tới 100 hải lý/h, trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.


Tên lửa Moskit được trang bị cho các tàu đệm khí lớp Bora Sivuch

Cấu hình
• Tên lửa diệt hạm siêu âm bay cực thấp 3M-80E/3M-80E1
• Các bệ phóng
• Hệ thống dẫn bắn/điều khiển tên lửa
• Thiết bị hỗ trợ mặt đất


Đặc điểm
Hệ thống tên lửa diệt hạm Moskit-E được thiết kế có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết (tuyết rơi, mưa, sương mù, dông bão...), bất kể ngày hay đêm, mọi mùa trong năm, trong điều kiện gió mạnh tới 20m/s và trong điều kiện biển động tới cấp 6. Lúc phóng, tên lửa bay theo quỹ đạo được tính sẵn, khi đến gần mục tiêu, nó dùng radar chủ động của mình để khóa và tiêu diệt mục tiêu. Với tốc độ siêu âm, hệ thống phòng không của tàu chiến đối phương sẽ chỉ có thời gian rất ngắn để phản ứng và như vậy xác suất trúng đích đối với một phát bắn của Moskit là rất cao.

Thông số kỹ thuật cơ bản
Tầm bắn:
-Tối đa (với tên lửa 3M-80E): 120km
- Tối đa (với tên lửa 3M-80E1): 100km
- Tối thiểu: 10km
Tốc độ tối đa: 780m/s
Độ cao hành trình: 20m
Góc phóng: –60... +60 độ
Thời gian sẵn sàng phóng:
- Từ khi "khởi động" tới lúc bắn tên lửa đầu tiên: 50 giây
- Từ "tình trạng trực chiến": 11 giây
Trọng lượng tên lửa:
- 3M-80E: 4.150kg
- 3M-80E1: 3.970kg
Chiều dài tên lửa: 9,385m
Sải cánh tên lửa: 2,1m
Trọng lượng đầu đạn: 300kg (bán xuyên giáp).
Giá bán ước tính:
- Toàn bộ hệ thống: N/A
- Tên lửa 3M-80E: USD 2.000.000
- Tên lửa 3M-80E1: USD 2.250.000
 
Chỉnh sửa cuối:

wheatflourqn99

Xe hơi
Biển số
OF-18659
Ngày cấp bằng
16/7/08
Số km
175
Động cơ
505,810 Mã lực
Nga chế tạo tàu cũng nhiều vậy mà không hiểu sao lại đi mua tàu chở Trực Thăng của Pháp vậy mấy bác?Không lẽ Nga không chế tạo được hay sao?
 

gia hung

Xe tải
Biển số
OF-8536
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
445
Động cơ
541,980 Mã lực
đơn giản là Nga trc đây không coi trọng sức mạnh của tầu chở máy bay
nga hiện chỉ có duy nhất 1 chiếc tầu sân bay Admiral Kunetzsov
việc mua tầu mistral của pháp tuy có đắt đỏ nhưng hoàn toàn là hợp lý khi việc hoàn thành 1 dự án nghiên cứu tầu chở trực thang có thể mất đến hàng năm thậm chí chục năm mới hoàn thành trong khi Nga đang muốn củng cố ngay lập tức các hạm đội của mình nhất là hạm đội biển đen.
trực thang của Nga thì tốt nhưng không có tầu chỡ đã khiến cho không cơ động trong chiến cuộc
các tầu mistral mua về hoàn toan chỉ là mua tầu không các trang thiết bị quân sự điện tử cũng như các máy bay trang bị 100% đều là hàng Nga
ngoài ra Nga cũng đã mua bản quyền để đc tự chế tạo tầu mistral rồi
khôn đấy chứ
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
đơn giản là Nga trc đây không coi trọng sức mạnh của tầu chở máy bay
nga hiện chỉ có duy nhất 1 chiếc tầu sân bay Admiral Kunetzsov
việc mua tầu mistral của pháp tuy có đắt đỏ nhưng hoàn toàn là hợp lý khi việc hoàn thành 1 dự án nghiên cứu tầu chở trực thang có thể mất đến hàng năm thậm chí chục năm mới hoàn thành trong khi Nga đang muốn củng cố ngay lập tức các hạm đội của mình nhất là hạm đội biển đen.
trực thang của Nga thì tốt nhưng không có tầu chỡ đã khiến cho không cơ động trong chiến cuộc
các tầu mistral mua về hoàn toan chỉ là mua tầu không các trang thiết bị quân sự điện tử cũng như các máy bay trang bị 100% đều là hàng Nga
ngoài ra Nga cũng đã mua bản quyền để đc tự chế tạo tầu mistral rồi
khôn đấy chứ
Đơn giản thứ nhất là vì quan điểm của Nga, từ thời LX chỉ bó hẹp trong việc đối đầu với Mỹ, nên phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân hơi bị kinh. Trong khi đó US Navy xác định nhiệm vụ lớn hơn nhiều, đó là làm bá chủ các đại dương, giữ gìn sự ổn định tại cả 5 châu, trên đất liền lẫn trên biển. Vì thề hạm đội tàu sân bay lớn và có mặt khắp nơi, sẵn sàng can thiệp cả thủy lẫn bộ trong thời gian chỉ 2 ngày tại bất kỳ đâu trên thế giới.

