Cập nhật 1 số CP tiềm năng để đầu tư giá trị.

Longlbm

Xe đạp
Biển số
OF-425406
Ngày cấp bằng
27/5/16
Số km
20
Động cơ
217,100 Mã lực
Tuổi
40
GIL đầu tư dài hạn rất ổn, 1 CP cũng thỏa mãn hầu hết các yếu tố của PP CANSLIM: chỉ số đẹp, cổ tức cao, tăng trưởng ổn định, cổ đông lớn chiếm đa số, SSI bên em cũng cầm khá nhiều CP này. Bản thân khách hàng bên SSI cũng cầm khá nhiều.
Với KQKD quý 2 dự kiến tương đương quý 1 thì EPS 2016 dự cũng > 10000, nên việc thị giá GIL đạt 3 con số em dự sẽ không lâu nữa đâu.
CLC, EPS 2015: 5200, EPS 2016 dự 6000-7000, thì mức giá hiện tại 53 cũng không hấp dẫn lắm khó có thể tăng mạnh, cổ tức/thị giá tầm 6% thì vẫn chưa bằng LS ngân hàng.
Nếu xét 2CP trên thì theo em GIL vượt trội hơn nhiều. Cụ nên cơ cấu bớt CLC sang GIL hoặc 1 CP khác.
Tks pak. Gil cứng quá ko dc nổi.
 

gadongtao

Xe tải
Biển số
OF-398797
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
268
Động cơ
234,670 Mã lực
Đánh dấu nghiên cứu từng mã 1: VEF, MSR, TNA, SSN, BDG, ICN, STV, TLT, Nhóm đường (KTS, SLS). Hình như Bác có nick mhvn bên F.

Em nhờ đất diễn đàn, xin 1 topic để cập nhật 1 số CP đầu tư giá trị, mà em cho rằng tốt và rất tốt theo quan điểm đầu tư của riêng em (Quan điểm của em ảnh hưởng lớn bởi triết lý đầu tư của nhà đầu tư huyền thoại warren buffett).

Nguyên tắc chọn cổ phiếu đầu tư của em phải thỏa mãn tối thiểu 1 trong 3 mục dưới đây:
1. Công ty có ngành nghề kinh doanh cốt lõi đang tăng trưởng tốt.
2. Công ty có giá trị tài sản lớn chưa khai thác hết tiềm năng.
3. Công ty kinh doanh ổn định, đang gặp thiên thời - địa lợi - nhân hoà có khả năng mang về lợi nhuận đột biến.

Và quan trọng nhất là dàn lãnh đạo tốt, hội tụ đủ tâm, tầm, tài thì càng tốt:
- Không lướt sóng cổ phiếu.
- Không chuyển lợi ích sang công ty sân sau.
- Công bố thông tin minh bạch.

Ngoài ra, theo quan điểm của em CP thực sự tốt phải là:
- CP mà Ban lãnh đạo, HĐQT, cổ đông lớn nắm đa số, lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của DN, của cổ đông.
- CP lưu hành ít, ít người bán, giá càng lên cao càng tiết cung. Người muốn bán thì luôn luôn đặt giá cao vì tiếc, bán chỉ vì cần tiền để làm việc khác. CP như vậy quý hơn cả usd, vàng hay kim cương. CP mà muốn mua bao nhiêu cũng có, giao dịch 1 phiên bằng cả 5-10% VĐL với em chỉ là giấy lộn, giấy chùi mà thôi.


Cụ nào có các CP thỏa mãn 1 trong những tiêu chí trên cũng có thể phân tích, chia sẻ để anh em cùng đầu tư. Em nói luôn đây là topic em chia sẻ với mong muốn mọi người cùng win win, cùng thành công trong TTCK vốn đầy cạm bẫy này. Em không khuyến nghị mua bán hay giá mua, giá bán (Cái này em chỉ khuyến nghị riêng với các cụ mợ trong team của mình). Em chỉ phân tích và chia sẻ thông tin trên nhãn quan của em, có thể đúng hoặc sai, có thể hợp lý hoặc chưa hợp lý, cũng mong các cụ góp ý để hoàn thiện hơn. Cụ nào mua bán dựa vào những phân tích của em thì tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình, hãy coi những phân tích của em chỉ để tham khảo, em vẫn khuyến khích các cụ tự bỏ công sức và thời gian đào sâu tìm hiểu doanh nghiệp có vậy mới có thể đồng hành cùng DN 1 thời gian dài được.

Thêm nữa, các CP em giới thiệu đa số thanh khoản thấp, chỉ thích hợp với các cụ đầu tư nhỏ lẻ, kiên nhẫn gom nhặt, biết chờ đợi và hướng đến đầu tư trung, dài hạn. Cụ nào đánh T+ hoặc tiền lớn thì nên vào các CP dạng Bluechips hoặc topic của cụ @Hunterelite sẽ phù hợp hơn, không nên mất thời gian ở đây. Cụ ấy là bậc thầy về cánh đánh theo dòng tiền, cụ nào có tố chất tốt, học được 3/4 chân truyền của cụ ấy thì có thể tung hoành ở TTCK VN này hiếm có địch thủ rồi.

Lúc đầu em cũng chỉ định giới thiệu trong nội bộ team của mình chứ không muốn public kẻo nhiều cụ nghĩ rằng em PR. Nhưng các cụ trong team của em số vốn cũng có hạn mà đa số cũng đều đầu tư trung và dài hạn vào những CP tốt nhất rồi, nên thỉnh thoảng tìm ra CP tốt gửi cho các cụ mà các cụ không mua và không có điều kiện mua cũng thấy đáng tiếc tâm huyết và công sức của mình bỏ ra. Sau đó nhìn những CP đó tăng vài chục % em lại càng thấy tiếc hơn. Chính vì thế em mới nghĩ sinh ra topic này, biết đâu gặp cụ nào đó hữu duyên nhờ topic này lại đưa ra được các quyết định đầu tư tốt, sinh lời vài lần thì mừng cho cụ ấy và mình cũng tích được chút phước đức.

Cụ nào bám sát TTCK trong 5 năm qua thì có thể thấy có rất nhiều CP sau giai đoạn khủng hoảng đã bị định giá cực kỳ rẻ mạt và khi kinh tế phục hồi trở lại, lại gặp yếu tố thiên thời hỗ trợ đã có nhiều CP tăng giá từ vài lần đến vài chục lần so với giá đáy của nó. Có thể kể ra những CP tiêu biểu: PTB, VCS, CTD, HTL, TMT, TCM, TTF, L14, DRH và nhiều CP khác nữa em không nhớ hết. Tất nhiên các CP này giờ đây vẫn tốt, vẫn còn tăng trưởng nữa nhưng để tăng đến cả chục lần như trước trong 1-2 năm tới là khó có thể xảy ra. Và mục tiêu của topic này là tìm ra những CP có thể tăng giá tương tự như thế trong tương lai (Tuy nhiên như em đã nói ở trên, đây đơn thuần là phân tích, dự báo của em thôi và hoàn toàn có thể đúng hoặc sai, nếu đúng có thể ăn bằng lần, còn nếu sai cũng ít có rủi ro vì đa số các CP này vẫn đang ở vùng đáy).

