[Funland] Càng vào tuổi trung niên mới thấy Sa Tăng đáng để học hỏi

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,505
Động cơ
868,800 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Lý do phật giáo Bắc tông bắt ăn chay chắc cũng vì chuyện này.
Sugar increase đi đường bị bọn yêu ma tung tin đồn nên mấy chục lần thập tử nhất sinh, để an toàn nên ông thêm phần ăn chay vào kinh phật để giảm bớt mối nguy.
Mà đúng là thằng nào tung tin đồn éo có tâm thât
Nếu đồn là em ma nữ nào nện được Sugar Tăng 1 nhát thì mãi mãi tuổi xuân, hàng ngày mà có Sugar Tăng cung cấp kem dưỡng da thì trắng như Hằng Nga gọi bằng cụ
Thế có phải là anh Tăng sẽ có 1 dàn đồ đệ nữ tháp tùng sang tận Tây trúc không

Chậc
 

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
768
Động cơ
281,224 Mã lực
Mình nghĩ là Ngọc hoàng.
Bên đông đang là thế giới của đạo giáo, Ngọc hoàng là nhất, thế mà đại ca như lai lập kế hoạch dài đến mấy trăm năm để mang kinh về truyền bá Phật giáo, tìm đủ mọi cách tạo thế chuẩn bị , lôi kéo phe phái , kể cả xin tha cho con khỉ phá nhà Ngọc hoàng.
Thế nên bên đạo giáo cay cú tìm cách phá ngầm thôi.
 

Thèm lấy vợ

Xe buýt
Biển số
OF-801590
Ngày cấp bằng
27/12/21
Số km
757
Động cơ
579 Mã lực
Tuổi
34
Mình nghĩ là Ngọc hoàng.
Bên đông đang là thế giới của đạo giáo, Ngọc hoàng là nhất, thế mà đại ca như lai lập kế hoạch dài đến mấy trăm năm để mang kinh về truyền bá Phật giáo, tìm đủ mọi cách tạo thế chuẩn bị , lôi kéo phe phái , kể cả xin tha cho con khỉ phá nhà Ngọc hoàng.
Thế nên bên đạo giáo cay cú tìm cách phá ngầm thôi.
Em xem bộ Tây hành kỷ và đọc còm của bác thấy có lý.
 

hungeverest

Xe điện
Biển số
OF-32800
Ngày cấp bằng
2/4/09
Số km
3,003
Động cơ
2,319,152 Mã lực
E đọc xong thấy bóng dáng của tồng tý phó ban kttw.
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,020
Động cơ
1,336,117 Mã lực
Mình nghĩ là Ngọc hoàng.
Bên đông đang là thế giới của đạo giáo, Ngọc hoàng là nhất, thế mà đại ca như lai lập kế hoạch dài đến mấy trăm năm để mang kinh về truyền bá Phật giáo, tìm đủ mọi cách tạo thế chuẩn bị , lôi kéo phe phái , kể cả xin tha cho con khỉ phá nhà Ngọc hoàng.
Thế nên bên đạo giáo cay cú tìm cách phá ngầm thôi.
Ý có lý: đa số yêu quái đều người nhà giời, linh thú, toàn COCC trốn xuống hạ giới.
 

Thèm lấy vợ

Xe buýt
Biển số
OF-801590
Ngày cấp bằng
27/12/21
Số km
757
Động cơ
579 Mã lực
Tuổi
34
Truyện gì thế bác, hay ko?
Truyện tranh Tàu.
Kể về Sư phụ và bốn thầy trò khi biết được âm mưu của thiên đình thì lại vượt nghìn dặm đi trả kinh .
Nếu cụ không muốn đọc truyện thì có thể xem phim hoạt hình.
Các nhân vật trong bộ này hoàn toàn trái ngược với bộ Tây Du Ký.
 
  • Vodka
Reactions: A_S

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
768
Động cơ
281,224 Mã lực
Ý có lý: đa số yêu quái đều người nhà giời, linh thú, toàn COCC trốn xuống hạ giới.
Ai viết được bộ đấu trí thì hay nhỉ. Em thấy bên Tây thiên mua chuộc được nhiều phe bên thiên đình, bên thiên đình thậm chí còn mua chuộc được cả thủ kho giao kinh nữa cơ. Đấu nhau dữ dội nhưng bên ngoài vẫn tươi cười nói là 81 kiếp nạn.
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,204
Động cơ
423,681 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
thế anh ta cũng đã riết con yêu quái à. tưởng là cần cù ghính đồ thôi.
 

Ăn mày dĩ vãng

Xe điện
Biển số
OF-26864
Ngày cấp bằng
4/1/09
Số km
4,533
Động cơ
512,295 Mã lực
chán nhất là Đường lão bản,
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Đại lão Hoà thượng Hư Vân (1840- 1959) đã nhận định về truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân như sau:
(Trích đoạn Pháp Ngữ của Thiền Sư Hư Vân, TT. Thích Hằng Đạt Việt dịch - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2004

“Trong đời Đường, pháp sư Huyền Trang có viết quyển Tây Du Ký. Nội dung của quyển này vốn là những lời chân thật. Song, truyện Tây Du Ký được lưu truyền trên thế gian hoàn toàn là những lời ma qủy. Hòa thượng Bạch Vân ở chùa Bạch Vân giảng kinh Đạo Đức, khiến rất nhiều đạo sĩ xuất gia làm tăng sĩ. Do đó, các đạo sĩ tại Trường Xuân Quán không vừa lòng, nên nói dối là theo lệnh quán quân, sửa Trường Xuân Quán thành Chùa Trường Xuân, và chùa Bạch Vân thành Bạch Vân Quán. Các đạo sĩ tự viết ra quyển tiểu thuyết Tây Du Ký để phỉ báng Phật giáo. Xem xét kỹ càng quyển tiểu thuyết Tây Du Ký này thì sẽ thấy chân tướng của họ. Sự lợi hại nhất là họ chẳng hề ghi lại việc pháp sư Huyền Trang mang kinh vượt qua các bãi sa mạc mà trở về bổn quốc. Họ viết là pháp sư Huyền Trang chỉ lưu lại sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật". Những kinh điển do pháp sư Huyền Trang phiên dịch, họ hoàn toàn bỏ qua không nhắc đến. Thế nhân rất tin tưởng vào quyển truyện Tây Du Ký giả dối đó, khiến quyển Tây Du Ký chân thật lại bị chôn vùi.

