[CCCĐ] Cape Town: Nói chuyện linh tinh cho đỡ tự kỷ.

nongdantrongmia

Xe tải
Biển số
OF-369479
Ngày cấp bằng
6/6/15
Số km
434
Động cơ
274,618 Mã lực
Nam phi, thời anh em da trắng làm đầy tớ có vẻ ngon hơn bây giờ.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
E máu xê dich lắm mà nghe quả cướp vặt e tụt mood quá ko muốn đến Nam Phi nữa luôn
Nhà em nghĩ nếu đi 1 tốp dăm ba cụ thì chắc không sao đâu. Chứ đi một mình thì nhà em không dám bảo đảm. Nhất lại dáng người nhỏ con, hiền hậu như dân mình.

Nam phi, thời anh em da trắng làm đầy tớ có vẻ ngon hơn bây giờ.
Cụ lại làm nhà em nhớ tới cái câu ngày xưa một số cụ vẫn hay nói: Cứ phải để cho tây nó cầm hèo quất vào đít thì mới ngoan.

cuộc đời là những chuyến đi, là những trải nghiệm
Thank cụ đã cổ vũ.
 

Ruby Rain

Xe hơi
Biển số
OF-825678
Ngày cấp bằng
31/1/23
Số km
101
Động cơ
4,256 Mã lực
Tuổi
34
Nam phi, thời anh em da trắng làm đầy tớ có vẻ ngon hơn bây giờ.
Công nhận vs bác là dù j thì để bọn da trắng nó làm đầy tớ thì vẫn hơn. E sống ở châu âu nên phải công nhận rằng ng da trắng tư duy nó khác biệt và văn minh hơn hẳn phần còn lại của thế giới
 

Ruby Rain

Xe hơi
Biển số
OF-825678
Ngày cấp bằng
31/1/23
Số km
101
Động cơ
4,256 Mã lực
Tuổi
34
Nhà em nghĩ nếu đi 1 tốp dăm ba cụ thì chắc không sao đâu. Chứ đi một mình thì nhà em không dám bảo đảm. Nhất lại dáng người nhỏ con, hiền hậu như dân mình.


Cụ lại làm nhà em nhớ tới cái câu ngày xưa một số cụ vẫn hay nói: Cứ phải để cho tây nó cầm hèo quất vào đít thì mới ngoan.
Đến mức ấy thì e bỏ hẳn ý định luôn bác ạ. Đi thế thì chả còn j là vui.

Thank cụ đã cổ vũ.
 

vancy83

Xe tải
Biển số
OF-167238
Ngày cấp bằng
17/11/12
Số km
464
Động cơ
313,090 Mã lực
Nói đến Nam Phi là phải nói đến ông cụ Nelson Mandela. Hình ảnh và tên gọi của cụ này thể hiện ở nhiều nơi. Tiểu sử ông cụ này chắc trên diễn đàn này nhiều cụ đều biết cả.
Đây là cụ ý em chụp ở ban công tòa nhà thị chính Cape Town lúc cụ ý vẫy chào người ủng hộ, trên tay cầm tờ giấy và cái kính chuẩn bị bài phát biểu lịch sử sau khi trúng cử tổng thống Nam Phi năm 1994.
Cũng tại đây vào năm 1990, chỉ vài giờ sau khi được phóng thích khỏi nhà tù. Trước hơn 10.000 người dân chào đón, Mandela đã viết vội bài phát biểu và mượn vợ mình cái kính. Ông bắt đầu bằng câu: "Hỡi các đồng chí và những người dân Nam Phi, tôi chào tất cả các bạn nhân danh hòa bình, dân chủ và tự do. Tôi đứng đây, trước các bạn không phải với tư cách là một nhà tiên tri, mà với tư cách là một người đầy tớ khiêm tốn của nhân dân, của các bạn."

Câu nghe cứ quen quen với mình các cụ nhở?

20df43cfae8c74d22d9d.jpg


Mụ vợ nhà em chả quan tâm gì đến chính trị nhưng từ lâu rồi cứ làu bàu chuyện ông cụ Nelson này tốt thế, nổi tiếng thế mà lại có tận 3 vợ. Nói chung theo quan điểm của mụ ý chuyện có 2-3 vợ là không thể chấp nhận được. Nhất là sau khi làm tổng thống là li dị luôn bà vợ thứ 2. Nhẽ được lên tổng thống rồi thì phải cho vợ được hưởng cái đỉnh vinh quang sau bao nhiêu năm nuôi chồng ở tù chứ lị, đàng này lại phũ phàng thế.

