[Funland] Căng: Palestine đi quá giới hạn sang Israel.

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trực thăng Israel chở con tin được thả về nước
Israel 2023_11_28 (17).jpg
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Trong lúc giải lao "ngừng bắn", tôi tổng hợp vài thông tin bên lề cuộc xung đột Israel - Hamas
Mối quan hệ Israel - Iran.

Iran và Israel có mối quan hệ rất phức tạp.
Quan hệ giữa 2 quốc gia này có thể chia thành 4 giai đoạn chính:
  • Giai đoạn mập mờ (1947-1953)
  • Giai đoạn thân thiện trong thời kỳ Vua Pahlavi của Iran (1953-1979)
  • Giai đoạn tồi tệ sau Cách mạng hồi giáo Iran (1979-1990)
  • Giai đoạn hiện tại thù địch kể từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.
Vì sao Israel-Iran từ bạn thân quay ngoắt thành kẻ thù?

Sau hai thập kỷ mâu thuẫn gay gắt giữa Iran và Israel, khó tưởng tượng rằng họ từng có mối quan hệ thân thiện và hợp tác trên nhiều cấp độ trong suốt 30 năm sau khi Nhà nước Do Thái ra đời. Ngay cả sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, khi Iran đột ngột cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel, hợp tác quân sự giữa hai nước vẫn tiếp tục trong vài năm, bởi Tehran cần Tel Aviv cung cấp vũ khí phục vụ cuộc chiến tàn khốc với nước Iraq láng giềng.

Thậm chí ngày nay, khi những căng thẳng giữa hai nước đang ngày một tích tụ và sự nguy hiểm của một cuộc đối đầu trực tiếp đã xuất hiện rõ ràng, người ta vẫn có thể nói rằng hai nước không có lý do để trở thành kẻ thù. Họ không có chung biên giới và không có tranh chấp lãnh thổ. Hơn nữa, người Do Thái đã sống ở Ba Tư (vương quốc trong lịch sử nay là Iran) trong khoảng 2.700 năm, lịch sử người Do Thái ghi nhận đây là vùng đất nương náu an toàn, đặc biệt dưới thời trị vì của hoàng đế Cyrus Đại đế trong thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên.

Mối quan hệ bạn bè, đối tác vũ khí - dầu mỏ

Sau sự kiện Israel giành độc lập vào năm 1948, khi Iraq trấn áp các công dân Do Thái ở nước này và nhiều người bỏ chạy khỏi Iraq để tái định cư ở Israel, Iran đã đóng vai trò như một trạm nghỉ cho những người Do Thái trốn thoát. Tất nhiên, Iran sau này đã được trả tiền hậu hĩnh cho "dịch vụ" đó.

Về mặt chính thức, Iran đã bỏ phiếu chống lại Kế hoạch phân vùng của Liên Hợp Quốc cho Palestine năm 1947, và sau khi thành lập Israel, Tehran phản đối việc chấp nhận Israel như là một quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, vào năm 1950, Iran lại trở thành quốc gia Hồi giáo thứ hai (sau Thổ Nhĩ Kỳ) trên thế giới công nhận Nhà nước Israel.

Mỗi quốc gia đều có lý do riêng để thúc đẩy quan hệ với nước khác. Đối với Iran, Israel được coi là một phương tiện (thông qua cộng đồng Do Thái - Mỹ) để giành được sự tài trợ của Mỹ, siêu cường khi đó đang tìm kiếm các đồng minh trong cuộc chiến tranh giành quyền thống trị toàn khu vực và toàn cầu với Liên Xô.

Khi Chiến tranh Lạnh đang tiếp diễn, là một nguồn cung cấp dầu quan trọng, cộng với quyền kiểm soát con đường tiếp cận Vịnh Ba Tư, Iran trở thành một đồng minh quan trọng của Mỹ. Về vấn đề này, họ tìm thấy điểm chung lớn với Israel.