Đơn giản thứ 2 là Nga sau này và Liên Xô trước kia không thể phát triển nhiều tàu sân bay do nguồn lực có hạn, lại bị dàn trải do phải cạnh tranh mọi mặt với Mỹ trong tình trạng năng suất và chất lượng kém hơn nên nguồn thu chắc chỉ bằng 1 phần nhỏ Mỹ vốn đã có nền kinh tế hàng hóa rất phát triển với năng suất hàng đầu. Đồng thời kinh nghiệm và công nghệ chế tạo tàu sân bay thì thua xa người Mỹ. Bây giờ có muốn phát triển lại thì càng khó, 1 cái tàu sân bay Mỹ đóng đã hết cỡ 5 tỷ $, Nga muốn đóng 1 cái tương đương thì chắc phải cỡ gấp đôi số đó. Thành ra chắc là cứ còn phải dùng "độc hạm" Kuznetsov dài dài nữa.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
kinh phi duy trì 1 em tầu sân bay cũng không phải nhỏ chwua kể cả nguyên cái hạm đội đi theo để hậu cần cũng bảo vệ co 1 em sân bay cũng chả phải ít

thế nên anh thái mới quang cái tầu sân bay mua của tây ban nha cho chuột gặm cả chục năm nay
 

GTS

Xe tăng
Biển số
OF-8235
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
1,158
Động cơ
549,220 Mã lực
Theo đội hình này thì tàu sân bay cũng là tàu chỉ huy hạm đội rồi.
Hình này còn chưa nhắc tới tàu trinh sát cao tốc chạy các hướng, tầu ngầm ẩn phía dưới, trực thăng và phản lực các kiểu của Hải quân ở trên.
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,540
Động cơ
566,291 Mã lực
vịt mình bờ biển dài nhưng lãnh thổ và vùng ảnh hưởng có rộng như Nga với Mẽo đâu mà tầu sân bây ợ? Chỉ cần thêm vài chục con khu trục với hộ tống chạy ra chạy vào cho cơ động là ổn rồi :)
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
HỆ THỐNG TÊN LỬA TÍCH HỢP CLUB-N/CLUB-S



Nhiệm vụ
Hệ thống tên lửa đối hạm tích hợp đặt trên tàu ngầm Club-S và hệ thống tàu nổi Club-N được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi và tàu ngầm trong điệu kiện đối phương có hỏa lực và môi trường tác chiến điện tử mạnh. Hệ thống Club-N sử dụng bệ phóng kiêm container bảo quản.

Cấu hình
• Tên lửa đối hạm 3M-54E dùng cho hệ thống Club-S và tên lửa 3M-54TE dùng cho hệ thống Club-N đặt trong ống phóng dạng container phóng thẳng đứng.
• Tên lửa 3M-54E1 dùng cho hệ thống Club-S và tên lửa 3M-54TE1 dùng cho hệ thống Club-N chỉ khác 3M-54E1 ở chỗ dùng ống phóng dạng container
• Tên lửa chống ngầm 91RE1 dùng cho hệ thống Club-S với đầu đạn tách rời là một ngư lôi tốc độ cao với đầu dò mục tiêu. Tên lửa chống ngầm 91RTE2 dùng cho hệ thống Club-N

