[Funland] Cần thông não về thực trạng thiếu thuốc

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
thế mà chúng nó kí ầm ầm và vô lò ầm ầm :D
Gớm ăn quen , ăn đẫy giờ bắt làm không có ăn nên không chịu làm kiểu dỗi hờn =))
Tiến tới mà có đánh giá KPI làm không đặt cho nghỉ việc thì ngồi đó mà không làm .
Lương đủ nhiều thì mới làm chặt được cụ ợ. Cái gì cũng phải có cơ chế phù hợp. Bây giờ các BV họ hỏi Sở làm thế nào thì Sở từ chối trả lời vì Sở cũng không thấy có văn bản quy định rõ ràng. Thế thằng ở dưới nó giải quyết thế nào, làm liều hay là dừng không làm.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Thông tư thầu vật tư y tế mới ra đời 2020 thôi cụ. Từ lúc có cái đó thì mới có chuyện giá trúng thầu năm nay ko được cao hơn giá trúng thầu năm trước, thầu 2021 chưa sao, thầu 2022 thì giá của các cty tăng vù vù do giá xăng dầu tăng, do chuỗi cung ứng bị đứt gãy vì covid … thế là ko thể mua hàng với giá 2021 nữa, thế là ko thầu xong, bệnh nhân ko có vậ tư để dùng.
Rồi thuốc ko kịp gia hạn visa nên ko nhập khẩu được, ra hồ sơ thầu cũng ko có cty chào thầu.

Thực tế ko phải 100% thuốc hay vật tư đang hết, chỉ là 1 phần thôi nhưng báo chí đưa tin rầm rộ quá.

Em chỉ nói vài ví dụ em biết thôi, thực tế muôn hình vạn trạng lắm, ai làm trực tiếp mới biết sao nó khó làm cho đúng qui định.
Có một số cụ bảo là " Quy trình rõ ràng rồi cứ thế mà làm". Khổ cái nhiều thứ không rõ ràng đến mức cấp Thành phố cũng còn không biết hướng dẫn thế nào thì thằng ở dưới nó thực hiện kiểu gì.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Bọn Mỹ nó có FDA, nó chịu trách nhiệm về vấn đề đó, có nghĩa là nó cứ duyệt là ông sử dụng, lưu hành được. Bên VN thuốc với vật tư như ma trận, 1 số ít hàng của các hãng VN như của Dược Hậu giang, Dược TW1 2 còn dùng tạm được, các hàng khác chênh khá nhiều cụ ạ. Vậy mới nói, để cân bằng giữa điều trị và giá ko dễ và chính vì chênh giá, chất lượng nên mới tạo kẽ hở cho sân sau thông thầu hoặc kênh giá.
Có luật nhưng cái khung, cái bộ máy thi hành luật không được chuẩn hoá mà thả lỏng vào tay tư nhân toàn bộ các khâu, có khác gì việc làm và bán sách giáo khoa đâu.
Thực ra, đây là một đề tài tầm cao nhất cần nghiên cứu để thiết kế bộ máy. À nhưng chuyện là bộ máy đặt đâu cũng là vứn đề.
 

trungbusiness

Xe buýt
Biển số
OF-303179
Ngày cấp bằng
28/12/13
Số km
526
Động cơ
309,368 Mã lực
Thiếu thuốc thì cứ đề nghị cho nghỉ việc hết cái khoa dược của bệnh viện thì sẽ tự khắc có thuốc ngay. Thuốc vào bệnh viện có truyền thống gài thầu, thông thầu, khoa dược quen thói chấm mút rồi nên giờ làm đúng và không công thì giờ trò thôi.

Cục quản lý dược là cơ quan bố láo nhất vì là đơn vị cấp visa thuốc mà để 1 visa được cấp thì giá thuốc bị đội lên để còn ABCD, giá đội lên cao thì lại bổ vào bệnh nhân hết. Mất dạy nhất là việc thẩm định cấp visa chỉ dựa trên hồ sơ nên không biết được hồ sơ có phải là thật hay hồ sơ vẽ và cũng không kiểm tra nên không biết khâu R&D có làm hay bốc láo. Nói chung ngành được cần đại phẫu và cần rất nhiều lãnh đạo vào lò thì dân mới bớt khổ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Airblade2015

Xe buýt
Biển số
OF-393897
Ngày cấp bằng
25/11/15
Số km
839
Động cơ
244,636 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Hà nội
Bây giờ cứ dựa vào giá rẻ để chấm thầu thì sẽ rất nhiều thuốc rẻ của Tàu của Ấn trúng nhưng khi đó chất lượng sẽ không đảm bảo, kết quả điều trị bị ảnh hưởng nhiều
 

chuotdong

Xe container
Biển số
OF-24462
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
5,138
Động cơ
580,400 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thiếu thuốc thì cứ đề nghị cho nghỉ việc hết cái khoa dược của bệnh viện thì sẽ tự khắc có thuốc ngay. Thuốc vào bệnh viện có truyền thống gài thầu, thông thầu, khoa dược quen thói chấm mút rồi nên giờ làm đúng và không công thì giờ trò thôi.

