[ATGT] Cắt mặt sang đường như này là Quay đầu hay Rẽ trái?

pbvhp

Xe buýt
Biển số
OF-301673
Ngày cấp bằng
14/12/13
Số km
995
Động cơ
315,979 Mã lực
Đi đúng và an toàn thì phải như này

Nhất là khi lưu thông trên:
- các đoạn đường có từ 2 làn xe cùng chiều trở lên nhưng không có giải phân cách giữa,
- các đoạn đường ngoài đô thị, có nhiều xe tải nặng, xe contenơ, xe bồn, lưu thông với tốc độ cao (từ 50 km/h trở lên)


Theo em thì đi thế này là đúng luật, nhưng không hề an toàn hơn là quan sát cẩn thận và rẽ khi có điều kiện thuận lợi. Bó sát tim đường thế, quay trở đâu có dễ, vô tình cản trở giao thông.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn Chã về rất nhiều bài chia sẻ và phân tích của cụ.

Về việc quay đầu, và sang đường, em có ý kiến thế này:

Trước đây em thường quay đầu khi thấy đường vắng, và tìm chỗ đủ rộng để sang. Gần đây, nhờ một cụ trên diễn đàn, em mới biết quy định về quay đầu.

Nhưng em ko đồng ý với quy định này chút nào, và thực tế trước giờ hình như cũng chưa ai bị phạt lỗi này.
Trước ko biết thì thôi, giờ biết rồi thì phải tuân thủ, mặc dù không đồng ý chút nào.

Em thấy việc đợi giao cắt để thực hiện quay đầu là rất bất cập.
Cụ thể:
Đường nhỏ, nếu quay giữa đường, phải bó sát lề phải, rồi quay. 1 đỏ chưa chắc đã xong, có khi phải 2 đỏ.
Đi đến giao lộ, lại phải bó sát bên trái theo chiều đi, rồi quay, một mình một đường cũng đã khó hơn nhiều rồi, trong khi xe từ các phía lưu thông, ko nhường nữa, có khi cứ nằm ngang đường chờ xe đi hết rồi quay đầu tiếp.

Tình huống trong thớt này của cụ rất thực tế, và cụ phân tích cũng rất đúng.

Nhưng em vẫn cho rằng:
Quan sát cẩn thận - Nhường đường cho các phương tiện đang lưu thông -> Rồi mới sang đường (vạch đứt).
Đây mới là cách làm tốt nhất. Luật nên linh hoạt các tình huống này mới phải.
Xin cảm ơn kụ nhiều.

1- Chúng ta phải lựa chọn giữa một bên là hậu quả thảm khốc của tngt xảy ra khi xe sang đường (nhất là ở các đường trục nhiều làn xe, có nhiều xe tải nặng lưu thông với vận tốc cao), với sự bất tiện về quay đầu trên đường nhỏ, kụ ạ.

Các kụ đi nước ngoài đều thấy vận tốc lưu thông của bên họ rất cao. Ví dụ, ở Sing, ở Mã lai, vận tốc trung bình phương tiện lưu thông trong thành phố đạt đến 80 km/h. Đi qua ngã tư đèn xanh xe không phải giảm tốc.
Vì sao họ đạt được như vậy?
Lý do cơ bản là họ đảm bảo nguyên tắc "xe đang lưu thông bình thường trong làn xe được đảm bảo, được bảo vệ, được ưu tiên để đi tiếp một cách an toàn. Bất kỳ người hay phương tiện nào can thiệp vào xe đang lưu thông bình thường trong làn, bắt xe đó phải phanh lại, đều bị coi là vi phạm".


2- Hơn nữa, những bất tiện về quay đầu chủ yếu xảy ra trên đường đôi mà mỗi chiều xe chỉ có 1 làn. Do đó, luật có thể nghiên cứu và quy định như phương án kụ đề nghị.
Nghĩa là, với đường đô thị nhỏ có 1 làn xe cho mỗi chiều thì thực hiện "Quan sát cẩn thận - Nhường đường cho các phương tiện đang lưu thông -> khi thấy tuyệt đối an toàn thì mới sang đường (vạch đứt)".
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Theo em thì đi thế này là đúng luật, nhưng không hề an toàn hơn là quan sát cẩn thận và rẽ khi có điều kiện thuận lợi. Bó sát tim đường thế, quay trở đâu có dễ, vô tình cản trở giao thông.
1- Luật trên cả thế giới này đều tuân thủ nguyên tắc "rẽ về bên nào thì phải chuyển sang làn phía bên đó" để khi rẽ không cắt ngang dòng xe đi thẳng từ phía sau tới, kụ ạ.