Với thâm niên đầu tư gần 10 năm trên TTCK, em đã chứng kiến quá nhiều sự lừa lọc trên các sàn này mà nhiều NĐT đã đặt tên cho TTCK VN là sòng bạc hợp pháp. Do ham mê lướt sóng và dùng margin cao em đã từng có giai đoạn gần mất hết toàn bộ vốn của mình. Tuy nhiên, tiên trách kỷ hậu trách nhân, nhìn lại có không ít NĐT đã nhân vốn từ vài chục triệu, vài trăm triệu lên vài tỷ đến cả chục tỷ chỉ trong 3 năm vừa qua nhờ mua được các CP PTB, HTL, TJC, L14...ở giá đáy mà mình lại chỉ có thua và lỗ. Chứng tỏ lý do nằm ở chính bản thân mình còn TTCK thì có quá nhiều cơ hội đầu tư tuyệt vời mà mình lại không nắm bắt được. Có lẽ chính TTCK đã cho em thấm thía nhất quy luật về nhân quả, khi mình chiến thắng và thu LN lớn ở 1CP và đổ vỏ cho người khác thì phải nhớ rằng sẽ có lúc mình sẽ bị người khác đổ vỏ và làm mình thua lỗ lớn hơn nhiều. Từ đó, em nhận thức rõ ràng rằng cách đánh T+, đánh theo đội lái, phím hàng không phù hợp và không dành cho mình. Do vậy em phải tự thay đổi bản mình, thay đổi quan điểm về đầu tư. Gần 1 năm nay em đã bỏ hết mọi công việc trước đây về cộng tác và làm broker với CK SSI khi có lời mời của cu em broker bên này, để chuyên tâm vào tìm tòi, phân tích, đánh giá doanh nghiệp giúp em đưa ra các quyết định đầu tư tốt nhất. Và kết quả thu được thật bất ngờ, chưa đầy 1 năm chuyển sang đầu tư (chính xác là khoảng hơn 5 tháng), chỉ mua đúng 1 CP mà giờ em đã lấy lại được gần như toàn bộ số tiền mình đã mất trước đây và em tin rằng mình sẽ sớm nhân vốn lên vài lần nữa trong 2-3 năm tới. Em rất vui nếu topic này đến được với các cụ đã từng thua lỗ nặng nề trong TTCK như em, và có thể giúp các cụ không những lấy lại được những gì đã mất mà còn có thể làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Dông dài thế đủ rồi, dưới đây em sẽ cập nhật 1 vài CP rất tiềm năng mà em view được. Có CP em đã đầu tư, có CP em chưa mua vì hết tiền rồi. Các cụ có thể tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình, tùy theo sở thích, thế mạnh của từng người.
 

gadongtao

Xe tải
Biển số
OF-398797
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
268
Động cơ
234,670 Mã lực
Đánh dấu nghiên cứu từng mã 1: VEF, MSR, TNA, SSN, BDG, ICN, STV, TLT, Nhóm đường (KTS, SLS). Hình như Bác có nick mhvn bên F.
VEF, MSR đã quá nổi tiếng nhưng giá đã tăng quá nhanh phụ thuộc vào đội lái nên không xếp hàng đầu tư giá trị.
TNA có lịch sử tăng trưởng ấn tượng. Có mức vay nợ / vốn khá cao. Dòng tiền kinh doanh thường xuyên âm, cần tài trợ từ vốn vay trong khi mức độ vốn hóa đã khá lớn.
SSN thì vẫn lỗ lũy kế vào chưa có dấu hiệu cải thiện doanh thu. Giá cũng đã 13.x rồi. Cần theo dõi thêm.
BDG mới quá chưa có số liệu để đánh giá.
ICN, STV ngon nhất những cổ phiếu cô đặc quá.
TLT cũng ngon nhưng giá khá cao rồi, vẫn còn lỗ lũy kế.

Nhóm đường thì thành một câu chuyện hoàn toàn khác rồi. Rất khó để biết điểm dừng. Bác cho nhận xét VHC có đầu tư giá trị được không?
 

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,292
Động cơ
306,800 Mã lực
Tks pak. Gil cứng quá ko dc nổi.
CP tốt, tăng trưởng kiểu CANSLIM nó phải thế chứ cụ. Tăng vài chục % rồi điều chỉnh 5-10% tích lũy tạo nền rồi tăng tiếp.
Chỉ có hàng đầu cơ, lái thì mới tăng xong rồi sập thôi cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,292
Động cơ
306,800 Mã lực
VEF, MSR đã quá nổi tiếng nhưng giá đã tăng quá nhanh phụ thuộc vào đội lái nên không xếp hàng đầu tư giá trị.
TNA có lịch sử tăng trưởng ấn tượng. Có mức vay nợ / vốn khá cao. Dòng tiền kinh doanh thường xuyên âm, cần tài trợ từ vốn vay trong khi mức độ vốn hóa đã khá lớn.
SSN thì vẫn lỗ lũy kế vào chưa có dấu hiệu cải thiện doanh thu. Giá cũng đã 13.x rồi. Cần theo dõi thêm.
BDG mới quá chưa có số liệu để đánh giá.
ICN, STV ngon nhất những cổ phiếu cô đặc quá.
TLT cũng ngon nhưng giá khá cao rồi, vẫn còn lỗ lũy kế.

Nhóm đường thì thành một câu chuyện hoàn toàn khác rồi. Rất khó để biết điểm dừng. Bác cho nhận xét VHC có đầu tư giá trị được không?
VEF, MSR thì em định giá ngược với cụ. Em định giá dựa trên tài sản, tiềm năng tăng trưởng, hỗ trợ bởi thiên thời. Còn ngắn hạn có lái hay không không quan tâm lắm.
TNA cụ soi trên VĐL thì vay cao, nhưng soi trên Vốn CSH thì vay thế này là bình thường, thậm chí là thấp với 1 công ty thương mại DT 1 năm vài ngàn tỷ. Và cũng chủ yếu là vay ngắn hạn. Quan trong nhất là tài sản của TNA là BĐS rất khủng, không sợ như những hàng lái khác thế chấp tài sản ảo rồi rút ruột.
SSN em cũng định giá gần giống VEF, MSR. Quan trọng hơn là có thể có game giống DRH?
BDG dành cho cụ nào thích hàng dệt may, đón sóng TPP, FTAs, Em này chỉ số khá đẹp.
TLT là 1 dạng xác chết sống lại nhưng tiềm ẩn khả năng ăn nhiều lần.
VHC thì cũng gần giống BDG kỳ vọng nhiều vào TPP, FTAs. VHC cũng là 1 trong những DN đầu ngành về thủy sản, nhưng em không đánh giá cao DN thủy sản nói chung vì thiếu tính ổn định. Cụ đánh lướt thì ổn, còn đầu tư giá trị thì nên cân nhắc kỹ. Giá này nếu định giá theo PE cũng không hấp dẫn lắm.
 

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,292
Động cơ
306,800 Mã lực
Nhân tiện nói về đầu tư giá trị em cũng xin chia sẻ thêm 1 số quan điểm.
Trong đầu tư giá trị cũng có nhiều Phương pháp có thể đem lại lợi nhuận cao, em tạm chia ra 4 PP cơ bản sau:
1. Đầu tư vào các DN có tài sản hữu hình và vô hình lớn nhưng bị định giá thấp hơn nhiều giá trị thực do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan: VEF, MSR là 1 ví dụ
2. Đầu tư vào các DN dạng xác chết sống lại: DN kinh doanh thua lỗ, âm vốn một thời gian dài do khủng hoảng kinh tế, suy thoái ngành nghề....sau một quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi đã phục hồi và dần lấy lại sự tăng trưởng: TLT, SSN là 2CP nằm ở dạng này.
3. Đầu tư vào các CP cơ bản, tăng trưởng tốt, cổ tức cao dạng CANSLIM: VNM, CTD, PTB, VCS... là những ví dụ điển hình cho CP dạng này.
4. Đầu tư giá trị hưởng cổ tức: PP đầu tư này thì không quá quan tâm đến ngành nghề và tăng trưởng mà chỉ quan tâm đến cổ tức hàng năm nhận được, thông thường cổ tức tiền mặt/thị giá >10%= 1,5 lần lãi suất tiết kiệm trở lên là đạt. CP dạng này trên sàn thì khá nhiều phải tầm trên dưới 100CP.

Đầu tư theo PP 1 và 2 là khó nhất vì đòi hỏi NĐT phải có kiến thức tốt, tư duy tốt, tầm nhìn tốt, khả năng dự đoán và suy luận tốt. Tuy nhiên bù lại thì sẽ cho lợi nhuận gấp nhiều lần, nhiều chục lần. Đầu tư vào các DN dạng này thì không nên hy vọng có cổ tức ngay mà kỳ vọng nhiều vào lợi nhuận đột biến trong tương lai và ở tăng trưởng thị giá. Cụ Buffet rất ưa thích những DN dạng này, tuy nhiên trên sàn hiện nay không có nhiều DN dạng này: chỉ khoảng từ 10-15DN mà thôi. Hy vọng thời gian tới sẽ có thêm những DN dạng này niêm yết.

