Cóp nhặt từ trao đổi của các bác sỹ. Có hơi chuyên môn một chút, có đoạn em cũng chưa hiểu kỹ
nhưng nói chung là bổ ích. Xem ra thì xử sự của các Lờ đờ nhà ta là đúng cách, đúng sách. Nên bớt auto chửi. Sau đây là đoạn trích (những đoạn chữ đậm hoặc bôi màu là do em làm
).
Chiều tối hôm qua 28/2 , tôi có trao đổi với các Bs Nhiễm trùng và một Gs virus học ơ Labo virologie Bv Bichat Paris , Họ khẳng định thêm cho tôi vài điểm về dịch Covid 19 , xin chia xẻ :
- Virus ARN mới này chỉ có một nhánh nên dễ đột biến hơn các loại virus ADN 2 nhánh như Viêm gan B , nhưng đột biến ít hơn (1/10 0000000) gấp 100 lần so với các loại virus ARN khác ( HIV, cúm influenza đột biến 1/1000000) do enzymes polymerases của nó tự chỉnh sửa khi sao chép chuỗi ARN trước khi tái tổ hợp để tạo ra các virus con ơ tế bào biểu mô đường hô hấp. Có thể nói virus mới này cho đến nay chưa đột biến .
- Virus này không ơ lại lâu trong cơ thể người nên không trở thành mãn tính vì là loại virus ARN nên nó không cấy vật chất di truyền ( một đoạn ADN virus lên ADN tế bào gan người như Virus viêm gan B ),cũng không lẩn trốn trong các hạch thần kinh như Virus Zona-Herpes .
Vì vậy khi mắc ,đại đa số nhẹ khỏi không di chứng (trên 80%) , một số bị nặng ,thậm chí suy hô hấp, suy đa tạng (3%) cần điều trị Hồi sức , thậm chí bất lực (1% tử vong )
- Những người bệnh nặng hoặc tử vong hoặc gây lây mạnh ( có thể lây đến 15 người xung quanh trong khi trung bình R0 chỉ là 1,8 ) có tải lượng virus charge virale rất cao , điều kinh điển và dễ hiểu ( giống những bệnh nhân SIDA hay Viêm gan B C có tải lượng virus trên 1 triệu/ml máu là những người lây kinh khủng, trong khi tải lượng virus thấp không phát hiện được thì sẽ không lây).
- Vì là Virus mới nên lại hay gây viêm phổi nặng tử vong ơ lứa tuổi trung niên (40-65t), trong khi người già cũng tử vong cao do nặng lên của các bệnh mãn tính sẵn có thường gặp ơ lứa tuổi này ( tiểu đường, tim mạch, K,suy thận ,xơ gan,suy dinh dưỡng ....) .
-Tại sao một số người Trung niên khỏe mạnh lại bị bệnh nặng, thậm chí tử vong, có thể ơ những người đó có một số đột biến di truyền bẩm sinh gây nhạy cảm với bệnh hơn,nên còn đang nghiên cứu khía cạnh di truyền/ nhiễm trùng này ( Họ đã tìm ra 2 đột biến gen bẩm sinh gây tăng tử vong do Cúm, bài công bố được đăng trên tạp chí "Nature" 2017 và 2019 ? ,nhưng tôi chưa có thời gian tìm )
-Hiện nay các Bs đã tìm ra 470 bệnh giảm miễn dịch tiên phát (tế bào và dịch thể) do đột biến gen bẩm sinh, chưa kể giảm miễn dịch thứ phát (HIV....) , giảm miễn dịch ơ phụ nữ có thai từ tháng thứ 3( để dung nạp thai có 50% vật chất di truyền của bố cháu) .... Điều đó lý giải tại sao khi lây, không bao giờ có 100% người bị bệnh : nhiều ông bà ( nhất là các Bs, y tá) nuốt hít virus không phát bệnh ? Đúng là thiếu bình đẳng trước bệnh tật ,trong đó có nhiễm trùng.
Mỗi ngày, phòng xét nghiệm virus của Bv Bichat , hết cỡ hiện nay cũng chỉ làm được 75 tét chẩn đoán Covid 19 , từ giữa tuần sau sẽ có thêm 5 Bv nữa ( H.Mondor , Kremlin Bicetre ,Tenon ....) ơ Paris có kít để làm xét nghiệm này , khả năng của cả nước Pháp cố gắng là 1500 tét / ngày nên chắc chắn sẽ bỏ qua nhiều người bệnh nhẹ,sắp tới khi có Đại dịch với hàng chục nghìn người mắc thêm hàng ngày thì sẽ không thể chẩn đoán bằng PCR nữa mà phải dựa vào lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh như TQ ,
phải giữ người nhẹ ơ nhà, điều trị và theo dõi bởi Bs, y tá gia đình ( tuyến 3) ,tuyến 1, 2 ơ Bv chỉ dành cho các ca nặng .
-Vacxin sẽ ra đời không trước 1 năm nữa, các thử nghiệm điều trị bằng một số thuốc chống virus VIH riêng rẽ hoặc phối hợp với Chloroquine còn đang bắt đầu, biết kết quả không trước 2 - 3 tháng tới.
-Pháp đã qua giai đoạn 1 ( ngăn nguồn bệnh vào) , đã bước vào giai đoạn 2 của Dịch ( nhiều ổ dịch clusters trên toàn lãnh thổ ) , bây giờ chỉ còn làm tất cả để phát hiện và cách ly các người bệnh nhằm LÀM CHẬM TIẾN ĐỘ LÂY LAN CỦA DỊCH, chuẩn bị gấp cho giai đoạn 3 là ĐẠI DỊCH không kiểm soát được (khó tránh khỏi) . Mỗi hôm số bệnh nhân nhiễm gấp đôi ( hơn 100 ca ,9 ca nặng) , cuộc chạy đua Bán Marathon Paris với 40 nghìn người đến từ khắp TG đã bị hoãn ngày mai CN .
-Pháp đang mở kho dự trữ chiến lược, phân phối 15 triệu khẩu trang chuyên dụng N95 để bảo vệ các Bs Y tá , quân đội ,cảnh sát ,cứu hỏa, cứu thương, nhân viên nhà máy điện hạt nhân, cấp nước,....tránh đất nước bị tê liệt.
-Nhân viên y tế là những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất ( 3 nhân viên ơ Bv Tenon đã được xác định nhiễm, khoa hồi sức ơ Bv Creil đóng cửa) nên phải dùng khẩu trang chuyên dụng N95 ( lọc khí 95%) , nhưng nếu mang khẩu trang ngoại khoa ( lọc khí được 80%) cũng đỡ nguy cơ nhiều .
-Rửa tay bằng nước xà phòng trong 20 giây cũng tốt như dịch cồn.
-
Nhiều khả năng, Dịch sẽ giảm dần khi trời ấm lên vào dịp cuối Xuân đầu Hè ( hy vọng), sau đó sẽ hoành hành ơ Nam bán cầu ( khi đó bước vào mùa đông) r
ồi lại quay lại Bắc bán cầu vào cuối năm theo chu kỳ như dịch Cúm mùa ( 1 tỷ người mắc và nửa triệu chết mỗi năm) và thay đối đi truyền nhẹ ( glissement) hàng năm khoảng 10-15 năm lại Đột biến mạnh ( cassure).
VN ( trừ điều kỳ diệu) chắc chắn đã ơ giai đoạn 2 có dịch ,nhưng nếu không đủ kít làm tét PCR chẩn đoán thì vẫn sẽ không có ca bệnh, yên tâm lạc quan "bách chiến bách thắng" ? .
Mọi người nên tránh đám đông, không bắt tay rửa tay xà phòng thường xuyên nhất là khi về nhà, trước khi ăn, sau khi nắm vào tay nắm cửa, nếu không có đủ khẩu trang ngoại khoa thì đeo khẩu trang vải nhiều lớp giặt sạch phơi khô nhiều lần/ ngày để bảo vệ người xung quanh ( hạn chế bắn giọt nước bọt) và tự bảo vệ mình ( độ lọc khí có thể chỉ 50% ) cũng hơn không. Trẻ em nhỏ cấp cơ sở ( cấp 1,2) nên cho nghỉ học ơ nhà. Học sinh lớn trung học ( cấp 3) và SV có thể đi học nhưng phải đeo khẩu trang, vệ sinh tay đúng cách. Ngừng tất cả các tập họp đông người. Bảo vệ các nhân viên Y tế bằng cách cung cấp đủ dụng cụ bảo hộ ( khẩu trang N95, nước sát trùng tay có cồn để tiết kiệm thời gian) ,bắt đeo khẩu trang và cách ly bệnh nhân .