2- Về lâu về dài, nếu thấy diện tích nơi quay đầu hẹp, không đủ cho xe sát giải phân cách quay đầu thì phải mở rộng giao cắt. Trong những trường hợp đặc biệt (xe conteno thân dài) có thể cho phép quay đầu từ làn thứ 2 kể từ giải phân cách. Còn xe con thì tuyệt đối bắt phải quay đầu từ làn xe sát giải phân cách.

3- Khi thấy dòng xe đi thẳng đang lưu thông, bắt buộc xe quay đầu phải chờ. Luật cần cấm xe quay đầu chặn xe đang đi thẳng, cướp đường của người ta để mình quay đầu.

4- Quan sát cẩn thận không bao giờ là đủ. Khi xe đang đi chéo để chuyển hướng, nhìn qua gương chiếu hậu không thể thấy một chiếc xe khác trên đường chính ở cách mình 100m đang lao đến với vận tốc 80 km/h.
Với tốc độ 80 km/h, khoảng cách 100m chỉ mất có 2 giây là tới. Xe đang quay đầu không thể xử lý kịp. Xe đang đi thẳng cũng không thể xử lý kịp.


Hình minh hoạ:

 
Chỉnh sửa cuối:

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Nhà cháu thấy

1- Cách đi của các xe trong Hình A và Hình B là không hợp luật.

2- Các xe trong 2 hình này có di chuyển từ vị trí sát lề đường trên làn xe xuôi chiều cắt ngang vạch tim đường rồi đi sang làn xe bên hướng ngược lại. Ít nhất đó cũng là hành vi "chuyển làn".

3- Khi chuyển làn, các xe trong 2 hình này đã có hành vi không đảm bảo an toàn (trong Hình A thì xe cắt ngang cả 2 luồng xe trên đường chính, trong Hình B thì cắt chéo làn xe ngược chiều), gây tình huống giao thông nguy hiểm, vi phạm Khoản 1 Điều 13 Luật Gtđb2008 về "Sử dụng làn đường".

4- Nếu xe từ trong lề đi ra, chuyển làn như vậy mà không nhường đường cho xe đang đi thẳng trên đường chính, bắt các xe kia phải phanh lại để cho xe mình cắt ngang qua, thì có thể mắc lỗi về nhường đường nữa.





---------------
Trích luật:





Hình A là cách đi trong phần mô tả vạch đường tim (vạch số 1) của quy chuẩn 41/2012
Hình B là cách đi trong phần mô tả vạch 1.1 của quy chuẩn 41/2016
:D




 

pbvhp

Xe buýt
Biển số
OF-301673
Ngày cấp bằng
14/12/13
Số km
995
Động cơ
315,979 Mã lực
Xin cảm ơn kụ nhiều.

1- Chúng ta phải lựa chọn giữa một bên là hậu quả thảm khốc của tngt xảy ra khi xe sang đường (nhất là ở các đường trục nhiều làn xe, có nhiều xe tải nặng lưu thông với vận tốc cao), với sự bất tiện về quay đầu trên đường nhỏ, kụ ạ.

Các kụ đi nước ngoài đều thấy vận tốc lưu thông của bên họ rất cao. Ví dụ, ở Sing, ở Mã lai, vận tốc trung bình phương tiện lưu thông trong thành phố đạt đến 80 km/h. Đi qua ngã tư đèn xanh xe không phải giảm tốc.
Vì sao họ đạt được như vậy?
Lý do cơ bản là họ đảm bảo nguyên tắc "xe đang lưu thông bình thường trong làn xe được đảm bảo, được bảo vệ, được ưu tiên để đi tiếp một cách an toàn. Bất kỳ người hay phương tiện nào can thiệp vào xe đang lưu thông bình thường trong làn, bắt xe đó phải phanh lại, đều bị coi là vi phạm".