Đặc điểm
Tất cả các tên lửa Club-S được phóng từ ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn của tàu ngầm, trong khi tên lửa Club-N sử dụng ống phóng thẳng đứng kiêm container bảo quản. Tên lửa Club-S/Club-N được cung cấp thông số mục tiêu trong thời gian thực thông qua hệ thống quản lý thông tin tác chiến và radar lắp trên tàu hoặc được nạp thủ công bởi kíp chiến đấu. Hệ thống điều khiển sẽ tính toán đường đạn, quản lý chu trình chuẩn bị phóng/thực hành phóng và kiểm tra/hiệu chỉnh. Hệ thống dẫn đường chính xác của tên lửa được cung cấp bởi một hệ thống dẫn đường tiên tiến lắp sẵn bên trong tên lửa và được hỗ trợ bởi đầu dò chủ động. Tên lửa chống ngầm được dẫn đến khu vực mục tiêu dưới sự điều khiển của hê thống dẫn đường lắp sẵn bên trong tên lửa, sau đó, đầu đạn độc lập dạng ngư lôi cỡ nhỏ MPT-1UME, tự tìm mục tiêu và tấn công ở tốc độ cao.
Chủng loại tên lửa dùng trên các hệ thống Club-S/Club-N sẽ được lựa chọn theo phương án tác chiến, tùy theo thông số và kiểu loại mục tiêu.

Thông số kỹ thuật cơ bản
(Tên lửa 3M-54E/ 3M-54TE/ 3M-54E1/ 3M-54TE1/ 91RE1/ 91RTE2)
Dài: 8,220/ 8,916/ 6,200/ 8,916/ 8,000/ 6,500 m
Đường kính: 0,533/ 0,645/ 0,533/ 0,645/ 0,533/ 0,533 m
Trọng lượng:
- Tên lửa khi phóng: 2.300/ 1.951/ 1.780/ 1.505/ 2.050/ 1.300 kg
- Đầu đạn: 200/ 200/ 400/ 400/ 76/ 76 kg
Tầm bắn hiệu quả: tới 220/ 220/ tới 300/ 275/ tới 50/ tới 40 km
Tốc độ khi bay trên không (Mach): 0,6-0,8/ 0,6-0,8/ 0,6-0,8/ 0,6-0,8/ tới 2,5/ tới 2,0 (tới Mach 3 trong pha cuối)
Hệ thống dẫn bắn: quán tính + đầu dò chủ động/ quán tính + đầu dò chủ động/ quán tính/ quán tính/ quán tính
Quỹ đạo bay : bay thấp/ bay thấp/ theo qũy đạo/ theo quỹ đạo/ theo quỹ đạo
Giá bán ước tính: USD 3.000.000 - 3.200.000
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
HỆ THỐNG TÊN LỬA ĐỐI HẠM URAN-E



Hình minh họa tên lửa Kh-35 được phóng từ tàu BPS-500

Nhiệm vụ
Hệ thống tên lửa Uran-E được thiết kế để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu ngư lôi vf tàu pháo có lượng choán nước tới 5000 tấn, cùng các phương tiện vận tải biển của đối phương.

Cấu hình
• Tên lửa diệt hạm dưới âm Kh-35 được lắp trong các ống phóng dạng container.
• Bệ phóng cùng máy nạp đạn
• Hệ thống điều khiển tự động lắp sẵn trên tàu.
• Thiết bị hỗ trợ và phương tiện kiểm tra trên bờ

Đặc điểm
Các tên lửa đặt trong ống phóng dạng container được lắp lên bệ phóng trên tàu, mỗi bệ phóng có thể lắp được tới 4 ống phóng. Hệ thống điều khiển hỏa lực tự động được dùng để đảm bảo các quá trình chuẩn bị chiến đấu. Thông số mục tiêu được nạp sẵn hoặc được cung cấp bởi các nguồn bên ngoài, bao gồm cả từ các phương tiện bay. Sau khi được phóng, tên lửa sẽ bay theo quỹ đạo định trước và bay tới khu vực mục tiêu, độ cao hành trình không quá 10-15m. Ở pha cuối, tên lửa sẽ dùng đầu dò chủ động có khả năng đối kháng điện tử cao để khóa và tiến công chính xác mục tiêu ở độ cao từ 3 đến 5m. Nhờ diện tích phản xạ radar hiệu dụng rất nhỏ và quỹ đạo bay cực thấp, tên lửa có thể vượt qua được hệ thống phòng vệ của tàu chiến địch, xác suất trúng đích trên một phát bắn cao. Hệ thống tên lửa đối hạm Uran-E có thể được lắp trên nhiều loại tàu khác nhau, kể cả tàu vận tải và có thể dùng cho các bệ phóng trên đất liền.

Thông số kỹ thuật cơ bản
Cự ly phóng hiệu quả:
- Tối đa: 130km
- Tối thiểu: 5km
Độ cao
- Khi bay hành trình: 10-15m
- Ở pha cuối: 3-5m
Tốc độ tối đa: Mach 0.8
Tổng trọng lượng của hệ thống (với 8-16 tên lửa): 12,5-23 tấn
Trọng lượng:
- Tên lửa khi phóng: 620kg
- Đầu đạn: 145kg
Chiều dài tên lửa: 4.4m
Đường kính: 0.42m
Giãn cách phóng giữa các tên lửa: 2-3 giây
Giá bán ước tính:
- Tên lửa Kh-35: USD 1.500.000
 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
Hệ thống pháo-tên lửa phòng không tầm gần Pantsyr-S / SA-22 Greyhound

3/20/2010 5:40:00 PM



9K96 Pantsyr-S (NATO gọi là: SA-22 Greyhound) là hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Pantsyr-S sẽ thay thế toàn bộ các hệ thống pháo-tên lửa phòng không Tunguska trong quân đội Nga.


Pantsyr-S (RIAN, Aleksei Nikolsky)​

Chức năng:

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsyr-S dùng để phòng không cho các mục tiêu quân sự nhỏ, các mục tiêu và khu vực công nghiệp-hành chính chống máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và vũ khí chính xác cao, bảo vệ các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300, S-400 và tăng cường cho các lực lượng phòng không đánh trả các đòn tấn công ồ ạt của các phương tiện tiến công đường không. Có thể sử dụng để bắn ứng dụng chống mục tiêu mặt đất và trên biển và sinh lực. Có thể bắn ở tư thế tĩnh tại hoặc trong hành tiến.

Lịch sử phát triển, trang bị:

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không 9K96 Pantsyr-S do Viện thiết kế KBP ở thành phố Tula nghiên cứu chế tạo năm 1994 và lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm hàng không Moskva MAKS-1995. Từ đó, hệ thống được hiện đại hoá đáng kể, biến thể mới nhất đã được trưng bày tại MAKS-2007. Pantsyr là một trong những xe chiến đấu được PR rầm rộ nhất trong 20 năm gần đây, tuy số phận của nó cũng nhiều lao đao.

Ban đầu, đã dự kiến Pantsyr sử dụng khung gầm xích vì mục đích là thay thế Tunguska trong các đoàn xe tăng để bảo vệ chúng chống trực thăng và máy bay bay thấp. Nhưng do thiếu tiền nên đã phải thay đổi khái niệm thiết kế để chế tạo biến thể rẻ tiền hơn. Ở dạng này, nó chỉ có thể hộ tống các đoàn xe thiết giáp khi tác chiến ở sa mạc khô nên Nga đã chào bán cho các nước Trung Đông. Xét về giá cả, Pantsyr khá cạnh tranh và không có đối thủ.

Trong những năm tới, theo chương trình trang bị quốc gia đến năm 2015, Không quân Nga sẽ nhận được hơn 20 hệ thống Pantsyr-S. Dự kiến Pantsyr-S dùng bánh lốp sẽ được biên chế cho đại đội bảo vệ trong các đơn vị phòng không tầm xa S-300 và S-400. 10 hệ Pantsyr-S đầu tiên dùng khung gầm xe ô tô KamAZ đã được Không quân Nga đưa vào trang bị cho trung đoàn phòng không ở thành phố Elektrostal ở ngoại ô Moskva để bảo vệ hệ thống TLPK tầm xa S-400 Triumf ngày 18.3.2010. Lô đầu tiên 10 xe Pantsyr-S đã tự cơ động 300 km từ nơi sản xuất ở thành phố Tula, Nga đến bãi đỗ đặc biệt ở Alabino, ngoại ô Moskva để chuẩn bị cho lễ diễu binh ngày Chiến thắng. Pantsyr-S sẽ lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng trên Quảng trường Đỏ ngày 9.5.2010 khi tham gia cuộc diễu binh kỷ niệm 65 năm ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Sau lễ diễu binh, chúng sẽ tới vị trí triển khai trong tháng 5.2010.

Nhu cầu của Không quân Nga ít nhất là 100 hệ thống. Có ý kiến nói cần mua 200-250 hệ thống cho đến năm 2015 và thêm 400-500 cho đến năm 2020. Ngoài ra, Lục quân Nga có thể mua 500-600 xe đến năm 2020 để thay thế Tunguska.

Pantsyr-S lên đường về Moskva tham gia diễu binh (RIAN Aleksei Kudenko)​
Tháng 5.2000, khách hàng đầu tiên là Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã đặt mua của Nga 50 hệ thống 96K6 Pantsyr-S1 lắp trên xe tải bánh lốp MAN SX 45 8×8, trị giá 734 triệu USD. Lô đầu tiên đã được chuyển giao tháng 11.2004. Song UAE yêu cầu một loại radar mới và các hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên được cung cấp năm 2007. Syria đã ký hợp đồng mua 36 hệ thống Pantsyr-S1. Việc chuyển giao bắt đầu tháng 6.2008. Giai đoạn đầu của các hợp đồng với UAE và Syria đã hoàn thành.

Năm 2006, Nga và Algeria cũng đã ký hợp đồng bán cho Algeria 38 hệ thống Pantsyr-S1 trị giá trên 500 triệu USD, việc chuyển giao bắt đầu năm 2010 và hoàn thành năm 2011. Jordanie cũng đã đặt mua hệ thống này, song không rõ số lượng.

Sau khi 10 hệ thống Pantsyr-S đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Nga, sự quan tâm đối với hệ thống sẽ tăng lên. Nhiều nước khác như Saudi Arabia và Lybia cũng quan tâm đến hệ thống này. Việc chuẩn bị hợp đồng với Lybia đang ở giai đoạn cuối. Trước đó có tin khối lượng các hợp đồng đặt mua Pantsyr-S1 đã vượt 2,5 tỷ USD và có thể tăng gấp đôi đến năm 2018.

RIAN, Stanislav Syretskikh​

Đặc điểm:

- Kết hợp vũ khí tên lửa và pháo phòng không;

- Sử dụng hệ thống điều khiển radar-quang học trí năng cao;

- Tác chiến ở chế độ tự động;

- Xe chiến đấu cấu trúc theo nguyên lý module.

Thành phần hệ thống:

- Xe chiến đấu (đến 6 xe/1 đại đội);

- Đài điều khiển đại đội;

- Các tên lửa phòng không có điều khiển;

- Đạn pháo phòng không 30 mm;

- Xe vận tải-tiếp đạn (1 xe vận tải-tiếp đạn cho 2 xe chiến đấu);

- Các phương tiện huấn luyện;

- Các khí tài bảo dưỡng kỹ thuật.

Khả năng chiến đấu:

Pantsyr-S thể hiện mọi ý tưởng khái niệm chế tạo hệ thống tên lửa phòng không tầm gần vạn năng, bảo đảm có được ưu thế đối với mọi hệ tương tự của nước ngoài và đưa hệ thống này vào hàng những mẫu vũ khí trí năng cao của thế kỷ XXI.

Pantsyr-S là hệ thống pháo-tên lửa phòng không tầm gần, bố trí trên khung gầm xe tải, bán moóc hoặc lắp cố định. Module chiến đấu Pantsyr-S có thể lắp lên bất cứ phương tiện vận tải có trọng tải phù hợp nào như ô tô, xe xích hoặc đơn giản là một contenơ…. Theo các nhà thiết kế, lần đầu tiên trong lịch sử vũ khí, trên cùng 1 xe đã lắp đặt được cả các hệ thống để phóng tên lửa và các pháo phòng không.

Tổ hợp vũ khí tên lửa và pháo của hệ thống cho phép bắn mục tiêu bay trong suốt chiều sâu khu vực sát thương, kể từ các mục tiêu bay cao ở xa cho đến các mục tiêu nhỏ xuất hiện đột ngột bay ở độ cao cực nhỏ, nhất là tên lửa hành trình và bom liệng - những mối đe dọa chính đối với các mục tiêu phía sau. Tên lửa dùng để bắn mục tiêu ở cự ly tương đối xa và độ cao lớn. Pháo tự động có thể bắn chính xác và mật độ hỏa lực cao ở cự ly đến 3 km, tạo ra màn hỏa lực rộng chống mục tiêu bay thấp ở độ cao tới hàng chục mét. Nó cho phép tiêu diệt tên lửa hành trình dưới âm, xuất hiện bất ngờ ở độ cao chỉ 3-5 m.