Để đối đầu lại quyển tiểu thuyết Tây Du Ký giả dối, các Phật tử viết ra bộ truyện Phong Thần để phỉ báng các đạo sĩ. Quyển truyện này nói rằng các đạo sĩ, dầu tu tiên bao số kiếp, nhưng vẫn còn tâm sân hận chém giết lẫn nhau.
Xem hai quyển truyện này, nếu không biết rằng chư Phật tử cùng các đạo sĩ phỉ báng lẫn nhau, thì sẽ lầm nhận giả thành chân. Vì vậy, khi xem sách vở thế tục, phải phân biệt rõ những điều thị phi, đúng sai, tà chánh. Truyện Bạch Xà ghi rằng chùa Kim Sơn bị nạn lụt lội; việc này được ghi chép trong sách vở của nhà nho, còn kinh sách của Phật giáo nào có viết đến. Thế nên, chẳng phải là sự thật. Hiện nay, tại chùa Kim Sơn còn đông Pháp Hải, mà tiểu thuyết lại ghi rằng đó là tháp Lôi Phong và đỉnh Phi Lai. Thật là những điều hàm hồ vô căn cứ. Lại nữa, một truyền thuyết cho rằng thiền sư Cao Phong có một nửa đồ đệ: Đoạn Nhai là một, và Trung Phong là phân nửa. Trong các điển chương của Phật giáo nào có ghi những điều này!
Nếu muốn có lợi ích thật thụ, hãy xem những quyển kinh sách của cổ nhân như Thích Thị Cổ Lược, Thiền Lâm Bảo Huấn, Hoằng Minh Tập, Bổ Giáo Biên, kinh Lăng Nghiêm…”
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Sự thực về Pháp sư Trần Huyền Trang và công cuộc Tây Du Ký của Ngài
E42302DE-F20A-477C-9544-ACBEDEE5472A.jpeg


1 - Tiểu sử Pháp sư Huyền Trang
Huyền Trang tục danh là Trần Vỹ, sinh năm Khải Hoàn thứ 16, đời nhà Đường (595) ở huyện Hầu Thị, châu Lạc Xuyên. Thân sinh là Trần Huệ, trước làm quan ở Giang Lăng, nhận thấy tình thế nhiễu nhương, cáo quan về quê dạy học. Trần Huệ có bốn con trai, Huyền Trang là con út, người anh thứ hai làm Hòa Thượng ở chùa Tịnh Độ đất Lạc Dương.
Thuở nhỏ Ngài theo Nho học, trong những buổi đến thăm anh ở chùa Tịnh Độ, Ngài thuờng ở lại nghe kinh, Pháp, với trí tuệ khác thường Ngài lãnh hội được lý nghĩa Đại Thừa rất sâu rộng. Từ đó Ngài bỏ Khổng, quy y theo Phật Giáo.
Năm 13 tuổi, Ngài được vị chủ khảo, quan Khâm Sai Trịnh Thiện Quả, đặc cách cho miễn tuổi do sự đối đáp thông minh trôi chảy. Ngài được dự vào cuộc sát hạch tuyển chọn Tăng sĩ triều đình và trúng tuyển. Sự nghiệp lớn bắt đầu từ đây.
Ngài có vóc dáng đẹp đẽ, phong quang rực rỡ, có nhiều tăng mỹ tướng. Chính Trịnh Thiện Quả đã dựa vào phong mạo của Ngài để biện bạch cho sự quyết định của mình: "Tòng nghiệp mà học đạo cho thành thì dễ, chớ phong cốt luyện cao được thì khó lắm. Cậu bé Trần Vỹ này nếu được làm Tăng, tất nhiên sẽ thành vị Cao Tăng Đại Đức trong chốn Thiền Môn không ai sánh kịp".
Ngài chính thức xuất gia tại chùa Tịnh Độ. Về sau đất Lạc Dương biến loạn, anh em Ngài đi về Trường An, tu tại chùa Trang Nghiêm. Rồi vì Trường An gặp lúc khó hành đạo, các Ngài dời đến Thành Đô tại chùa Khuông Tuệ.
Năm 27 tuổi, Ngài vân du khắp Trung Quốc để cầu học với các danh Tăng Hoa, Ấn. Dù đã đạt đến trình độ siêu việt, các giáo nghĩa của Đại Thừa vẫn chưa thỏa mãn khát vọng của Ngài. Năm 31 tuổi Ngài bắt đầu cuộc Tây du. Trải qua vô vàn gian khổ, cuối cùng Ngài đã đạt được ước vọng không lường của mình. Đi đến nơi, về đến chốn, năm 50 tuổi Ngài trở về Trường An. Ngài được vua quý trọng, xem như quốc bảo và ban làm ngự đệ. Ngài đã làm nên một sự nghiệp thế kỷ, dịch 75 bộ 1.335 quyển kinh từ chữ Phạn ra chữ Hán.

Ngài mất năm 664 tại Trường An khi trong tay đang cầm bút dịch kinh Đại Thừa. Đường Cao Tôn rơi lệ, bãi Triều 3 ngày và than thở: "Trẫm nay mất rồi một người quốc bảo". Một triệu người tham dự đám tang, ba mươi ngàn người lập lều ở quanh mộ Ngài tại Bạch Lộc Nguyên. Hình ảnh Ngài được phổ cập khắp thế giới, nhất là Đông Nam Châu Á, trong đó có Việt Nam qua sự tích Đường Tam Tạng Thỉnh Kinh (Tây Du Ký).

2 - Ngài Huyền Trang xiển dương Đại Thừa Phật Giáo:
a- Tại Trung Quốc:
Huyền Trang trước khi xuất gia thường nghe Pháp Đại Thừa tại chùa Tịnh Độ, với lợi căn thông tuệ, Ngài lý hội tất cả kinh điển nghe qua. Do đó khi phát tâm xuất gia, Ngài đã ý thức được một trong năm đức lớn: "Chỉ cầu Đại Thừa vị độ nhân cố". Như thế khi xuống tóc xuất gia, Ngài đã bắt đầu phát bồ đề tâm: "Trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh". Tâm bồ đề ấy Ngài đã tuyên dương qua câu trả lời với vị Chánh chủ khảo: "Tôi muốn xa nối chí chư Phật, gần hoằng dương Chánh Pháp". Để thực hiện chí nguyện, Ngài đã đi tìm cầu học khắp Trung Quốc với các vị Cao Tăng thạc đức. Song kinh điển truyền sang thời đó còn hạn chế, việc lý giải, dịch thuật chưa đáp ứng được chí tiến tu của Ngài mặc dù Ngài đã say mê tìm học đến quên ăn bỏ ngủ. Vào thời đó, Ngài là vị Giảng Sư trẻ tuổi nhất, đã đăng đàn giảng kinh Niết Bàn, bộ kinh Đại Thừa uyên thâm nhứt. Năm 31 tuổi Ngài gặp học giả nổi tiếng là Pháp Sư Phạ Mật Đa Na, học trò xuất sắc của Ngài Giới Hiền từ Trung Ấn qua, Ngài được giải tỏa nhiều nghi vấn. Và thế là chí Tây Du của Ngài được quyết định.