2- Hơn nữa, những bất tiện về quay đầu chủ yếu xảy ra trên đường đôi mà mỗi chiều xe chỉ có 1 làn. Do đó, luật có thể nghiên cứu và quy định như phương án kụ đề nghị.
Nghĩa là, với đường đô thị nhỏ có 1 làn xe cho mỗi chiều thì thực hiện "Quan sát cẩn thận - Nhường đường cho các phương tiện đang lưu thông -> khi thấy tuyệt đối an toàn thì mới sang đường (vạch đứt)".
1- Luật trên cả thế giới này đều tuân thủ nguyên tắc "rẽ về bên nào thì phải chuyển sang làn phía bên đó" để khi rẽ không cắt ngang dòng xe đi thẳng từ phía sau tới, kụ ạ.

2- Về lâu về dài, nếu thấy diện tích nơi quay đầu hẹp, không đủ cho xe sát giải phân cách quay đầu thì phải mở rộng giao cắt. Trong những trường hợp đặc biệt (xe conteno thân dài) có thể cho phép quay đầu từ làn thứ 2 kể từ giải phân cách. Còn xe con thì tuyệt đối bắt phải quay đầu từ làn xe sát giải phân cách.

3- Khi thấy dòng xe đi thẳng đang lưu thông, bắt buộc xe quay đầu phải chờ. Luật cần cấm xe quay đầu chặn xe đang đi thẳng, cướp đường của người ta để mình quay đầu.

4- Quan sát cẩn thận không bao giờ là đủ. Khi xe đang đi chéo để chuyển hướng, nhìn qua gương chiếu hậu không thể thấy một chiếc xe khác trên đường chính ở cách mình 100m đang lao đến với vận tốc 80 km/h.
Với tốc độ 80 km/h, khoảng cách 100m chỉ mất có 2 giây là tới. Xe đang quay đầu không thể xử lý kịp. Xe đang đi thẳng cũng không thể xử lý kịp.


Hình minh hoạ:

Vâng, cảm ơn cụ đã có những giải thích rất cặn kẽ.

Em không có ý kiến gì về việc quay đầu xe trên đường có nhiều làn xe, có dải phân cách rộng, em hoàn toàn nhất trí việc rẽ bên nào phải chuyển làn sát về bên đó, và chỉ quay đầu tại nơi cho phép, có cắm biển đàng hoàng. Việc quay đầu U cũng ko có vấn đề gì lớn, vì phía đường bên kia cũng rất rộng.
Việc quan sát luôn là điều kiện cần nhất, thậm chí quay đầu lại nhìn. Không quan sát thì chỉ cần chuyển làn đã có thể tai nạn, chứ chưa nói rẽ hoặc U-turn.

Em chỉ ý kiến về quy định quay đầu trong khu dân cư thôi. Đường vừa nhỏ, vừa đông, 1 đỏ không thể quay ngay được, muốn quay thuận tiện phải tìm chỗ có vỉa hè hoặc cổng các cơ quan, mở rộng vòng cua, quan sát nhường đường cho xe đi hết, cố gắng quay 01 đỏ được luôn.

Nếu làm đúng theo luật: phải đến đúng giao lộ (hoặc chỗ cho phép), đi sát tim đường về bên trái, rồi quay đầu => Cái này cực khó thực hiện với điều kiện đường VN - ở các giao lộ ko có vòng xuyến. Và chắc chắn sẽ bị chửi hoặc bị bấm còi giục, vì cứ lùi - tiến - lùi - tiến tại giao lộ làm ách tắc giao thông. Điều này là chắc chắn, vì cứ hở ra cái là 2b phi vào, phải đợi 2b đi hết mới lùi - tiến tiếp được.

Ý em muốn nhắn gửi:
Nếu có cụ xxx đang nằm vùng, các cụ làm ơn bảo nhau đừng bắt lỗi "quay đầu không đúng quy định trong khu dân cư".
Nếu ko gây tai nạn hoặc tắc đường -> lỗi này có BB là 350k.
Thực tế, trước giờ hầu như chưa ai bị bắt và phạt vì lỗi này, do các xxx không thể lập chốt bao quát cả tuyến đường mà bắt được.

Nhưng biết đâu, gần đây, có nhiều bài về lỗi này, lại có người bị phạt vì lỗi này.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Vâng, cảm ơn cụ đã có những giải thích rất cặn kẽ.