Tuy nhiên, trong nội bộ Iran, các lực lượng Hồi giáo và thế tục lại bất đồng về một trong những vấn đề là yêu cầu của các nhà lãnh đạo tôn giáo như Ayatollah Ruhollah Khomeini rằng Iran phải gia nhập trục Ảrập trong cuộc chiến chống Israel. Dù vậy, tiếng nói này bị lấn át bởi phe Mohammad Reza Pahlavi thân Mỹ, người đã củng cố quyền lực của mình sau một cuộc đảo chính năm 1953 do Mỹ hậu thuẫn.
1701222476416.png

Theo quan điểm của Israel, Iran phù hợp với “Học thuyết ngoại biên” của Thủ tướng lập quốc Israel, David Ben-Gurion - theo đó Israel đã cố gắng tăng cường mối quan hệ với những kẻ thù-phi Ảrập - của - kẻ - thù. (Những quốc gia này bao gồm Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ethiopia, cũng như các người Cơ đốc giáo Maronite ở Lebanon và người Kurd ở Iraq.)

Dựa trên mối quan hệ đó, Iran đã bán dầu cho Israel khi không một quốc gia giàu dầu lửa nào khác trong khu vực làm như vậy. Tehran cũng trở thành một nhà nhập khẩu lớn hàng hóa và dịch vụ của Israel, bao gồm không chỉ các dự án nông nghiệp, dân cư, y tế và cơ sở hạ tầng, mà còn đào tạo các cơ quan tình báo của Israel cung cấp cho cảnh sát bí mật khét tiếng của shah, Savak.

Chính Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thuyết phục Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran. Nhưng trên thực tế, chỉ hai năm trước cuộc Cách mạng Hồi giáo, Israel và Iran đã từng hợp tác trong "Dự án Hoa", một kế hoạch chung để phát triển một tên lửa có thể mang một đầu đạn hạt nhân!

Trong thập niên 1960 và 1970, Israel có rất nhiều nhà thầu và cố vấn quân sự cư trú tại Tehran, một trường dạy tiếng Do Thái được mở ở đó cho trẻ em Israel. Còn hãng hàng không El Al mở các chuyến bay thường xuyên giữa Tel Aviv và thủ đô Iran.

Cách mạng Hồi giáo Iran - cú sốc địa chính trị

Mối quan hệ đã nở hoa giữa Israel và Iran cuối cùng đã chấm dứt vì những thay đổi địa chính trị lớn hơn. Cái chết của các nhân vật thân Israel như Nasser vào năm 1970 và sự ra đi của Anwar Sadat đã dẫn đến sự ấm lên của các mối quan hệ giữa Iran với thế giới Ảrập.

Hơn nữa, việc ký kết một thỏa thuận giữa Iran và Iraq vào năm 1975 - trong đó Iran đã đồng ý ngừng vũ trang những người ly khai người Kurd ở Iraq - dẫn đến việc giảm bớt sự thù địch tạm thời giữa hai cựu thù này. Trong cả hai trường hợp, giá trị chiến lược của Israel đối với Iran đều bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, các giáo sĩ Hồi giáo ở Iran vẫn duy trì truyền bá tư tưởng chống lại Israel. Vì thế khi chế độ quân chủ bị lật đổ trong một cuộc Cách mạng năm 1979, và chế độ thế tục độc tài của Shah Mohammad Reza Pahlavi được thay thế bởi giáo chủ ôn hòa Ayatollah Ruhollah Khomeini, mối quan hệ với Israel là một trong những thứ đầu tiên phải ra đi.

Sống lưu vong ở Pháp, Giáo chủ Ayatollah Khomeini trở về Iran vào ngày 1/2/1979 và không đầy ba tuần sau đó, ông cắt đứt quan hệ với Israel. Trong một hành động sỉ nhục hơn nữa, ông Khomeini còn biến Đại sứ quán Israel thành trụ sở của Tổ chức Giải phóng Palestine.