Đầu tư theo PP 3 và 4 thì phổ thông hơn cả và dành cho tất cả mọi người, ai cũng có thể thành công nếu chọn đúng những DN dạng này. Tất nhiên kỳ vọng lợi nhuận không thể cao bằng 2 PP đầu. Tuy nhiên NĐT nào biết dùng cổ tức để tái đầu tư như bài toán em post ví dụ trên + lướt giảm giá vốn nữa thì cũng có thể cho những khoản LN khó có thể tưởng tượng được.

Ngoài ra đầu tư vào các DN không tăng trưởng, hàng lái, hàng giấy lộn thì đa số là không thu được LN, thậm chí mất vốn, thua lỗ. Tiếc thay trên sàn các DN dạng này lại chiếm đa số đến 80%. Nên việc lựa chọn CP theo em là rất quan trọng.

Trong các loại hình đầu tư thì đầu tư chứng khoán là khó nhất nhưng cũng cho LN cao nhất. Khó ở đây không phải là ở kiến thức, tư duy...mà là khó kiềm chế cảm xúc, kiểm soát tâm trí dẫn đến các hành động bán lúa non, bán bò tậu ễnh ương, từ đầu tư lại chuyển thành đầu cơ chả mấy hồi khi nhìn CP khác tăng mà CP mình không tăng, thậm chí bị giảm giá trong ngắn hạn.
Trừ các NĐT mua xong rồi vứt đấy và quên đi thì không nói còn đa số các NĐT cá nhân mà vẫn quan sát bảng điện em thấy đều mắc lỗi này, bản thân em cũng mất gần 10 năm vật lộn, trả giá bằng khá nhiều tiền bạc mới thức tỉnh được.
Có 1 điều khá kỳ lạ trong đầu tư CK là những người giỏi nhất, kiến thức tốt nhất, IQ cao nhất...lại thường đầu tư thua những người lỳ lợm nhất. Newton là 1 ví dụ điển hình. Bởi trong CK có 1 triết lý rất đơn giản: Thời gian + kiên nhẫn = Tiền bạc.
 

buivanthuan

Xe tải
Biển số
OF-127286
Ngày cấp bằng
11/1/12
Số km
264
Động cơ
379,467 Mã lực
Nhân tiện nói về đầu tư giá trị em cũng xin chia sẻ thêm 1 số quan điểm.
Trong đầu tư giá trị cũng có nhiều Phương pháp có thể đem lại lợi nhuận cao, em tạm chia ra 4 PP cơ bản sau:
1. Đầu tư vào các DN có tài sản hữu hình và vô hình lớn nhưng bị định giá thấp hơn nhiều giá trị thực do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan: VEF, MSR là 1 ví dụ
2. Đầu tư vào các DN dạng xác chết sống lại: DN kinh doanh thua lỗ, âm vốn một thời gian dài do khủng hoảng kinh tế, suy thoái ngành nghề....sau một quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi đã phục hồi và dần lấy lại sự tăng trưởng: TLT, SSN là 2CP nằm ở dạng này.
3. Đầu tư vào các CP cơ bản, tăng trưởng tốt, cổ tức cao dạng CANSLIM: VNM, CTD, PTB, VCS... là những ví dụ điển hình cho CP dạng này.
4. Đầu tư giá trị hưởng cổ tức: PP đầu tư này thì không quá quan tâm đến ngành nghề và tăng trưởng mà chỉ quan tâm đến cổ tức hàng năm nhận được, thông thường cổ tức tiền mặt/thị giá >10%= 1,5 lần lãi suất tiết kiệm trở lên là đạt. CP dạng này trên sàn thì khá nhiều phải tầm trên dưới 100CP.

Đầu tư theo PP 1 và 2 là khó nhất vì đòi hỏi NĐT phải có kiến thức tốt, tư duy tốt, tầm nhìn tốt, khả năng dự đoán và suy luận tốt. Tuy nhiên bù lại thì sẽ cho lợi nhuận gấp nhiều lần, nhiều chục lần. Đầu tư vào các DN dạng này thì không nên hy vọng có cổ tức ngay mà kỳ vọng nhiều vào lợi nhuận đột biến trong tương lai và ở tăng trưởng thị giá. Cụ Buffet rất ưa thích những DN dạng này, tuy nhiên trên sàn hiện nay không có nhiều DN dạng này: chỉ khoảng từ 10-15DN mà thôi. Hy vọng thời gian tới sẽ có thêm những DN dạng này niêm yết.

Đầu tư theo PP 3 và 4 thì phổ thông hơn cả và dành cho tất cả mọi người, ai cũng có thể thành công nếu chọn đúng những DN dạng này. Tất nhiên kỳ vọng lợi nhuận không thể cao bằng 2 PP đầu. Tuy nhiên NĐT nào biết dùng cổ tức để tái đầu tư như bài toán em post ví dụ trên + lướt giảm giá vốn nữa thì cũng có thể cho những khoản LN khó có thể tưởng tượng được.

Ngoài ra đầu tư vào các DN không tăng trưởng, hàng lái, hàng giấy lộn thì đa số là không thu được LN, thậm chí mất vốn, thua lỗ. Tiếc thay trên sàn các DN dạng này lại chiếm đa số đến 80%. Nên việc lựa chọn CP theo em là rất quan trọng.

Trong các loại hình đầu tư thì đầu tư chứng khoán là khó nhất nhưng cũng cho LN cao nhất. Khó ở đây không phải là ở kiến thức, tư duy...mà là khó kiềm chế cảm xúc, kiểm soát tâm trí dẫn đến các hành động bán lúa non, bán bò tậu ễnh ương, từ đầu tư lại chuyển thành đầu cơ chả mấy hồi khi nhìn CP khác tăng mà CP mình không tăng, thậm chí bị giảm giá trong ngắn hạn.
Trừ các NĐT mua xong rồi vứt đấy và quên đi thì không nói còn đa số các NĐT cá nhân mà vẫn quan sát bảng điện em thấy đều mắc lỗi này, bản thân em cũng mất gần 10 năm vật lộn, trả giá bằng khá nhiều tiền bạc mới thức tỉnh được.
Có 1 điều khá kỳ lạ trong đầu tư CK là những người giỏi nhất, kiến thức tốt nhất, IQ cao nhất...lại thường đầu tư thua những người lỳ lợm nhất. Newton là 1 ví dụ điển hình. Bởi trong CK có 1 triết lý rất đơn giản: Thời gian + kiên nhẫn = Tiền bạc.
Tựu chung lại em thấy có 2 trường phái đầu tư:
1. Đầu tư giá trị: đầu tư vào những cty có nhiều tài sản giá trị lớn nhưng bị định giá thấp ở trên sàn, như cụ nói (có nhiều lý do: ví dụ như bong bóng ck, những cty tài sản khủng cũng bị đánh đồng với những công ty chỉ còn cái xác ko, những nhà đầu cơ bán mà ko cần biết lý do)
2. Đầu tư tăng trưởng: đầu tư vào những công ty có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, lợi nhuận tương lai nó sẽ vượt xa hiện tại, ngành nghề có thiên thời
 