Em không có ý kiến gì về việc quay đầu xe trên đường có nhiều làn xe, có dải phân cách rộng, em hoàn toàn nhất trí việc rẽ bên nào phải chuyển làn sát về bên đó, và chỉ quay đầu tại nơi cho phép, có cắm biển đàng hoàng. Việc quay đầu U cũng ko có vấn đề gì lớn, vì phía đường bên kia cũng rất rộng.
Việc quan sát luôn là điều kiện cần nhất, thậm chí quay đầu lại nhìn. Không quan sát thì chỉ cần chuyển làn đã có thể tai nạn, chứ chưa nói rẽ hoặc U-turn.

Em chỉ ý kiến về quy định quay đầu trong khu dân cư thôi. Đường vừa nhỏ, vừa đông, 1 đỏ không thể quay ngay được, muốn quay thuận tiện phải tìm chỗ có vỉa hè hoặc cổng các cơ quan, mở rộng vòng cua, quan sát nhường đường cho xe đi hết, cố gắng quay 01 đỏ được luôn.

Nếu làm đúng theo luật: phải đến đúng giao lộ (hoặc chỗ cho phép), đi sát tim đường về bên trái, rồi quay đầu => Cái này cực khó thực hiện với điều kiện đường VN - ở các giao lộ ko có vòng xuyến. Và chắc chắn sẽ bị chửi hoặc bị bấm còi giục, vì cứ lùi - tiến - lùi - tiến tại giao lộ làm ách tắc giao thông. Điều này là chắc chắn, vì cứ hở ra cái là 2b phi vào, phải đợi 2b đi hết mới lùi - tiến tiếp được.

Ý em muốn nhắn gửi:
Nếu có cụ xxx đang nằm vùng, các cụ làm ơn bảo nhau đừng bắt lỗi "quay đầu không đúng quy định trong khu dân cư".
Nếu ko gây tai nạn hoặc tắc đường -> lỗi này có BB là 350k.
Thực tế, trước giờ hầu như chưa ai bị bắt và phạt vì lỗi này, do các xxx không thể lập chốt bao quát cả tuyến đường mà bắt được.

Nhưng biết đâu, gần đây, có nhiều bài về lỗi này, lại có người bị phạt vì lỗi này.
Thực ra trong phố tại đường 2 chiều đi chung ta có thể thực hiện hành vi chuyển hướng xe + lùi xe để đổi chiều di chuyển
- Hoàn toàn hợp lệ vì đây không phải là hành vi bị cấm :D


 
Chỉnh sửa cuối:

pbvhp

Xe buýt
Biển số
OF-301673
Ngày cấp bằng
14/12/13
Số km
995
Động cơ
315,979 Mã lực
Thực ra trong phố tại đường 2 chiều đi chung ta có thể thực hiện hành vi chuyển hướng xe + lùi xe để đổi chiều di chuyển
- Hoàn toàn hợp lệ vì đây không phải là hành vi quay đầu xe bị cấm :D


Hợp lý đấy cụ :)
 

thiadaivuong

Xe tải
Biển số
OF-395509
Ngày cấp bằng
6/12/15
Số km
201
Động cơ
235,949 Mã lực
Nhà cháu thấy

1- Cách đi của các xe trong Hình A và Hình B là không hợp luật.

2- Các xe trong 2 hình này có di chuyển từ vị trí sát lề đường trên làn xe xuôi chiều cắt ngang vạch tim đường rồi đi sang làn xe bên hướng ngược lại. Ít nhất đó cũng là hành vi "chuyển làn".

3- Khi chuyển làn, các xe trong 2 hình này đã có hành vi không đảm bảo an toàn (trong Hình A thì xe cắt ngang cả 2 luồng xe trên đường chính, trong Hình B thì cắt chéo làn xe ngược chiều), gây tình huống giao thông nguy hiểm, vi phạm Khoản 1 Điều 13 Luật Gtđb2008 về "Sử dụng làn đường".

4- Nếu xe từ trong lề đi ra, chuyển làn như vậy mà không nhường đường cho xe đang đi thẳng trên đường chính, bắt các xe kia phải phanh lại để cho xe mình cắt ngang qua, thì có thể mắc lỗi về nhường đường nữa.


Thưa cụ, quan điểm của nhà cháu thì ngược lại ạ, theo khoản 2, Điều 15. Chuyển hướng xe của Luật GTĐB thì di chuyển như hình A hoặc B đều không vi phạm luật. Điều khoản quy đinh như sau "
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. "
Cháu suy thế này: Cháu di chuyển như hình A hoặc B, thì hành vi của cháu là chuyển hướng (chứ không phải chuyển làn), cháu có bật tín hiệu, làn nét đứt, và quan sát thấy không gây trở ngại, và nhường cho xe đi ngược chiều, thì cháu chuyển hướng đúng quy định theo khoản 2 điều 15.
Hơn nữa, đường này không cấm rẽ, và không có vạch kẻ đường buộc đi thẳng, do đó, cháu được quyển rẽ trái (quay đầu) để vào cơ quan.
Lưu ý rằng, theo khoản 2, Điều 15 này, khi đọc kĩ cụ sẽ thấy rằng ý đồ thật sự của mục này là để quy đinh rẽ trái/quay đầu trên đường 2 chiều hoặc đường đôi nhé, vì nhấn mạnh rằng phải nhường đường cho xe đi ngược chiều. Dĩ nhiên đường đôi thì có dải phân cách nên ko thể chuyển hướng.

Ở đây, mục đích cho quan điểm của cháu là luật hiện tại không vin vào điều khoản nào để nói hành vi này sai, trừ khi xảy ra tai nạn. Giả sử XXX me để bắt trong trường hợp này và đường vắng cháu tranh thu rẽ vào cơ quan như hình A hoặc B.
Còn trong thực tế, tuy vào mật độ lưu thông và tính an toàn, cháu đồng ý cách đi như cụ đã trình bày.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Xin mời các kụ mợ xem hình gif này nhé.

Hình Gif của cụ không phải là tình huống đang tranh luận ạ !
Xe con đạp nhầm ga nên đã lao vọt sang đường và đấu đầu với xe chiều ngược lại !
 
Chỉnh sửa cuối:

bii1008

Xe hơi
Biển số
OF-85836
Ngày cấp bằng
19/2/11
Số km
178
Động cơ
409,737 Mã lực
Nơi ở
Cays-Cake
Tình huống như này đang gây ùn tắc tại 1 số nơi như trước cửa viện K3 chẳng hạn, e thấy cũng khó xử lý.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hình A là cách đi trong phần mô tả vạch đường tim (vạch số 1) của quy chuẩn 41/2012
Hình B là cách đi trong phần mô tả vạch 1.1 của quy chuẩn 41/2016
:D




Xin cảm ơn kụ nhiều.

1- Nhà cháu không cùng quan điểm với kụ về thế nào là rẽ (rẽ trái, rẽ phải).
Theo nhà cháu, cắt qua vạch tim đường để không đi tiếp vào một nhánh đường khác thì không phải là rẽ.
Đó chỉ là hành vi cắt ngang đường để cặp vào lề đường, để sau đó dừng xe.

Dừng xe lại ngay sát lề, hoặc dừng lại trong nhà, hoặc trong cây xăng, thì cũng là tấp lề để dừng xe, không phải là rẽ.

Theo quy định trong luật của nhiều nước, hành vi rẽ chỉ xảy ra ở nơi giao cắt.
Trong Luật Gtđb hiện hành của Vn, khi mô tả các thao tác lái xe cần thực hiện khi chuyển hướng (rẽ) thì luật hiện hành cũng mô tả hành vi rẽ đó trong bối cảnh một giao cắt
(có phần đường dành riêng cho cho người đi bộ đi xe đạp qua đường...)

Để nhà cháu tìm hiểu thêm xem các nước khác họ quy định thế nào là rẽ, rồi trao đổi thêm cùng kụ.

2- Về sự thay đổi trong QC41/2016 đối với vạch tim đường.
Nhà cháu nhận thấy, trong QC41/2012 quy định "vạch tim đường đứt ... xe được phép chạy đè lên vạch để rẽ về bên trái".
Nhưng trong QC41/2016, trong nội dung vạch 1.1 đã bỏ câu "được phép chạy đè lên vạch để rẽ về bên trái".

Nhà cháu đang cố hiểu xem tại sao trong QC41/2016 lại không ghi đi câu "được phép chạy đè lên vạch để rẽ về bên trái" nữa.

