- Biển số
- OF-173186
- Ngày cấp bằng
- 22/12/12
- Số km
- 5,123
- Động cơ
- 385,150 Mã lực
Nếu một ngày các cụ đi từ Việt Nam đến Mỹ mà chỉ mất có 1 phút, các cụ nghĩ sao? Khả năng đó hoàn toàn có thể xảy ra không?
Hiện nay Tesla đang triển khai hệ thống đường hầm hyperloop với tốc độ trung bình khoảng 1.200km. TRong tương lai gần việc nâng cấp tốc độ này lên gấp nhiều lần là hoàn toàn khả thi.
Nếu cũng dựa trên công nghệ hyperloop, mà đào một đường hầm lớn, xuyên qua tâm trái đất, có chiều dài bằng đường kính trái đất ( 12.000 km) , nếu một người bình thường rơi tự do vào đường hầm đó tại VN, thì 38 phút sau người đó có mặt tại đất Mỹ.
Nếu chế tạo một thiết bị bay, dựa vào nguyên tắc từ trường trái đất để lấy động lực đẩy thiết bị đó đi với tốc độ gấp nhiều lần tốc độ rơi tự do ( hoặc dùng động cơ phản lực ) ...thì liệu con người có thể di chuyển khoảng cách 12.000km trong vòng 1 phút hoặc thậm chí là ngắn hơn nhiều không?????
----------------------------------------------------------------------------
" Thời gian để con người rơi xuyên qua tâm Trái Đất
Nghiên cứu mới cho thấy nếu nhảy vào một lỗ khoan xuyên Trái Đất, con người sẽ mất ít thời gian để tới đầu bên kia hơn so với tính toán trước đây.
Nếu đào xuyên qua Trái Đất, chúng ta sẽ có một lỗ dài 12.742 km. Hình minh họa: Wordpress.
Alexander Klotz, nhà nghiên cứu tại Đại học McGill ở Canada, đưa ra nghiên cứu chứng minh thời gian thực sự để con người đi qua một chiếc lỗ xuyên hành tinh chỉ khoảng 38 phút 11 giây, thấp hơn nhiều so với ước tính 42 phút 12 giây mà các nhà khoa học đưa ra trước đây, theo Live Science.
Trong nghiên cứu đăng hồi tháng 3/2015 trên tạp chí Vật lý Mỹ, Klotz cho rằng đáp số 42 phút mà nhiều học giả thừa nhận có xét đến sự tác động biến thiên liên tục của lực hấp dẫn mà bỏ qua lực kéo của không khí lên người đang rơi. Hệ số này nhỏ dần khi tiến đến tâm Trái Đất và lớn dần khi người rơi "nổi" ngược chiều lực hấp dẫn ở phía bên kia hố.
Kết quả trước đây tính theo tốc độ ghi nhận lúc một người đi qua nửa hành trình. Tốc độ này đủ lớn để làm người rơi tiếp tục chuyển động ngược chiều lực hấp dẫn ở phía bên kia hành tinh và đi thẳng lên đến mặt đất. Nhưng theo Klotz, phần tâm Trái Đất đặc hơn vỏ nên lực tác động đến người đang rơi cũng sẽ khác.
Để tính toán chính xác, Klotz sử dụng số liệu địa chấn để tính toán tỷ trọng khác nhau ở các độ sâu khác nhau và sử dụng số liệu đó tính ra đáp án. Mật độ vật chất tại mặt đất là khoảng 1 tấn/m3 và 13 tấn/m3 ở độ sâu 6.371 km dưới mặt đất.
Nếu trọng lực không đổi, người đang rơi sẽ mất khoảng 19 phút để tới tâm Trái Đất. Người đó sẽ di chuyển với vận tốc khoảng 40.344km/h, gấp 32 lần tốc độ âm thanh. Khi đi qua phần lõi, người đang rơi sẽ di chuyển chậm lại nhưng do quán tính nên vẫn tiếp tục đi đến đầu kia.
Như vậy, chúng ta sẽ mất 38 phút 11 giây để chạm đến đầu bên kia hành tinh thông qua một lỗ khoan dài 12.742 km xuyên qua Trái Đất.