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,292
Động cơ
306,800 Mã lực
Tựu chung lại em thấy có 2 trường phái đầu tư:
1. Đầu tư giá trị: đầu tư vào những cty có nhiều tài sản giá trị lớn nhưng bị định giá thấp ở trên sàn, như cụ nói (có nhiều lý do: ví dụ như bong bóng ck, những cty tài sản khủng cũng bị đánh đồng với những công ty chỉ còn cái xác ko, những nhà đầu cơ bán mà ko cần biết lý do)
2. Đầu tư tăng trưởng: đầu tư vào những công ty có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, lợi nhuận tương lai nó sẽ vượt xa hiện tại, ngành nghề có thiên thời
Phân ra làm 4 như em thì mới đủ cụ ạ.
Chứ chỉ có 1,2 của cụ thì không dành cho số đông, nó chỉ dành cho NĐT có kiến thức, trình độ, kinh nghiệm hoặc thông tin nội bộ (nội gián) thôi. Và những DN đó cũng không có nhiều và chỉ xuất hiện trong 1 giai đoạn nhất định thôi: Ví dụ giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế hoặc như VN thì hiện nay có thêm các DN CPH từ DN nhà nước thường bị định giá rẻ mạt để các tài phiệt thâu tóm.
PP đầu tư số 4 mà em đưa ra ở trên rất hay và phù hợp cho số đông, có thể dành cho tất cả các lứa tuổi. Em biết có 1 vài cụ rất thành công với PP đầu tư này. Không cần quá nhiều kiến thức về TA, FA, vi mô, vĩ mô..., mà chỉ cần soi lịch sử trả cổ tức từ 3-5 năm đều đặn >10% là được. Em cũng kỳ vọng trong tương lai ngày càng có nhiều NĐT theo PP này để TTCK có thể đi vào vào chuyên nghiệp, để TTCK thực sự là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế, cho DN bên cạnh kênh ngân hàng. Và các NĐT sẽ hướng tới đồng hành cùng DN, hưởng lợi tức từ DN chứ không phải cờ bạc, vặt nhau từng đồng trên các sàn như hiện nay nữa.
 

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,292
Động cơ
306,800 Mã lực
Trang trước có cụ nói về SDI và cũng có khá nhiều NĐT đang quan tâm và hỏi về SDI em xin chia sẻ chút view của em về CP này.
Trước tiên em xin khẳng định SDI là 1 CP tốt, nhưng chưa đủ tầm để được 2 chữ rất tốt như VEF và em không đánh giá cao về dài hạn. Tại sao?

1. SDI tốt.
SDI hiện tại đang triển khai dự án vinhomes gardenia đang khá hot ở khu vực phía Tây Hà Nội, dự án này dự kiến sẽ hoàn thành cuối 2017. LN thu được từ dự án này khoảng 3000 tỷ. Với LN này phân bổ cho 2 năm 2016, 2017 hoặc có thể 1 phần cho 2018 thì SDI hoàn toàn có thể đạt được EPS 2016, 2017 từ 10-15k
Và với truyền thống trả cổ tức cao để hút tiền về công ty mẹ VIC thì có thể kỳ vọng cổ tức 2 năm này từ 100-150%/năm.
Với cổ tức như vậy thì mức giá 40k hiện nay là rất hấp dẫn, SDI hoàn toàn có thể đạt được mức giá 3 con số vào cuối 2016 hoặc 2017.

2. SDI không thể so sánh và đạt được tầm như VEF.
Tiếp tục quay lại câu chuyện về dự án thì ngoài dự án vinhomes sài đồng đã hoàn thiện gần xong thì hiện nay SDI chỉ còn dự án vinhomes gardenia để gối đầu. Và hết 2017 SDI sẽ hết dự án và phải đợi mẹ VIC bơm cho dự án tiếp theo. Như vậy trong thời gian trống này EPS SDI sẽ suy giảm có thể về chỉ còn vài nghìn dẫn đến giá CP SDI có thể sẽ suy giảm tương ứng.
Hoàn toàn không thể so sánh được với 1 VEF còn sơ khai với 3 đại dự án phải triển khai trên dưới 10 năm mới có thể hoàn thành. Và EPS trong 10 năm này hoàn toàn có thể duy trì từ 10-20k/1CP tùy theo cách book LN của VIC.

Thị giá của 2CP này hiện nay trên sàn cũng phản ánh rất rõ điều này, rõ ràng dòng tiền vào VEF đa số của các NĐT dài hạn với những kỳ vọng rất lớn trong 3-5 năm tới. Còn dòng tiền vào SDI đa số của các nhà đầu cơ T+, họ chỉ ra vào theo từng nhịp nhỏ và chắc phải tầm hết năm nay sang đầu 2017 SDI mới có sóng thực sự lớn khi book LN khủng và thông tin chia cổ tức.
 

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,292
Động cơ
306,800 Mã lực
10. Cập nhật dòng CP Cao su thiên nhiên:

Hỗ trợ trung, dài hạn (Thiên thời):
-Hội đồng Cao su Quốc tế (ITRC), bao gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan - chiếm 70% sản lượng cao su thế giới - sẽ cắt giảm
xuất khẩu 615,000 tấn trong 6 tháng kể từ ngày 1/3/2016.
-Hiệu ứng Elnino kéo dài khiến sản lượng cao su giảm đáng kể đặc biệt là các nước Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Philppines
và Việt Nam. Sản lượng cao su TG năm 2015 giảm 1.7% so với 2014.
- Sản lượng cao su Ấn Độ niên vụ 2015/16 giảm thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ: giảm 12.7%, xuống còn 563,000 tấn,sản lượng
tiêu thụ giảm 3.3%, còn 987,540 tấn, do đó đẩy sản lượng nhập khẩu lên mức cao mới 454,505, tăng 2.7%.

Nhận xét:
- Lợi nhuận kế hoạch 2016 của các DN cao su đặt khá thấp, thấp hơn nhiều so với Lợi nhuận 2015. Tuy nhiên LN kế hoạch này là hợp lý nếu căn cứ vào giá cao su tháng 12/2015 và tháng 1/2016 ở mức 159 JPY/kg. - Giá cao su hiện tại đã phục hồi khá mạnh so với đáy xác lập 12/2015 và 1/2016, với mức tăng gần 30%. Giá bán hiện tại 34-36 triệu/tấn, cao hơn mức bình quân 2015 là 31 triệu/tấn. Nếu giá cao su từ giờ đến hết 2016 chỉ cần ổn định ở mức này thì LN 2016 đã vượt rất xa so với kế hoạch 2016 và cao hơn LN của 2015 (Lưu ý LN quý 1/2016 của các DN cao su chưa phản ánh sự tăng giá này, vì giá cao su chỉ thực sự tăng mạnh giai đoạn cuối tháng 3, đầu tháng 4).
- Tuy nhiên giá cao su giai đoạn 2016 - 2017, theo em sẽ không chỉ phục hồi mà còn tăng mạnh nữa do ảnh hưởng elnino toàn cầu dự kiến phải hết 2017 mới kết thúc và đỉnh điểm sẽ vào cuối 2016. Điểm rơi LN của CP cao su sẽ là năm 2017 (có thể sớm hơn vào quý 4/2016) và hoàn toàn có thể kỳ vọng CP cao su 2016-2017 như CP oto 2014-2015, đường 2015-2016. Tất nhiên mức độ tăng trưởng thị giá của CP cao su so với hiện tại chỉ kỳ vọng 2-3 lần chứ khó có thể tăng 10-20 lần như dòng CP oto và 5-10 lần như dòng CP đường vì dòng CP cao su có khối lượng lưu hành nhiều và mức độ giảm trong giai đoạn suy thoái cũng không nhiều như 2 dòng CP trên.

Một số CP cao su đáng chú ý:
- PHR, DPR, TRC: Xếp vào nhóm thứ 1, trong đó ưu tiên PHR vì đây là CP có chỉ số tốt nhất, tiềm năng tăng trưởng và tăng giá mạnh nhất. Mục tiêu nắm giữ tối thiểu 6 tháng-1 năm.
- HRC, TNC: Xếp vào nhóm thứ 2.
- HNG, VHG: Xếp vào nhóm thứ 3. Đây là 2 DN đầu tư nhiều mảng khác nữa ngoài cao su, tuy nhiên lại sở hữu nhiều diện tích rừng trồng cao su nhất so với các DN khác trên sàn. 2 DN này có đặc điểm chung là đều là các CP có yếu tố đầu cơ cao, CP trôi nổi và lưu hành nhiều và đều đang trong giai đoạn cuối cùng của quá trình suy thoái và tái cơ cấu. Tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều yếu tố đột biến về lợi nhuận nhất trong 1-2 năm tới (Nếu đúng như thế thì đây mới là nhóm CP có mức tăng giá mạnh nhất).