Mặc dù vậy, kết nối Israel - Iran vẫn tiếp tục cho đến giữa những năm 1980 - chủ yếu là vì Iran dưới thời Giáo chủ Khomeini nhanh chóng bị lôi kéo trong cuộc xung đột mở với Iraq của Saddam Hussein. Dù không ưa gì Iran nữa, cơ hội để Israel cung cấp vũ khí cho Iran trong cuộc chiến này là không thể cưỡng lại. Từ năm 1981 đến năm 1983, Israel đã bán được khoảng 500 triệu đô-la vũ khí cho Iran, hầu hết được trả tiền bằng dầu.

Một ví dụ khác, thỏa thuận “Iran-Contra” khét tiếng vào giữa những năm 1980 là một âm mưu kỳ quái trong đó Israel đã bán vũ khí cũ do Mỹ sản xuất cho Iran và chuyển số tiền mà họ nhận được, trừ một khoản hoa hồng, cho các cuộc phản cách mạch chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa ở Nicaragua - bất chấp Quốc hội Mỹ cấm viện trợ cho Contras.

Từ khẩu chiến đến vũ lực

Sau sự sụp đổ của Liên Xô và sự thất bại của chế độ Saddam Hussein trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, mối đe dọa chính đối với Iran lúc này đã trở thành Mỹ, kế đến là Israel.

Trong những năm 1990, cuộc khẩu chiến giữa Tehran và Jerusalem ngày càng trở nên thù địch và đe dọa, khi Iran cũng thay thế Iraq trở thành mối đe dọa chiến lược quan trọng nhất đối với Israel. Hamas ở Gaza, Hezbollah ở Lebanon và nhóm vũ trang được Iran hỗ trợ, tất cả đều thực hiện cuộc chiến chống chế độ Israel và người Do Thái trên toàn thế giới.

Kế hoạch Iran phát triển vũ khí hạt nhân nổi lên như một mối quan tâm quân sự chính, không chỉ với Israel, mà còn với trật tự quốc tế mới theo sau sự sụp đổ của Liên Xô.

Năm 1987, Thủ tướng Israel Rabin còn gọi Iran là "người bạn thân nhất của Israel", nhưng chỉ vài năm sau đó ông đề cập đến "chế độ giết người tối tăm" của Tehran. Năm 1996, Thủ tướng Israel Simon Peres cáo buộc chế độ Hồi giáo “nguy hiểm hơn Hitler”.

Cuộc khẩu chiến đạt đến đỉnh điểm dưới thời Tổng thống Iran hai nhiệm kỳ Mahmoud Ahmadinejad (2005-2013), người đã nói về "xác chết hôi thối của chế độ Israel giả mạo", kêu gọi "hủy diệt" Israel và phủ nhận cuộc diệt chủng người Do Thái của phát xít Đức.

Sự thù địch còn vượt xa cả khẩu chiến. Đó là một bí mật nổi tiếng, trước khi Thỏa thuận hạt nhân Iran và P5+1 được ký kết vào năm 2015, Thủ tướng Israel Netanyahu đã thúc đẩy Mỹ tấn công các địa điểm ở Iran liên quan đến chương trình hạt nhân. Israel cũng bị nghi ngờ đã thực hiện một loạt hành động bí mật trong những năm đó nhằm gây khó khăn cho chương trình hạt nhân Iran.

Israel can dự vào cuộc xung đột tại Syria chủ yếu là nhằm ngăn cản ảnh hưởng của Iran tại đây. Tel Aviv đã gần như "tự do" tiến hành các cuộc không kích nhằm vào những mục tiêu mà họ cho là của Iran trên lãnh thổ Syria.

