[Thảo luận] Cần tư vấn âm thanh hợp lý cho Vios 2007

thongnhat

Xe buýt
Biển số
OF-259
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
536
Động cơ
585,988 Mã lực
Con Vios nhà em được trang bị 6 loa, 2 loa treble ở góc gần gương, 2 loa cánh trước và 2 loa sau gáy người ngồi ghế sau. Chất lượng âm thanh thì nghe qua cũng tưởng là oách, bass cũng đập uỳnh uỳnh, treble nhẩy loẻng xoẻng nhưng em nghe một tí là đau đầu lắm vì không chịu nổi. Tiếng rất khô, trung âm the thé, đại khái là nghe rất mệt.

Các bác có thể tư vấn giúp em nâng cấp âm thanh theo một số tiêu chí sau được không:
- Rẻ
- Có thể chỉ thay loa, không cần phải thay đầu đọc, âmply?
- Chất lượng hay nhất có thể, chỉ cần bằng camry 2005 nguyên bản là Ok.
- Không sử dụng subwoofer, em bị dị ứng với tiếng của sub.
- Càng ít thao tác thay đổi xe nguyên bản càng tốt.

Cảm ơn các bác.
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,433
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Bác ra 2A Lê Thánh Tông gặp Bác Minh Khôi, ngon choét, ĐT:0902090088
 

duylinhaudio

Xe buýt
Biển số
OF-783
Ngày cấp bằng
16/7/06
Số km
943
Động cơ
586,730 Mã lực
Nơi ở
799 Đường Giải Phóng, Hà Nội
Website
www.duylinh.vn
Vầng, theo ý cụ em nghĩ cũng đơn giản thôi, cụ thay thế này đảm bảo các tiêu chí cụ đưa ra:

- Loa trước Blaupunkt GTc-662 x 1 cặp x 95USD
- Loa sau Blaupunkt GTx-693 x 1 cặp x 80USD
Tổng xèng cụ cần chi ra là 175USD

Vẫn dùng đầu đọc theo xe, chất lượng âm thanh dư sức qua thằng Camry 2005.(b)(b)
 

thongnhat

Xe buýt
Biển số
OF-259
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
536
Động cơ
585,988 Mã lực
Cảm ơn bác Duylinh, giải pháp đó có vẻ hợp với em rồi, nhưng cho em hỏi thêm là cái loa treble ở gần gương thì gải quyết làm sao? hay là cấu ra vất đi ạ?
 

MinhKhoiTài khoản đã xác minh

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-20
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,927
Động cơ
602,300 Mã lực
Tuổi
46
Website
dochoixedap.com
Chất lượng âm thanh thì nghe qua cũng tưởng là oách, bass cũng đập uỳnh uỳnh, treble nhẩy loẻng xoẻng nhưng em nghe một tí là đau đầu lắm vì không chịu nổi. Tiếng rất khô, trung âm the thé, đại khái là nghe rất mệt.
- Rẻ
- Có thể chỉ thay loa, không cần phải thay đầu đọc, âmply?
Ko có phương án nào để đáp ứng được yêu cầu của bác,nếu nghe để ko bị đau đầu đòi hỏi phải có loa tốt>ko rẻ
Loa đáp ứng với công xuất nguyên bản của xe 22w RMS thì chỉ có tìm mua các loa theo xe có cùng công xuất RMS chất lượng ngon hơn để thay vào ,còn các loa để thay thế hầu hết RMS loại nhỏ cũng 50w nên ko thể nào đáp ứng được yêu cầu bác đưa ra
 

Impact_Wrench

Xe buýt
Biển số
OF-13527
Ngày cấp bằng
27/2/08
Số km
856
Động cơ
526,750 Mã lực
Vầng, theo ý cụ em nghĩ cũng đơn giản thôi, cụ thay thế này đảm bảo các tiêu chí cụ đưa ra:

- Loa trước Blaupunkt GTc-662 x 1 cặp x 95USD
- Loa sau Blaupunkt GTx-693 x 1 cặp x 80USD
Tổng xèng cụ cần chi ra là 175USD

Vẫn dùng đầu đọc theo xe, chất lượng âm thanh dư sức qua thằng Camry 2005.(b)(b)

Đôi này có tép và phân tần rời nhưng xe cụ ấy có tép chân gương rồi, cụ tặng em bộ phân tần và tép Blaupunkt nhé :)):)):))
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Các chiên gia âm thanh cho em hỏi về công suất apmly ứng với công suất phát ra của loa ô tô như thế nào? Vì theo hiểu biết hạn hẹp của em thì chủ yếu em quan tâm đến độ nhạy loa chứ không quan tâm đến công suất loa, độ nhạy càng cao càng ít đòi hỏi công suất amply, dạng từ 90dB trở lên thì amply nào chiến cũng ổn. Thế ở loa ô tô cái RMS là cái gì? nó liên quan gì đến công suất amply mà đòi công suất ra của amply cao thế!
 

