[Funland] Căng: Palestine đi quá giới hạn sang Israel.

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Israel 2023_11_26 (59).jpg

Thiết thực như cụ này, khuân luôn ba bao bột mỳ
Israel 2023_11_26 (60).jpg
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,587 Mã lực
À vâng, tôi gõnhầm. Là 2024
Tôi cũng nghĩ là đợt này Israel sẽ quyết tâm xóa sổ Hamas hoàn toàn, hoặc ít ra thì cũng vô hiệu hóa hoàn toàn nhóm khủng bố này.
Theo kế hoạch của IDF thì họ cần 2 tháng để làm việc này.
 

ethanvo1996

Xe hơi
Biển số
OF-833929
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
123
Động cơ
1,083 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Israel 2023_11_26 (20).jpg


26/11/2023 – con tin công nhân Thái Lan được Hamas thả, vẫy tay trên xe Hội Chữ Thập đỏ quốc tế, trước khi rời Gaza


25/11/2023 – Cô bé người Ireland gốc Israel Emily Hand, người bị các tay súng Hamas bắt cóc trong cuộc tấn công vào Israel ngày 7 tháng 10, đã gặp cha cô là Thomas Hand sau khi được thả. Ảnh: Lực lượng Phòng vệ Israel/Reuters.
Happy
 

SYRIA

Xe buýt
Biển số
OF-394733
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
578
Động cơ
261,306 Mã lực
Tôi cũng nghĩ là đợt này Israel sẽ quyết tâm xóa sổ Hamas hoàn toàn, hoặc ít ra thì cũng vô hiệu hóa hoàn toàn nhóm khủng bố này.
Theo kế hoạch của IDF thì họ cần 2 tháng để làm việc này.
Ixaren còn lực gì mà quyết tâm. Cuối cùng họ phải xuống nước ngừng bắn, rồi hoà đàm, rồi ngậm Bồ hòn làm ngọt. Đợt này hezbola nó đấm gần chết mà không dám nói gì, rồi houthi nó bắt tàu, bắn tên lửa cũng im ru luôn
Ixarean không tranh thủ dịp này xuống nước lấy thể diện thì không còn cơ hội nữa
 

ethanvo1996

Xe hơi
Biển số
OF-833929
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
123
Động cơ
1,083 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Ixaren còn lực gì mà quyết tâm. Cuối cùng họ phải xuống nước ngừng bắn, rồi hoà đàm, rồi ngậm Bồ hòn làm ngọt. Đợt này hezbola nó đấm gần chết mà không dám nói gì, rồi houthi nó bắt tàu, bắn tên lửa cũng im ru luôn
Ixarean không tranh thủ dịp này xuống nước lấy thể diện thì không còn cơ hội nữa
đúng rồi bác
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
932
Động cơ
23,792 Mã lực
Nơi ở
1970
Dã tâm của IS là cướp nốt mảnh đất Gaza này nên mới ném bom, tàn sát dân Palestine như thế. Nhìn hình ảnh cụ Ngao đưa thật buồn, nhà giờ chỉ con đống đổ nát, nay nó lùa về phía nam, rồi mai kia nó lại lùa bắt đi chỗ khác...
Nó muốn cướp thì nó đã không trả lại năm 2005…cụ sao thế nhỉ? Nó từng cướp (do xe tăng mất phanh) từ tay Ai Cập năm 1967 khi Ai Cập cắn trộm nó mà! Nó đâu lấy từ tay dân Palestine?
 
Biển số
OF-811389
Ngày cấp bằng
23/4/22
Số km
506
Động cơ
51,531 Mã lực
Website
www.mocconghoa.com
Nó muốn cướp thì nó đã không trả lại năm 2005…cụ sao thế nhỉ? Nó từng cướp (do xe tăng mất phanh) từ tay Ai Cập năm 1967 khi Ai Cập cắn trộm nó mà! Nó đâu lấy từ tay dân Palestine?
dùng từ quá đắt :)) :)) :)) :))
 

vo nho

Xì hơi lốp
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,491
Động cơ
23,308 Mã lực
Dân Arap đã tấn công và giết người Do Thái từ năm 1920s


Tới năm 1922, dân cư Palestine bao gồm khoảng 589.200 người Hồi giáo, 83.800 người Do Thái, 71.500 người Thiên chúa giáo và 7.600 người khác (thống kê năm 1922 [13]). Tuy nhiên, tại vùng này diễn ra một cuộc di cư lớn của người Do thái (đa phần chạy tị nạn khỏi sự truy bức tại châu Âu). Cuộc chạy tị nạn và lời kêu gọi thành lập quốc gia Do thái gây nên phản ứng quyết liệt từ phía dân cư Ả rập bản địa, vì người Ả rập đồn là người Do thái âm mưu nô dịch người Ả rập và trục xuất dân cư bản địa không phải là Do thái.

Dưới sự lãnh đạo của Amin al-Husayni, đại Giáo trưởng Hồi giáo ở Jerusalem, người Ả rập nổi lên chống lại người Anh và liên tục tấn công dân cư Do thái. Các cuộc tấn công lẻ tẻ bắt đầu từ cuộc nổi loạn của người Ả rập năm 1920 và cuộc nổi dậy ở Jaffa năm 1921. Trong cuộc nổi dậy năm 1929, 67 người Do thái bị giết tại Hebron, những người sống sót được nhà chức trách Anh di tản.

Cuối những năm 1920, đầu 1930, một số Đảng phái của người Palestine trở nên mất kiên nhẫn với tình trạng bè phái, mất đoàn kết trong cộng đồng, cũng như sự bất lực của tầng lớp lãnh đạo người Palestine, nên bắt đầu một phong trào bài Anh và bài Do thái của giới bình dân, lãnh đạo bởi những Đảng như Hội Thanh niên Hồi giáo. Họ cũng tổ chức tẩy chay và bất hợp tác theo hình mẫu Ấn Độ. Hầu hết những phong trào mới khởi phát này đều bị dập tắt bởi giới nhân sỹ địa phương hoạt động cho bộ máy chính quyền Anh, đặc biệt là "giáo trưởng Hồi giáo" và người bà con của ông là Jamal al-Husayni. Cái chết của nhà truyền giáo Izz ad-Din al-Qassam bởi tay của cảnh sát Anh tại Jenin tháng 11 năm 1935 làm cho người Hồi giáo đặc biệt tức giận. Một đám đông lớn đưa tiễn thi thể ông đi mai táng tại Haifa. Vài tháng sau, một cuộc tổng bãi công do người Ả rập khởi xướng đồng loạt diễn ra và kéo dài cho đến tháng 10 năm 1936. Trong mùa hè năm đó, hàng ngàn mẫu ruộng và vườn cây của người Do thái bị chặt phá, người Do thái bị tấn công và bị giết hại, khiến cho một số cộng đồng Do thái, như ở Beisan và Acre, phải bỏ chạy lánh nạn[14].

Cuộc tấn công của người Ả rập vào cộng đồng dân cư Do thái có 3 hệ quả lâu dài: thứ nhất, người Do thái phát triển rộng thêm lực lượng dân quân bí mật, chủ yếu là Haganah ("Lực lượng phòng vệ"), mà sau này là nhân tố quyết định chiến thắng năm 1948. Thứ nhì là các cuộc tấn công làm người ta càng tin tưởng là hai cộng đồng này không thể chung sống hòa bình, nên ý tưởng phân chia lãnh thổ nảy sinh. Thứ ba là người Anh đối phó với sự chống đối của người Ả rập bằng cách phát hành sách trắng (trong đó công bố chính sách của chính quyền Anh) hạn chế ngặt nghèo người Do thái di cư. Tuy nhiên, với Chiến tranh thế giới thứ hai hiển hiện trước mắt, ngay cả số quota di cư hạn chế này cũng không thể nào đạt được. Sách trắng khiến cho một bộ phận người Do thái trở nên cực đoan, quyết không hợp tác với người Anh, sau khi Đại chiến thế giới kết thúc.
Palestine chống lại bọn xâm lược và tay sai của bọn nó có gì sai à.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,587 Mã lực
Xem ra thì hình ảnh HM không giống những gì mà IS và truyền thông PT nhào lặn
Truyền thông Phương Tây cố nhào nặn để Hamas trở thành 1 Đảng phái chính trị trung dung, nhưng họ đã thất bại, bởi vì thực tế thì Hamas đã lộ nguyên hình là 1 nhóm khủng bố hồi giáo cực đoan, chúng hành động cũng giống hệt nhóm ISIS đã từng hoạt động ở Iraq, Syria, và 1 số nước Ả Rập khác. :))
 