b- Tại Ấn Độ:
Với chí nguyện học tận gốc, tìm cho ra chân nghĩa Đại Thừa, năm mươi vạn dặm đường dài từ Trung Quốc qua Ấn Độ, phải vượt suối trèo non, băng qua sa mạc nắng cháy, những đêm lạnh cóng xương, một mình một ngựa đối đầu với muôn ngàn khó khăn nguy hiểm, mạng sống như treo đầu sợi tóc. Với chí nguyện Đại Thừa "Hủy thí thân mạng, tôn sùng đạo cố" là một trong năm đức của người xuất gia. Chí nguyện và lòng cầu nguyện Bát Nhã Tâm Kinh niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Và đây câu trả lời dứt khoát, khi vua nước Cao Xương Khúc Văn Thái lưu luyến giữ Ngài lại: "Đại Vương có thế giữ được hài cốt của bần đạo thôi, chứ tinh thần ý chí của bần đạo thì Đại Vương không thể giữ được". Và chí nguyện sắt đá của Ngài cũng thành tựu qua 24 bức thư giới thiệu với 24 tiểu quốc của vua Y Ngô.
Ngài đến đất Phật, một mặt chiêm bái các Phật tích tòng lâm, mặt khác Ngài tầm học các Kinh Luận bằng Phạn văn của cả Đại lẫn Tiểu Thừa (như Câu Xá Luận của Thế Thân, Thành Thật Luận của Ha Lê Bạt Ma) với các vị Pháp sư danh tiếng: Nhưng có lẽ nổi bật nhất là Ngài được Pháp sư Giới Hiền, lúc bấy giờ đã 105 tuổi, vẫn phá lệ khai đàn giảng lại bộ Du Già Sư Địa Luận trong 15 tháng (đặc biệt cho Ngài Huyền Trang) tại tu viện Nalanda, một ngôi Phật Tự được coi là tráng lệ nhất - đại học Phật giáo xưa nhất Ấn Độ, một trung tâm văn hóa xứ Phật, chứa tất cả Kinh Luận Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, kinh Phệ Đà cho đến sách Gia Chu Tử. Sau ba năm Ngài đã thông suốt:
- 3 thiên bộ Du Già Sư Địa Luận
- 1 thiên bộ Thuận Chánh Địa Luận
- 1 thiên bộ Hiến Dương Đối Phá
- 2 thiên của các bộ Nhân Minh, Thanh Minh Tập luận
- 3 thiên của các bộ Trung Luận, Bách Luận.
Và quan yếu nhất là giải tỏa được nhiều điểm nghi ngờ trong các Kinh Luận Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa.
Trong vòng sáu năm, Ngài đã đi khắp Đông, Tây, Nam, Bắc xứ Trung Ấn Độ, qua trên 100 nước lớn nhỏ, đọc, học, ghi chép, lý giải thông qua các Kinh Luận, sách vở tàng trữ trong các thư các, đền, chùa, ghi chú thứ tự từ phong tục, tập quán, địa lý, thiên văn, đặc sản v.v... rất có hệ thống.
Đỉnh cao và công hạnh lớn nhất của Ngài đối với việc xiển dương giáo nghĩa Đại Thừa tại Ấn Độ là việc tranh luận sôi nổi nhất, có tính cách quyết định sự hưng vong của Đại Thừa Phật Giáo.
Ngài dùng lý luận sắc bén, trí tuệ bao trùm, bẻ gãy 700 bài luận huênh hoang là vô địch "Phá Đại Thừa" của Bát Nhã Cúc Đa, một Luận sư uyên thâm có nhiều thế lực của phái Tiểu Thừa.
Bằng 1.600 bài Phá Ác Kiến Luận, Ngài Huyền Trang đã đánh tan mọi mê chấp của phái Tiểu Thừa. Cao hơn nữa làm cho các Luận sư pháp Tiểu Thừa tâm phục, khẩu phục.
Phá Ác Kiến Luận có giá trị siêu việt tuyệt đối đến nỗi vua Giới Nhật, một vị vua hùng mạnh nhất xứ Trung Ấn đã tuyên cáo: Nếu ai tìm thấy một chữ sai lầm vô lý, có thế bác bỏ được thì Trẫm xin cắt đầu để tạ ơn. Sau 18 ngày Ngài ngồi ghế luận chủ, Huyền Trang đã đánh bạt tất cả luận điểm sai trái, xiển dương giáo lý Đại Thừa rực rỡ trên đất Phật. Lý lẽ vững chắc, trí tuệ sắc bén của Ngài đã làm cho nhiều Pháp sư, học giả bỏ ngay tà kiến và quy ngưỡng theo Đại Thừa tại chỗ. Tất cả Vương Tôn Công Tử, Đại Thần... tuân phục, ca ngợi Ngài không ngớt. Chính họ đã tranh nhau cúng dường Ngài vô số châu báu, lụa là, Ngài đều hồi hướng từ chối tất cả. Khi ấy vua đành lấy bộ tăng phục của Ngài đặt lên kiệu voi trắng với lời hiệu triệu truyền ra cho công chúng: "Vị Pháp Sư Trung Quốc đã kiến lập Đại Thừa và phá hủy tất cả mọi tà thuyết trong 18 ngày không ai dám đối lập. Nay tin cho công chúng biết".
Ba mươi lăm ngày tiếp theo, Giới Nhật Vương, cung thỉnh Ngài minh chứng đại hội Vô Già tại Bản La Đa Già quốc (Prayaga). Số người tham dự lên tới 50 vạn. Đàn đại thí bày ra một tháng mới đủ và hội trường mới giải tán.
c - Trở về cố hương:
Tháng giêng niên hiệu Trinh Quán thứ 19 (645), Tể tướng Phòng Huyền Linh cùng các quan chức ở Trường An đi đón Ngài. Hàng trăm hương án sắp hàng để cung nghinh kinh tượng mà Ngài mang về. Dân chúng nô nức đến đảnh lễ Ngài, những con đường không còn lối đi, cảnh tượng thật kỳ diệu và linh thiêng.
Mặc dầu ra ngài Huyền Trang ra đi không được sự chấp thuận của chính quyền phong kiến, nhưng cả vua Thái Tông (626 - 649) lẫn Cao Tông (650 - 683) đều rất sùng kính Ngài và tổ chức Đại lễ ban Pháp hiệu là Tam tạng Pháp sư. Ngài cũng đã nhiều lần khéo léo từ chối đề nghị hoàn tục để nhận chức Tướng quốc của vua Thái Tông. Trong thâm tâm, Ngài vẫn mong muốn suốt cuộc đời xuất gia hành đạo để báo đáp Phật ân và quốc ân. Vua vui vẻ thuận theo và giúp đỡ rất nhiều trong công việc phiên dịch sau này.
Nếu ở Ấn Độ Ngài là một học giả, một Luận sư danh tiếng, khi trở về Trung quốc Ngài là một nhà trước tác dịch thuật đại tài. Ngài dâng trọn cuộc đời còn lại cho việc phổ cập Kinh Luận Đại Thừa mà Ngài đã học hỏi, nghiên cứu suốt hai mươi năm.
Năm 664 Ngài thành lập Hội Đồng Phiên Dịch chia thành nhiều nhóm.
- Nhóm thứ nhất: Vị Dịch chủ tinh thông Phạn văn- Hán văn (Ngài Huyền Trang)
- Nhóm thứ hai: Chuyên dịch từ Phạn văn ra Hán văn
- Nhóm thứ ba: Chứng nhận xác định đã dịch đúng
Phạn văn
- Nhóm thứ tư: Nhuận văn sửa lại cho đúng văn pháp
Trung Hoa.
- Nhóm thứ năm: Nhuận nghĩa, so bản dịch với nguyên bản.
- Nhóm thứ sáu: Duyệt xét lần cuối.
Tổng số Kinh Luận đã được dịch là 75 bộ gồm 1.335 quyển, trong đó có hai pho lớn nhất là: Đại Tỳ Bà Sơ Luận 200 quyển, bộ Định Đạt Bát Nhã gồm 600 quyển. Phương pháp dịch thuật, làm việc của Ngài thật chu đáo, khoa học, tiến bộ có thể nói vô tiền khoáng hậu như chuyến Tây du của Ngài vậy.
Nhờ công trình dịch thuật vĩ đại của Ngài mà Đại Thừa Phật Giáo được phát khởi mạnh mẽ ở Trung Quốc và các nước phía đông như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam.
3 - Kết luận
Huyền Trang một mình một ngựa ngàn dặm gian lao, du học khắp xứ Ấn Độ, học vấn thành tựu, biện tài vang khắp, công thành quả mãn, Ngài đã tiếp bước Mã Minh với Đại Thừa Khởi Tín Luận, Ngài Long Thọ với Trung Quán Luận; Vô Trước, Thế Thân với Thành Duy Thức Luận. Huyền Trang có 1.600 tụng Phá Ác Kiến Luận đã nhiếp phục tất cả những kẻ đối nghịch cả hai phái Đại và Tiểu Thừa.
Tại bản xứ Ấn Độ thắp sáng chói ngọn đuốc trí tuệ Đại Thừa, đưa Đại Thừa lên đỉnh cao hưng thịnh, kết thúc việc tranh luận giữa hai bộ phái kéo dài hơn một thiên niên kỷ.
Dân Ấn người Đại Thừa tôn xưng Ngài là Đại Thừa Thiên (Ông trời Đại Thừa). Những vị Tiểu Thừa xưng tụng Ngài là Mộc Xoa Đề (Giải Thoát Thiên hay Trời Giải Thoát).
 