Trong những năm qua, Iran đã được cho là bên cung cấp hàng tỷ USD cho các lực lượng khủng bố ủy nhiệm nhằm tiêu diệt nhà nước Do Thái. Cụ thể, nhóm khủng bố Hồi giáo Hamas thực hiện cuộc tấn công bất ngờ vào Israel ngày 07/10/2023 đã được cho là được Iran tài trợ tiền và thiết bị . Iran cũng được cho là đã cung cấp cho nhóm khủng bố này tên lửa để tiêu diệt "các pháo đài của chủ nghĩa Phục quốc Do Thái", cung cấp cho chúng tên lửa chống tăng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, Iran chưa bao giờ công khai thừa nhận việc hỗ trợ các nhóm khủng bố thù địch với Israel.

Nguồn: Wikipedia,
Vì sao Israel-Iran từ bạn thân quay ngoắt thành kẻ thù? (vietnamnet.vn)
Hamas tuyên bố 'được Iran hỗ trợ tấn công Israel' - VnExpress
 
Chỉnh sửa cuối:

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Đúng là " Không có bạn bè vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn" . Câu nói bất hủ của Churchill. :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
28/11/2023 – quang cảnh khu dân cứ Juhor ad-Dik ở Gaza City bị phá hủy bở Israel. Những tòa nhà này do Cơ quan Điều phối và Hợp tác Thổ Nhĩ Kỳ (TIKA) xây dựng bằng vốn của Thổ Nhĩ Kỳ, được phân bổ cho người dân nghèo và những người khác bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh của Israel ở Gaza và được trao cho họ vào năm 2017. Ảnh: Ashraf Amra
Israel 2023_11_28 (22).jpg
Israel 2023_11_28 (23).jpg
Israel 2023_11_28 (24).jpg
Israel 2023_11_28 (25).jpg
Israel 2023_11_28 (26).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Thành phố Khan Yunis, phía nam Gaza bình thường dân số khoảng 400.000 người, nhưng khi dân chúng Palestine chạy loạn đổ về khiến cho dân số thành phố này tăng vọt lên gấp đôi
Dưới đây là cảnh sinh hoạt ở thành phố này, trong bối cảnh thành phố cũng bị Israel không kích từ trước khi ngừng bắn
Israel 2023_11_28 (33).jpg

28/11/2023 – dân chúng Palestine chạy loạn đổ về khiến cho dân số thành phố này tăng vọt lên gấp đôi
Israel 2023_11_28 (28).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Chợ búa và sinh hoạt ở thành phố Khan Yunis
Israel 2023_11_28 (29).jpg
Israel 2023_11_28 (30).jpg
Israel 2023_11_28 (31).jpg
Israel 2023_11_28 (32).jpg
Israel 2023_11_28 (34).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Tại thành phố Gaza City, quân đội Israel chỉ định người dân chỉ có thể sơ tán qua con đường Salaheddine chạy qua quận Zeitoun (phía nam thành phố). Con đường này, binh sĩ Israel kiểm soát rất chặt, phòng hờn chiến binh Hamas trà trộn vào dòng người sơ tán
Israel 2023_11_28 (40).jpg

Israel 2023_11_28 (35).jpg
Israel 2023_11_28 (36).jpg
Israel 2023_11_28 (37).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Israel 2023_11_28 (38).jpg
Israel 2023_11_28 (39).jpg
Israel 2023_11_28 (41).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
28/11/2023 – Thành phố Wadi Gaza, miền trung Gaza sau những trận không kích của Israel
Israel 2023_11_28 (42).jpg
Israel 2023_11_28 (43).jpg
Israel 2023_11_28 (44).jpg
Israel 2023_11_28 (45).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Israel 2023_11_28 (46).jpg
Israel 2023_11_28 (47).jpg
Israel 2023_11_28 (48).jpg
 