lta500

Xe tăng
Biển số
OF-405444
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
1,105
Động cơ
246,089 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ixaren còn lực gì mà quyết tâm. Cuối cùng họ phải xuống nước ngừng bắn, rồi hoà đàm, rồi ngậm Bồ hòn làm ngọt. Đợt này hezbola nó đấm gần chết mà không dám nói gì, rồi houthi nó bắt tàu, bắn tên lửa cũng im ru luôn
Ixarean không tranh thủ dịp này xuống nước lấy thể diện thì không còn cơ hội nữa
Em nghĩ cụ suy luận sai rồi. Vì nếu 3 nhóm Hamas, Hezbola, Houthi mà giành lợi thế thì họ sẽ tấn công ngược lại mạnh mẽ hơn vì mục đích của họ là hủy diệt Israel chứ làm gì có chuyện ngừng bắn, thả con tin.
Em nghĩ cả 2 bên đều chưa đạt được mục đích, Israel nó đồng ý ngừng bắn nhân đạo vì sức ép từ các nước ủng hộ, cộng với Hamas đồng ý thả con tin thôi.
Hết 4 ngày nó lại tấn công mạnh cho mà xem. :D
 

conngua280390

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818430
Ngày cấp bằng
31/8/22
Số km
726
Động cơ
105,856 Mã lực
Tuổi
34

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,587 Mã lực
Nhân lúc rảnh rỗi tôi làm 1 vài tóm lược về các cuộc chiến tranh và xung đột giữa Israel và các nước Ả Rập cũng như với các phe phái Ả Rập Palestine để các cụ tham khảo.

Chiến tranh Israel - Ả Rập lần thứ nhất ( 1948).

Ngày 29/11/1947, LHQ ra nghị quyết số 181, phân chia lãnh thổ cho người Do thái và Ả rập như bản đồ.
1701144056215.png


Mặc dù một số người Do thái chỉ trích kế hoạch này, bản nghị quyết được đông đảo nhân dân Do thái ủng hộ. Ban lãnh đạo Zion chấp nhận nghị quyết như là "sự cần thiết tối thiểu", vui mừng là họ nhận được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế, dù rằng họ vẫn lấy làm tiếc là họ không được chia nhiều lãnh thổ hơn.

Cho rằng kế hoạch phân chia không công bằng với người Ả rập, khi tính đến tỷ trọng dân cư, đại diện của người Ả rập Palestine và Liên đoàn Ả Rập chống đối quyết liệt kế hoạch của LHQ.

Các quốc gia Ả rập công khai tuyên bố mục tiêu của họ là thiết lập một "quốc gia Palestin thống nhất" thay cho hai quốc gia Do thái và Ả rập như kế hoạch của Liên hiệp quốc. Họ tuyên bố kế hoạch này vô giá trị, vì bị người Ả rập chiếm đa số bác bỏ, đồng thời nhất mực cho là sự vắng mặt chính quyền hợp pháp ở đây khiến cho việc can thiệp quân sự để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người Ả rập.

Ngày 15/5/1948, chừng 1.000 quân Liban, 5.000 quân Syria, 5.000 quân Iraq, 10.000 quân Ai Cập tấn công quốc gia Israel non trẻ. Bốn ngàn quân Jordan tấn công "Khu vực phân cách", bao gồm Jerusalem và vùng phụ cận, cũng như các khu vực thuộc về quốc gia Ả rập theo kế hoạch phân chia của Liên hiệp quốc. Họ cũng nhận được hỗ trợ từ các đội quân tình nguyện từ Ả Rập Xê Út, Lybia và Yemen.

Israel, Mỹ và Liên Xô lên án các quốc gia Ả rập can thiệp vào Palestine là hành động hiếu chiến bất hợp lệ, trong khi đó thì Trung Quốc lại ủng hộ phía Ả rập.