RedAnt

Xe buýt
Biển số
OF-5534
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
517
Động cơ
548,740 Mã lực
Chữ ký bác chủ thớt nè:
Xe của em:
Mer S600 - đi làm; SLK - đi cafe; Range Rover - cuối tuần đi câu cá.


Thế này thì đố ông nào đáp ứng được tiêu chuẩn nghe của bác chủ thớt cơ chứ :))
 

thongnhat

Xe buýt
Biển số
OF-259
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
536
Động cơ
585,988 Mã lực
Theo như bác Minhkhoi thì lại phải lắp thêm âmply hoặc thay đầu đọc à, phức tạp nhỉ! Bác có thể đề xuất một phương án được không? Em ngại nhất đến vụ xe bị thay đổi lanh tanh bành và âm thanh của xe đối với em chỉ cần tương đối thôi, đầu tư ít. Ngoài ra nếu thay đầu đọc thì phải chế lại cái điều khiểu trên vô lăng nữa, phức tạp nhẩy :^)

Chữ ký bác chủ thớt nè:
Xe của em:
Mer S600 - đi làm; SLK - đi cafe; Range Rover - cuối tuần đi câu cá.


Thế này thì đố ông nào đáp ứng được tiêu chuẩn nghe của bác chủ thớt cơ chứ :))
@ RedAnt: Vâng, thế mới khó, em còn con trực thăng nữa, nhưng ít đi vì HN nhiều dây điện quá, không khoe được. Em đang có ý định ra Hàng Muối làm chống ồn cho con trực thăng đây.
 

duylinhaudio

Xe buýt
Biển số
OF-783
Ngày cấp bằng
16/7/06
Số km
943
Động cơ
586,730 Mã lực
Nơi ở
799 Đường Giải Phóng, Hà Nội
Website
www.duylinh.vn
@Thongnhat: Bỏ loa tweeter đó và thay bằng loa tweeter mới luôn mà cụ.

@Mát pít: RMS nôm na nó gọi là cái công suất thực của cái loa cụ ạ, hầu hết các loại loa đều quảng cáo in trên hộp rất to cái công suất cực đại (Peak Power). Theo "sách", khi lắp đặt và lựa chọn thì công suất thực đầu ra thực của mỗi kênh của amplifier phải => công suất thực của loa. Vấn đề là không phải lúc nào cũng có điều kiện theo sách được cụ ạ. Bên em thì luôn cố mang đến hàng tốt với giá thành hợp lý cho các cụ thì các cụ mới khoái, chứ đắt và tốt thì đơn giản quá rồi.(b)(b)(b)
 