Ngoài ra các cụ mợ có thể chú ý thêm nhóm CP cao su sản xuất như: DRC, CSM, SRC là những CP có chỉ số cơ bản rất đẹp, cổ tức cao. Tuy nhiên nhóm này chỉ kỳ vọng tăng trưởng đều đặn, khó có đột biến nhiều về giá như nhóm cao su thiên nhiên do thị giá không bị giảm nhiều trong giai đoạn suy thoái.
 
Chỉnh sửa cuối:

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,292
Động cơ
306,800 Mã lực
11. Cập nhật dòng CP thép
Đây cũng là dòng CP rất nên chú ý cho quý 2/2016 do KQKD đột biến.

1. Hỗ trợ (Thiên thời):
+ Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định áp thuế tự vệ tạm thời, bổ sung thêm vào thuế nhập khẩu hiện hành 23,3% đối với phôi thép nhập khẩu và 14,2% với thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Thời gian có hiệu lực của mức thuế tự vệ này, là không quá 200 ngày kể từ ngày 22/3/2016 (tức là date cuối cùng là 7/10/2016)
+ Nhu cầu thép tăng mạnh do sự phục hồi và tăng trưởng từ TT xây dựng, BĐS và các ngành công nghiệp sản xuất khác.

2. Nhận xét:
+ KQKD quý 1/2016 của các DN thép đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với các năm trước. Dự báo KQKD quý 2 còn tăng mạnh hơn quý 1 về cả DT và LN khi việc áp thuế tự vệ thép sẽ phản ánh thực sự trong quý này, vì những ngày cuối cùng của quý 1 mới có hiệu lực.
+ Giá CP thép đa số đã tăng 50-100% so với mức giá đáy, nhưng vẫn có thể tăng tiếp 50-100% trong quý 2 này khi ra KQKD quý.
+ Tuy nhiên, nên chú ý là thép thế giới vẫn đang trong tình trạng dư cung và thép VN tăng giá là do chính sách thuế ngắn hạn + quý 2 vào mùa sản xuất, xây dựng . Nên quý 3 (mùa mưa) CP thép có thể tăng giá được tiếp hay không vẫn phải đợi KQKD của quý này có thực sự cải thiện hay không. Do vậy, CP thép chỉ thích hợp đánh ngắn hạn trong quý 2 tầm cuối tháng 6, sang tháng 7 mà thôi.

3. Một số CP thép đáng chú ý:
+ TLH, VGS, SMC: Đây là 3 mã có thể cho KQKD đột biến nhất và tăng trưởng thị giá mạnh nhất quý 2 này. Đặc biệt VGS khi BCTC quý 1 họ dấu lãi thấy rõ + HĐQT liên tục đăng ký mua vào số lượng lớn CP trước thời điểm báo cáo KQKD quý 2/2016 công bố. Những mã này có thể tiếp tục tăng giá thêm tối thiểu 50-100% so với đỉnh quý 1.
+ HPG, NKG: Là các mã CP dạng Bluechips, Leader dòng thép. Tuy nhiên những mã CP này không bị suy giảm nhiều do KQKD vẫn ổn định kể cả thời điểm khủng hoảng nên khó tăng mạnh như nhóm 1.
+ TNA: Cũng là CP thép nhưng làm mảng thương mại, phân phối. CP này em đã cập nhật phía trên. Thuộc dạng CP CANSLIM tăng trưởng đều đặn hàng năm. Đây là CP em đánh giá rất tốt cho đầu tư trung, dài hạn nhưng ngắn hạn khó kỳ vọng có thể tăng >50% trong quý 2 như những mã thuộc nhóm 1.
+ HSG: Đây cũng là mã thuộc dạng BCS, Leader dòng thép nhưng lại là CP BCS hiếm thỏa mãn CANSLIM. Về đội ngũ lãnh đạo thì HSG thực sự tuyệt vời khi có đầu tàu là bác Lê Phước Vũ, cũng là DN có tâm, tầm, tài không kém gì bác Vượng Vingroup. Tuy nhiên về ngắn hạn thì HSG cũng khó có thể tăng mạnh đột biến về giá như 3CP thuộc nhóm 1. Tuy nhiên về trung và dài hạn thì HSG và TNA là 2CP đáng đầu tư số 1 dòng thép và ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Còn khá nhiều CP thép khác trên sàn nhưng theo em không đáng chú ý lắm do KQKD ít đột biến, nếu cụ nào ngại các CP trên đã tăng mạnh rồi thì có thể nghiên cứu, lọc lại để đầu tư
 
Chỉnh sửa cuối:

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,292
Động cơ
306,800 Mã lực
Đọc bài dưới đây em càng hâm mộ cụ warren buffett hơn.

Cổ phiếu nào đắt nhất hành tinh?


Khi nhắc đến vấn đề này, nhiều NĐT sẽ nghĩ ngay đến cổ phiếu của đại gia công nghệ Apple. Tuy nhiên, cổ phiếu của Apple hiện chỉ xấp xỉ 100USD, còn cách rất xa so với mã cổ phiếu đắt nhất có giá lên tới 6 con số tính bằng USD.
Đó chính là CP của Công ty Berkshire Hathaway Inc. (mã BRK.A), cỗ máy đầu tư của huyền thoại Warren Buffett. Có thể nói sở hữu 1 CP của Berkshire Hathaway cũng đã là một gia tài.

4,7 tỷ VNĐ

Theo xếp hạng của tạp chí Forbes hồi tháng 5, Berkshire Hathaway dẫn đầu bảng top 10 công ty có mã CP đắt nhất hành tinh, với 199.950USD/CP (4,4 tỷ VNĐ). BRK.A là mã CP duy nhất trên thế giới hiện nay có giá được tính bằng 6 chữ số theo USD.

Trong 9 mã CP còn lại của top 10 không hề có bóng dáng của Apple, trong đó 3 mã có giá 4 con số, 5 mã có giá 3 con số. Mã cuối cùng trong top 10 có giá 498USD/CP, thuộc về một cái tên khá xa lạ: Công ty Chipotle Mexican Grill, Inc. Trong bảng top 10, ngoài Berkshire Hathaway còn có 2 cái tên khác có lẽ khá quen thuộc với người Việt Nam, đó là Amazon.com, Inc. (AMZN) đứng ở vị trí thứ 9, giá 559USD/CP và Alphabet Inc (GOOG) - công ty mẹ của Google - đứng ở vị trí thứ 7 với giá 732USD/CP.

Có lẽ người Việt chẳng ai lạ gì NĐT huyền thoại Warren Buffett. Ông được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ hai thế giới sau Bill Gates với tài sản chừng 73 tỷ USD. Warren Buffett còn nổi danh là nhà từ thiện đã tặng 99% giá trị tài sản của mình cho hoạt động từ thiện. Năm 1999 ông có trong danh sách những nhà quản trị tài chính giỏi nhất thế kỷ 20 do hãng Carson thực hiện. Năm 2007 được tạp chí Time đưa vào danh sách "100 người nhiều ảnh hưởng nhất thế giới".

Với mức giá lên đến xấp xỉ 4,4 tỷ đồng/CP, rõ ràng việc sở hữu 1 CP của BRK.A cũng là điều rất khó khăn. Tuy nhiên, đó là mức giá cách nay hơn 10 ngày (19-5).

Tính đến ngày 2-6, mỗi CP của Berkshire Hathaway đã có giá trị tới 212.360USD, tương đương 4,72 tỷ VNĐ! Vậy, Berkshire Hathaway là công ty, kinh doanh trong lĩnh vực gì mà có giá CP đắt đỏ như vậy?

