Thấy Phê-tê-bok chém là ý kiến của một bác sỹ Canada nhiều kinh nghiệm. Nhưng đọc thấy cũng có ý hay nên lôi về, may ra hợp nhãn cụ mợ nào đó.
Corona virus và phòng dịch.
Đến sáng hôm nay thì Trung Quốc đã rò rỉ thông tin virus Corona có thể lây qua đường không khí. Điều này hoàn toàn không có gì là lạ đối với một virus lây bệnh qua đường hô hấp như sởi, quai bị... Thậm chí cả SARS hay MERS cũng đều có cơ chế lây bệnh qua đường không khí. nCOV-2019 lại giống hoàn toàn với SARS thì không thể có một cơ chế lây truyền quá khác biệt. Tuy nhiên do cách nhìn nhận và xử lý thông tin của y tế Trung Quốc rồi tiếp tay là các khuyến cáo của WHO làm cho người ta nhầm tưởng là virus không lây qua đường không khí để rồi thông tin hôm nay nCOV có thể lây qua đường không khí là một phát hiện mới.
Việc phát hiện không mới, tuy nhiên việc phòng tránh lại là chuyện mới cần bàn. Tại sao bệnh dịch ở Vũ Hán phát triển nhanh, nhiều người mắc và nhiều người tử vong, trong khi những nơi ở xa thì số người mắc giảm dần và số tử vong cũng giảm thậm chí là không có. Hãy phân tích cụ thể các quy luật của tự nhiên cũng như yếu tố con người làm tăng tỉ lệ tử vong trong ổ dịch tại Vũ Hán.
1. Độc lực của virus.
Đã từ lâu người ta phát hiện rằng trong một vụ dịch, những người mắc bệnh đầu tiên là những người nặng nhất, sau đó người mắc thứ 2, thứ ba sẽ nhẹ dần và những người ở cuối vụ dịch thì gần như không có triệu chứng hoặc triệu chứng chỉ thoáng qua. Các dịch cúm thể hiện rõ nhất. Điều này có lẽ cũng đúng đối với virus nCOV-2019 vì các bệnh nhân mắc bệnh từ tâm dịch Vũ hán nặng hơn các bệnh nhân lây nhiễm thứ phát tại các địa điểm khác và các nước khác.
2. Mật độ virus và ngữơng gây bệnh.
Các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus tuân theo một quy luật quan trọng của sinh học là chỉ khi vào trong cơ thể với một lượng lớn thì mới đủ khả năng gây bênh, tức là gây ra các triệu chứng cho bệnh nhân như ho, hắt hơi, sốt. Lượng vi rus xâm nhập càng nhiều thì bệnh càng nặng và có thể tử vong. Tương tự như vậy đối với nCOV-2019 cũng không khác, cho nên chỉ người nào mắc với một lượng virus xâm nhập nào đó thì mới có thể tử vong hoặc người mắc có kèm theo một bệnh khác thì khả năng tử vong cao hơn. Xem xét các đường lây nhiễm của virus gồm lây nhiễm qua chất tiết, phân, qua mồ hôi, qua đờm dãi là nguy cơ gây bệnh cao nhất vì các dịch tiết hay chất thải của người bệnh là nơi tập trung nồng đồ virus cũng như virus dưới dạng ngủ co nhất. Việc hít phải virus trong các dạng hạt nhỏ sẽ có nguy cơ thấp hơn vì lượng virus thấp hơn (nếu ở môi trường mới chỉ 1-2 người mắc. Tuy nhiên do Vũ Hán là thành phố đông dân cư, dịch lại xuất hiện ở chợ (nơi có mất độ người đông) cho nên giai đoạn đầu tích lũy bệnh có khá nhiều người mắc, mang virus nhưng ở dạng nhẹ nên không đủ gây thành dịch. Thậm chí rất nhiều người không có triệu chứng. Khi dịch xuất hiện có nghĩa là toàn bộ không khí trong khu chợ đã có một nồng độ virus khá lớn làm cho người ta hít phải một lượng virus đủ lớn để mắc bệnh và thậm chí là tử vong.
3. Phản ứng của chính quyền
Chính quyền Vũ Hán đã không đánh giá hết nguy cơ của dịch cho nên đã chậm chạp trong phản ứng cô lập và ngăn ngừa bệnh phát tán. Khi bệnh phát tán với số lượng lớn thì ngay lập tức ra lệnh phong tỏa thành phố và đưa hết bệnh nhân đến cách ly tại bệnh viện. Lúc này bệnh viện là nơi tập trung người mắc bệnh cho nên không khí trong bệnh viện có mật độ virus rất lớn, đủ để không những gây bệnh cho bất kỳ ai mà còn có khả năng gây tử vong. Còn nhớ dịch Sởi tại Việt Nam những năm trước có hiện tượng bệnh nhân mắc Sởi tử vong ở bệnh viện Nhi rất lớn mà nguyên nhân là do tập trung điều trị quá đông bệnh nhân tại bệnh viện. Sau khi có chỉ thị giảm tải, theo dõi và điều trị tại nhà đã giúp cho Viện Nhi Trung Ương tránh được rất nhiều trường hợp tử vong.
Như vậy việc tập trung quá đông bệnh nhân tại Trung Quốc trong bệnh viện là cơ hội lý tưởng cho việc lây lan bệnh cũng như tái mắc bệnh.
Khi có một vài bệnh nhân ở các thành phố đi đến các nơi khác, họ cũng tạo ra các hạt virus trong không khí nhưng mật độ không đủ để gây bệnh.
Mật độ virus quá dày trong không khí dẫn tới việc tái nhiễm ở bệnh nhân, do đó bệnh nhân được điều trị ở bệnh viện chắc chắn có nguy cơ tử vong cao hơn.
Do virus có lây qua đường không khí, cho nên tại các vùng nghi ngờ có dịch, đeo khẩu trang vẫn là biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả. Chỉ trừ khi tại vùng đó không có dịch hoặc chỉ có một 2 ca trong bệnh viện thì mật độ virus không đủ để gây ra bệnh.
Rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với bệnh nhân một cách trực tiếp giúp cho việc không vô tình đưa một lượng lớn virus đủ để gây bệnh vào trong cơ thể cùng một lúc.
4. Cô lập và cách ly bệnh nhân.
Việc cô lập và cách ly bệnh nhân cần hết sức thận trọng và không được cô lập quá nhiều bệnh nhân trong một diện tích nhỏ. Nên khoanh vùng ổ dịch thay vì cô lập và điều trị tại bệnh viện. Các nhân viên y tế có thể thăm khám bệnh nhân hàng ngày tại nhà. Chỉ những người cần chăm sóc đặc biệt mới nên đưa đến bệnh viện để hỗ trợ.
Phòng bệnh cần thoáng, mát để phát tán bớt các hạt virus trong không khí, đưa mật độ víu trong phòng bệnh thấp hơn nhiều so với ngưỡi gây bệnh.
Cơ quan Y tế cần tăng cường tuyên truyền để người dân không hoảng loạn khi có dịch xảy ra và mọi người cần tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan y tế. Tuy nhiên cơ quan Y tế cần có các chuyên gia thực sự để tư vấn và khuyến cáo người dân cách phòng, chống hiệu quả nhất.