MinhKhoiTài khoản đã xác minh

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-20
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,927
Động cơ
602,300 Mã lực
Tuổi
46
Website
dochoixedap.com
Các chiên gia âm thanh cho em hỏi về công suất apmly ứng với công suất phát ra của loa ô tô như thế nào? Vì theo hiểu biết hạn hẹp của em thì chủ yếu em quan tâm đến độ nhạy loa chứ không quan tâm đến công suất loa, độ nhạy càng cao càng ít đòi hỏi công suất amply, dạng từ 90dB trở lên thì amply nào chiến cũng ổn. Thế ở loa ô tô cái RMS là cái gì? nó liên quan gì đến công suất amply mà đòi công suất ra của amply cao thế!
\
Có thể nói 1 cách dễ hiểu để đánh giá độ nhạy của loa và công suất đáp ứng là luôn đi đôi với nhau,nếu loa của bác có độ nhạy cao mà công suất của âm ly ko phù hợp ,lớn quá hoặc nhỏ quá cũng sẽ gây méo dạng âm thanh từ loa phát ra >độ nhạy sẽ ko còn được tồn tại nữa
Loa ở đâu hoặc amly ở đâu thì cũng được đánh giá bằng công suất RMS,đây là đại lượng chỉ công suất làm việc hay còn gọi là công suất thực,còn công suất max là một đại lượng tương đối mà một thiết bị loa hoặc âm ly có thể đạt được trong một điều kiện tiêu chuẩn nào đó
Loa có công suất RMS cao chắc chắn phải đòi hỏi âm ly có công suất tương đương ,nếu sử dụng công xuất lớn hơn mức cho phép thì có thể sẽ gây cháy chập cuộn dây trong củ loa,ngược lại nếu amly có công suất nhỏ quá dòng điện biến thiên trong cuộn dây đó ko đảm bảo so với thiết kế làm cho màng loa dao động 1 cách loạn xạ ko theo một dạng tín hiệu nào cả>độ nhạy có cao bao nhiêu thì cũng trở thành vô ích
Trong thực tế các bác cứ nhìn bằng mắt thường 1 ví dụ cụ thể khi sử dụng âm ly để đánh 1 loa Sub,nếu âm ly đó mà công suất RMS nhỏ hơn mức cho phép của loa thì cái màng loa nó sẽ nhảy một cách tưng bừng thụt lên thụt xuông,chứ ko dao động theo biên độ chuẩn cho phép>dẫn đến màng loa sẽ giãn rất nhanh và dùng ko được bao lâu thì sẽ hỏng vật lý,còn về chất lượng âm thanh thì chưa đề cập,còn khi phối hợp được chuẩn công suất amly và loa thì màng loa dao động rất nhịp nhàng theo biên độ âm thanh mà vẫn cho ra 1 công suất âm thanh lớn nhất và trung thực
Theo như bác Minhkhoi thì lại phải lắp thêm âmply hoặc thay đầu đọc à, phức tạp nhỉ! Bác có thể đề xuất một phương án được không? Em ngại nhất đến vụ xe bị thay đổi lanh tanh bành và âm thanh của xe đối với em chỉ cần tương đối thôi, đầu tư ít. Ngoài ra nếu thay đầu đọc thì phải chế lại cái điều khiểu trên vô lăng nữa, phức tạp nhẩy
Bác có thể dùng bất cứ loa gì mà bác cảm thấy hợp với điều kiện kinh phí để chi,tuy nhiên bác muốn những yêu cầu như bài bác viết ở trên thì bác phải đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật mà em đã nói,còn ngược lại sẽ ko được như bộ loa có sãn trên xe mà nhà sản xuất đã thiết kế>đấy chỉ là kinh nghiệm cá nhân của em thôi để bác tham khảo
Ko nhất thiết phải thay đầu đọc nếu muốn thay công suất khác,có thể giữ nguyên đầu đọc và lắp thêm amly ngoài ,nhưng sẽ ko được tối ưu bởi đầu đọc theo xe ko cho ra tín hiệu RCA mà phải lấy thẳng sau mạch công suất của máy,như thế ngõ ra âm thanh sẽ bị hai lần sai số khuyếch đại ,một là từ công suất đầu đọc,hai là từ âm ly lắp thêm
Muốn tối ưu hơn chút nữa bác nên lấy tín hiệu âm thanh gốc từ bo mạch của đầu đọc trước khi đi qua mạch công suất thì âm thanh sẽ cải thiện đáng kể.
Ps:Đấy là em nói theo phương diện kỹ thuật,còn thực tế khi thì công cũng có rất nhiều yếu tố sẽ ko làm được như sách vở,miễn sao các bác thấy phù hợp giá cả và vừa tai là ok rồi,tự cảm thấy mãn nguyện với đồng tiền bỏ ra,hay còn gọi là hay trong tầm tiền
 

thongnhat

Xe buýt
Biển số
OF-259
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
536
Động cơ
585,988 Mã lực
Em cảm ơn các bác, lăn tăn quá nhỉ.
Thôi thì tiện đây em cũng hỏi luôn cho dù không phải topic âm thanh, em nhớ là các âmply đèn công suất ra đâu cũng chỉ 1,5 - 3W vậy sao vẫn oánh đ][cj ra loa to (tất nhiên là tùy loa), nhưng tương đương như vậy thì âmply sò phải mấy chục Oát.