Berkshire Hathaway Inc là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ, có trụ sở tại Omaha, Nebraska. Công ty chuyên đầu tư và hiện sở hữu 100% cổ phần của các công ty như GEICO, BNSF, Lubrizol, Dairy Queen, Fruit of the Loom, Helzberg Diamonds, FlightSafety International và NetJets; sở hữu 26% cổ phần của Công ty Kraft Heinz và cổ phần thiểu số đáng kể trong American Express, Coca-Cola, Wells Fargo, IBM, Apple và Restaurant Brands International.

Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Berkshire Hathaway trong giá trị sổ sách là 19,7% trong suốt nửa thế kỷ qua (so với tăng trưởng 9,8% của chỉ số S&P 500 trong cùng kỳ). Công ty cũng có một lượng lớn tiền vốn và nợ rất ít. Theo danh sách 2.000 của Forbes, Berkshire Hathaway là công ty đại chúng lớn thứ 5 trên thế giới. Công ty này cũng được nhiều nhà đầu tư yêu thích vì nằm dưới sự kiểm soát và lãnh đạo của huyền thoại Warren Buffett, người hiện đang nắm cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành của công ty.

Vụ đầu tư bất ngờ

Trong những năm đầu sự nghiệp của Buffett tại Berkshire, ông tập trung vào các khoản đầu tư dài hạn tại các công ty đại chúng, nhưng gần đây ông thường thích mua toàn bộ công ty hơn.

Berkshire hiện đang sở hữu các doanh nghiệp hoạt động đa dạng lĩnh vực, bao gồm bánh kẹo, bán lẻ, đường sắt, đồ nội thất, bách khoa toàn thư, các nhà sản xuất máy hút bụi, bán hàng trang sức, xuất bản báo, sản xuất và phân phối đồng phục, và một số tiện ích điện và khí đốt trong khu vực. Buffett rất nổi tiếng do sự kiên định trong triết lý đầu tư theo giá trị cũng như lối sống tiết kiệm dù sở hữu khối tài sản khổng lồ.

Tuy nhiên, gần đây Berkshire Hathaway dưới sự chỉ đạo của Buffet đã có một thương vụ khá “lạ” với phong cách đầu tư của ông, đó là việc chi hơn 1 tỷ USD mua CP của Apple. Cụ thể, vào trung tuần tháng 5, Berkshire Hathaway tiết lộ đã bán 47 triệu CP của AT&T và mua 9,8 triệu CP của Apple Inc, với giá 1,07 tỷ USD vào tháng 3. Đó là chuyển động đầu tư duy nhất của “đế chế” này trong 3 tháng đầu năm 2016.

Thông tin này khiến nhiều người theo dõi Buffett cảm thấy kinh ngạc. Việc mua CP Apple của Berkshire Hathaway khiến người ta ngạc nhiên vì nó đang chuyển động đúng theo kiểu mà người đứng đầu Buffett và “phó tướng” Charlie Munger luôn nói rằng họ sẽ không làm.

Từ trước đến nay, ngoại trừ với IBM, Buffett cho thấy ông không tích đầu tư vào lĩnh vực công nghệ và những mảng tăng trưởng nhanh khác, vì thấy khó định giá các công ty hoạt động trong các lĩnh vực như vậy. Năm 2012, trong bức thư thường niên gửi cổ đông, Buffett nói rằng ông thà ở lại trên băng ghế dự bị với Apple.

Tương tự, năm 2013, Phó Chủ tịch HĐQT Charlie Munger dù lên tiếng ca ngợi những thành tựu của Apple, nhưng nói rằng gã khổng lồ công nghệ là một trong những công ty mà Berkshire “không thích” nhất hành tinh. Chính vì vậy, theo sau động thái của Berkshire, CP của Apple đã tăng từ hơn 90USD lên 100,35USD/CP tính đến ngày 27-5, bất chấp doanh số bán iPhone sụt giảm mạnh trong quý vừa qua.

Dù CP có mức giá không xếp vào loại cao lắm, nhưng thị giá của Apple nhiều năm liền đứng ở vị trí số 1 hành tinh và chỉ mới bị chiếm ngôi gần đây bởi Alphabet, công ty mẹ của Google. Cụ thể, ngày 12-5, thị giá của Apple rơi xuống vị trí thứ hai thế giới với 493 tỷ USD, trong khi thị giá của Alphabet leo lên vị trí số 1 với 498 tỷ USD. CP của Apple khi đó đã rớt giá xuống dưới 90USD/CP sau khi báo cáo sụt giảm trong đơn hàng iPhone. Trước đó, hồi đầu năm 2016 Alphabet cũng từng vượt mặt Apple nhưng sau rớt trở lại. Có thể nói 2 gã khổng lồ này đang kèn cựa nhau vị trí công ty có thị giá lớn nhất thế giới.

http://cafef.vn/co-phieu-nao-dat-nhat-hanh-tinh-20160606081200349.chn
 

buivanthuan

Xe tải
Biển số
OF-127286
Ngày cấp bằng
11/1/12
Số km
264
Động cơ
379,467 Mã lực
Em làm ở Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt nam - VNCC. Bác nào làm trong ngành xây dựng thì chắc hẳn cũng biết là công ty em là công ty số 1 Việt nam trong lĩnh vực tư vấn với nhiều thương hiệu nổi tiếng như VC Group, VNCC, CONINCO, VCC, CDC, NAGECO, VIWASE...Tổng công ty của bọn em không chỉ nổi tiếng ở VN mà còn có thương hiệu trên thị trường ASEAN. Bên em cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng, tổng thầu tư vấn, bao gồm cả Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC) các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp và các công trình khác... Công ty em có nhiều công ty con rất mạnh và có rất nhiều đất ở vị trí đẹp (đất đứng tên công ty con chứ không phải đứng tên của công ty mẹ).

Em thấy là công ty em làm ăn rất tốt và có nhiều lợi thế để phát triển sau khi đã cổ phần hoá. Thế nhưng theo tiêu chuẩn cán bộ nhân viên được mua cổ phần đăng ký ở cơ quan thì mỗi người chỉ được mua 100 cổ phần mỗi năm công tác, có nghĩa là 10 năm công tác mới chỉ được mua 1000 cổ phần. Em có hỏi thì được biết là nếu muốn mua thêm thì phải mua qua đấu giá ở trên công ty chứng khoán và em thấy bảo người nhà các sếp ở chỗ em đều đăng ký mua khá nhiều. Thế nhưng em chưa hiểu biết gì về lĩnh vực chứng khoán cổ phần cổ phiếu nên rất muốn hỏi kinh nghiệm các bác bởi vì các sếp em thì giàu có nhiều tiền chứ em chẳng giàu như thế, nhỡ bỏ tiền vào chứng khoán có rủi ro gì không vì đây là tiền tích cóp suốt bao nhiêu năm quần quật của gia đình em. Các bác làm ơn cho em hỏi:

1) Theo em được biết thì công ty em cổ phần hoá xong 3 tháng sau sẽ niêm yết, vậy khi niêm yết cổ phiếu thì em có bắt buộc phải bán cổ phiếu theo giá niêm yết không ạ? Nếu em không muốn bán thì cứ giữ lại phải không? Thông thường thì giá cổ phiếu tăng giảm theo kết quả lợi nhuận của công ty phải không ạ? Thủ tục mua bán cổ phiếu khi niêm yết như thế nào ạ?

2) Công ty em do công ty chứng khoán Bản Việt tư vấn cổ phần hoá, nhưng nếu em muốn mua qua đấu giá thì đăng ký đấu giá ở công ty chứng khoán Bản Việt hay là có thể đăng ký ở các công ty chứng khoán khác cũng được hả các bác?

3) Cách thức mua cổ phiếu qua đấu giá là thế nào? Thủ tục đăng ký đấu giá thế nào? Bác nào có kinh nghiệm làm ơn hướng dẫn giúp em các kinh nghiệm cần thiết với

4) Thông thường thì giá cổ phiếu 1 công ty mạnh tương tự như công ty em ở trên niêm yết là bao nhiêu ạ? Thông thường thì sau 1 năm giá cổ phiếu sẽ tăng bao nhiêu %?