Chỉnh sửa cuối:

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,020
Động cơ
1,336,117 Mã lực
Sự thực về Pháp sư Trần Huyền Trang và quyển Tây Du Ký do ngài viết ra
E42302DE-F20A-477C-9544-ACBEDEE5472A.jpeg


1 - Tiểu sử Pháp sư Huyền Trang
Huyền Trang tục danh là Trần Vỹ, sinh năm Khải Hoàn thứ 16, đời nhà Đường (595) ở huyện Hầu Thị, châu Lạc Xuyên. Thân sinh là Trần Huệ, trước làm quan ở Giang Lăng, nhận thấy tình thế nhiễu nhương, cáo quan về quê dạy học. Trần Huệ có bốn con trai, Huyền Trang là con út, người anh thứ hai làm Hòa Thượng ở chùa Tịnh Độ đất Lạc Dương.
Thuở nhỏ Ngài theo Nho học, trong những buổi đến thăm anh ở chùa Tịnh Độ, Ngài thuờng ở lại nghe kinh, Pháp, với trí tuệ khác thường Ngài lãnh hội được lý nghĩa Đại Thừa rất sâu rộng. Từ đó Ngài bỏ Khổng, quy y theo Phật Giáo.
Năm 13 tuổi, Ngài được vị chủ khảo, quan Khâm Sai Trịnh Thiện Quả, đặc cách cho miễn tuổi do sự đối đáp thông minh trôi chảy. Ngài được dự vào cuộc sát hạch tuyển chọn Tăng sĩ triều đình và trúng tuyển. Sự nghiệp lớn bắt đầu từ đây.
Ngài có vóc dáng đẹp đẽ, phong quang rực rỡ, có nhiều tăng mỹ tướng. Chính Trịnh Thiện Quả đã dựa vào phong mạo của Ngài để biện bạch cho sự quyết định của mình: "Tòng nghiệp mà học đạo cho thành thì dễ, chớ phong cốt luyện cao được thì khó lắm. Cậu bé Trần Vỹ này nếu được làm Tăng, tất nhiên sẽ thành vị Cao Tăng Đại Đức trong chốn Thiền Môn không ai sánh kịp".
Ngài chính thức xuất gia tại chùa Tịnh Độ. Về sau đất Lạc Dương biến loạn, anh em Ngài đi về Trường An, tu tại chùa Trang Nghiêm. Rồi vì Trường An gặp lúc khó hành đạo, các Ngài dời đến Thành Đô tại chùa Khuông Tuệ.
Năm 27 tuổi, Ngài vân du khắp Trung Quốc để cầu học với các danh Tăng Hoa, Ấn. Dù đã đạt đến trình độ siêu việt, các giáo nghĩa của Đại Thừa vẫn chưa thỏa mãn khát vọng của Ngài. Năm 31 tuổi Ngài bắt đầu cuộc Tây du. Trải qua vô vàn gian khổ, cuối cùng Ngài đã đạt được ước vọng không lường của mình. Đi đến nơi, về đến chốn, năm 50 tuổi Ngài trở về Trường An. Ngài được vua quý trọng, xem như quốc bảo và ban làm ngự đệ. Ngài đã làm nên một sự nghiệp thế kỷ, dịch 75 bộ 1.335 quyển kinh từ chữ Phạn ra chữ Hán.

Ngài mất năm 664 tại Trường An khi trong tay đang cầm bút dịch kinh Đại Thừa. Đường Cao Tôn rơi lệ, bãi Triều 3 ngày và than thở: "Trẫm nay mất rồi một người quốc bảo". Một triệu người tham dự đám tang, ba mươi ngàn người lập lều ở quanh mộ Ngài tại Bạch Lộc Nguyên. Hình ảnh Ngài được phổ cập khắp thế giới, nhất là Đông Nam Châu Á, trong đó có Việt Nam qua sự tích Đường Tam Tạng Thỉnh Kinh (Tây Du Ký).

2 - Ngài Huyền Trang xiển dương Đại Thừa Phật Giáo:
a- Tại Trung Quốc:
Huyền Trang trước khi xuất gia thường nghe Pháp Đại Thừa tại chùa Tịnh Độ, với lợi căn thông tuệ, Ngài lý hội tất cả kinh điển nghe qua. Do đó khi phát tâm xuất gia, Ngài đã ý thức được một trong năm đức lớn: "Chỉ cầu Đại Thừa vị độ nhân cố". Như thế khi xuống tóc xuất gia, Ngài đã bắt đầu phát bồ đề tâm: "Trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh". Tâm bồ đề ấy Ngài đã tuyên dương qua câu trả lời với vị Chánh chủ khảo: "Tôi muốn xa nối chí chư Phật, gần hoằng dương Chánh Pháp". Để thực hiện chí nguyện, Ngài đã đi tìm cầu học khắp Trung Quốc với các vị Cao Tăng thạc đức. Song kinh điển truyền sang thời đó còn hạn chế, việc lý giải, dịch thuật chưa đáp ứng được chí tiến tu của Ngài mặc dù Ngài đã say mê tìm học đến quên ăn bỏ ngủ. Vào thời đó, Ngài là vị Giảng Sư trẻ tuổi nhất, đã đăng đàn giảng kinh Niết Bàn, bộ kinh Đại Thừa uyên thâm nhứt. Năm 31 tuổi Ngài gặp học giả nổi tiếng là Pháp Sư Phạ Mật Đa Na, học trò xuất sắc của Ngài Giới Hiền từ Trung Ấn qua, Ngài được giải tỏa nhiều nghi vấn. Và thế là chí Tây Du của Ngài được quyết định.