Với "lý luận đi từ thực tiễn" như vậy, âmply bé có oánh được loa có RMS to không?
 

axela

Xe tải
Biển số
OF-3443
Ngày cấp bằng
21/2/07
Số km
274
Động cơ
556,644 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Khi mới mua xe, em cũng thử đi thay loa. Lên gắn thử loa Alpine vào nhưng nghe không khác gì loa đểu của xe lắm. Thợ khuyên chả cần thay, chỉ cần lắp thêm mấy loa treble vào là nghe ổn. Thế mà đúng. Em chỉ lắp thêm 4 loa treble của Alpine mà nghe cũng ok phết. Hầu như ai ngồi xe em cũng bảo nghe được, tất nhiên em không nghe loại nhạc dance, chỉ nghe jazz, country, và chút nhạc cổ điển thui.
 

spiderman

Xe tăng
Biển số
OF-16330
Ngày cấp bằng
15/5/08
Số km
1,227
Động cơ
521,604 Mã lực
Theo như bác Minhkhoi thì lại phải lắp thêm âmply hoặc thay đầu đọc à, phức tạp nhỉ! Bác có thể đề xuất một phương án được không? Em ngại nhất đến vụ xe bị thay đổi lanh tanh bành và âm thanh của xe đối với em chỉ cần tương đối thôi, đầu tư ít. Ngoài ra nếu thay đầu đọc thì phải chế lại cái điều khiểu trên vô lăng nữa, phức tạp nhẩy :^)



@ RedAnt: Vâng, thế mới khó, em còn con trực thăng nữa, nhưng ít đi vì HN nhiều dây điện quá, không khoe được. Em đang có ý định ra Hàng Muối làm chống ồn cho con trực thăng đây.
Nếu âm thanh đối bác chỉ cần tương đối thì cứ giữ nguyên bản mà nghe bác ợ. Em thấy âm thanh của Vios nghe cũng tàm tạm mà. Ngồi trong xe cần gì phải âm thanh ghê gớm quá.
 

Kicker

Xe điện
Biển số
OF-19143
Ngày cấp bằng
27/7/08
Số km
2,601
Động cơ
522,046 Mã lực
Nơi ở
A-------->Z
Em cảm ơn các bác, lăn tăn quá nhỉ.
Thôi thì tiện đây em cũng hỏi luôn cho dù không phải topic âm thanh, em nhớ là các âmply đèn công suất ra đâu cũng chỉ 1,5 - 3W vậy sao vẫn oánh đ][cj ra loa to (tất nhiên là tùy loa), nhưng tương đương như vậy thì âmply sò phải mấy chục Oát.

Với "lý luận đi từ thực tiễn" như vậy, âmply bé có oánh được loa có RMS to không?
Bác so sánh 2 loại ampli khác hẳn nhau rồi. Về nguyên lý, ampli xe hơi chỉ có 1 loại, vì vậy không có chuyện ampli công suất nhỏ kéo được loa to đâu bác ạ, nếu có thì cũng không đạt được tiêu chí ít tiền như bác muốn.
Nói như bác Khôi là rất chuẩn, nếu bác không định thay đầu đọc và gắn thêm ampli thì đừng thay loa làm gì cho mất công, tốn tiền mà nhiều khi tiếng còn kém hơn bác ạ.
Trong trường hợp của bác, em vẫn khuyên nên gắn thêm 1 sub. Bác không muốn tiếng bùm bùm quá lớn của sub thì khi gắn chỉnh sao cho vừa nghe nhất. Gắn thêm sub sẽ cải thiện thêm chất lượng âm thanh rất nhiều, thi công đơn giản, ít thay đổi đến xe theo đúng yêu cầu của bác. Nếu thích bác có thể gắn thêm hoặc thay loa tép.
 