Đây là hệ thống phòng không tầm gần (đến 20 km) có tầm bắn xa hơn các hệ thống TLPK mang vác Igla và Strela song chưa bằng hệ Tor. Vai trò của nó là thay thế hệ Tunguska, vốn là loại đã thay thế pháo phòng không tự hành nổi tiếng ZSU-23-4 Shilka. Thực ra thì nó chỉ thực sự thay thế Tunguska khi sử dụng khung gầm xích. Còn hiện tại đây mới chỉ là biến thể tuyến sau dùng bánh lốp , dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng như sân bay, căn cứ, trận địa phòng không …

Điểm nổi bật là hệ thống vũ khí mới độc đáo này có khả năng tiêu diệt tất cả các loại phương tiện tiến công đường không ở chế độ tự động.

Hệ thống phòng không Pantsyr-S có thể phát hiện và bám đến 20 mục tiêu, có thể tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó. Hơn nữa máy móc của hệ thống tự "lựa chọn" sử dụng 1 trong 2 loại vũ khí.

"Trong điều kiện tác chiến hiện đại, với số lượng máy bay tấn công đông đảo và sử dụng vũ khí chính xác cao, trắc thủ có rất ít thời gian để đưa ra quyết định mục tiêu này hay mục tiêu khác. Bởi vậy, máy móc trang bị hoạt động ở chế độ tự động", - Phó Tổng tư lệnh Không quân Nga phụ trách phòng không Sergei Razygrayev nói.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, việc nhận vào trang bị các lực lượng phòng không hệ thống này sẽ cho phép tăng đáng kể hiệu quả và sự vững chắc của hệ thống phòng không trong điều kiện đối kháng hoả lực và đối kháng điện tử, cũng như tăng tối đa tính thích ứng đối với những thay đổi về tính năng kỹ-chiến thuật của các phương tiện tiến công đường không và các phương pháp sử dụng chúng trong tác chiến.

Các hệ thống Pantsyr-S có thể hoạt động trong biên chế đại đội gồm 3-6 xe, 1 xe trong đó làm vai trò xe "chỉ huy" điều phối hoạt động của các xe còn lại. Pantsyr-S vượt trội các hệ tương tự của nước ngoài về nhiều thông số - gấp gần 2 lần về tầm đánh chặn mục tiêu bằng tên lửa, gấp 5 lần về tốc độ bắn của các khẩu pháo.

Hệ thống do kíp trắc thủ gồm 2-3 người điều khiển. Vũ khí phòng không là 2 pháo tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa có điều khiển cỡ 76 hoặc 90 mm, dẫn bằng lệnh vô tuyến. Hệ thống có thể tác chiến chống các mục tiêu bay có bề mặt phản xạ tối thiểu từ 2-3 cm2 và tốc độ đến 1000 m/s, ở cự ly tối đa 20000 m và độ cao đến 15000 m, trong đó có trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và bom chính xác cao.

Pantsyr-S sử dụng 2 khí tài dẫn độc lập là radar và hệ thống quang-điện tử, cho phép bắt 2 mục tiêu đồng thời. Tốc độ bắt mục tiêu là 10 mục tiêu/phút.

Nằm ở giữa xe là radar bám mục tiêu anten mạng pha. Hệ thống điều khiển hoả lực của Pantsyr-S gồm 1 radar phát hiện và 2 radar bám, 2 pháo phòng không 2 nòng 2A38M 30 mm (tầm bắn 4 km) và 12 tên lửa đất-đối-không siêu vượt âm 57E6-E.

Tính năng kỹ-chiến thuật của hệ thống Pantsyr-S

Vũ khí:

- Tên lửa phòng không có điều khiển siêu vượt âm 57E6E, quả: 12;

- Pháo phòng không tự động 2A38M, viên: 1400;

Khu vực tiêu diệt máy bay:

- Bằng tên lửa:

+ Cự ly, m: 1200-20000;
+ Độ cao, m: 5-15000;

- Bằng pháo:

+ Cự ly, m: 200-4000;
+ Độ cao, m: 0-3000;

Thời gian phản ứng, s: 4-6;

Số mục tiêu có thể bắn đồng thời: 2;

Kíp chiến đấu, người: 3 Tính năng của tên lửa 57E6

Tốc độ tối đa, m/s: Đến 1300;

Tốc độ trung bình ở cự ly bắn 18 km, m/s: Đến 780;

Trọng lượng phóng, kg: 71-74,5.