b- Tại Ấn Độ:
Với chí nguyện học tận gốc, tìm cho ra chân nghĩa Đại Thừa, năm mươi vạn dặm đường dài từ Trung Quốc qua Ấn Độ, phải vượt suối trèo non, băng qua sa mạc nắng cháy, những đêm lạnh cóng xương, một mình một ngựa đối đầu với muôn ngàn khó khăn nguy hiểm, mạng sống như treo đầu sợi tóc. Với chí nguyện Đại Thừa "Hủy thí thân mạng, tôn sùng đạo cố" là một trong năm đức của người xuất gia. Chí nguyện và lòng cầu nguyện Bát Nhã Tâm Kinh niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Và đây câu trả lời dứt khoát, khi vua nước Cao Xương Khúc Văn Thái lưu luyến giữ Ngài lại: "Đại Vương có thế giữ được hài cốt của bần đạo thôi, chứ tinh thần ý chí của bần đạo thì Đại Vương không thể giữ được". Và chí nguyện sắt đá của Ngài cũng thành tựu qua 24 bức thư giới thiệu với 24 tiểu quốc của vua Y Ngô.
Ngài đến đất Phật, một mặt chiêm bái các Phật tích tòng lâm, mặt khác Ngài tầm học các Kinh Luận bằng Phạn văn của cả Đại lẫn Tiểu Thừa (như Câu Xá Luận của Thế Thân, Thành Thật Luận của Ha Lê Bạt Ma) với các vị Pháp sư danh tiếng: Nhưng có lẽ nổi bật nhất là Ngài được Pháp sư Giới Hiền, lúc bấy giờ đã 105 tuổi, vẫn phá lệ khai đàn giảng lại bộ Du Già Sư Địa Luận trong 15 tháng (đặc biệt cho Ngài Huyền Trang) tại tu viện Nalanda, một ngôi Phật Tự được coi là tráng lệ nhất - đại học Phật giáo xưa nhất Ấn Độ, một trung tâm văn hóa xứ Phật, chứa tất cả Kinh Luận Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, kinh Phệ Đà cho đến sách Gia Chu Tử. Sau ba năm Ngài đã thông suốt:
- 3 thiên bộ Du Già Sư Địa Luận
- 1 thiên bộ Thuận Chánh Địa Luận
- 1 thiên bộ Hiến Dương Đối Phá
- 2 thiên của các bộ Nhân Minh, Thanh Minh Tập luận
- 3 thiên của các bộ Trung Luận, Bách Luận.
Và quan yếu nhất là giải tỏa được nhiều điểm nghi ngờ trong các Kinh Luận Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa.
Trong vòng sáu năm, Ngài đã đi khắp Đông, Tây, Nam, Bắc xứ Trung Ấn Độ, qua trên 100 nước lớn nhỏ, đọc, học, ghi chép, lý giải thông qua các Kinh Luận, sách vở tàng trữ trong các thư các, đền, chùa, ghi chú thứ tự từ phong tục, tập quán, địa lý, thiên văn, đặc sản v.v... rất có hệ thống.
Đỉnh cao và công hạnh lớn nhất của Ngài đối với việc xiển dương giáo nghĩa Đại Thừa tại Ấn Độ là việc tranh luận sôi nổi nhất, có tính cách quyết định sự hưng vong của Đại Thừa Phật Giáo.
Ngài dùng lý luận sắc bén, trí tuệ bao trùm, bẻ gãy 700 bài luận huênh hoang là vô địch "Phá Đại Thừa" của Bát Nhã Cúc Đa, một Luận sư uyên thâm có nhiều thế lực của phái Tiểu Thừa.
Bằng 1.600 bài Phá Ác Kiến Luận, Ngài Huyền Trang đã đánh tan mọi mê chấp của phái Tiểu Thừa. Cao hơn nữa làm cho các Luận sư pháp Tiểu Thừa tâm phục, khẩu phục.
Phá Ác Kiến Luận có giá trị siêu việt tuyệt đối đến nỗi vua Giới Nhật, một vị vua hùng mạnh nhất xứ Trung Ấn đã tuyên cáo: Nếu ai tìm thấy một chữ sai lầm vô lý, có thế bác bỏ được thì Trẫm xin cắt đầu để tạ ơn. Sau 18 ngày Ngài ngồi ghế luận chủ, Huyền Trang đã đánh bạt tất cả luận điểm sai trái, xiển dương giáo lý Đại Thừa rực rỡ trên đất Phật. Lý lẽ vững chắc, trí tuệ sắc bén của Ngài đã làm cho nhiều Pháp sư, học giả bỏ ngay tà kiến và quy ngưỡng theo Đại Thừa tại chỗ. Tất cả Vương Tôn Công Tử, Đại Thần... tuân phục, ca ngợi Ngài không ngớt. Chính họ đã tranh nhau cúng dường Ngài vô số châu báu, lụa là, Ngài đều hồi hướng từ chối tất cả. Khi ấy vua đành lấy bộ tăng phục của Ngài đặt lên kiệu voi trắng với lời hiệu triệu truyền ra cho công chúng: "Vị Pháp Sư Trung Quốc đã kiến lập Đại Thừa và phá hủy tất cả mọi tà thuyết trong 18 ngày không ai dám đối lập. Nay tin cho công chúng biết".
Ba mươi lăm ngày tiếp theo, Giới Nhật Vương, cung thỉnh Ngài minh chứng đại hội Vô Già tại Bản La Đa Già quốc (Prayaga). Số người tham dự lên tới 50 vạn. Đàn đại thí bày ra một tháng mới đủ và hội trường mới giải tán.
c - Trở về cố hương:
Tháng giêng niên hiệu Trinh Quán thứ 19 (645), Tể tướng Phòng Huyền Linh cùng các quan chức ở Trường An đi đón Ngài. Hàng trăm hương án sắp hàng để cung nghinh kinh tượng mà Ngài mang về. Dân chúng nô nức đến đảnh lễ Ngài, những con đường không còn lối đi, cảnh tượng thật kỳ diệu và linh thiêng.
Mặc dầu ra ngài Huyền Trang ra đi không được sự chấp thuận của chính quyền phong kiến, nhưng cả vua Thái Tông (626 - 649) lẫn Cao Tông (650 - 683) đều rất sùng kính Ngài và tổ chức Đại lễ ban Pháp hiệu là Tam tạng Pháp sư. Ngài cũng đã nhiều lần khéo léo từ chối đề nghị hoàn tục để nhận chức Tướng quốc của vua Thái Tông. Trong thâm tâm, Ngài vẫn mong muốn suốt cuộc đời xuất gia hành đạo để báo đáp Phật ân và quốc ân. Vua vui vẻ thuận theo và giúp đỡ rất nhiều trong công việc phiên dịch sau này.
Nếu ở Ấn Độ Ngài là một học giả, một Luận sư danh tiếng, khi trở về Trung quốc Ngài là một nhà trước tác dịch thuật đại tài. Ngài dâng trọn cuộc đời còn lại cho việc phổ cập Kinh Luận Đại Thừa mà Ngài đã học hỏi, nghiên cứu suốt hai mươi năm.