Biển số
OF-21205
Ngày cấp bằng
16/9/08
Số km
1,222
Động cơ
509,880 Mã lực
Nơi ở
30 Trung Liệt
Website
maytinhthudo.vn
\
Có thể nói 1 cách dễ hiểu để đánh giá độ nhạy của loa và công suất đáp ứng là luôn đi đôi với nhau,nếu loa của bác có độ nhạy cao mà công suất của âm ly ko phù hợp ,lớn quá hoặc nhỏ quá cũng sẽ gây méo dạng âm thanh từ loa phát ra >độ nhạy sẽ ko còn được tồn tại nữa
Loa ở đâu hoặc amly ở đâu thì cũng được đánh giá bằng công suất RMS,đây là đại lượng chỉ công suất làm việc hay còn gọi là công suất thực,còn công suất max là một đại lượng tương đối mà một thiết bị loa hoặc âm ly có thể đạt được trong một điều kiện tiêu chuẩn nào đó
Loa có công suất RMS cao chắc chắn phải đòi hỏi âm ly có công suất tương đương ,nếu sử dụng công xuất lớn hơn mức cho phép thì có thể sẽ gây cháy chập cuộn dây trong củ loa,ngược lại nếu amly có công suất nhỏ quá dòng điện biến thiên trong cuộn dây đó ko đảm bảo so với thiết kế làm cho màng loa dao động 1 cách loạn xạ ko theo một dạng tín hiệu nào cả>độ nhạy có cao bao nhiêu thì cũng trở thành vô ích
Trong thực tế các bác cứ nhìn bằng mắt thường 1 ví dụ cụ thể khi sử dụng âm ly để đánh 1 loa Sub,nếu âm ly đó mà công suất RMS nhỏ hơn mức cho phép của loa thì cái màng loa nó sẽ nhảy một cách tưng bừng thụt lên thụt xuông,chứ ko dao động theo biên độ chuẩn cho phép>dẫn đến màng loa sẽ giãn rất nhanh và dùng ko được bao lâu thì sẽ hỏng vật lý,còn về chất lượng âm thanh thì chưa đề cập,còn khi phối hợp được chuẩn công suất amly và loa thì màng loa dao động rất nhịp nhàng theo biên độ âm thanh mà vẫn cho ra 1 công suất âm thanh lớn nhất và trung thực

Bác có thể dùng bất cứ loa gì mà bác cảm thấy hợp với điều kiện kinh phí để chi,tuy nhiên bác muốn những yêu cầu như bài bác viết ở trên thì bác phải đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật mà em đã nói,còn ngược lại sẽ ko được như bộ loa có sãn trên xe mà nhà sản xuất đã thiết kế>đấy chỉ là kinh nghiệm cá nhân của em thôi để bác tham khảo
Ko nhất thiết phải thay đầu đọc nếu muốn thay công suất khác,có thể giữ nguyên đầu đọc và lắp thêm amly ngoài ,nhưng sẽ ko được tối ưu bởi đầu đọc theo xe ko cho ra tín hiệu RCA mà phải lấy thẳng sau mạch công suất của máy,như thế ngõ ra âm thanh sẽ bị hai lần sai số khuyếch đại ,một là từ công suất đầu đọc,hai là từ âm ly lắp thêm
Muốn tối ưu hơn chút nữa bác nên lấy tín hiệu âm thanh gốc từ bo mạch của đầu đọc trước khi đi qua mạch công suất thì âm thanh sẽ cải thiện đáng kể.
Ps:Đấy là em nói theo phương diện kỹ thuật,còn thực tế khi thì công cũng có rất nhiều yếu tố sẽ ko làm được như sách vở,miễn sao các bác thấy phù hợp giá cả và vừa tai là ok rồi,tự cảm thấy mãn nguyện với đồng tiền bỏ ra,hay còn gọi là hay trong tầm tiền
Nhà iem thì nghĩ là bác Khôi nhầm lẫn roài ạ. Bác giải thích kiểu gì:))
Công suất của loa bao giờ cũng phải lớn hơn công suất của ampli, tốt nhất là nên lớn hơn từ 2 đến 3 lần trở lên. Vì nếu công suất của loa bé (tức khả năng chịu tải kém) mà chơi âm li quá to vặn lớn là sẽ cháy loa.
Nhưng ngược lại âm li bé mà chơi loa to thì vô tư đi. Vì sao? Các bác thấy đơn giản thôi: khi ta vặn âm thanh ở mức bé thì công suất phát của âm li cũng nhỏ, chẳng hạn âm li 100W nhưng chỉ vặn nhỏ để phát ra ở mức 5w. Vậy nhưng ai cũng biết chắc chắn là bộ loa 100w, 200w sẽ vẫn phải kêu bình thường, tất nhiên là kêu nhỏ, chứ không thể nào lại méo tiếng hay chóng hỏng màng loa được. :P Bác nào không tin cứ thử cắt dây nối từ đầu ra của mobile phone ra tai nghe rồi đấu vào 1 cái loa to xem, đảm bảo âm thanh nghe phê vật so với âm thanh của loa trên mobile phone :)).