3- Hình B là phương tiện đi ngược chiều xe lưu thông, chứ không phải cách đi theo mô tả trong vạch 1.1 của QC41/2016.

Vạch 1.1 của QC41/2016 cho phép 2 hành vi nối tiếp nhau theo trình tự 1- xe từ làn xuôi chiều được cắt qua vạch 1.1 và 2- sử dụng làn ngược chiều.
Trong quá trình sử dụng làn ngược chiều, nếu gặp xe ngược chiều đi đến, thì xe xuôi chiều phải đi sang bên phải của xe ngược chiều kia (tuân thủ khoản 1 Điều 9 Luật Gtđb 2008), chứ không được phép đi sang bên trái xe ngược chiều đó..

Vạch 1.1 này không quy định 1- xe từ lề đường bên trái đi ra, 2- sử dụng làn ngược chiều và 3- cắt qua vạch 1.1 để về làn xuôi chiều.

Trình tự xe đi trong hình B ngược lại hoàn toàn với trình tự lưu thông được quy định cho vạch 1.1, nên cách xe lưu thông trong Hình B là không hợp luật, kụ ạ.
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hình Gif của cụ không phải là tình huống đang tranh luận ạ !
Xe con đạp nhầm ga nên đã lao vọt sang đường và đấu đầu với xe chiều ngược lại !
Nhà cháu muốn thông qua hành vi cắt ngang đường của xe con để gợi ý các kụ mợ suy nghĩ thêm về sự nguy hiểm của hành vi chạy cắt ngang đường, kụ ạ.

Đối với lái xe bồn trong hình đó, hành vi cắt ngang đường của xe con đều rất khó lưởng, rất khó tránh. Cho dù xe con đạp nhầm chân ga vọt sang hay đi từ từ sang thì xe bồn cũng không thể đoán trước, không thể tránh nổi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Xin cảm ơn kụ nhiều.

1- Nhà cháu không cùng quan điểm với kụ về thế nào là rẽ (rẽ trái, rẽ phải).
Theo nhà cháu, cắt qua vạch tim đường để không đi tiếp vào một nhánh đường khác thì không phải là rẽ.
Đó chỉ là hành vi cắt ngang đường để cặp vào lề đường, để sau đó dừng xe.

Dừng xe lại ngay sát lề, hoặc dừng lại trong nhà, hoặc trong cây xăng, thì cũng là tấp lề để dừng xe, không phải là rẽ.

Theo quy định trong luật của nhiều nước, hành vi rẽ chỉ xảy ra ở nơi giao cắt.

Để nhà cháu tìm hiểu thêm xem các nước khác họ quy định thế nào là rẽ, rồi trao đổi thêm cùng kụ.

2- Về sự thay đổi trong QC41/2016 đối với vạch tim đường.
Nhà cháu nhận thấy, trong QC41/2012 quy định "vạch tim đường đứt ... xe được phép chạy đè lên vạch để rẽ về bên trái".
Nhưng trong QC41/2016, trong nội dung vạch 1.1 đã bỏ câu "được phép chạy đè lên vạch để rẽ về bên trái".

Nhà cháu đang cố hiểu xem tại sao trong QC41/2016 lại không ghi đi câu "được phép chạy đè lên vạch để rẽ về bên trái" nữa.

3- Hình B là phương tiện đi ngược chiều xe lưu thông, chứ không phải cách đi theo mô tả trong vạch 1.1 của QC41/2016.

Vạch 1.1 của QC41/2016 cho phép 2 hành vi nối tiếp nhau theo trình tự 1- xe từ làn xuôi chiều được cắt qua vạch 1.1 và 2- sử dụng làn ngược chiều.
Vạch 1.1 này không quy định 1- xe từ lề đường bên trái đi ra, 2- sử dụng làn ngược chiều và 3- cắt qua vạch 1.1 để về làn xuôi chiều.

Trình tự xe đi trong hình B ngược lại hoàn toàn với trình tự lưu thông được quy định cho vạch 1.1, nên cách xe lưu thông trong Hình B là không hợp luật, kụ ạ.
.
1. QC 41/2012 quy định xe được phép chạy đè lên vạch đường tim để vượt xe hoặc rẽ về bên trái"
2. QC mới nâng tầm từ được đè vạch để thực hiện 2 hành vi là vượt xe hoặc rẽ trái thành được đè vạch để sử dụng làn xe của chiều ngược lại. Như vậy là được thực hiện nhiều hơn 2 hành vi vượt xe và rẽ trái, có thể là dừng, đỗ quay đầu trên làn xe của chiều ngược lại !
3. Hành vi của hình 3 chính là sử dụng làn xe chiều ngược lại (đi ngược chiều) để đi vào lề đường từ phía làn xuôi chiều !