Em thì chả dám tranh luận với mụ ý về mối liên hệ giữa 3 vợ và tư cách đạo đức con người nó chả có gì liên quan mật thiết cả. Và với nhiều người chuyện làm vợ 1 ông tổng thống chưa hẵn đã là cái gì quan trọng. Nhà em mà tranh luận gay gắt quá mụ ý lại cho cái dép và nổi đóa lên "Chắc ông muốn lấy 3 vợ chứ gì?". Nên thôi, phận làm trai. Nhịn cho lành các cụ ợ.

Cứ theo quan điểm của mụ ý thì cái anh Putin cũng không ổn lắm các cụ nhờ?
Em cười không nhặt được mồm từ nãy đến giờ, văn tả cảnh của cụ phải nói là siêu hạng!
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Sơ sơ vài nét chắc các cụ hình dung con người Cape Town nó như thế nào rồi đúng không ạ.

Đấy, đi du lịch hay phượt phọt để tìm hiểu thiên nhiên, cảnh quan, con người. Con người ở đây nó hơi ngán như thế nên hôm nay rảnh, nhà em kể cho các cụ chuyện thiên nhiên.

Hôm nay nhà em đi thăm vườn thực vật

9e4d329694314e6f1720.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Cái vườn nhà em đến thăm có tên là "Kirstenbosch National Botanical Garden". Thôi em gọi tắt là Vườn Bách thảo Kirstenbosch cho nó ngắn gọn và quen tai các cụ nhé.
Khu vườn này nằm cách không xa trung tâm thành phố. Tầm 20 phút đi xe. Là 1 phần của chân và vách Núi Bàn.

Capture.JPG
 
Chỉnh sửa cuối:

tranquang83

Xe điện
Biển số
OF-201429
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
3,572
Động cơ
438,891 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện chuyến đi
Cách nay gần dăm năm, tôi cũng đến đây: Vườn Thực vật Quốc gia Kirstenbosch. Lúc đó mới U70, vậy mà tự kỷ vẫn thêm trầm trọng.
Một trong những cảnh hấp dẫn của Vườn (tôi chộp được)

NP449.JPG
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Cách nay gần dăm năm, tôi cũng đến đây: Vườn Thực vật Quốc gia Kirstenbosch. Lúc đó mới U70, vậy mà tự kỷ vẫn thêm trầm trọng.
Một trong những cảnh hấp dẫn của Vườn (tôi chộp được)

Ui, đây là cụ xịn rồi. Không rõ cụ đi mình hay đi với cụ bà mà vẫn tự kỷ thế ạ. Cháu đi một mình chả mấy khi được nói tiếng Việt nên cảm thấy tự kỷ nặng, phải buôn trên này cho nó đỡ.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Không phải là không có chuyên gì để kể nên em buôn chuyên linh tinh cây cỏ đâu các cụ ợ.

Mà số là nhà em cũng khá mê cây cỏ. Em thích rừng núi, vườn tược, cánh đồng hơn là thích biển. Dù là mụ vợ em dân hải đảo xa xôi luôn nhưng khi nói đến đi du lịch là em có thiên hướng lên rừng. Trong khi mụ vợ và 2 F1 thích biển và hải sản hơn. Đây là một sự mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ gia đình nhà em. :D :D :D

Nhà em đang có kế hoạch nâng cấp từ con Honda Click 15 năm tuổi đồ thải ra của mụ vợ để lên quả Rebel 330 hoặc 500 để thực hiện những ấp ủ bấy lâu: Đi, đi và đi cho kịp thanh xuân.

Thông tin về cái Vườn bách thảo Kristenbosch các cụ có thể ngâm cứu ở đây: Kirstenbosch - SANBI
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Đây là cái Vườn bách thảo được xếp loại lớn nhất thế giới. Nhà em sơ qua vài nét về lịch sử cái Vườn bách thảo này nếu các cụ ngại ngâm kíu.

Từ trước những năm 1700 thì vùng đất này đã là nơi cư trú, chăn thả gia súc của các bộ lạc người bản địa.

Giữa thế kỷ 17 (cụ thể là năm 1752), có cái ông đại diện Công ty Đông Ấn Hà Lan đến đây để thị sát lập 1 cái điểm cung cấp các dịch vụ hậu cần cho thương thuyền của Công ty trên tuyến đường đi lại giữa Âu và Á (Ấn Độ, Tích Lan, Nam Dương....).

16bb44de40769a28c367.jpg


Ngày đó chưa có kênh đào Suez ở Ai Cập các cụ biết rồi. Nên tàu buôn Âu-Á đều phải đi vòng qua châu Phi. Và Cape Town lại là điểm cuối cùng của châu Phi nên nó có tầm quan trọng ghê gớm.

