[Funland] "Canh gà Thọ Xương" là thơ hay ca dao? - Là canh thật hay không thật?

hiepsangs

Xe buýt
Biển số
OF-84596
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
788
Động cơ
418,239 Mã lực
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Nếu thế thì nhịp chày liên quan gì đến mặt gương hả cụ
Theo e hiểu thì Nhịp chạy là động đối với mặt hồ phẳng lặng như gương ợ.
Sao lại không liên quan hả cụ ?
Tiện đây e cũng hỏi các cụ là bài này tác giả đang tả về cảnh sáng sớm tinh mơ hay cảnh chiều tà ợ ?
 

Julie

Xe tăng
Biển số
OF-56212
Ngày cấp bằng
31/1/10
Số km
1,168
Động cơ
458,778 Mã lực
Thế bây giờ các kụ muốn là "canh gà" thật hay không thật nào?
Không thật thì như bao năm nay vẫn chỉ là thơ thẩn thôi, thật thì từ giờ các kụ có thêm món đặc sản mà thưởng thức, list ẩm thực Việt càng độc đáo, phong phú để giới thiệu với bạn bè thế giới, chưa kể thêm bao nhiêu người có công ăn, việc làm...
Tranh luận mất thời gian, em nghĩ việc thiết thực nhất giờ là lật hết sách vở học lại từ đầu xem còn chế được món đặc sản gì nữa không ý. :D
Tác giả không còn, giờ thật hay không thật là ở mình chứ. LOL
 

Nhạc

Xe container
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
9,328
Động cơ
554,911 Mã lực
Ơ thế tóm lại là canh gà hay gà gáy canh, nếu "kê thang" thì khéo là canh gà thật ý chứ he he
 

hành_khất_đêm

Xe điện
Biển số
OF-43878
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
3,462
Động cơ
496,926 Mã lực
Nơi ở
Mảnh đất lắm người nhiều ma

Hộp Đen

Xe tải
Biển số
OF-158178
Ngày cấp bằng
25/9/12
Số km
229
Động cơ
352,980 Mã lực
Nơi ở
B66 A32 Mỹ Đình ************** ⓿❾❹
"Nhịp chày Yên Thái"

Có cụ nào biét cái nhịp chày này họ giã cái gì ko ạ?
Cụ nào trả lời chuẩn em mời vod nhập khẩu ạ :)
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,198
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
"Nhịp chày Yên Thái"

Có cụ nào biét cái nhịp chày này họ giã cái gì ko ạ?
Cụ nào trả lời chuẩn em mời vod nhập khẩu ạ :)
Quê nhà em chính gốc làng Yên Thái cạnh hồ tây đây cụ, khi em học cấp 1 họ vẫn giã đấy - cụ mời votka bằng chai nhé, em tả luôn cho chi tiết =D>
 

HVB

Xe tăng
Biển số
OF-13417
Ngày cấp bằng
23/2/08
Số km
1,618
Động cơ
534,410 Mã lực
Nơi ở
Nghĩa Đô, Cầu Giấy

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,411
Động cơ
551,894 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Quê nhà em chính gốc làng Yên Thái cạnh hồ tây đây cụ, khi em học cấp 1 họ vẫn giã đấy - cụ mời votka bằng chai nhé, em tả luôn cho chi tiết =D>
Cụ Tô Hoài bảo là tiếng chày đằng Cầu Sau làng Yên Thái thì không nghe được,cái tiếng chày trong bài này là của làng Hồ,Yên Thái được vinh dự có tên bởi hợp vần.:D:D:D
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,652
Động cơ
736,618 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Quê nhà em chính gốc làng Yên Thái cạnh hồ tây đây cụ, khi em học cấp 1 họ vẫn giã đấy - cụ mời votka bằng chai nhé, em tả luôn cho chi tiết =D>
Khoe dân hà Lội gốc khéo ghê.:D
 

Hộp Đen

Xe tải
Biển số
OF-158178
Ngày cấp bằng
25/9/12
Số km
229
Động cơ
352,980 Mã lực
Nơi ở
B66 A32 Mỹ Đình ************** ⓿❾❹

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
E phải ra Thọ Xương mở quán bán Canh Gà để lấy lại tiếng cho nền GD VN. Các cụ qua ủng hộ nhá (b)
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
E phải ra Thọ Xương mở quán bán Canh Gà để lấy lại tiếng cho nền GD VN. Các cụ qua ủng hộ nhá (b)
Cụ định cạnh tranh với em à????? em vừa đi bảo hộ thương hiệu "Canh gà Thọ xương" rồi nhé =))
 

Nhạc

Xe container
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
9,328
Động cơ
554,911 Mã lực
Cái món chữ nghĩa thật là phức tạp, đã ko ăn được lại còn khiến người đời nhẹ thì bút sa gà chết, nặng thì đầu rơi máu chảy :(
 

Hộp Đen

Xe tải
Biển số
OF-158178
Ngày cấp bằng
25/9/12
Số km
229
Động cơ
352,980 Mã lực
Nơi ở
B66 A32 Mỹ Đình ************** ⓿❾❹
E phải ra Thọ Xương mở quán bán Canh Gà để lấy lại tiếng cho nền GD VN. Các cụ qua ủng hộ nhá (b)
Đùa cũng vui mà thật là đông khách luôn :)

Chúc cụ đắt hàng. Khi nào khai trương PM em.
 