Năm 664 Ngài thành lập Hội Đồng Phiên Dịch chia thành nhiều nhóm.
- Nhóm thứ nhất: Vị Dịch chủ tinh thông Phạn văn- Hán văn (Ngài Huyền Trang)
- Nhóm thứ hai: Chuyên dịch từ Phạn văn ra Hán văn
- Nhóm thứ ba: Chứng nhận xác định đã dịch đúng
Phạn văn
- Nhóm thứ tư: Nhuận văn sửa lại cho đúng văn pháp
Trung Hoa.
- Nhóm thứ năm: Nhuận nghĩa, so bản dịch với nguyên bản.
- Nhóm thứ sáu: Duyệt xét lần cuối.
Tổng số Kinh Luận đã được dịch là 75 bộ gồm 1.335 quyển, trong đó có hai pho lớn nhất là: Đại Tỳ Bà Sơ Luận 200 quyển, bộ Định Đạt Bát Nhã gồm 600 quyển. Phương pháp dịch thuật, làm việc của Ngài thật chu đáo, khoa học, tiến bộ có thể nói vô tiền khoáng hậu như chuyến Tây du của Ngài vậy.
Nhờ công trình dịch thuật vĩ đại của Ngài mà Đại Thừa Phật Giáo được phát khởi mạnh mẽ ở Trung Quốc và các nước phía đông như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam.
3 - Kết luận
Huyền Trang một mình một ngựa ngàn dặm gian lao, du học khắp xứ Ấn Độ, học vấn thành tựu, biện tài vang khắp, công thành quả mãn, Ngài đã tiếp bước Mã Minh với Đại Thừa Khởi Tín Luận, Ngài Long Thọ với Trung Quán Luận; Vô Trước, Thế Thân với Thành Duy Thức Luận. Huyền Trang có 1.600 tụng Phá Ác Kiến Luận đã nhiếp phục tất cả những kẻ đối nghịch cả hai phái Đại và Tiểu Thừa.
Tại bản xứ Ấn Độ thắp sáng chói ngọn đuốc trí tuệ Đại Thừa, đưa Đại Thừa lên đỉnh cao hưng thịnh, kết thúc việc tranh luận giữa hai bộ phái kéo dài hơn một thiên niên kỷ.
Dân Ấn người Đại Thừa tôn xưng Ngài là Đại Thừa Thiên (Ông trời Đại Thừa). Những vị Tiểu Thừa xưng tụng Ngài là Mộc Xoa Đề (Giải Thoát Thiên hay Trời Giải Thoát).
Hỏi thật cụ, vụ đạo phật ăn chay có phải chủ ý của Huyền Trang không, vì phật giáo original vẫn ăn mặn.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Hỏi thật cụ, vụ đạo phật ăn chay có phải chủ ý của Huyền Trang không, vì phật giáo original vẫn ăn mặn.
Kinh Đại thừa Nhập Lăng Già có một phẩm Đức Phật nói về ăn thịt với Đại Huệ Bồ Tát :
"Đại Huệ ! Hết thảy các thứ thịt đều do máu huyết ô uế làm ra, người cầu trong sạch sao lại ăn dùng. Đại Huệ ! Chúng sinh khi thấy những người ăn thịt thì sợ hãi, kẻ tu từ tâm sao lại ăn thịt. Đại Huệ ! Những thợ săn, Chiên đà la (Càndàla), những người bắt cá, lưới chim, chó thấy thì sủa, thú vật thấy thì bỏ chạy. Tất cả chúng sinh bay trên không chạy trên đất, sống dưới nước, trông thấy những người kia đều nghĩ : “Tên ấy trông như quỷ la sát, nay đến đây chắc để giết mình.” Vì lo giữ mạng sống nên chúng đều chạy tránh. Người ăn thịt cũng vậy. Cho nên Bồ Tát vì tu hạnh từ không nên ăn thịt. Đại Huệ ! Người ăn thịt thì thân thể hôi hám dơ bẩn, tiếng ác truyền khắp, hiền thánh, người tốt không thân gần, do vậy Bồ Tát không nên ăn thịt. Đại Huệ ! Máu thịt là thứ mà tiên thánh không dùng, nên Bồ Tát không ăn thịt. Đại Huệ ! Lại vì muốn gìn giữ tín tâm của chúng sinh, không để họ chê bai nhạo báng Phật pháp, nên Bồ Tát không ăn thịt. Đại Huệ ! Nếu đệ tử ta ăn thịt, thì người đời sẽ ôm lòng chê bai, nói: “Sa môn tịnh hạnh sao lại từ bỏ vị ăn của chư thiên mà cư xử như ác thú, ăn thịt đầy bụng đi khắp thế gian, khiến chúng sinh cầm thú hoảng sợ, phá hạnh thanh tịnh, lỗi đạo sa môn? Xem đấy đủ biết Phật pháp không có hạnh điều phục.” Bồ Tát thương chúng sinh, muốn giữ cho họ khỏi sinh tâm ấy, nên không ăn thịt. Đại Huệ ! Khi thịt người cháy thì hơi hôi xông lên, các thứ thịt nướng khác cũng vậy. Cũng cùng là thịt, sao lại có thứ ăn, có thứ không ăn. Cho nên những người vui đạo thanh tịnh không nên ăn thịt. Đại Huệ ! Các nam nữ thiện tín tu hành thanh tịnh ở dưới cây hay nơi vắng vẻ để an trú tâm từ, trì chú cầu giải thoát, hoặc cầu pháp Đại thừa, nhưng vì ăn thịt mà không đạt được các mục đích trên. Bởi thế Bồ Tát muốn lợi mình lợi người không nên ăn thịt. Đại Huệ ! Người ăn thịt khi trông thấy thịt liền sinh lòng tham ăn ngon. Bồ Tát thương nghĩ hết thảy chúng sinh như thân mình, làm sao thấy thịt mà nghĩ đến chuyện ăn được? Vì thế Bồ Tát không nên ăn thịt. Đại Huệ ! Lại người ăn thịt thì chư thiên xa lánh, hơi miệng thường hôi, ngủ mộng bất an, tỉnh dậy lo sợ, bị ác quỷ dạ xoa hút mất tinh khí, lòng nhiều hoảng sợ, ăn không biết đủ, tăng trưởng bệnh , dễ sinh ghẻ lở, mụt nhọt, thường bị vi trùng đục khoét, không thể sinh tâm chán ghét muốn xa lìa thịt. Đại Huệ ! Ta thường nói: “Tỳ kheo ăn cái gì cũng nên nghĩ như ăn thịt con.” Các thức ăn khác còn thế, thì sao Ta lại cho phép đệ tử ăn thịt được? Đại Huệ ! Thịt không tốt đẹp, không sạch, làm sinh các tội ác, phá hoại các công đức, bị chư thiên, thánh nhân xa lìa, sao Ta lại cho phép đệ tử ăn thịt? Kẻ nào nói Ta thuận cho ăn thịt chính là phỉ báng Ta vậy. Đại Huệ ! Thức ăn sạch là lúa gạo, đậu, đại mạch, tiểu mạch, dầu mè, ván sữa, đường. Những loại như thế đều được chư Phật quá khứ cho phép ăn. Những thứ nên ăn Ta nói đây là để cho những thiện nam tín nữ trong dòng họ Ta, những kẻ có đức tin thanh tịnh, đã trồng căn lành từ lâu đời, không tham trước thân mạng tài sản, xót thương hết thảy như chính thân mình. Ta nói những vật nên ăn cho những người như vậy, chứ không phải cho những kẻ có thói quen độc ác, tính như hổ lang, lòng nặng dục vọng.