1701144092846.png


Kết cục:

Năm 1949, Israel ký các hiệp ước ngưng bắn riêng rẽ với Ai Cập ngày 24 tháng 2, Liban ngày 23 tháng 3, Jordan ngày 3 tháng 4, và Syria ngày 20 tháng 7.

Biên giới mới của Israel, như theo thỏa thuận được ký kết, bao gồm chừng 78% lãnh thổ ủy nhiệm Palestine. Dải Gaza và vùng Bờ Tây do Ai Cập và Jordan chiếm giữ.

Nguồn: Wikipedia
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,587 Mã lực
Chiến tranh Israel - Ả Rập lần thứ 2, năm 1967, hay còn gọi là cuộc chiến tranh 6 ngày.

Mùa hè năm 1967, các lãnh đạo Ả Rập gặp mặt tại Khartoum về cuộc chiến tranh nhằm tìm ra một lập trường chung với Israel. Họ đạt đến đồng thuận như sau:

Không công nhận Nhà nước Israel.

Không có hòa bình với Israel.

Không đàm phán với Israel.



Tháng 5/1967, Ai Cập đã trục xuất Lực lượng Khẩn cấp của LHQ (UNEF) khỏi bán đảo Sinai, nơi đội quân này đã đồn trú kể từ năm 1957 (sau cuộc khủng hoảng Suez) và tạo thành một vùng đệm gìn giữ hòa bình ở đây. Ai Cập đã huy động 1.000 xe tăng và 100.000 lính đến biên giới, phong tỏa eo biển Tiran (cửa ngõ vào vịnh Aqaba) đối với các tàu mang cờ Israel hoặc các tàu chở hàng chiến lược, và kêu gọi Các nước Ả Rập thống nhất lại để cùng hành động đối phó với Israel.

Nasser tuyên bố: "Trận chiến chống lại Israel sẽ là trận chiến toàn diện, và mục tiêu cơ bản của chúng ta là hủy diệt Israel.”

Các lực lượng Ả Rập tham chiến gồm:

Ai Cập: 150.000
Syria 75.000
Jordan: 55.000
Ả Rập Xê Út: 20.000
682 máy bay chiến đấu, 2.337 xe tăng, 1.845 xe thiết giáp, 203 đại bác

Với những hành động gây hấn của liên quân Ả Rập, bao gồm việc phong tỏa Eo biển và động viên quân đội về bán đảo Sinai của Ai Cập, gây nên sức ép quân sự và kinh tế lên Israel, cùng với việc Hoa Kỳ từ chối can thiệp, vì đang vướng vào cuộc chiến tranh Việt Nam, ban lãnh đạo quân sự và chính trị của Israel thấy rằng việc đánh phủ đầu không những có lợi về mặt quân sự, mà còn có khả năng xoay chuyển tình thế.

Chiến sự tại bán đảo Sinai:
1701144240843.png

Chiến sự tại khu Bờ Tây:
1701144276753.png


Chiến sự trên cao nguyên Golan:
1701144310141.png


Kết cục:

Tới ngày 10 tháng 6, Israel kết thúc chiến dịch trên Cao nguyên Golan, ngày hôm sau, lệnh ngưng bắn được ký kết. Israel chiếm được Dải Gaza, bán đảo Sinai, vùng Bờ Tây sông Jordan (bao gồm cả Đông Jerusalem), và cao nguyên Golan. Tổng thể, lãnh thổ Israel rộng ra gấp ba, bao gồm cả một triệu người Ả Rập nay bị đặt dưới quyền kiểm soát của Israel trong các lãnh thổ mới chiếm được. Chiều sâu chiến lược của Israel kéo dài ra ít nhất 300 km về phía nam, 20 km lãnh thổ đồi núi hết sức hiểm trở ở phía bắc, một lá bài an ninh hết sức quan trọng trong cuộc chiến tranh Israel - Ả Rập lần thứ 3, năm 1973.

Nguồn : Wikipedia
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,587 Mã lực
Chiến tranh Israel - Ả Rập lần thứ 3, năm 1973

Chiến tranh Israel - Ả Rập lần thứ ba, còn được gọi là Chiến tranh Yom Kippur, diễn ra từ ngày 6 tháng 10 đến ngày 25 tháng 10 năm 1973 giữa Israel và một số quốc gia Ả Rập, bao gồm Ai Cập và Syria. Cuộc chiến kéo dài 19 ngày và kết thúc với thỏa thuận ngừng bắn.

Ngày 06/10/1973, Liên quân Ả Rập do Ai Cập và Sysia dẫn đầu nổ súng bất ngờ tấn công Israel, đúng vào ngày Yom Kippur, một trong những ngày lễ linh thiêng nhất trong năm của người Do Thái.



Do bị bất ngờ nên thất thế, nhưng chỉ vài ngày thì Israel đã củng cố lực lượng rồi phản công giành lại ưu thế. Cuộc chiến kéo dài khoảng 3 tuần và đến ngày 28.10.1973, với kết quả Syrisa lẫn Ai Cập đều bị thiệt hại nặng và bị Israel đẩy lùi sâu vào trong các nước này.

Diễn biến cuộc chiến:
1701144443143.png

1701144457375.png


Khi Israel đã chiếm lại ưu thế trên chiến trường, Liên Xô đã đe dọa can thiệp quân sự. Hoa Kỳ, lo ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân, đã giàn xếp một cuộc ngưng bắn ngày 25/10/1973.

Nguồn : Báo Thanh Niên, Wikipedia
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,587 Mã lực
Tình hình khu vực Israel và Palestine từ 1974-đến nay

Ai Cập


Israel và Ai Cập đã ký kết một hiệp ước hòa bình vào tháng 3/1979. Theo những điều khoản của nó, Bán đảo Sinai được trao trả lại cho Ai Cập, và Dải Gaza tiếp tục nằm dưới quyền kiểm soát của Israel.

Jordan

Tháng 10/1994, Israel và Jordan đã ký kết Hiệp ước hào bình, quy định sự hợp tác song phương, một sự kết thúc những sự thù địch, và một giải pháp với những vấn đề còn chưa được giải quyết.

Liban

Năm 1970, vua Hussein đã trục xuất PLO khỏi Jordan. PLO chuyển sang đóng tại Liban và từ đó tung ra các cuộc tấn công nhằm vào Israel. Năm 1981, Syria, đồng minh của PLO, bố trí tên lửa tại Liban. Tháng 6/1982, Israel xâm chiếm Liban. Trong vòng 2 tháng, PLO đã đồng ý rút lui.

Tháng 3/1983, Israel và Liban ký kết một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, Syria đã gây sức ép buộc Tổng thống Amine Gemayel phải hủy bỏ hiệp ước này vào tháng 3/1984. Tới năm 1985, các lực lượng Israel hầu như đã rút toàn bộ khỏi Liban, Israel đã hoàn thành việc rút quân vào tháng 5/2000, để lại một khoảng trống quyền lực và Syria cùng Hezbollah đã nhanh chóng nắm lấy.

Palestine

Năm 1987, Phong trào Intifada lần thứ 1 bắt đầu. PLO bị trục xuất khỏi các cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề cho tới khi họ công nhận Israel và từ bỏ chủ nghĩa khủng bố trong năm sau đó. Năm 1993, Israel và PLO đã ký kết Hiệp ước hòa bình Oslo, và bản "Tuyên bố về các Nguyên tắc" của họ, cùng với Tiến trình hòa bình, đã được coi là kim chỉ nam cho mối quan hệ Israel-Palestine từ đó tới nay.

2000-hiện nay

Nhiều xung đột diễn ra giữa các nhóm phe phái Ả Rập Palestine với quân đội Israel. Gần đây nhất là xung đột Israel - Hamas như các cụ đang bàn luận trong thớt này.

Nguồn: Wikipedia, tổng hợp từ các báo truyền thông của VN
 

RaptorLake

Xe buýt
Biển số
OF-809752
Ngày cấp bằng
30/3/22
Số km
669
Động cơ
47,456 Mã lực
Truyền thông Phương Tây cố nhào nặn để Hamas trở thành 1 Đảng phái chính trị trung dung, nhưng họ đã thất bại, bởi vì thực tế thì Hamas đã lộ nguyên hình là 1 nhóm khủng bố hồi giáo cực đoan, chúng hành động cũng giống hệt nhóm ISIS đã từng hoạt động ở Iraq, Syria, và 1 số nước Ả Rập khác. :))
Tôi đọc cái gì thế này =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top