Công suất của âm li thì được hiểu như sau: có thể phát ra (ở đầu ra) 1 công suất âm thanh nằm trong khoảng từ 0 đến mức tối đa (chẳng hạn là 50w).
Còn công suất của loa thì được hiểu như sau: loa có thể chịu đựng được công suất cấp đầu vào từ 0 đến mức tối đa (chẳng hạn 50w). Quá mức 50w thì cháy loa.

Thông thường khi người ta chọn âmli thì công suất càng lớn càng có vẻ được chuộng. Bản chất của vấn đề là các đường đáp ứng của thiết bị bán dẫn (bóng bán dẫn, IC) thường không tuyến tính. Có nghĩa là chỉ có 1 dải hẹp các mức đáp ứng là đúng theo yêu cầu đề ra, còn ngoài dải đó ra thì hàm số thay đổi theo cách nào đó không điều chỉnh được, do vậy đầu ra bị méo. VD như âm li 50w RMS thì có thể chỉ nghe tốt khi công suất phát ở mức 0w đến 15w, còn lớn hơn (tức vặn volume to hơn) thì âm thanh đầu ra bị méo.
Do vậy nếu người ta muốn nghe âm thanh ở mức công suất càng cao thì càng phải chọn âm li có công suất tối đa lớn. Thông thường (theo học hỏi của iem) thì công suất RMS của âm li nên lớn hơn từ 3-5 lần trở lên đối với công suất muốn nghe. Chẳng hạn muốn nghe khoảng 10w âm thanh thì nên chọn âm li 50w.

Chất lượng âm thanh đầu ra của âm li không phải phụ thuộc vào công suất mà phụ thuộc chính vào hàm số đáp ứng của phần công suất (bóng bán dẫn hoặc IC công suất). Thời xa xưa khi còn dùng đèn điện tử thì việc này không bao giờ đặt ra, do lẽ hàm đáp ứng của đèn điện tử luôn luôn là tuyến tính (VD điện áp giữa 2 cực cao bao nhiêu thì số lượng điện tử phát xạ và chuyển giao giữa 2 cực cũng tăng 1 lượng tương ứng). Tuy nhiên để tận dụng sự gọn nhẹ người ta đã bỏ bóng đèn điện từ, chuyển qua đồ bán dẫn. Mà hàm đáp ứng của bán dẫn lại phi tuyến tính. Do vậy âm li xịn hơn âm li rẻ ở chỗ thằng nào có hàm đáp ứng ít méo hơn thì thằng đó xịn hơn, có nghĩa là âm thanh được tròn vành rõ chữ, ít méo.

Đối với loa thì lại khác. Loa nghe hay hay chán lại chủ yếu là do cái màng loa. Nếu màng loa làm tốt thì loa dao động theo đúng tín hiệu âm thanh đầu vào. Nếu màng kém thì tín hiệu đầu vào là hàm số F nó lại dao động theo hàm số F' thì tất nhiên là bị méo tiếng.

Tóm lại theo iem:
- Bao giờ cũng phải chọn loa có công suất RMS lớn hơn RMS của âm li vài ba lần. Lớn hơn rất nhiều cũng ok, nhưng khi đó sẽ tốn tiền mua loa vô ích vì loa công suất càng lớn càng đắt. Công suất loa nhỏ thì dễ cháy loa, vặn lớn tiếng kêu the thé.
- Nên xem tần số đáp ứng của loa. Nếu là loa trầm thì tần số đáp ứng càng thấp càng tốt, chẳng hạn 20Hz. Nếu là loa tréc thì tần số đáp ứng càng cao càng tốt (đến ngưỡng siêu âm, hình như cỡ 20KHz gì đó).
- Cũng không nên đầu tư đắt quá. Các bác có đầu tư cỡ bao nhiêu cũng không thể nghe hay bằng một bộ dàn tầm thường ở nhà vẫn nghe được, vì ở nhà có đủ mọi điều kiện: không bị rung, ồn, cách âm tuyệt đối, vị trí đặt loa thích hợp (đối với người nghe),... chưa kể lại còn có màn hình 32" to tướng phụ họa. Vậy nên bỏ nhiều tiền quá lắp vô xe xong về nhà nghe tiếng thánh thót của bộ dàn lởm ở nhà mới thấy mình dại :69: :21:
 

Kicker

Xe điện
Biển số
OF-19143
Ngày cấp bằng
27/7/08
Số km
2,601
Động cơ
522,046 Mã lực
Nơi ở
A-------->Z
Nhà iem thì nghĩ là bác Khôi nhầm lẫn roài ạ. Bác giải thích kiểu gì:))
Công suất của loa bao giờ cũng phải lớn hơn công suất của ampli, tốt nhất là nên lớn hơn từ 2 đến 3 lần trở lên. Vì nếu công suất của loa bé (tức khả năng chịu tải kém) mà chơi âm li quá to vặn lớn là sẽ cháy loa.
Nhưng ngược lại âm li bé mà chơi loa to thì vô tư đi. Vì sao? Các bác thấy đơn giản thôi: khi ta vặn âm thanh ở mức bé thì công suất phát của âm li cũng nhỏ, chẳng hạn âm li 100W nhưng chỉ vặn nhỏ để phát ra ở mức 5w. Vậy nhưng ai cũng biết chắc chắn là bộ loa 100w, 200w sẽ vẫn phải kêu bình thường, tất nhiên là kêu nhỏ, chứ không thể nào lại méo tiếng hay chóng hỏng màng loa được. :P Bác nào không tin cứ thử cắt dây nối từ đầu ra của mobile phone ra tai nghe rồi đấu vào 1 cái loa to xem, đảm bảo âm thanh nghe phê vật so với âm thanh của loa trên mobile phone :)).

Công suất của âm li thì được hiểu như sau: có thể phát ra (ở đầu ra) 1 công suất âm thanh nằm trong khoảng từ 0 đến mức tối đa (chẳng hạn là 50w).
Còn công suất của loa thì được hiểu như sau: loa có thể chịu đựng được công suất cấp đầu vào từ 0 đến mức tối đa (chẳng hạn 50w). Quá mức 50w thì cháy loa.

Thông thường khi người ta chọn âmli thì công suất càng lớn càng có vẻ được chuộng. Bản chất của vấn đề là các đường đáp ứng của thiết bị bán dẫn (bóng bán dẫn, IC) thường không tuyến tính. Có nghĩa là chỉ có 1 dải hẹp các mức đáp ứng là đúng theo yêu cầu đề ra, còn ngoài dải đó ra thì hàm số thay đổi theo cách nào đó không điều chỉnh được, do vậy đầu ra bị méo. VD như âm li 50w RMS thì có thể chỉ nghe tốt khi công suất phát ở mức 0w đến 15w, còn lớn hơn (tức vặn volume to hơn) thì âm thanh đầu ra bị méo.
Do vậy nếu người ta muốn nghe âm thanh ở mức công suất càng cao thì càng phải chọn âm li có công suất tối đa lớn. Thông thường (theo học hỏi của iem) thì công suất RMS của âm li nên lớn hơn từ 3-5 lần trở lên đối với công suất muốn nghe. Chẳng hạn muốn nghe khoảng 10w âm thanh thì nên chọn âm li 50w.

Chất lượng âm thanh đầu ra của âm li không phải phụ thuộc vào công suất mà phụ thuộc chính vào hàm số đáp ứng của phần công suất (bóng bán dẫn hoặc IC công suất). Thời xa xưa khi còn dùng đèn điện tử thì việc này không bao giờ đặt ra, do lẽ hàm đáp ứng của đèn điện tử luôn luôn là tuyến tính (VD điện áp giữa 2 cực cao bao nhiêu thì số lượng điện tử phát xạ và chuyển giao giữa 2 cực cũng tăng 1 lượng tương ứng). Tuy nhiên để tận dụng sự gọn nhẹ người ta đã bỏ bóng đèn điện từ, chuyển qua đồ bán dẫn. Mà hàm đáp ứng của bán dẫn lại phi tuyến tính. Do vậy âm li xịn hơn âm li rẻ ở chỗ thằng nào có hàm đáp ứng ít méo hơn thì thằng đó xịn hơn, có nghĩa là âm thanh được tròn vành rõ chữ, ít méo.

Đối với loa thì lại khác. Loa nghe hay hay chán lại chủ yếu là do cái màng loa. Nếu màng loa làm tốt thì loa dao động theo đúng tín hiệu âm thanh đầu vào. Nếu màng kém thì tín hiệu đầu vào là hàm số F nó lại dao động theo hàm số F' thì tất nhiên là bị méo tiếng.

Tóm lại theo iem:
- Bao giờ cũng phải chọn loa có công suất RMS lớn hơn RMS của âm li vài ba lần. Lớn hơn rất nhiều cũng ok, nhưng khi đó sẽ tốn tiền mua loa vô ích vì loa công suất càng lớn càng đắt. Công suất loa nhỏ thì dễ cháy loa, vặn lớn tiếng kêu the thé.
- Nên xem tần số đáp ứng của loa. Nếu là loa trầm thì tần số đáp ứng càng thấp càng tốt, chẳng hạn 20Hz. Nếu là loa tréc thì tần số đáp ứng càng cao càng tốt (đến ngưỡng siêu âm, hình như cỡ 20KHz gì đó).
- Cũng không nên đầu tư đắt quá. Các bác có đầu tư cỡ bao nhiêu cũng không thể nghe hay bằng một bộ dàn tầm thường ở nhà vẫn nghe được, vì ở nhà có đủ mọi điều kiện: không bị rung, ồn, cách âm tuyệt đối, vị trí đặt loa thích hợp (đối với người nghe),... chưa kể lại còn có màn hình 32" to tướng phụ họa. Vậy nên bỏ nhiều tiền quá lắp vô xe xong về nhà nghe tiếng thánh thót của bộ dàn lởm ở nhà mới thấy mình dại :69: :21:
Xin lỗi bác trước nhé. Bác nhầm lẫn nghiêm trọng!
 

Kicker

Xe điện
Biển số
OF-19143
Ngày cấp bằng
27/7/08
Số km
2,601
Động cơ
522,046 Mã lực
Nơi ở
A-------->Z
- Cũng không nên đầu tư đắt quá. Các bác có đầu tư cỡ bao nhiêu cũng không thể nghe hay bằng một bộ dàn tầm thường ở nhà vẫn nghe được, vì ở nhà có đủ mọi điều kiện: không bị rung, ồn, cách âm tuyệt đối, vị trí đặt loa thích hợp (đối với người nghe),... chưa kể lại còn có màn hình 32" to tướng phụ họa. Vậy nên bỏ nhiều tiền quá lắp vô xe xong về nhà nghe tiếng thánh thót của bộ dàn lởm ở nhà mới thấy mình dại :69: :21:[/quote]
Cái này chỉ đúng nếu bác muốn tiết kiệm tiền thôi, còn câu "tiền nào của nấy" vẫn luôn đúng trong mọi trường hợp.
Bác có giàn xịn, vừa chạy xe vừa nghe nhạc nó có cái thú riêng của nó mà giàn âm thanh ở nhà nhiều khi không đáp ứng được đâu bác ạ.
 

nemo_0501

Xe buýt
Biển số
OF-834
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
688
Động cơ
583,770 Mã lực
Tuổi
42
@Kicker : em chưa thấy xe loa để nguyên loa theo xe lắp thêm sub mà hay cả ( theo kinh nghiệm của em lắp xe cho khách) nó chỉ được mỗi cái bùm bùm, ầm ầm khỏe
 

pioneer.vn

Xe tải
Biển số
OF-15943
Ngày cấp bằng
4/5/08
Số km
281
Động cơ
514,210 Mã lực
Nơi ở
Số 10 Tạ Quang Bửu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Website
www.pioneer.vn
Theo em thì nếu dùng loa có công suất RMS cao hơn nhiều so công suất RMS của âm ly thì loa đó sẽ không thể hiện được đúng chất lượng của nó,Nếu dùng nhiều ở mức âm lượng lớn âm ly sẽ rất nóng.
Còn dùng âm ly công suất RMS lớn hơn nhiều so với công suất RMS của loa khi vặn ở mức âm lượng lớn loa dễ bị vỡ tiếng và ảnh hưởng đến độ bền của loa do hoạt động quá công suất.
Tốt nhất là khi chọn loa và âm ly nên kiểm tra các thông số cần thiết như CS RMS, Độ nhạy, trở kháng để phối ghép sao cho mức thông số đó ngang nhau để có thể tận dụng hết chất lượng của loa cũng như âm ly và tiết kiệm chi phí đầu tư . Công suất chênh lệch giữa loa và âm ly trong khoảng +/-10W là hợp lý.

Bên Pioneer chỗ em hãng luôn có câu cảnh báo : " Để tránh nguy hại cho hệ thống âm ly và loa, hãy chắc chắn rằng công suất RMS của âm ly nên thấp hơn công suất RMS của loa" -- Đây là câu cảnh báo nhằm đảm bảo độ bền cho sản phẩm cũng như an toàn về điện cho xe.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top