. Đại Huệ ! Ăn thịt có vô lượng lỗi lầm tai hại như thế, nên chấm dứt ăn thịt sẽ được công đức lớn. Kẻ phàm ngu không biết những tổn hại của sự ăn thịt và lợi ích của không ăn. Bởi thế nay Ta vì ngươi mà nói rõ. Bất cứ cái gì là thịt đều không nên ăn. Đại Huệ ! Người ta sát sinh phần lớn là do có người ăn thịt, nếu không người ăn thì cũng không có việc giết; bởi thế ăn thịt cũng có tội như giết. Quái lạ cho người đời tham đắm vị thịt, thịt người còn ăn huống là thịt chim thú. Vì tham ăn ngon, chúng đặt ra đủ cách giăng lưới bày bẫy khắp nơi, loài dưới nước, loài ở trên đất, loài bay trên không đều bị giết hại, nếu không tự mình ăn thì cũng đem bán để lấy tiền.
Đại Huệ ! Thế gian có những kẻ không lòng thương xót, chuyên làm việc tàn bạo như quỷ la sát; khi thấy chúng sinh thân hình béo tốt là nghĩ đến thịt, và bảo “Con vật này ăn được đấy.” Đại Huệ ! Thế gian không có thứ thịt nào không do mình giết hay người giết, lòng mình không nghi là nó bị giết (để có thể ăn được.) Do nghĩa này mà Ta cho phép Thanh Văn ăn thứ thịt như thế. Đại Huệ ! Đời sau có những kẻ ngu si xuất gia trong pháp luật của Ta, giảng quấy giới luật, làm loạn chính giáo, phỉ báng Ta với lời nói Ta cho phép ăn thịt và chính Ta cũng đã từng ăn. Đại Huệ ! Nếu Ta cho phép Thanh Văn ăn thịt, tức Ta không phải người an trú tâm từ, người tu quán hạnh, người hành đầu đà, người đi nơi đại thừa; làm sao có thể khuyên thiện nam tín nữ nên xem chúng sinh như con một, nên dứt ăn tất cả thịt? Đại Huệ ! Có chỗ Ta nói cho ăn ba thứ tịnh nhục, đấy là để dần dần cấm hẳn, khiến dễ tu học. Nay trong kinh này, tất cả thịt của con vật tự chết hay bị giết, đều không được ăn. Đại Huệ ! Ta chưa bao giờ cho phép đệ tử ăn thịt, cũng không đang cho phép, cũng không sẽ cho phép.
Đại Huệ ! Tất cả sự ăn thịt đối với người xuất gia đều là bất tịnh.
Đại Huệ ! Nếu có kẻ ngu si phỉ báng Ta bằng cách nói Như Lai cho phép ăn thịt và chính Như Lai cũng đã có ăn, nên biết kẻ ấy bị ác nghiệp buộc ràng, sẽ bị đọa vào những chỗ không lợi lạc. Đại Huệ ! Các thánh đệ tử còn không ăn những thứ đoàn thực của phàm phu, huống gì thịt vốn là thức ăn dơ uế. Đại Huệ ! Thanh Văn Duyên Giác Bồ Tát còn chỉ ăn pháp thực (dharmàhàra) huống gì Như Lai. Đại Huệ ! Pháp thân Như Lai không phải là thân ô tạp. Như Lai đã dứt trừ hết phiền não, tẩy sạch hết tập khí, khéo thanh lọc tâm tuệ, đại bi bình đẳng quán khắp chúng sinh như con một; há lại cho phép đệ tử Thanh Văn ăn thịt con Ta sao? Huống nữa là tự Ta ăn. Nói như vậy là chuyện không có.
2477D8B1-09E6-4D05-9E0F-1666975F07FC.jpeg
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,020
Động cơ
1,336,117 Mã lực
Kinh Đại thừa Nhập Lăng Già có một phẩm Đức Phật nói về ăn thịt với Đại Huệ Bồ Tát :
"Đại Huệ ! Hết thảy các thứ thịt đều do máu huyết ô uế làm ra, người cầu trong sạch sao lại ăn dùng. Đại Huệ ! Chúng sinh khi thấy những người ăn thịt thì sợ hãi, kẻ tu từ tâm sao lại ăn thịt. Đại Huệ ! Những thợ săn, Chiên đà la (Càndàla), những người bắt cá, lưới chim, chó thấy thì sủa, thú vật thấy thì bỏ chạy. Tất cả chúng sinh bay trên không chạy trên đất, sống dưới nước, trông thấy những người kia đều nghĩ : “Tên ấy trông như quỷ la sát, nay đến đây chắc để giết mình.” Vì lo giữ mạng sống nên chúng đều chạy tránh. Người ăn thịt cũng vậy. Cho nên Bồ Tát vì tu hạnh từ không nên ăn thịt. Đại Huệ ! Người ăn thịt thì thân thể hôi hám dơ bẩn, tiếng ác truyền khắp, hiền thánh, người tốt không thân gần, do vậy Bồ Tát không nên ăn thịt. Đại Huệ ! Máu thịt là thứ mà tiên thánh không dùng, nên Bồ Tát không ăn thịt. Đại Huệ ! Lại vì muốn gìn giữ tín tâm của chúng sinh, không để họ chê bai nhạo báng Phật pháp, nên Bồ Tát không ăn thịt. Đại Huệ ! Nếu đệ tử ta ăn thịt, thì người đời sẽ ôm lòng chê bai, nói: “Sa môn tịnh hạnh sao lại từ bỏ vị ăn của chư thiên mà cư xử như ác thú, ăn thịt đầy bụng đi khắp thế gian, khiến chúng sinh cầm thú hoảng sợ, phá hạnh thanh tịnh, lỗi đạo sa môn? Xem đấy đủ biết Phật pháp không có hạnh điều phục.” Bồ Tát thương chúng sinh, muốn giữ cho họ khỏi sinh tâm ấy, nên không ăn thịt. Đại Huệ ! Khi thịt người cháy thì hơi hôi xông lên, các thứ thịt nướng khác cũng vậy. Cũng cùng là thịt, sao lại có thứ ăn, có thứ không ăn. Cho nên những người vui đạo thanh tịnh không nên ăn thịt. Đại Huệ ! Các nam nữ thiện tín tu hành thanh tịnh ở dưới cây hay nơi vắng vẻ để an trú tâm từ, trì chú cầu giải thoát, hoặc cầu pháp Đại thừa, nhưng vì ăn thịt mà không đạt được các mục đích trên. Bởi thế Bồ Tát muốn lợi mình lợi người không nên ăn thịt. Đại Huệ ! Người ăn thịt khi trông thấy thịt liền sinh lòng tham ăn ngon. Bồ Tát thương nghĩ hết thảy chúng sinh như thân mình, làm sao