Bi kịch Israel và Palestin như bây giờ thì đúng là người Anh phải chịu trách nhiệm 1 phần trong quá khứ , việc chia chác các vùng đất cho 2 sắc dân diễn ra 1 cách tùy tiện và khá cẩu thả .
Em thấy bài này khá là hay .
" Ở giai đoạn cuối của Thế chiến I, tức vào năm 1917/1918, quân đội Anh chiến thắng Ottoman ở khu vực Palestine. Họ duy trì sự có mặt của quân đội để chiếm đóng khu vực đó và sau chiến tranh, được Hội Quốc Liên chính thức hóa chủ quyền ủy thác vào tháng 7 năm 1922. Ngay sau đó, Anh thông báo rằng, tuyên bố Balfour sẽ có hiệu lực từ năm 1923. Điều đó có nghĩa là Anh ủng hộ việc thành lập một quốc gia Do Thái và cho phép người Do Thái di cư đến vùng đất Palestine, nơi mà người Do Thái chỉ chiếm chưa tới 10% tổng số dân lúc ấy. Cuộc “xung đột thế kỷ” giữa dân Palestine và Do Thái bắt đầu từ đây, mà báo chí thường gọi tắt là “xung đột Trung Đông” vì mức độ quan trọng của nó cho toàn vùng. Người Do Thái thì tranh đấu để việc thành lập quốc gia được thực hiện sớm. Người Ả Rập thì đòi hỏi chủ quyền của quốc gia Palestine. Trước đó trong lúc còn chiến tranh, để tranh thủ người Ả Rập đứng dậy chống lại đế chế Ottoman, Anh hứa hẹn sẽ thành lập nhà nước Palestine độc lập trên vùng đất Palestine. Đồng thời, để thuyết phục giáo dân Do Thái khắp nơi trong đế chế Ottoman, thí dụ vùng Balkans, cầm súng chống lại Ottoman, Anh và Pháp cũng tuyên truyền giải pháp thành lập quốc gia Do Thái ở Palestine. Những sáng kiến vô cùng mâu thuẫn ..."
Những cuộc chiến ở Trung Đông kể từ 1948, hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ những toan tính của hai cường quốc thực dân Anh và Pháp trong Thế chiến I và ý đồ địa chính trị của các siêu cường mới …
nghiencuulichsu.com