iem đang định cuối tuần tổ chức vụ đi biển bắt hàu làm bbq. Nghe cụ cảnh báo lại thấy run ợ.
Suy cho cùng đi biển chẳng bao giờ em bơi cả. Chỉ lội nước. Trêu đùa tí thôi. Sóng như thế bơi cái khỉ gió gì.
Thế người ta mới có câu là bể bơi và tắm biển.
Chuẩn cụ, e đi biển chỉ nghịch tý sóng rồi ngồi chơi với con, chứ muốn bơi thì lại vào bể bơi với con cho an toànSuy cho cùng đi biển chẳng bao giờ em bơi cả. Chỉ lội nước. Trêu đùa tí thôi. Sóng như thế bơi cái khỉ gió gì.
Thế người ta mới có câu là bể bơi và tắm biển.
lại còn có cả bơi thoqr bằng mũi nữa.cơ ạ.1 nguyên nhân nữa là người Việt Nam bơi sai động tác cơ bản.
Đặc biệt là cách lấy hơi.
Đa số em quan sát bơi ếch hay sải đều ngửa cổ nên đó là 1 điều nguy hiểm vô cùng. Ngoài cản nước khi bơi còn vô số cái hại khác.
Chính là việc khi bơi như vậy việc thở bằng mũi phát huy tác dụng Nên khi gặp tình huống là phản xạ có điều kiện hít bằng mũi
Và cũng quan sát nhận thấy ở bể bơi cháu hay bơi. Dạy bơi đa số là dạy con hít thở bằng mũi. Vì toàn dạy bơi ếch và sải ngửa cổ lên
Chứ nếu bơi chuẩn ếch,sải, và lấy khí bằng mồm thì có gặp tình huống chắc chắn vẫn làm chủ được. Tránh nhiều sự cố đáng tiếc.
Em đã có lần bế một thằng bé bị sụt cát, chú nó vớt dc lên, bế chạy dc một đoạn thì truyền cho em bế chạy tiếp đến trạ cấp cứu, ộc ra toàn đất và cát ở mồm, may về sau cứu dc. Cửa lò sóng đánh chéo, nên hay có roi cát nổi lên, kèm theo nhưng rãnh cát sâu xen kẽ, cát xốp, đê sụt cuốn người đi. Ai ko biết bơi rất nguy hiểm.Chào các cụ, cháu hôm nay cho F1 đi biển, gặp 2 trường hợp sợ quá. Cụ nào có F1 ra biển nên để mắt chú ý nhá...
1) Thằng bạn em đi cùng 1 nhóm vào Bến Lữ báo tin ra: trong đoàn nó có 1 người bị đuối nước. Khổ quá, anh này bơi giỏi, nhưng chủ quan bơi xa bờ, bị dòng đáy cuốn ra xa bờ. Rồi kiệt sức khi phát hiện ra thì đã đi. Cả đoàn bỏ đi về HN luôn. Thằng bạn cháu sợ quá, nó nói thế này thì phải sợ vài năm không dám xuống biển.
2) Ở Cửa Lò hôm nay, có đôi vợ chồng mải chụp ảnh, F1 chới gần đó, có đeo áo phao, nhưng bị sóng đưa dần xuống dưới. 2 vợ chồng khi xong ảnh ọt thì không thấy F1 đâu, chạy nháo nhào đi tìm. Sóng thì to, người thì đông, tìm mãi không thấy F1 đâu, cuối cùng tìm thấy F1 đang chơi cách đó khoảng 500-600 m. 2 vợ chồng được phen hú vía...
Em cũng như cụ, chả to mồm được, cứ đến ngang vai là đi vào, bơi thì bơi ngang, mà cũng không bơi dài, 10-20m là lại ngừng, thò chân xem có chạm đáy không. Trẻ con thì kể cả ngồi trên bờ cũng phải có người trông và không rời mắt 1s.Em 2 bố con đều biết bơi tí ti nhưng nguyên tắc ra biển là chỉ lội đến ngang ngực rồi bơi vào bờ.
Cụ nói cái này đúng không? Vệt nước em chụp được đây.Cá nhân em thì thấy nước là thứ cực kỳ nguy hiểm, có điều nó mát nên ai cũng coi thường.
Các bãi biển luôn tồn tại nguy cơ: sóng cuốn giật (với trẻ em, người không biết bơi); luồng nước cuốn ra do gió và/hoặc do địa hình; và sụt cát.
Em có chút kinh nghiệm nên khi đi biển: cấm tuyệt đối vợ con xuống nước khi em ko có mặt, kể cả ở các bãi biển có bảo vệ riêng, vắng người như Nam Hải, Furama; ko bao giờ đi ra xa quá tầm sóng; ko để trẻ con chơi ở chỗ nước ngập quá bụng trẻ con.
Như em biết, ở Nam Hải hoặc Furama, bảo vệ rất cẩn thận (hơn đứt Vinpearl Nha trang), họ có quy định rõ giờ tắm, và khi có người ra tắm, họ nhắc luôn khoảng dài được tắm và khoảng xa được tắm. Em còn thấy trong đám bảo vệ có người còn cầm cuộn dây, điều này cho thấy, kể cả ở khu vực bãi tắm tốt như Đà nẵng Hội an, hiện tượng dòng cuốn và/hoặc sụt cát là có.
Còn như Lăng cô, năm 2004 em qua, có chú người Đức chết vì sụt cát, năm 2007/8 gì đó đọc báo thấy có tàu thám dương của Mỹ qua, mấy sinh viên nhảy xuống bơi bị cát cuốn, chết 3 người. Các bác mà đi từ trên đèo Hải vân, nhìn xuống thấy rõ mấy vệt dòng chảy, dạng dòng này khi mạnh lên nó lùa cát chảy thành dòng luôn và đây là sụt cát.
Kinh nghiệm của dòng cuốn (ko phải sụt cát) mà em đọc thấy là thả cho nó kéo ra, hết đà thì dòng sẽ ngừng, sau đó bơi theo góc khác vào bờ. Tuy nhiên thưc tế, mầy ai có kinh nghiệm để nhận ra là mình bị dòng cuốn, nên thường bơi đến khi kiệt sức.
em nghe nói những bãi nước lặng như này thường có dòng ngầm , khi đã bị cuốn vào rồi thì khó thoát trừ khi biết bơi và bình tĩnh thôi, đúng là nước mềm nên dẽ chết đuốiChỗ bãi lữ này cách đây mấy năm ông chủ hiệu vàng Kim linh ở phố hàng bạc cũng chết đuối, chỗ cửa lò chỗ cánh buồm gần quảng trường thì thấy dân bảo ngày xưa có tàu trung quốc mắc cạn nên hút cát để thuyền ra được nên chỗ đó nguy hiểm vì cát không bằng phẳng
Cụ nào tắm Cửa lò buổi sáng thì hết sức cẩn thận nhé, mất mạng như chơi. Nước rút xa bờ rất nhanh, không để ý chút là không còn cơ hội bơi vào đâu dù bơi giỏi mấy, phải nói là cực kỳ nguy hiểm cho ai bơi tầm chân không chạm đất.
cụ nói cực chuẩn,đây là hiện tượng của biển cửa lò,cứ nghĩ ko nguy hiểm nhưng lại cực nguy hiểm,nhất là đối với những người biết bơiChính xác phải là chỗ nước lặng trong vùng có sóng, chỗ đó chính là chỗ nước thoát ra từ 2 bên có sóng đánh nước vào bờ, lơ là nó đẩy ra ngoài, cuống cố bơi thẳng vào k thắng dc sức nước kiệt sức là chết chìm, bình tĩnh bơi ngang thì sống