TriHA

Xe đạp
Biển số
OF-707280
Ngày cấp bằng
11/11/19
Số km
46
Động cơ
97,772 Mã lực
Tuổi
38
Em nghĩ cụ suy luận sai rồi. Vì nếu 3 nhóm Hamas, Hezbola, Houthi mà giành lợi thế thì họ sẽ tấn công ngược lại mạnh mẽ hơn vì mục đích của họ là hủy diệt Israel chứ làm gì có chuyện ngừng bắn, thả con tin.
Em nghĩ cả 2 bên đều chưa đạt được mục đích, Israel nó đồng ý ngừng bắn nhân đạo vì sức ép từ các nước ủng hộ, cộng với Hamas đồng ý thả con tin thôi.
Hết 4 ngày nó lại tấn công mạnh cho mà xem. :D
mới gia hạn thêm 2 ngày nũa :D
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,384
Động cơ
21,238 Mã lực
LHQ cũng cố hết sức để hoà bình chứ nếu ông nào cũng đòi 100% miếng bánh thì ko đủ bánh mà chia. Pa lét tin đã có cơ hội đc 50% miếng bánh (50% Jerusalem) nhưng họ muốn miếng to hơn và quan trọng nhất họ ... thua nên họ chỉ còn 20-30 % miếng bánh và miếng xấu (ko có biển), Tàu nói rất đúng "cường giả vi tôn"
Chuyện chia đất như nào tách nước ra sao phải được người lãnh thổ đó đồng ý thông qua 1 cuộc bầu cử công khai có sự giám sát quốc tế...nhưng ở đây nó khác gì 1 văn bản hành chính ép buộc thành lập 2 nhà nước. Cơ hội? mà lại còn 50% cái gì nữa chứ...
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,384
Động cơ
21,238 Mã lực
Tôi không nói bên nào sai bên nào đúng cả. Trong việc này mỗi bên đều có lý lẽ của mình, và việc nói bên nào sai bên nào đúng là tùy thuộc vào quan điểm của từng cá nhân.

Ở đây tôi muốn nói đến một khía cạnh khác, hay nói đúng hơn là một cách nhìn khác. Đó là sự lựa chọn của mỗi bên. Dòng chảy lịch sử đặt mỗi bên trước một sự lựa chọn tại những thời điểm lịch sử quan trọng. Bên này chọn cách này, bên kia chọn cách kia. Mỗi sự lựa chọn đó đều có hậu quả của nó, và chuỗi những sự lựa chọn đó làm nên lịch sử của một dân tộc, một nhà nước.

Hãy lấy ví dụ sự phân chia của nước Ấn độ thuộc địa Anh, sự kiện có một số điểm tương đồng với sự xung đột Israel - Palestine. Năm 1947 người Anh quyết định từ bỏ Ấn độ thuộc địa, và trước khi bỏ đi, họ chia Ấn độ thuộc địa thành 2 nước: Ấn độ (mới) và Pakistan. Sự chia cắt này xét về mặt nào đó còn khó khăn cho người dân hơn sự (khuyến nghị) chia cắt ở Palestine: hàng chục hàng trăm triệu người phải rời bỏ quê hương làng quán đã sinh sống bao đời nay để di chuyển hàng trăm hàng ngàn km đến sống ở một nơi xa xôi lạ lẫm. Nhưng người Ấn theo đạo Hindu và Hồi giáo đã lựa chọn chấp nhận sự phân chia đó. Cái giá phải trả không hề thấp: hàng trăm ngàn đến hàng triệu người đã chết trong quá trình phân chia vì lý do này hoặc lý do khác. Vẫn là sự lựa chọn, nhưng người Ấn Hindu và Hồi giáo đã lựa chọn đồng ý phân chia và thành lập 2 nhà nước (sau này tách tiếp thành 3) độc lập và tồn tại phát triển đến ngày nay. Còn người Arab lựa chọn không đồng ý và đến giờ vẫn chưa thành lập được nhà nước đàng hoàng.

Nếu chỉ cần 1 trong 2 nhóm người Ấn Hindu và Hồi giáo không chấp nhận sự phân chia của người Anh, tôi tin rằng thế cục của tiểu lục địa Ấn độ còn phức tạp và tàn khốc gấp nhiều lần Palestine bây giờ.
Ấn nó khác ở chỗ không có 1 đám từ đâu đâu về lập quốc thưa anh...Nếu LHQ làm giống như Ấn có khi hòa bình lập lại từ lâu. Chính người bản địa lập quốc xong thì cho ai về ở nhập tịch mà chả được. :)):)):)):))
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Câu chuyện của một trong các con tin mới được Hamas thả ra.

