10. Cập nhật dòng CP Cao su thiên nhiên:
Hỗ trợ trung, dài hạn (Thiên thời):
-Hội đồng Cao su Quốc tế (ITRC), bao gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan - chiếm 70% sản lượng cao su thế giới - sẽ cắt giảm
xuất khẩu 615,000 tấn trong 6 tháng kể từ ngày 1/3/2016.
-Hiệu ứng Elnino kéo dài khiến sản lượng cao su giảm đáng kể đặc biệt là các nước Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Philppines
và Việt Nam. Sản lượng cao su TG năm 2015 giảm 1.7% so với 2014.
- Sản lượng cao su Ấn Độ niên vụ 2015/16 giảm thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ: giảm 12.7%, xuống còn 563,000 tấn,sản lượng
tiêu thụ giảm 3.3%, còn 987,540 tấn, do đó đẩy sản lượng nhập khẩu lên mức cao mới 454,505, tăng 2.7%.
Nhận xét:
- Lợi nhuận kế hoạch 2016 của các DN cao su đặt khá thấp, thấp hơn nhiều so với Lợi nhuận 2015. Tuy nhiên LN kế hoạch này là hợp lý nếu căn cứ vào giá cao su tháng 12/2015 và tháng 1/2016 ở mức 159 JPY/kg. - Giá cao su hiện tại đã phục hồi khá mạnh so với đáy xác lập 12/2015 và 1/2016, với mức tăng gần 30%. Giá bán hiện tại 34-36 triệu/tấn, cao hơn mức bình quân 2015 là 31 triệu/tấn. Nếu giá cao su từ giờ đến hết 2016 chỉ cần ổn định ở mức này thì LN 2016 đã vượt rất xa so với kế hoạch 2016 và cao hơn LN của 2015 (Lưu ý LN quý 1/2016 của các DN cao su chưa phản ánh sự tăng giá này, vì giá cao su chỉ thực sự tăng mạnh giai đoạn cuối tháng 3, đầu tháng 4).
- Tuy nhiên giá cao su giai đoạn 2016 - 2017, theo em sẽ không chỉ phục hồi mà còn tăng mạnh nữa do ảnh hưởng elnino toàn cầu dự kiến phải hết 2017 mới kết thúc và đỉnh điểm sẽ vào cuối 2016. Điểm rơi LN của CP cao su sẽ là năm 2017 (có thể sớm hơn vào quý 4/2016) và hoàn toàn có thể kỳ vọng CP cao su 2016-2017 như CP oto 2014-2015, đường 2015-2016. Tất nhiên mức độ tăng trưởng thị giá của CP cao su so với hiện tại chỉ kỳ vọng 2-3 lần chứ khó có thể tăng 10-20 lần như dòng CP oto và 5-10 lần như dòng CP đường vì dòng CP cao su có khối lượng lưu hành nhiều và mức độ giảm trong giai đoạn suy thoái cũng không nhiều như 2 dòng CP trên.
Một số CP cao su đáng chú ý:
- PHR, DPR, TRC: Xếp vào nhóm thứ 1, trong đó ưu tiên PHR vì đây là CP có chỉ số tốt nhất, tiềm năng tăng trưởng và tăng giá mạnh nhất. Mục tiêu nắm giữ tối thiểu 6 tháng-1 năm.
- HRC, TNC: Xếp vào nhóm thứ 2.
- HNG, VHG: Xếp vào nhóm thứ 3. Đây là 2 DN đầu tư nhiều mảng khác nữa ngoài cao su, tuy nhiên lại sở hữu nhiều diện tích rừng trồng cao su nhất so với các DN khác trên sàn. 2 DN này có đặc điểm chung là đều là các CP có yếu tố đầu cơ cao, CP trôi nổi và lưu hành nhiều và đều đang trong giai đoạn cuối cùng của quá trình suy thoái và tái cơ cấu. Tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều yếu tố đột biến về lợi nhuận nhất trong 1-2 năm tới (Nếu đúng như thế thì đây mới là nhóm CP có mức tăng giá mạnh nhất).
Ngoài ra các cụ mợ có thể chú ý thêm nhóm CP cao su sản xuất như: DRC, CSM, SRC là những CP có chỉ số cơ bản rất đẹp, cổ tức cao. Tuy nhiên nhóm này chỉ kỳ vọng tăng trưởng đều đặn, khó có đột biến nhiều về giá như nhóm cao su thiên nhiên do thị giá không bị giảm nhiều trong giai đoạn suy thoái.