- Biển số
- OF-134066
- Ngày cấp bằng
- 11/3/12
- Số km
- 817
- Động cơ
- 376,145 Mã lực
có khi nào HQ và Nhật thấy Mỹ vô dụng, quay sang bắt tay và viện trợ BTT không các cụ nhỉ?
Liên hiệp quốc cũng họp khẩn,Hàn ,Nhật, Mỹ, cũng họp khẩn sau mỗi lần BTT bắn tên lửa,họp xong quan ngại với lên án,giỏi thì bắn hạ đi,chỉ giỏi chém gió.Cụ nào giải thích cho em với được không
Về nguyên tắc, khi vũ khí của nước khác bay qua không phận một nước khác mà không được thông báo và nhận được sự đồng ý thì nước có không phận bị xâm phạm có quyền đánh chặn.
Nếu khựa bắn tên lả bay qua không phận VN mà không thông báo thì VN có quyền bắn rơi không
Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ Nhật Bản, hệ thống THAAD im re
Thùy Dung
Đất Việt
Thứ sáu, 15 Tháng chín 2017 03:55 UTC
© KCNA / Reuters
Tầm cao mới
Thông tin về vụ phóng được Yonhap dẫn thông tin từ Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết. "Triều Tiên phóng một tên lửa chưa xác định từ khu vực gần Sunan, Bình Nhưỡng, về phía Đông lúc 6h57 (giờ địa phương)".
Dù chưa xác định được Triều Tiên đã phóng loại tên lửa nào nhưng JCS ước tính quả tên lửa đã bay được 3.700km và rơi xuống khu vực cách Hokkaido của Nhật Bản khoảng 2.000 km về phía đông. Vụ thử này khiến các nước trong khu vực đặc biệt lo lắng bởi quả tên lửa đã đạt tới trần bay 770km.
Một đại diện của JCS cho biết, theo quỹ đạo và điểm cao nhất, có thể khẳng định rằng Triều Tiên vừa phóng tên lửa đạn đạo tầm trung - xa với góc bắn bình thường. Tuy nhiên, cơ quan này cũng không loại trừ khả năng nó là tên lửa đạn đạo tầm trung được nâng cấp hoặc là tên lửa mới thử nghiệm lần đầu.
Ngay khi diễn ra vụ phóng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã triệu tập một cuộc họp khẩn với Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), quy trình diễn ra sau khi Triều Tiên thử hạt nhân hoặc tên lửa. Ông nói phóng tên lửa chỉ khiến Triều Tiên bị cô lập hơn nữa và cảnh báo về các mối đe dọa mới, như tấn công sinh hóa học, từ Bình Nhưỡng.
Trong khi đó đài NHK cho biết, theo hệ thống J-Alert của Nhật Bản, tên lửa Triều Tiên bay qua Hokkaido, phía bắc Nhật Bản, "vào 7h06 (22h06 GMT ngày 14/9), hướng về Thái Bình Dương".
J-Alert là hệ thống khẩn cấp của Nhật Bản được thiết lập năm 2007. Hệ thống nhày sử dụng vệ tinh để phát cảnh báo qua truyền hình, đài và điện thoại thông minh, giúp tăng tốc sơ tán hoặc ứng phó trong trường hợp có nguy hiểm.
Toàn bộ vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đã được Nhật Bảnh nắm rõ và cảnh báo cho người dân kịp thời trú ẩn trước khi quả tên lửa của Triều Tiên bay qua không phận đảo Hokkaido.
Trên tầm bắn của THAAD
Việc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều phớt lờ khi quả tên lửa Triều Tiên bay cắt ngang lãnh thổ Nhật tại Hokkaido được coi là động thái không bình thường bởi trước đó tất cả những nước này đều tuyên bố lưới lửa phòng thủ của họ đã sẵn sàng bắn hạ bất kỳ tên lửa nào của Triều Tiên.
Trong khi đó, Abraham Denmark, Giám đốc chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson nhận định đầy quan ngại: "Tên lửa Triều Tiên vẫn thường bị vỡ làm nhiều mảnh trong khi bay, nên nếu một mảnh vỡ rơi xuống Nhật Bản, ngay cả khi đó không phải là ý định của Triều Tiên, đây vẫn không khác gì một vụ tấn công vào lãnh thổ Nhật. Và trong trường hợp này, quyết định phóng tên lửa đánh chặn không thể kịp".
Trước khi Abraham Denmark có nhận định nói trên, đã xuất hiện nhiều đồn đoán về năng lực phòng thủ của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc trong khu vực khi lưới lửa này không có bất kỳ phản ứng nào khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo cắt ngang lãnh thổ Nhật Bản.