5) Ngoài miếng đất ở trụ sở chính 243 Đê La Thành (khoảng 2 nghìn m2 đối diện công viên Thủ Lệ) thì bên em còn nhiều miếng đất đứng tên các công ty con từ trước khi cổ phần hoá. Như vậy sau khi cổ phần hoá xong thì các miếng đất này sẽ ra sao ạ?

Luôn tiện em nhờ các bác giải đáp giúp là mua cổ phần đấu giá này thì em phải trực tiếp đi đăng ký đấu giá hay là có thể nhờ người nhà đi đăng ký hộ được không ạ?

Em có nên mua cổ phiếu không ạ? Bác nào nhiều kinh nghiệm cổ phiếu thì chia sẻ cho em với. Em rất cảm ơn các bác
Cụ cầm vài chục triệu lập tài khoản lên sàn rồi mua bán cho có tí kinh nghiệm thị trường, chịu khó đọc nhiều sách tài liệu và các bctc của các công ty trên sàn, sau 2-3 năm thì tìm cao thủ học hỏi phản biện thêm thì mới hình thành phương pháp đầu tư được. Em nghĩ thế vì em cũng từng trải qua như thế :D
 

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,292
Động cơ
306,800 Mã lực
Em làm ở Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt nam - VNCC. Bác nào làm trong ngành xây dựng thì chắc hẳn cũng biết là công ty em là công ty số 1 Việt nam trong lĩnh vực tư vấn với nhiều thương hiệu nổi tiếng như VC Group, VNCC, CONINCO, VCC, CDC, NAGECO, VIWASE...Tổng công ty của bọn em không chỉ nổi tiếng ở VN mà còn có thương hiệu trên thị trường ASEAN. Bên em cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng, tổng thầu tư vấn, bao gồm cả Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC) các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp và các công trình khác... Công ty em có nhiều công ty con rất mạnh và có rất nhiều đất ở vị trí đẹp (đất đứng tên công ty con chứ không phải đứng tên của công ty mẹ).

Em thấy là công ty em làm ăn rất tốt và có nhiều lợi thế để phát triển sau khi đã cổ phần hoá. Thế nhưng theo tiêu chuẩn cán bộ nhân viên được mua cổ phần đăng ký ở cơ quan thì mỗi người chỉ được mua 100 cổ phần mỗi năm công tác, có nghĩa là 10 năm công tác mới chỉ được mua 1000 cổ phần. Em có hỏi thì được biết là nếu muốn mua thêm thì phải mua qua đấu giá ở trên công ty chứng khoán và em thấy bảo người nhà các sếp ở chỗ em đều đăng ký mua khá nhiều. Thế nhưng em chưa hiểu biết gì về lĩnh vực chứng khoán cổ phần cổ phiếu nên rất muốn hỏi kinh nghiệm các bác bởi vì các sếp em thì giàu có nhiều tiền chứ em chẳng giàu như thế, nhỡ bỏ tiền vào chứng khoán có rủi ro gì không vì đây là tiền tích cóp suốt bao nhiêu năm quần quật của gia đình em. Các bác làm ơn cho em hỏi:

1) Theo em được biết thì công ty em cổ phần hoá xong 3 tháng sau sẽ niêm yết, vậy khi niêm yết cổ phiếu thì em có bắt buộc phải bán cổ phiếu theo giá niêm yết không ạ? Nếu em không muốn bán thì cứ giữ lại phải không? Thông thường thì giá cổ phiếu tăng giảm theo kết quả lợi nhuận của công ty phải không ạ? Thủ tục mua bán cổ phiếu khi niêm yết như thế nào ạ?

2) Công ty em do công ty chứng khoán Bản Việt tư vấn cổ phần hoá, nhưng nếu em muốn mua qua đấu giá thì đăng ký đấu giá ở công ty chứng khoán Bản Việt hay là có thể đăng ký ở các công ty chứng khoán khác cũng được hả các bác?

3) Cách thức mua cổ phiếu qua đấu giá là thế nào? Thủ tục đăng ký đấu giá thế nào? Bác nào có kinh nghiệm làm ơn hướng dẫn giúp em các kinh nghiệm cần thiết với

4) Thông thường thì giá cổ phiếu 1 công ty mạnh tương tự như công ty em ở trên niêm yết là bao nhiêu ạ? Thông thường thì sau 1 năm giá cổ phiếu sẽ tăng bao nhiêu %?

5) Ngoài miếng đất ở trụ sở chính 243 Đê La Thành (khoảng 2 nghìn m2 đối diện công viên Thủ Lệ) thì bên em còn nhiều miếng đất đứng tên các công ty con từ trước khi cổ phần hoá. Như vậy sau khi cổ phần hoá xong thì các miếng đất này sẽ ra sao ạ?

Luôn tiện em nhờ các bác giải đáp giúp là mua cổ phần đấu giá này thì em phải trực tiếp đi đăng ký đấu giá hay là có thể nhờ người nhà đi đăng ký hộ được không ạ?

Em có nên mua cổ phiếu không ạ? Bác nào nhiều kinh nghiệm cổ phiếu thì chia sẻ cho em với. Em rất cảm ơn các bác
Bài này của cụ em đã trả lời rất cụ thể ở 1 topic bên box cafe rồi. Cụ nên đọc lại. Muốn chi tiết hơn nữa cụ pm cho em. Còn theo em cụ không nên tha 1 bài đi khắp các topic ở tất cả các box như vậy. Trông có vẻ cụ đang muốn PR cho công ty này hơn là thực sự hỏi.
 

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,292
Động cơ
306,800 Mã lực
"Để đầu tư thành công trong đời không cần phải có chỉ số IQ quá cao, những hiểu biết sâu sắc về kinh doanh khác thường hay thông tin nội bộ. Mà cái cần phải có là một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể đưa ra các quyết định và khả năng không để cảm xúc lấn át trí tuệ".

Muốn thành công như Buffett, Bill Gates hay Elon Musk, bạn nhất định phải có thói quen này


Đây mới là trận chiến thực sự đang chờ đón Hillary Clinton

Buffett đọc từ 600 đến 1.000 trang sách mỗi ngày khi bắt đầu sự nghiệp đầu tư của mình và cho đến nay ông vẫn dành khoảng 80% quỹ thời gian mỗi ngày cho việc đọc.
Một lần khi được hỏi về chiếc chìa khoá dẫn đến thành công của mình, huyền thoại xứ Omaha, Warren Buffett, đã chỉ vào chồng sách ở gần và nói: "Tôi đọc 500 trang sách như vậy mỗi ngày. Đó là cách thu nạp kiến thức. Nó tích lại giống như một lãi kép. Tất cả các bạn đều có thể làm được song tôi đảm bảo rằng không phải ai cũng muốn làm điều đó."

Buffett nghiêm khắc tuân thủ thói quen này. Ông đọc từ 600 đến 1.000 trang sách mỗi ngày khi bắt đầu sự nghiệp đầu tư của mình và cho đến nay ông vẫn dành khoảng 80% quỹ thời gian mỗi ngày cho việc đọc.

Khi 19 tuổi, ông vô tình có được một bản sao cuốn sách "Nhà đầu tư Thông minh” của huyền thoại phố Wall Benjamin Graham. Đây là một trong những thời điểm may mắn nhất trong cuộc đời của ông, như lời ông nói, vì cuốn sách đã cho ông một nền tảng kiến thức để đầu tư. Buffett cho biết Graham là nhân vật có ảnh hưởng lớn thứ hai trong cuộc đời ông chỉ sau cha đẻ của ông.

Buffett nói: "Công việc của tôi chỉ là nắm được càng nhiều thông tin và dữ liệu và thỉnh thoảng xem liệu điều đó có dẫn đến một hành động nào đó không. Chúng tôi không đọc những ý kiến của người khác. Chúng tôi muốn thu nhận những cứ liệu và sau đó suy ngẫm." "Để đầu tư thành công trong đời không cần phải có chỉ số IQ quá cao, những hiểu biết sâu sắc về kinh doanh khác thường hay thông tin nội bộ. Mà cái cần phải có là một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể đưa ra các quyết định và khả năng không để cảm xúc lấn án trí tuệ".