HVB

Xe tăng
Biển số
OF-13417
Ngày cấp bằng
23/2/08
Số km
1,618
Động cơ
534,410 Mã lực
Nơi ở
Nghĩa Đô, Cầu Giấy
canh là báo sang canh đây ạ

http://www.anninhthudo.vn/Xa-hoi/Su-that-ve-chu-canh-trong-canh-ga-Tho-Xuong/470123.antd

Sự thật về chữ “canh” trong “canh gà Thọ Xương”

Thứ tư 17/10/2012 23:41
ANTĐ - Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, để nói về tiếng gà báo canh người ta viết chữ更, bát canh cũng có thể viết là 更. Tuy nhiên, xét về văn cảnh trong cả 4 câu, thì chữ "canh" ở đây được hiểu là tiếng gà báo canh.



Sau sự việc của cô giáo Thủy - trường THCS Lomonoxop, trên một số diễn đàn mạng, có một số ý kiến cho rằng, "canh gà Thọ Xương" là nói về ẩm thực, ý kiến này nhận được vô số lời bàn luận bởi từ trước tới nay, "canh gà Thọ Xương" luôn được giảng dạy và được hiểu là tiếng gà gáy báo canh.

Thậm chí có người đọc còn lấy dẫn chứng rằng: “trong sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh cũng chép bài thơ này. Xin lưu ý, Dương Khuê viết thơ bằng chữ Nôm, nỏ phải chữ Quốc ngữ. Nguyên văn viết chữ Canh là (bát canh, món canh), không phải (canh khuya, canh chầy)”.
Để làm rõ hơn thực hư của chữ “canh” trong “canh gà Thọ Xương” đang gây xôn xao dư luận, PV ANTĐ đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Bài thơ này nằm trong cuốn "Vân Trì thi thảo"
(mang ký hiệu VHv. 2482, đang lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm)

Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, hiện có 2 luồng ý kiến, một cho rằng, đây là bài ca dao của người Việt đã được văn bản hóa, có ý kiến cho rằng đây là bài thơ của nhà thơ Dương Khuê - hiệu là Vân Trì.

PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh đã tìm trong sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư tiên sinh ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm và chưa tìm thấy bài thơ như trên, mà bài thơ này nằm trong cuốn Vân Trì thi thảo (mang ký hiệu VHv. 2482, đang lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm).
Bài thơ có tên đề là Hà Nội Tây cảnh (cảnh Tây Hồ Hà Nội) với 4 câu thơ chữ Nôm:“Phất phơ ngọn trúc trăng tà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh () gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Tiếng chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”.


4 câu thơ chữ Nôm được viết trong Vân Trì thi thảo,
chữ "canh" được đánh dấu bằng vòng tròn đỏ
Về chữ “canh” trong câu “canh gà Thọ Xương”, theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, viết chữ 更 để nói về tiếng gà báo canh, không có chữ Canh 羹 (bát canh, món canh) như ý kiến mà độc giả nêu ra; còn canh (món ăn) cũng có thể viết là chữ 更 này. Trong văn cảnh của bài thơ này thì nên hiểu “canh” là canh giờ, “canh gà Thọ Xương” là tiếng gà gáy báo canh ở Thọ Xương - Hà Nội. Còn chữ “canh” là 羹, theo từ điển được hiểu là món canh, hoặc là nấu canh.

Xét từ ý bài thơ trong cuốnVân Trì thi thảo, là tả cảnh Tây Hồ vào lúc trăng tà các sư thỉnh chuông chùa cũng là lúc gà gáy báo canh, như vậy nên mới có câu “tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”. Theo quan niệm tính giờ ngày xưa, đêm có 5 canh: Canh 1 là từ 19h - 21h, Canh 2 là từ 21h - 23h, Canh 3 là từ 23h - 1h, Canh 4 là từ 1h - 3h, Canh 5 là từ 3h - 5h.

Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, trong văn cảnh của bài thơ này thì nên hiểu “canh” là canh giờ,
“canh gà Thọ Xương” là tiếng gà gáy báo canh ở Thọ Xương - Hà Nội
PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh đưa ra thêm dẫn chứng từ một bài ca dao trong Tổng tập ca dao người Việt (Quốc ngữ) cũng có những bài gắn “tiếng chuông” với “tiếng gà gáy báo canh”, như: “Có thương thì thương, không thương thì nói/ Làm chi lần lần lữa lữa, như hẹn nợ thêm buồn/ Trên chùa đã động tiếng chuông/ Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu”, hay "Đêm năm canh gà kia gáy thúc/ Gió nam phong thổi giục cây sầu",...
PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cho rằng, việc hiểu “canh gà Thọ Xương” trong bài thơHà Nội Tây cảnhhay trong bài ca dao (Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ) là "bát canh gà" thì ông chưa được học!

Từ sự việc này, PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cho biết thêm, ví như từ “vấn nạn”, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay dùng từ “vấn nạn”, như những câu “tham nhũng đã trở thành vấn nạn của xã hội”, hay “bệnh thành tích trong giáo dục là vấn nạn hiện nay”,... ông tin chắc rằng, người viết hay nói từ này chưa tra cứu nghĩa gốc từ “vấn nạn”. Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì “vấn nạn” nghĩa là: đặt lời hỏi để làm rầy người ta, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu thì “vấn nạn” là vặn hỏi lẽ khó khăn. Còn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) chưa có mục từ “vấn nạn”. PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cũng nhấn mạnh, hiện trong xã hội, còn nhiều từ được hiểu sai, dùng sai đã gây nên những sự cố đáng tiếc!
 

accord1992

Xe tăng
Biển số
OF-119204
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
1,502
Động cơ
398,701 Mã lực
Cụ nên nhớ, cô giáo Thủy cả trong suy nghĩ trước đó và sau này đều hiểu chữ "Canh gà" trong bài thơ là tiếng gà báo sang canh. Lỗi duy nhất của cô ấy ở đây là lỗi nghiệp vụ khi bỏ sót lỗi này của học sinh và vẫn cho điểm học sinh đó khá cao gây ra 1 sự phản cảm lớn được thổi bùng lên bởi giới truyền thông kền kền và những ẩn ức kìm nén vì 1 nền giáo dục già cỗi của toàn xã hội.
Các văn bản cổ cụ đưa ra không thuyết phục giới nghiên cứu đơn giản vì nó không phải là chuẩn mực theo dạng sách nghiên cứu kiểu sách giáo khoa được nhiều người công nhận. Giống như dã sử, các dị bản cả trong dạng thư tịch hay truyền miệng đều có các dị bản khác nhau, trong trường hợp này khó chứng minh bài thơ nào mới là bài thơ gốc, xuất xứ từ thời gian nào, ai là tác giả. Nếu tạm căn cứ vào thời gian ra đời các địa danh trong bài thơ thì nó có thể ra đời từ thời Lê, thời cụ kị mấy đời của ông nhà Nho chơi chữ Nôm kia. Dựa vào 1 thư tịch chưa được kiểm chứng của 1 nhà Nho chưa phải là đại diện ưu tú của thời đại tương ứng đó thì e rằng hơi hồ đồ quá chăng?
Trong thực tế, hoàn toàn có thể xảy ra tình huống có bài phú nào đó về Hồ Tây nói về món canh gà mang tính mô tả. Và sau đó xuất hiện bài thơ Nôm được chỉnh sửa theo văn cảnh để chuẩn chỉnh cả ý lẫn tứ thơ hơn. Ở đây, bài thơ và bài phú kia (nếu có) là 2 tác phẩm riêng biệt. Nó được truyền miệng và công nhận của nhiều người, được giảng giải và cảm nhận theo chuẩn 1 nghĩa là tiếng gà báo sang canh. Tác phẩm lúc này đã hoàn thiện và được công nhận rộng rãi, và bài thơ mà cô giáo Thủy giảng dạy ngày hôm nay chính là bài thơ đã hoàn chỉnh đó. Việc khảo cổ ra 1 tứ thơ nào đó rồi gán cho nó cái khuôn vàng thước ngọc để so sánh rồi kết luận e rằng không phải là cách làm khoa học đúng nghĩa.
Bất cứ một ai yêu văn học và có chút am hiểu về niêm luật thơ phú, nhất là thơ cổ, đều cảm nhận bài thơ theo 1 nghĩa duy nhất, bất kể có các dị bản khác thường nào khác thì điều đó vẫn không thay đổi
em đồng ý với kụ
 

mr.ken_no1

Xe container
Biển số
OF-53142
Ngày cấp bằng
18/12/09
Số km
7,742
Động cơ
526,850 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói, hê hê
Ngày trước em cũng nhớ là cô giáo em dậy "Canh gà TX" là tiếng gà gáy báo chuyển canh
Nhưng cái đầu em nó tối tăm, lúc nào em cũng nghĩ nó là "Canh gà"
Theo như cmt của cụ HVB thì PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cũng chỉ nói là "nên" hiểu là tiếng gà báo canh, chứ ông ấy cũng có "dám" quả quyết đó ko phải là món canh gà đâu.
Thôi, mấy hôm nay em cũng đọc về cái này nhiều, mụ hết cả đầu
Quan điểm của em "Canh gà" thì là "Canh gà" chứ chạ phải là "Canh Vịt", "Canh ngan", "Canh chim" .....
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top