- Dừng xe sát lề theo chiều ngược với chiều di chuyển của làn xe là phạm luật
- Em không cho rằng quy định của QC 41/2012 để áp dụng cho nơi giao nhau vì nơi giao nhau không được vượt xe và không kẻ vạch đường tim.
- Như vậy hành vi rẽ trái này chính là cắt ngang qua làn xe chiều ngược lại (không phải tại nơi giao nhau) để vào nơi có lề đường rộng, bãi xe, trạm xăng, cổng nhà, cơ quan ...
- Em không cho rằng đi ngược chiều của làn xe chiều ngược lại sẽ an toàn hơn so với chỉ cắt ngang làn xe chiều ngược lại !
- Quy định được phép sử dụng làn ngược chiều rất chung chung của QC41/2016 em cho rằng người soạn thảo văn bản đã quá cẩu thả !

Nhà cháu muốn thông qua hành vi cắt ngang đường của xe con để gợi ý các kụ mợ suy nghĩ thêm về sự nguy hiểm của hành vi chạy cắt ngang đường, kụ ạ.

Đối với lái xe bồn trong hình đó, hành vi cắt ngang đường của xe con đều rất khó lưởng, rất khó tránh. Cho dù xe con đạp nhầm chân ga vọt sang hay đi từ từ sang thì xe bồn cũng không thể đoán trước, không thể tránh nổi.
Video của cụ không phản ánh hành vi chủ động cắt ngang làn xe và chuyển hướng đi xuôi chiều khi đã quan sát thấy đảm bảo an toàn !
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thực ra trong phố tại đường 2 chiều đi chung ta có thể thực hiện hành vi chuyển hướng xe + lùi xe để đổi chiều di chuyển
- Hoàn toàn hợp lệ vì đây không phải là hành vi bị cấm :D



Một số trường hợp lùi xe bị coi là phạm lỗi đấy, kụ à.

Và nhà cháu cũng cho rằng thao tác theo vạch màu đỏ + xanh trong hình không phải là chuyển hướng. Đó chỉ là thao tác xuất phát, từ lề đường bắt đầu di chuyển theo chiều thuận của làn xe mà thôi (trong miền Nam thường gọi là đề pa, trong CƯV gọi là "maneuvre")

 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Một số trường hợp lùi xe bị coi là phạm lỗi đấy, kụ à.

Và nhà cháu cũng cho rằng thao tác theo vạch màu đỏ + xanh trong hình không phải là chuyển hướng. Đó chỉ là thao tác xuất phát, từ lề đường bắt đầu di chuyển theo chiều thuận của làn xe mà thôi (trong miền Nam thường gọi là đề pa)

- Em có nói rõ với đường 2 chiều đi chung (không có biển cấm đi ngược chiều) nên lùi xe không hề phạm luật :D
- Bản thân điều khoản này của nghị định 46 cũng chưa đúng vì quy định Lùi xe của Luật GTDB chỉ cấm "Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc"
Luật không cấm lùi xe trên đường có biển cấm đi ngược chiều (không phải cao tốc) :D
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
- Em có nói rõ với đường 2 chiều đi chung (không có biển cấm đi ngược chiều) nên lùi xe không hề phạm luật :D
- Bản thân điều khoản này của nghị định 46 cũng chưa đúng vì quy định Lùi xe của Luật GTDB chỉ cấm "Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc"
Luật không cấm lùi xe trên đường có biển cấm đi ngược chiều (không phải cao tốc) :D
Nhà cháu nhận thấy kụ và nhà cháu đang nhìn vấn đề dưới 2 góc độ khác nhau.
Kụ nhìn vấn đề nghiêng nhiều về góc độ quy định của luật hiện hành.
Nhà cháu nhìn vấn đề nghiêng nhiều về góc độ luật nên được bổ sung như thế nào.