Anh này bị Hamas bắt cóc từ đầu và giam ở một tòa nhà ở Gaza. Tòa nhà này dính bom bị sập, anh này may mắn chỉ bị thương nhẹ, bò ra ngoài tìm đường trốn về Israel, nhưng sau mấy hôm lại bị dân Gaza tóm giao lại cho Hamas.
Tôi tò mò phết, không biết dân bên đấy nhìn mặt có phân biệt được đâu là ả rập, đâu là do thái không? Nom cứ nhang nhác như nhau cả. Với lại có lượng lớn người Israel gốc ả rập (trên 20%), phân biệt thế nào.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
817
Động cơ
283,214 Mã lực
Ấn nó khác ở chỗ không có 1 đám từ đâu đâu về lập quốc thưa anh...Nếu LHQ làm giống như Ấn có khi hòa bình lập lại từ lâu. Chính người bản địa lập quốc xong thì cho ai về ở nhập tịch mà chả được. :)):)):)):))
Lại quay về vụ "nhảy dù" à cụ? Thứ nhất là người Do thái vẫn đang sinh sống ở đó chứ không phải hoàn toàn là từ nơi khác đến lập quốc. Thứ hai là người Do thái quay về hoàn toàn hợp pháp với sự cho phép của người Anh, chủ của mảnh đất tại thời điểm đó. Thứ ba, người Arab không thích người Do thái quay về, nhưng tiếng nói của họ không có nhiều trọng lượng, họ không phải là chủ đất để quyết định ai được vào ai không được vào. Người Arab sinh sống ở đó nhưng họ không phải là chủ. Vậy nên người Do thái không nhảy dù cướp đất của ai cả.
 

lta500

Xe tăng
Biển số
OF-405444
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
1,023
Động cơ
245,626 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Israel 3 lần chiến thắng Liên quân Ả Rập làm em lại nhớ Đại Việt 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông ngày xưa. :))
Giống cụ Lý đem quân đánh sang tận nhà Tống để đánh chứ cụ .
Lại quay về vụ "nhảy dù" à cụ? Thứ nhất là người Do thái vẫn đang sinh sống ở đó chứ không phải hoàn toàn là từ nơi khác đến lập quốc. Thứ hai là người Do thái quay về hoàn toàn hợp pháp với sự cho phép của người Anh, chủ của mảnh đất tại thời điểm đó. Thứ ba, người Arab không thích người Do thái quay về, nhưng tiếng nói của họ không có nhiều trọng lượng, họ không phải là chủ đất để quyết định ai được vào ai không được vào. Người Arab sinh sống ở đó nhưng họ không phải là chủ. Vậy nên người Do thái không nhảy dù cướp đất của ai cả.
Tranh cãi làm gì nữa cụ ơi, mạnh được yếu thua. Họ cứ nghĩ họ ở đó thì đất đó là của họ, nên mới có nhiều quả đi ở nhờ, ở thuê rồi chiếm đất của chủ, chủ đất vì cho ở nhờ mà cuối cùng kiện tụng đòi lại cũng khổ. Không phải cứ ở đấy là nghiễm nhiên coi đất đó là của mình được. Mà quan trọng là phải được chính quyền người ta công nhận ( chính quyền ở đây là cái thằng mẫu quốc, là cái thằng liên hợp quốc ấy). :))
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,384
Động cơ
21,238 Mã lực
Lại quay về vụ "nhảy dù" à cụ? Thứ nhất là người Do thái vẫn đang sinh sống ở đó chứ không phải hoàn toàn là từ nơi khác đến lập quốc. Thứ hai là người Do thái quay về hoàn toàn hợp pháp với sự cho phép của người Anh, chủ của mảnh đất tại thời điểm đó. Thứ ba, người Arab không thích người Do thái quay về, nhưng tiếng nói của họ không có nhiều trọng lượng, họ không phải là chủ đất để quyết định ai được vào ai không được vào. Người Arab sinh sống ở đó nhưng họ không phải là chủ. Vậy nên người Do thái không nhảy dù cướp đất của ai cả.
Họ sinh sống ở đó thì ít mà cái đám trở về phục quốc thì nhiều...:)):)):))
Lại sinh sống nhưng không phải chủ? Chắc mấy ông do thái ở mấy ngàn năm trước giờ không biết đời thứ bao nhiêu về là chủ chắc.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Tôi tò mò phết, không biết dân bên đấy nhìn mặt có phân biệt được đâu là ả rập, đâu là do thái không? Nom cứ nhang nhác như nhau cả. Với lại có lượng lớn người Israel gốc ả rập (trên 20%), phân biệt thế nào.
Có phải người Israel nào cũng nói tiếng Ả Rập đâu, sao họ không phân biệt được. Cũng như dân VN và dân TQ thôi, nhìn thì không phân biệt được nhưng khi nói là biết ngay ( trừ số ít nói cả 2 thứ tiếng như tiếng mẹ đẻ). :D
 