1677661274417.png

R.jpeg


Và thế là 1 khu hậu cần cho tàu biển của người Hà Lan gần bờ biến Cape Town ra đời. Kèm theo đó là khu định cư của người Hà Lan tại đây. Các cụ thấy đấy, đây có lẽ là cách dễ hình dung nhất về cái gọi là Lô - dít -sờ - tíc mà ngày nay các nhà hoạch định chính sách vưỡn đang chém trên Ti vi các cụ nhỉ? Phải nói là mấy anh tây lông trắng này nó là trùm trong các ngành kinh tế xã hội.
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Đã là điểm hậu cần là cung cấp lương thực, thực phẩm, nước ngọt, củi lửa cho các thương thuyền. Thế là trang trại của Công ty Đông Ấn Hà Lan ra đời.

Các trang trại này mở rộng dần đến chân Núi Bàn.

Thế là xảy ra xung đột với người bản địa do trang trại lấn vào đất chăn thả gia súc của họ.
1677662639688.png


Mà oánh nhau thời kỳ này thì anh Đông Ấn luôn thắng do ảnh có súng to, súng nhỏ, chiến thuật bài bản. Mấy anh bản xứ chỉ có khiên da, giáo gỗ làm sao mà ăn được.

Thế nên các anh Tây lông trắng chiếm hết những mảnh đất màu mỡ, rừng cây to là khu Lô-dít-sờ-tích của mình để cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ sửa tàu thuyền, củi đốt...
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Đến cuối TK 18, đầu TK 19, sau mấy cuộc oánh nhau, Anh hất cẳng Đông Ấn Hà Lan, chiếm quyền thực dân Cape Town.

Vùng đất của Công ty Đông Ấn Hà Lan được chia đôi, một nửa cấp cho ngài Thư ký Bộ thuộc địa, một nửa được chia cho ngài Phó thư ký Bộ thuộc địa của Anh quốc có tên là Colonel Christopher Bird (Nhà em tạm gọi từ đây là Ngài Đại tá Chim).

Mảnh đất của ngài Ngài Đại tá Chim thuộc địa sau nhiều lần mua đi, bán lại, bỏ hoang nhiều năm và cuối cùng được hiến tặng cho Chính phủ.

Đầu TK 20, có một nhà thực vật học Anh đến Cape Town, ông có ý định thành lập 1 khu vườn thực vật với mục đích bảo tồn, nghiên cứu, tham quan, giáo dục, kết hợp với dự án thành lập Đại học Cape Town đang được xây dựng ý tưởng thành lập.

Thế là sau một thời gian ngó nghiêng, ổng kết luôn mảnh đất cũ của Ngài Đại tá Chim này vì có cây cối xum xuê, suối nước, ao hồ và đề nghị với Chính phủ cấp cho Hiệp hội thực vật. Chính phủ gật đầu luôn và thế là Vườn Bách thảo Kirstenbosch ra đời.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Chuyện có cái vườn bách thảo, vườn thực vật thì chả có gì đáng nói các cụ nhờ

Nhưng cái em ấn tượng ở đây là cái Vườn Kristenbosch này họ mần ăn rất hay mà khiến cho khách đến thăm viếng có cảm giác nó có sức sống mạnh mẽ, chứ không đìu hiu, héo hon sống dở, chết dở như một số nơi.

Trong khu vườn ngoài vườn cây, nhà kính thì có đủ trung tâm hội nghị, nhà hàng, triển lãm, sân khấu, khách sạn, resort.

Anh man hinh.JPG
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Đầu tiên khi em đến, em thấy nó quy củ quá nên cứ tưởng nó thuộc sở hữu tư nhân. Sau tìm hiểu ra mới biết nó là thuộc Chính phủ quản lý. Khu vườn được kiểm soát bởi một Hội đồng gồm 5 Ủy viên: ba người do Chính phủ chỉ định, một người do Thành phố Cape Town và một người do Hiệp hội Thực vật chỉ định.

Đúng kiểu cha chung luôn, nhưng cha chung vẫn sống khỏe chứ chưa rơi vào tình trạng cha chung không ai khóc.

Vé vào cửa đây ah. Qui đổi tầm 25$.
98a667c485705f2e0661.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Bước vào cổng là một cái bàn giới thiệu những loại hoa trong tuần hiện đang nở
4b8a8ee16c55b60bef44.jpg


97c458afba1b6045390a.jpg


Cái tượng đá giữa sân kia em đọc loáng thoáng thấy bẩu là cái hạt gì đó hóa thạch, không rõ hàng thật hay hàng fa-ke vì thấy rất hoàn hảo.
ccd8439ea12a7b74223b.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Đường rợp mát bóng cây cổ thụ. Ít ai nghĩ đây là ở châu Phi.

6b5d953f778badd5f49a.jpg


Lại nói chuyện rừng cây ở châu Phi.

Em và một thằng bạn, nó có tí dính dáng đến làm đồ mộc cứ cãi nhau về chuyện gỗ Nam Phi. Cụ nào mua đồ gỗ rồi thì chắc đã nghe đến những danh từ kiểu Lim Nam Phi, Hương Nam Phi, Gụ Nam Phi.......