thấy thịt mà nghĩ đến chuyện ăn được? Vì thế Bồ Tát không nên ăn thịt. Đại Huệ ! Lại người ăn thịt thì chư thiên xa lánh, hơi miệng thường hôi, ngủ mộng bất an, tỉnh dậy lo sợ, bị ác quỷ dạ xoa hút mất tinh khí, lòng nhiều hoảng sợ, ăn không biết đủ, tăng trưởng bệnh , dễ sinh ghẻ lở, mụt nhọt, thường bị vi trùng đục khoét, không thể sinh tâm chán ghét muốn xa lìa thịt. Đại Huệ ! Ta thường nói: “Tỳ kheo ăn cái gì cũng nên nghĩ như ăn thịt con.” Các thức ăn khác còn thế, thì sao Ta lại cho phép đệ tử ăn thịt được? Đại Huệ ! Thịt không tốt đẹp, không sạch, làm sinh các tội ác, phá hoại các công đức, bị chư thiên, thánh nhân xa lìa, sao Ta lại cho phép đệ tử ăn thịt? Kẻ nào nói Ta thuận cho ăn thịt chính là phỉ báng Ta vậy. Đại Huệ ! Thức ăn sạch là lúa gạo, đậu, đại mạch, tiểu mạch, dầu mè, ván sữa, đường. Những loại như thế đều được chư Phật quá khứ cho phép ăn. Những thứ nên ăn Ta nói đây là để cho những thiện nam tín nữ trong dòng họ Ta, những kẻ có đức tin thanh tịnh, đã trồng căn lành từ lâu đời, không tham trước thân mạng tài sản, xót thương hết thảy như chính thân mình. Ta nói những vật nên ăn cho những người như vậy, chứ không phải cho những kẻ có thói quen độc ác, tính như hổ lang, lòng nặng dục vọng.
. Đại Huệ ! Ăn thịt có vô lượng lỗi lầm tai hại như thế, nên chấm dứt ăn thịt sẽ được công đức lớn. Kẻ phàm ngu không biết những tổn hại của sự ăn thịt và lợi ích của không ăn. Bởi thế nay Ta vì ngươi mà nói rõ. Bất cứ cái gì là thịt đều không nên ăn. Đại Huệ ! Người ta sát sinh phần lớn là do có người ăn thịt, nếu không người ăn thì cũng không có việc giết; bởi thế ăn thịt cũng có tội như giết. Quái lạ cho người đời tham đắm vị thịt, thịt người còn ăn huống là thịt chim thú. Vì tham ăn ngon, chúng đặt ra đủ cách giăng lưới bày bẫy khắp nơi, loài dưới nước, loài ở trên đất, loài bay trên không đều bị giết hại, nếu không tự mình ăn thì cũng đem bán để lấy tiền.
Đại Huệ ! Thế gian có những kẻ không lòng thương xót, chuyên làm việc tàn bạo như quỷ la sát; khi thấy chúng sinh thân hình béo tốt là nghĩ đến thịt, và bảo “Con vật này ăn được đấy.” Đại Huệ ! Thế gian không có thứ thịt nào không do mình giết hay người giết, lòng mình không nghi là nó bị giết (để có thể ăn được.) Do nghĩa này mà Ta cho phép Thanh Văn ăn thứ thịt như thế. Đại Huệ ! Đời sau có những kẻ ngu si xuất gia trong pháp luật của Ta, giảng quấy giới luật, làm loạn chính giáo, phỉ báng Ta với lời nói Ta cho phép ăn thịt và chính Ta cũng đã từng ăn. Đại Huệ ! Nếu Ta cho phép Thanh Văn ăn thịt, tức Ta không phải người an trú tâm từ, người tu quán hạnh, người hành đầu đà, người đi nơi đại thừa; làm sao có thể khuyên thiện nam tín nữ nên xem chúng sinh như con một, nên dứt ăn tất cả thịt? Đại Huệ ! Có chỗ Ta nói cho ăn ba thứ tịnh nhục, đấy là để dần dần cấm hẳn, khiến dễ tu học. Nay trong kinh này, tất cả thịt của con vật tự chết hay bị giết, đều không được ăn. Đại Huệ ! Ta chưa bao giờ cho phép đệ tử ăn thịt, cũng không đang cho phép, cũng không sẽ cho phép.
Đại Huệ ! Tất cả sự ăn thịt đối với người xuất gia đều là bất tịnh.
Đại Huệ ! Nếu có kẻ ngu si phỉ báng Ta bằng cách nói Như Lai cho phép ăn thịt và chính Như Lai cũng đã có ăn, nên biết kẻ ấy bị ác nghiệp buộc ràng, sẽ bị đọa vào những chỗ không lợi lạc. Đại Huệ ! Các thánh đệ tử còn không ăn những thứ đoàn thực của phàm phu, huống gì thịt vốn là thức ăn dơ uế. Đại Huệ ! Thanh Văn Duyên Giác Bồ Tát còn chỉ ăn pháp thực (dharmàhàra) huống gì Như Lai. Đại Huệ ! Pháp thân Như Lai không phải là thân ô tạp. Như Lai đã dứt trừ hết phiền não, tẩy sạch hết tập khí, khéo thanh lọc tâm tuệ, đại bi bình đẳng quán khắp chúng sinh như con một; há lại cho phép đệ tử Thanh Văn ăn thịt con Ta sao? Huống nữa là tự Ta ăn. Nói như vậy là chuyện không có.
2477D8B1-09E6-4D05-9E0F-1666975F07FC.jpeg
Dài quá, túm gọn lại như thế nào.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Hỏi thật cụ, vụ đạo phật ăn chay có phải chủ ý của Huyền Trang không, vì phật giáo original vẫn ăn mặn.
Đạo Phật nguyên bản có cấm ăn mặn đâu. Sau này phái Nam tông ăn chay nên sáng tác thêm vào bộ kinh về vấn đề cấm ăn mặn .
 

lang thang48

Xe buýt
Biển số
OF-776795
Ngày cấp bằng
10/5/21
Số km
754
Động cơ
44,455 Mã lực
Tuổi
33
Sa tăng tượng trưng cho nhân tính cần lao trong xã hội Nho giáo, làm tròn bổn phận và không quan tâm xa vời.
Bát giới là dục tính bản năng đã được thuần hóa nhưng vẫn làm nhận thức (tượng trưng Tam tạng) dễ sai đường do có vẻ thuận tự nhiên.
Còn thằng đần làm đầu chòm. Hầy.
 

type

Xe tăng
Biển số
OF-452504
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
1,445
Động cơ
203,639 Mã lực
Anh trư rất đời, chẳng ảo lòi như mấy anh còn lại 😋
 

quandaica2001

Xe tải
Biển số
OF-341649
Ngày cấp bằng
6/11/14
Số km
480
Động cơ
6,750 Mã lực
Thấy mỗi sa tăng là người,còn mấy đồ đệ kia là khỉ, lợn và ngựa.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top