Và ông không hề lẻ loi. Giống như Warren Buffett, một số không nhỏ các nhà lãnh đạo kinh doanh và doanh nhân lỗi lạc trên thế giới coi việc đọc là phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mình:

Bill Gates đọc khoảng 50 cuốn sách mỗi năm, tương đương mỗi tuần một cuốn;

• Mark Cuban đọc trên ba giờ mỗi ngày;

• Elon Musk là một con mọt sách. Khi được hỏi làm thế nào ông học được cách chế tạo tên lửa, ông trả lời "Tôi đọc sách”;

• Mark Zuckerberg đặt mục tiêu hai tuần đọc một cuốn sách trong suốt năm 2015;

• Oprah Winfrey hàng tháng lựa chọn một trong những cuốn sách yêu thích cho các thành viên Câu lạc Bộ Sách của mình đọc và thảo luận;


Và những người này không phải là những ví dụ cá biệt. Kết quả một cuộc điều tra 1200 người giàu có cho thấy họ đều có một thú vui chung là đọc.

Song những người thành công không đọc vô bổ. Họ là những độc giả vô cùng kén chọn. Họ đọc có chọn lựa. Họ tin rằng sách là cánh cửa mở ra việc học và tri thức.

Trên thực tế, có sự khác biệt đáng kể giữa thói quen đọc của người giàu và người không giàu lắm. Theo ông Tom Corley, tác giả cuốn Rich Habits: The Daily Success Habits of Wealthy Individuals, những người giàu có (những người có thu nhập hàng năm là từ 160.000 đô la trở lên và số tài sản trị giá từ 3,2 triệu đô) đọc để phát triển bản thân, học hỏi và thành công. Trong khi đó, những người có thu nhập hàng năm 35.000 đô trở xuống và trị giá tài sản 5.000 đô) đọc chủ yếu để giải trí.

Nếu mục tiêu đọc là con đường dẫn đến thành công chưa đủ để thúc đẩy bạn, thì bạn hãy cân nhắc những lợi ích của việc đọc đối với sức khoẻ: Đọc đã được minh chứng giúp ngăn ngừa stress, chứng trầm cảm và đãng trí, đồng thời làm tăng niềm tin, khả năng thấu cảm, khả năng đưa ra quyết định và sự hài lòng trong cuộc sống.
 
Chỉnh sửa cuối:

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,292
Động cơ
306,800 Mã lực
Hiện tại, em thấy có thêm 2 dòng CP đáng chú ý nữa do FA đã cải thiện rõ nét do TT BĐS và Xây dựng đang vào quá trình phục hồi và tăng trưởng trở lại.

1. Dòng CP đá xây dựng: NNC, DHA, KSB, C32. Tuy dòng này hiện thị giá khá cao và đã tăng trưởng thị giá rất mạnh từ 2013 đến nay. Có CP tăng 10-15 lần nhưng vẫn còn tiềm năng tăng 100% so với mức giá này nữa.

2. Dòng CP gạch, ngói, gốm sứ xây dựng: VHL, VIT, TTC, GMX , DIH, TLT, TCR, CYC, DAC, DTC, HLY, VTS. Dòng này trừ những CP top đầu: VHL, VIT, TTC, GMX là vẫn duy trì được KQKD ổn định và tăng trưởng trong giai đoạn suy thoái vừa qua nên thị giá vẫn giữ được. Và TLT như em đã phân tích ở trên đã phục hồi ấn tượng nên thị giá đã tăng gần 10 lần so với giá đáy. Các CP còn lại đã thua lỗ một thời gian dài nên thị giá hiện vẫn rẻ như cọng hành tuy nhiên hiện nay FA đang dần cải thiện từ quý 1/2016 do TT BĐS và Xây dựng nói chung đang phục hồi. Nên dòng CP này cũng rất đáng chú ý cho chu kỳ 2016-2020 và tiềm ẩn khả năng tăng giá nhiều lần nữa.

Ngoài ra, Theo quan sát của em hiện nay đang có xu thế đầu tư vào 2 nhóm CP sau:

1. Nhóm các CP sản xuất cơ bản bị giảm giá rất mạnh trong giai đoạn suy thoái vừa qua do KQKD thua lỗ nhưng hiện tại KQKD dần phục hồi và tăng trưởng trở lại do nền kinh tế vĩ mô được cải thiện.

2. Nhóm các CP có game M&A, tái cấu trúc như: DRH, TTF, TNT, SSN, VNG...

Những CP này luôn tiềm ẩn khả năng tăng thị giá nhiều lần đến nhiều chục lần và mua vào rất an toàn chứ không rủi ro như hàng lái, in giấy thông thường...Các cụ/mợ tìm được CP nào như vậy thì có thể cho vào đây để mọi người cùng mổ xẻ, phân tích nhằm cùng nhau tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt nhất. Em cám ơn!
 

macan silverwing

Xe tải
Biển số
OF-390974
Ngày cấp bằng
7/11/15
Số km
253
Động cơ
239,630 Mã lực
Tuổi
36
Điểm - của TCL chính là sở hữu NN đấy cụ.
Vì các DN NN nắm CP chi phối hay có kiểu chuyển LN sang sân sau, phúc lợi, lương thưởng cho ban lãnh đạo cao mà quyền lợi cổ đông ít đc coi trong hơn.
Đó là lý do tại sao thời gian vừa qua các DN mà nhà nước thoái vốn thường tăng khá mạnh sau khi NN thoái hết.
Em nghĩ TCL chỉ thực sự đột biến khi NN thoái vốn còn ko vẫn vậy thôi.
Nếu là đầu tư giá trị hưởng cổ tức thì khi DN đột nhiên trả cổ tức thấp đi thường các cổ đông sẽ bán ra, có lẽ các NĐT nước ngoài họ cũng hành xử như vậy.
Với EPS của TCL thì TCL hoàn toàn có thể trả cổ tức tối thiểu 30%/năm. Nếu TCL trả đc cổ tức như thế này thì đầu tư vào mức giá hiện tại khá hấp dẫn.
Cụ thử ngó giúp em xem TCL có biến gì không mà hai hôm nay đè giá kinh quá, thanh khoản chỉ vài trăm cổ phiếu một phiên
 

duyen khoi

Xe tăng
Biển số
OF-316615
Ngày cấp bằng
20/4/14
Số km
1,292
Động cơ
306,800 Mã lực
Cụ thử ngó giúp em xem TCL có biến gì không mà hai hôm nay đè giá kinh quá, thanh khoản chỉ vài trăm cổ phiếu một phiên
Không có biến gì đâu cụ. Cũng chẳng phải ai đè cả mà do cung cầu không gặp nhau thôi. Chart thì cho thấy TCL đang đi vào tích lũy sau 1 quá trình tăng và điều chỉnh. Ôm những mã dạng này cụ chỉ hy vọng có sóng khi KQKD quý có cải thiện thôi hoặc thông tin chia cổ tức. Còn không nó cứ loanh quanh giá này suốt.
Nếu nói về đè giá hay quay tay cụ phải theo dõi GD của VEF mới thấy hay.
 

macan silverwing

Xe tải
Biển số
OF-390974
Ngày cấp bằng
7/11/15
Số km
253
Động cơ
239,630 Mã lực
Tuổi
36
Không có biến gì đâu cụ. Cũng chẳng phải ai đè cả mà do cung cầu không gặp nhau thôi. Chart thì cho thấy TCL đang đi vào tích lũy sau 1 quá trình tăng và điều chỉnh. Ôm những mã dạng này cụ chỉ hy vọng có sóng khi KQKD quý có cải thiện thôi hoặc thông tin chia cổ tức. Còn không nó cứ loanh quanh giá này suốt.
Nếu nói về đè giá hay quay tay cụ phải theo dõi GD của VEF mới thấy hay.
Đa tạ cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top