Trước khi đi Nam Phi thì nhà em cũng đã có dịp đi một số nước châu Phi và đọc kha khá nhiều về châu lục này. Nhà em khẳng định là Nam Phi hầu như không có rừng rậm có thể khai thác gỗ, tuyệt đại đa số là cây bụi và đồng cỏ xa van. Mà nếu giả sử Nam Phi có tí rừng rậm nào chắc chắn họ cũng sẽ họ sẽ giữ khư khư như bảo bối chứ không đốn hạ bán búa xua sang ta, tàu như các cụ thấy.

Nên em bẩu thằng bạn em, chúng mài cứ nổ Nam Phi cho nó sang mồm, hù người mua chứ gỗ chúng mày bán tau biết thừa nhập từ Congo hoặc Angola.

Mà các bố mài cứ nổ là gỗ lim chứ nó là loại gỗ gì ấy chứ cây họ Lim nó đâu có phân bố ở châu Phi.

Các cụ có nhận ra cái hoa màu đỏ quen quen không
5659aa3b488f92d1cb9e.jpg


Nó đây. Ở nhà em gọi là Hồng Tú Cầu. Ở đây chắc nó là cây lạ và quý chứ ở bồn hoa nhà em nhổ không hết. Chỉ cần sót lại 1 mẩu củ là năm sau nó lại tòi hoa lên.
e4442626c4921ecc4783.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Chuối tây đây, à mà chính xác là chuối Phi đây.
Chuối này nó khác chuối của ta. Cây có thể sống hàng chục năm chứ không chết sau khi ra buồng. Hoa quả của cây này ra ở nách bẹ chuối và chắc chắn là quả nó không ăn được, còn có ngâm rượu được không nhà em không rõ.

a3d36eb88c0c56520f1d.jpg


Có cái tàu lá thì to to là, Chỉ cần 1 lá có thể vừa một đôi ôm nằm nhau.
Em đang nghĩ đến cảnh đi cùng người yêu vào rừng chắc chỉ cần chặt 1 cái lá là 2 đứa đủ nằm nghỉ chân.

059ae3e786505c0e0541.jpg


6ed4f31ff0e420ba79f5.jpg


Nhà em nổ với thằng đồng nghiệp. Bên tao người ta chọn hoa Sen là Quốc hoa nhưng ấy là của mấy ông hàn lâm, sách vở chọn. Chứ đại đa số người dân người ta coi cây chuối là Quốc thảo, Quốc hoa.

Vì từ đất lên ngọn cây chuối phần nào cũng có công dụng găn liền với cuộc sống người Việt tao cả. Tính thử xem nhé:

- Củ chuối cho lợn ăn, ngày xưa đói kèm thì củ chuối là thứ đã cứu bao nhiêu người khỏi chết đói. Ấy thế mà chê nhau đầu óc hơi hơi ngu ngu người ta gán cho cái câu đầu óc củ chuối. Ngang ngang dở dở người ta cũng gọi là củ chuối.
Mà các cụ đã ăn củ chuối non hầm xương heo hay xương chóa chưa? Ngon thôi rồi.
- Cây chuối già thì cho lợn ăn, làm bè tập bơi. Có cụ nào phải thái cây chuối cho lợn ăn chưa? Nhà em thái chuối vết chai tay vưỡn còn đây.
Thân chuối non làm rau sống hay nhúng lẩu các cụ biết rồi.
- Lá chuối khô, chuối tươi thì quá nhiều công dụng trong việc gói đồ, gói các loại bánh.
Nói đến đây nhà em lại thèm bánh giò, bánh chưng rán quá. Vừa hết tết thì đi luôn nên chưa được ăn miếng bánh chưng gián nào.
- Bi chuối, quả chuối thì khỏi nói rồi. Nhà em nhớ tầm hơn 10 năm trước có nói chuyện với 2 em đồng nghiệp, 1 là người Anh và 1 là người Úc. Các em bảo rằng chúng nó biết từ "Bắp chuối". Em thấy hơi lạ, chả nhẽ từ này lại được quốc tế hóa đến thế sao?

Chuối còn đi vào thơ ca, văn học cơ mà. Cụ nào học cấp 3 chắc chả phải qua những đoạn học về vụ Chí Phèo, Thị Nở ở vườn chuối.
Đến như cụ Nguyễn Trãi còn tức cảnh vịnh cây chuối cơ mà:
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu? Gượng mở xem

Với ngần ý lý do thì các cụ có đồng ý với nhà em là nên công nhận 1 cách chính thức cây chuối là Quốc cây không?
Ấy là nhà em còn chưa kể trên này chắc có rất nhiều cụ còn có nhiều kỷ niệm với bụi chuối đó nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top