- Biển số
- OF-384916
- Ngày cấp bằng
- 30/9/15
- Số km
- 9,470
- Động cơ
- 320,829 Mã lực
- Tuổi
- 58
Cụ sẽ bị ném đá khi lạm dụng từ "văn minh" hehe.Tôi đã suy nghĩ mãi về mâu thuẫn Israel - Palestin, về những điều mà người Palestin đã và đang làm. Và nhận ra 1 điều, đây không những là mâu thuẫn giữa 2 tôn giáo, 2 sắc tộc (không khác nhau nhiều nhưng cũng đủ để chia thành 2 sắc tộc), mà chủ yếu là xung đột giữa 2 giai đoạn văn minh khác biệt. Trong khi Israel cũng như các nước phương Tây là giai đoạn văn minh quốc gia, thì người Arab Palestin (cũng như đa số người Arab Trung đông) vẫn còn mắc lại ở giai đoạn văn minh bộ lạc.
Trong rất nhiều post trước, nhiều cụ (và cả tôi) đã sa đà vào cuộc tranh cãi không hồi kết về việc thành lập nhà nước Israel, về chuyện người Arab có hay không có chủ quyền đối với lãnh thổ Palestin lúc đó. Thực ra mấu chốt của vấn đề là Anh Mỹ Liên xô và người Do thái nhìn nhận lãnh thổ Palestin ở mặt bằng của văn minh quốc gia, còn người Arab lại tư duy theo trình độ của họ, tức là văn minh bộ lạc.
Với tư duy Phương Tây thì nếu trên 1 lãnh thổ chưa có quốc gia thì người ta có quyền thiết lập 1 quốc gia trên đó, chỉ cần "chú ý thích đáng" đến quyền của cư dân đang sinh sống là được. Thế nào là "chú ý thích đáng" thì lại do chính Ph Tây mà cụ thể là người Anh quy định, và họ đã "chú ý thích đáng" đế quyền lợi của người Arab bằng cách chia cho họ 45% diện tích đất, trong khi họ đang chiếm hơn 2/3 dân số (quá thích đáng luôn).
Còn với tư duy bộ lạc của người Arab thì: Đây là đất ông bà tao nên nó đơn giản là thuộc về tao, không cần phải thủ tục gì lằng nhằng. Trong tư duy bộ lạc của người Arab không có và không cần nhà nước, cuộc sống cứ tự nhiên trôi qua như vậy.
Không thể nói người Arab là đúng hay sai, vì chúng ta không thể lấy cái lý của Phương Tây áp đặt vào Phương Đông. Chỉ có thể nói năm 1948 kẻ mạnh hơn đã áp đặt được ý chí của mình lên lãnh thổ của kẻ yếu hơn. Có điều kẻ yếu hơn cũng không đến nỗi quá yếu nên suốt hơn 70 năm vẫn chưa chịu khuất phục.
Cái đáng trách ở người Arab Palestin là họ đắm chìm trong tư duy bộ tộc quá sâu đến mức không thoát ra được. Những hành động phản kháng của họ, mặc dù sử dụng vũ khí hiện đại nhưng xét kỹ thì lại theo lối tư duy rất manh động và thô sơ, chính là tư duy kiểu bộ lạc chứ không hề có bóng dáng của suy nghĩ tầm quốc gia hay dân tộc.
Đáng buồn cho Palestin là ở phía bên kia, đối đầu với họ lại là 1 dân tộc quá thông minh lọc lõi, và tinh thần cũng không hề kém cạnh. Trong khi người Palestin còn tư duy ở mức bộ lạc thì người Do thái từ lâu đã suy nghĩ ở tầm thế giới. Rất thông cảm với người Palestin, nhưng sau hơn 70 năm mà họ vẫn suy nghĩ và hành động như năm 1948 thì quả thực rất khó.
Chỉnh sửa cuối: