Dân PA là dân thuộc địa mà, có biết chữ đâu mà biết bọn Is đang định đuổi cả làng, cả huyện.
Truyền thống bọn Anh và thực dân là chia nhỏ để trị hết cỡ,chỉ cần khác biệt tí tẹo là chúng nó chia ra.
Cộng đồng Arab (cả Hồi giáo và Thiên chúa) trên đất Palestine (tức là cả đất Israel và Palestine bây giờ) đã lập Nghị viện Arab Palestine (Palestine Arab Congress) năm 1919 nhưng nước Anh (đang chiếm đóng) không công nhận Nghị viện Arab Palestine.
Thời kỳ đó Ottoman đã ký đầu hàng Liên minh (Allies) nên Arab, Hồi giáo như rắn mất đầu. Lúc đó Hồi giáo cũng chưa có OIC (Tổ chức hợp tác Hồi giáo) hay Arab League (Liên minh Arab) nên mạnh ai nấy chạy thôi.
Hồi giáo Ottoman buông hẳn Arab rút về thủ đất Thổ Nhĩ Kỳ, Istanbul.
Người ả rập có làm mà. Dưới thời thực dân anh thay vì đánh anh thì họ tàn sát người do thái cả phụ nữ trẻ con. Trang 171 có bài báo năm 1929 đăng tin.
Có thể chia ra 2 giai đoạn: trước thời Ủy trị Anh và trong thời Ủy trị Anh.
Trong giai đoạn trước Ủy trị Anh, đất Palestine trong đế chế Ottoman được coi như một phần của Syria (Syria thuộc Ottoman bao gồm Syria, Liban và Palestine/Israel hiện nay), và nhân vật Ả rập quan trọng nhất đại diện đấu tranh cho quyền lợi của người Ả rập ở Palestine là vua Faisal 1. Tuy nhiên ông này chỉ quan tâm đến ngôi vua Syria mà không quan tâm mấy đến Palestine (lúc đó không quan trọng bằng Damascus và Beirut). Sau khi được người Anh "đền bù" cho ngôi vua Iraq, ông này không còn đoái hoài gì đến quyền lợi của người Ả rập ở Palestine.
Trong giai đoạn Ủy trị Anh, người Ả rập ở Palestine không có một tổ chức nào đại diện cho tới khi tổ chức Arab Higher Committee (AHC) được thành lập năm 1936, đứng đầu là Amin Al Husayni. AHC không làm được gì nhiều ngoài tổ chức đình công, và đưa ra yêu sách với người Anh đòi cấm người Do thái nhập cư, cấm người Do thái mua đất của người Ả rập... Tuy nhiên tổ chức này chỉ hoạt động được 1 năm trước khi bị người Anh loại ra ngoài vòng pháp luật do liên quan đến một vụ ám sát quan chức Anh ở Palestine. Trong thế chiến 2, người từng đứng đầu AHC Amin Al Husayni có quan hệ tốt với Đức Quốc xã, và đã cố gắng ngăn cản người Do thái châu Âu chạy trốn khỏi chế độ Quốc xã sang Palestine.
Husayni gặp Hitler tại Đức năm 1941, trong đó Husayni tuyên bố "người Ả rập là bạn của người Đức, vì cả hai có chung kẻ thù: người Anh, người Do thái..."