lta500

Xe tăng
Biển số
OF-405444
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
1,023
Động cơ
245,626 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Họ sinh sống ở đó thì ít mà cái đám trở về phục quốc thì nhiều...:)):)):))
Lại sinh sống nhưng không phải chủ? Chắc mấy ông do thái ở mấy ngàn năm trước giờ không biết đời thứ bao nhiêu về là chủ chắc.
Cụ có thống kê lượng người do thái ở đó sẵn và lượng người quay về không? so với người Arap có bao nhiều người? ( nếu có thống kê cả về từng vùng mà liên hợp quốc họ quy hoạch cho Do thái, Arap theo tỉ lệ dân thì cứ đăng lên để mọi người biết, chứ cứ nói khơi khơi thì không thuyết phục)
Sinh sống ở 1 nơi không có nghĩa toàn vùng là thuộc của họ. Giống như cụ, cụ ở mảnh đất nhà cụ 100m2 thì cụ chỉ được sở hữu 100m2 đó thôi chứ lại định nhận cả chỗ đất hoang bên cạnh là không được rồi.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,384
Động cơ
21,238 Mã lực
Cụ có thống kê lượng người do thái ở đó sẵn và lượng người quay về không? so với người Arap có bao nhiều người? ( nếu có thống kê cả về từng vùng mà liên hợp quốc họ quy hoạch cho Do thái, Arap theo tỉ lệ dân thì cứ đăng lên để mọi người biết, chứ cứ nói khơi khơi thì không thuyết phục)
Sinh sống ở 1 nơi không có nghĩa toàn vùng là thuộc của họ. Giống như cụ, cụ ở mảnh đất nhà cụ 100m2 thì cụ chỉ được sở hữu 100m2 đó thôi chứ lại định nhận cả chỗ đất hoang bên cạnh là không được rồi.
Mời cụ tham khảo... :)) :)) :))
1701240484916.png

Theo số liệu thống kê của Ottoman do Justin McCarthy nghiên cứu, dân số Palestine vào đầu thế kỷ 19 là 350.000, năm 1860 đạt 411.000 và đến năm 1900 đạt khoảng 600.000 trong đó 94% là người Ả Rập.[85] Năm 1914, Palestine có dân số đạt 657.000 người Ả Rập Hồi giáo, 81.000 người Ả Rập Cơ Đốc giáo, và 59.000 người Do Thái.[86] McCarthy ước tính cư dân phi Do Thái tại Palestine là 452.789 vào năm 1882; 737.389 vào năm 1914; 725.507 vào năm 1922; 880.746 vào năm 1931; và 1.339.763 vào năm 1946.[87]
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top