Chính vì vậy, việc trao đổi giữa chúng ta thú vị, giúp bật ra các chi tiết mới, hữu ích, kụ à.

1- Tại còm phía trên, kụ có nhận xét rằng các nhà soạn văn bản QC41 đã quá cẩu thả, rằng hiện đang có sự vênh nhau giữa Luật Gtđb hiện hành và NĐ46 về Lùi xe.
Nhà cháu đồng ý với kụ.

Nhà cháu nghĩ rằng Luật Gtđb của mình nên được sửa đổi, bổ sung, nhằm tạo ra các quy tắc lưu thông an toàn hơn, gần với thế giới hơn, đúng với quy định của CƯV hơn.


2- Nói riêng về thao tác Lùi xe, Luật của mình cần bổ sung thêm nhiều điều nữa, kụ à.
Lấy ví dụ, Luật của Anh quốc quy định về "Lùi xe" như sau:

Lùi xe

Điều 200- Cần chọn vị trí thích hợp để thực hiện Lùi xe. Nếu bạn cần phải quay đầu xe, hãy chờ đến khi tìm được vị trí an toàn. Cố gắng không lùi xe hoặc quay đầu tại đoạn đường có nhiều xe lưu thông; hãy tìm đoạn đường vắng song hành hoặc lái xe theo đường vòng quanh các nhánh phố kế bên.

Điều 201- Không lùi xe từ đường nhánh vào đường chính. Khi sử dụng lối ra vào khu liền kề, nếu có thể, hãy lùi xe vào lối ra vào đó và tiến xe ra đường chính.

Điều 202- gồm 7 gạch đầu dòng, chỉ dẫn cụ thể.

Điều 203- Không lùi xe quá mức cần thiết (lùi non)

---------------

Minh hoạ: Trích Luật Anh quốc

 
Chỉnh sửa cuối:

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
Nhà cháu nhận thấy kụ và nhà cháu đang nhìn vấn đề dưới 2 góc độ khác nhau.
Kụ nhìn vấn đề nghiêng nhiều về góc độ quy định của luật hiện hành.
Nhà cháu nhìn vấn đề nghiêng nhiều về góc độ luật nên được bổ sung như thế nào.

Chính vì vậy, việc trao đổi giữa chúng ta thú vị, giúp bật ra các chi tiết mới, hữu ích, kụ à.

1- Tại còm phía trên, kụ có nhận xét rằng các nhà soạn văn bản QC41 đã quá cẩu thả, rằng hiện đang có sự vênh nhau giữa Luật Gtđb hiện hành và NĐ46 về Lùi xe.
Nhà cháu đồng ý với kụ.

Nhà cháu nghĩ rằng Luật Gtđb của mình nên được sửa đổi, bổ sung, nhằm tạo ra các quy tắc lưu thông an toàn hơn, gần với thế giới hơn, đúng với quy định của CƯV hơn.


2- Nói riêng về thao tác Lùi xe, Luật của mình cần bổ sung thêm nhiều điều nữa, kụ à.
Lấy ví dụ, Luật của Anh quốc quy định về "Lùi xe" như sau:

Lùi xe

Điều 200- Cần chọn vị trí thích hợp để thực hiện Lùi xe. Nếu bạn cần phải quay đầu xe, hãy chờ đến khi tìm được vị trí an toàn. Cố gắng không lùi xe hoặc quay đầu tại đoạn đường có nhiều xe lưu thông; hãy tìm đoạn đường vắng song hành hoặc lái xe theo đường vòng quanh các nhánh phố kế bên.

Điều 201- Không lùi xe từ đường nhánh vào đường chính. Khi sử dụng lối ra vào khu liền kề, nếu có thể, hãy lùi xe vào lối ra vào đó và tiến xe ra đường chính.

Điều 202- gồm 7 gạch đầu dòng, chỉ dẫn cụ thể.

Điều 203- Không lùi xe quá mức cần thiết (lùi non)

---------------

Minh hoạ: Trích Luật Anh quốc

Cái cụ trích (The Highway Code) của UK không phải Luật mà chỉ là các thông tin, lời khuyên, hướng dẫn và các quy tắc khi tham gia giao thông. Làm sai các quy tắc này không phải là một hành vi phạm tội, nhưng các quy tắc này có thể được tòa dùng làm đê phán xử.
VN rất cần có tài liệu kiểu này
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top