RIAN, Stanislav Syretskikh​

  • Nguồn: RIAN, 18-19.3.10; Lenta, Interfax 24.03.10; NVO 26.03.2010; army-technology.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
PHÁO HẠM HẠNG NHẸ 100mm A190E UNIVERSAL


Nhiệm vụ
Pháo tự động hạng nhẹ, nòng đơn dùng trên trên tàu A190E Universal được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay, mục tiêu nổi hoặc các mục tiêu trên đất liền.

Đặc điểm
• Đối phó hiệu quả với các mục tiêu bay (kể cả các mục tiêu bay rất thấp) nhờ tốc độ bắn nhanh và hệ thống điều khiển hỏa lực chính xác 5P-10E.
• Mức độ tự động tác chiến cao giúp giảm thời gian phản ứng và kíp pháo thủ.
• Thiết kế tổng thể gọn nhẹ
• Khả năng kháng nhiễu và sống sót cao.
• Tác xạ cả trong trường hợp mất nguồn toàn bộ
• Tốc độ bắn nhanh hơn gấp 1,5 lần so với các loại pháo có cùng cỡ nòng nhờ việc nạp đạn 2 mang tách rời từ 2 khoang/hộp tiếp đạn bố trí bên trái và phải.

Thông số kỹ thuật cơ bản
Cỡ nòng: 100mm
Tốc độ bắn: đạt tới 80 phát/phút
Tầm bắn hiệu quả: tới hơn 20.000m
Góc tà: -15... +85 độ
Lượng chứa khoang tiếp đạn: 80 viên
Trọng lượng bệ pháo: tới 15.000kg
Giá bán ước tính: USD 3.500.000
 

wheatflourqn99

Xe hơi
Biển số
OF-18659
Ngày cấp bằng
16/7/08
Số km
175
Động cơ
505,810 Mã lực
Hỏi cụ Triumf tí,Nga có loại tên lửa hành trình nào tương đương như Tô ma hốc( em không biết tiếng anh..hì) của Mẽo không cụ?
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
Nga hiện nay có một số loại tên lửa hành trình, nhưng có lẽ độ chính xác không bằng đồ Mỹ. Phần sau của chuyên đề Catalogue sẽ trình bày cụ thể các loại vũ khí hàng không, tên lửa hành trình... các bác đón xem nhé.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
PHÁO TỰ ĐỘNG BẮN NHANH AK-306



Nhiệm vụ
Pháo tự động hạng nhẹ cỡ nòng 30mm AK-306 là một hệ thống phòng thủ tầm gần được thiết kế để đối phó với máy bay, trực thăng và các vũ khí tiên công từ trên không khác cũng như tấn công các mục tiêu nổi loại nhỏ hay thủy lôi, đồng thời nó cũng có thể dùng để tiến công binh lực và phương tiện chiến tranh bố trí bên ngoài công sự ven biển của đối phương. Pháo AK-306 được điều khiển bởi hệ thống kính ngắm quang học OPU-1.

Đặc điểm
• Là một phương án thay thế hữu hiệu cho loại pháo 2 nòng cùng cỡ 30mm AK-230 dùng trên các tàu có lượng choán nước nhỏ.
• Cụm pháo 6 nòng xoay điện hạng nhẹ AO-18L.
• Giảm trọng lượng tháp pháo (tới gần 1 nửa) nhờ sử dụng hợp kim nhẹ trong các cấu kiện như hộp tiếp đạn, hệ thống nạp đạn và các bộ phận bảo vệ.

Thông số kỹ thuật cơ bản
Cỡ nòng: 30mm
Tầm bắn hiệu quả:
- Đối với các mục tiêu bay (tầm bắn xiên-nghiêng): 4.000m
- Đối với các mục tiêu cỡ nhỏ trên mặt nước hoặc trên bờ:5.000m
Góc xoay:
- Ngang (phương vị): -180… +180 độ
- Góc tà: -12… +85 độ
Tốc độ bắn: tới 1.000 phát/phút
Sơ tốc đầu nòng: 875m/s
Trong lượng tháp pháo (chưa nạp đạn): 1.100kg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top