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/thoi-gian-de-con-nguoi-roi-xuyen-qua-tam-trai-dat-3562167.html
Hiện nay Tesla đang triển khai hệ thống đường hầm hyperloop với tốc độ trung bình khoảng 1.200km. TRong tương lai gần việc nâng cấp tốc độ này lên gấp nhiều lần là hoàn toàn khả thi.
Nếu cũng dựa trên công nghệ hyperloop, mà đào một đường hầm lớn, xuyên qua tâm trái đất, có chiều dài bằng đường kính trái đất ( 12.000 km) , nếu một người bình thường rơi tự do vào đường hầm đó tại VN, thì 38 phút sau người đó có mặt tại đất Mỹ.
Nếu chế tạo một thiết bị bay, dựa vào nguyên tắc từ trường trái đất để lấy động lực đẩy thiết bị đó đi với tốc độ gấp nhiều lần tốc độ rơi tự do ( hoặc dùng động cơ phản lực ) ...thì liệu con người có thể di chuyển khoảng cách 12.000km trong vòng 1 phút hoặc thậm chí là ngắn hơn nhiều không?????
----------------------------------------------------------------------------
" Thời gian để con người rơi xuyên qua tâm Trái Đất
Nghiên cứu mới cho thấy nếu nhảy vào một lỗ khoan xuyên Trái Đất, con người sẽ mất ít thời gian để tới đầu bên kia hơn so với tính toán trước đây.
Nếu đào xuyên qua Trái Đất, chúng ta sẽ có một lỗ dài 12.742 km. Hình minh họa: Wordpress.
Alexander Klotz, nhà nghiên cứu tại Đại học McGill ở Canada, đưa ra nghiên cứu chứng minh thời gian thực sự để con người đi qua một chiếc lỗ xuyên hành tinh chỉ khoảng 38 phút 11 giây, thấp hơn nhiều so với ước tính 42 phút 12 giây mà các nhà khoa học đưa ra trước đây, theo Live Science.
Trong nghiên cứu đăng hồi tháng 3/2015 trên tạp chí Vật lý Mỹ, Klotz cho rằng đáp số 42 phút mà nhiều học giả thừa nhận có xét đến sự tác động biến thiên liên tục của lực hấp dẫn mà bỏ qua lực kéo của không khí lên người đang rơi. Hệ số này nhỏ dần khi tiến đến tâm Trái Đất và lớn dần khi người rơi "nổi" ngược chiều lực hấp dẫn ở phía bên kia hố.
Kết quả trước đây tính theo tốc độ ghi nhận lúc một người đi qua nửa hành trình. Tốc độ này đủ lớn để làm người rơi tiếp tục chuyển động ngược chiều lực hấp dẫn ở phía bên kia hành tinh và đi thẳng lên đến mặt đất. Nhưng theo Klotz, phần tâm Trái Đất đặc hơn vỏ nên lực tác động đến người đang rơi cũng sẽ khác.
Để tính toán chính xác, Klotz sử dụng số liệu địa chấn để tính toán tỷ trọng khác nhau ở các độ sâu khác nhau và sử dụng số liệu đó tính ra đáp án. Mật độ vật chất tại mặt đất là khoảng 1 tấn/m3 và 13 tấn/m3 ở độ sâu 6.371 km dưới mặt đất.
Nếu trọng lực không đổi, người đang rơi sẽ mất khoảng 19 phút để tới tâm Trái Đất. Người đó sẽ di chuyển với vận tốc khoảng 40.344km/h, gấp 32 lần tốc độ âm thanh. Khi đi qua phần lõi, người đang rơi sẽ di chuyển chậm lại nhưng do quán tính nên vẫn tiếp tục đi đến đầu kia.
Như vậy, chúng ta sẽ mất 38 phút 11 giây để chạm đến đầu bên kia hành tinh thông qua một lỗ khoan dài 12.742 km xuyên qua Trái Đất.
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/thoi-gian-de-con-nguoi-roi-xuyen-qua-tam-trai-dat-3562167.html