Bởi về nguyên tắc, khi vũ khí của nước khác bay qua không phận một nước khác mà không được thông báo và nhận được sự đồng ý thì nước có không phận bị xâm phạm có quyền đánh chặn. Nhưng trong vụ phóng Hwasong 12 vào rạng sáng 29/8, các hệ thống tên lửa của cả 3 nước này đã không thể hoặc hoặc không kịp phản ứng tên lửa của Bình Nhưỡng khi nó bay qua lãnh thổ nước này.
Chính vì vậy, đã xuất hiện nghi về khả năng đánh chặn của lưới lửa phòng thủ đã được giăng sẵn bởi trước đó, nước này từng nhiều lần tuyên bố sẽ bắn chặn tên lửa của Triều Tiên nếu xâm phạm hay gây ảnh hưởng đến không phận của nước này.
Giám đốc Abraham Denmark còn cho biết 1 thực tế đáng lo ngại hơn. Theo vị này, với trường hợp vụ phóng tên lửa của Triều Tiên vào rạng sáng 15/9 lại hoàn toàn khác và cho nó cho thấy một thực tế yếu kém không thể khắc phục được của lưới lửa phòng thủ Mỹ tại Thái Bình Dương.
Theo vị chuyên gia này, trong khi THAAD (tại Guam và Hàn Quốc) được cho là hệ thống phòng thủ tầm cao nhưng trần bắn tối đa của hệ thống này chỉ khoảng 150km và hệ thống Aegis trên hạm còn khiêm tốn hơn. Thế nhưng loại tên lửa Triều Tiên vừa phóng (được cho là lần đầu) lại dễ dàng đạt trần bay tới 750km.
Trước thực tế này, Abraham Denmark cho rằng việc Mỹ cùng 2 đồng minh im lặng để tên lửa Triều Tiên bay qua Nhật là hoàn toàn dễ hiểu bởi họ chẳng có hệ thống đánh chặn nào triển khai trong khu vực này có thể đánh chặn ở độ cao lớn như vậy.
Chuẩn rồi.Được quyền bắn vì vụ thử này vi phạm nghị quyết của liên hiệp quốc. Nhưng chắc là cao và nhanh quá đếch bắn được
Giam mà nó không tháo cùm và khoét tường ra à.Giam ở biệt phủ hả cụ![]()
Đưa chị ấy lên cung trăng đi,sắp rằm tháng tám rồi kìa.ngày còn nhỏ em cứ nghĩ chị Hằng là xinh lắm cơ đấy.Thì chị Hằng vẩu lại cực lực lên án và bày tỏ quan ngại sâu sắc ạ![]()
Trên 100 km là không vi phạm không phạn nước nào hết cụ ạ.Chủ quyền quốc gia ở trên không là không giới hạn. Đối với trên không, năng lực quốc gia đến đâu sẽ thực thi chủ quyền đến đó, việc không hay chưa thực thi không có nghĩa là quốc gia đó từ bỏ chủ quyền trên khoảng không đó. Triều tiên bắn tên lửa qua Nhật Bản là vi phạm chỉ quyền quốc gia rồi. Việc Nhật không bắn hạ tên lửa triều tiên thì có 2 tình huống, 1. Nhật chưa khống chế được tên lửa ở tầm cao đấy hoặc khống chế được rồi nhưng không thèm bắn vì biết nó không hại, 2. Đợi triều tiên thực sự đe doạ thì Nhật mới có đủ cơ sở sửa đổi hiến pháp và xây dựng quân đội. Lúc đó, việc dựng tàu khu trục, lắp đặt tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân, v.v Nhật lại trở lại hình ảnh xưa. Lúc đó, triều tiên căng luôn. Trung quốc cũng căng luôn.
Trêm 100 km không cầm xin phép bố con thèng lào hết.Sợ nó lỗi nó rơi vào đầu thôi. Chứ theo quốc tế là ko liên quan. Trên trời hết
Ở mình là hóng nhặt sắt vụn đấy. Lượm cái này ngon hơn bom gỉTrêm 100 km không cầm xin phép bố con thèng lào hết.
Tốt quá khỏi mất công cưa.Ở mình là hóng nhặt sắt vụn đấy. Lượm cái này ngon hơn bom gỉ
Vưỡn chửa đủ.e thjk câu của cụ nói." nhà chẳng có gì ngoài tên lửa." Ủn bướng phết nhỉ.
Thằng cu ủn này thế mà được việc phỏng cụ vịt.Vưỡn chửa đủ.
Thêm mấy quả bom xinh xinh nữa chứ![]()
![]()
![]()
Hic,E thích nó cho 1 quả vào giữa thủ đô thằng Hàn chó nó mới vui
Cụ lấy ở đâu ra cái giới hạn 100km vùng trời đấy? Công ước nào?Trên 100 km là không vi phạm không phạn nước nào hết cụ ạ.