Cục quản lý dược là cơ quan bố láo nhất vì là đơn vị cấp visa thuốc mà để 1 visa được cấp thì giá thuốc bị đội lên để ABCD và giá cao thì lại bổ vào bệnh nhân hết. Nói chung ngành được cần đại phẫu và cần rất nhiều lãnh đạo vào lò thì dân mới bớt khổ.
Visa là một đống tiền nhỉ, ai nhận quả này thì đều biết cả, nhưng cũng khó lộ lắm
 

h.gonc

Xe tải
Biển số
OF-801258
Ngày cấp bằng
23/12/21
Số km
262
Động cơ
15,159 Mã lực
xã hội giờ quả thật cái gì cũng khó khăn. càng ngày càng khó
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,471
Động cơ
253,253 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Thiếu thuốc thì cứ đề nghị cho nghỉ việc hết cái khoa dược của bệnh viện thì sẽ tự khắc có thuốc ngay. Thuốc vào bệnh viện có truyền thống gài thầu, thông thầu, khoa dược quen thói chấm mút rồi nên giờ làm đúng và không công thì giờ trò thôi.

Cục quản lý dược là cơ quan bố láo nhất vì là đơn vị cấp visa thuốc mà để 1 visa được cấp thì giá thuốc bị đội lên để còn ABCD, giá đội lên cao thì lại bổ vào bệnh nhân hết. Mất dạy nhất là việc thẩm định cấp visa chỉ dựa trên hồ sơ nên không biết được hồ sơ có phải là thật hay hồ sơ vẽ và cũng không kiểm tra nên không biết khâu R&D có làm hay bốc láo. Nói chung ngành được cần đại phẫu và cần rất nhiều lãnh đạo vào lò thì dân mới bớt khổ.
Cứ quy trách nhiệm cho BT, cục QL dược là khác full thuốc. Trước duyệt giá cao 10 đồng. Giờ siết chặt giá rẻ còn 5 đồng. Nếu mua 5 đồng hoá ra trước đây tham nhũng 5 đồng.
Vậy nên mấy bày ra trò không biết làm thế nào cho đúng.
Trước đây làm sai thì làm cho đúng được, hiện muốn làm đúng không làm được :))
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,842
Động cơ
1,263,639 Mã lực
Tuổi
49
Việc đầu tiên cần làm là giải bài toán thiếu thuốc và trang thiết bị vật tư tiêu hao. Cách đơn giản là cho phép bệnh nhân thanh toán chế độ BHYT bằng hóa đơn mua vào với các mặt hàng trong một giai đoạn nhất định (có thể đến cuối năm nay); chứ không phải bằng mệnh lệnh hành chính "phải đủ thuốc", khi Luật và các quy định chưa kịp sửa đổi để tháo gỡ vướng mắc trong đấu thầu. Cách này vừa đảm bảo quyền lợi toàn dân khi khám chữa bệnh, tổng quỹ bảo hiểm không đổi (bệnh nhân không thanh toán tại viện thì thanh toán trực tiếp với BHXH tỉnh), đồng thời giảm áp lực sai, áp lực tiến độ cho các bệnh viện, xốc lại tinh thần làm việc cho nhân viên.

Cần xây dựng lại hệ thống đấu thầu các sản phẩm liên quan đến sức khỏe. Đây là sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao đặc thù, nếu mua sắm theo cách thông thường sẽ vấp phải việc trúng thầu thuốc, dụng cụ y tế, trang thiết bị, vật tư rẻ tiền, không đảm bảo.
Anh Hiếu dân trong ngành, nói chưa đủ nhưng khá đúng.
 

doping113

Xe buýt
Biển số
OF-30937
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
520
Động cơ
485,005 Mã lực
BS này nói đủ và vào việc sắc nét hơn, dù sao ĐBQH cũng cần kiểm chứng trước khi ngôn.
 

pressf5

Xe tăng
Biển số
OF-148027
Ngày cấp bằng
4/7/12
Số km
1,037
Động cơ
563,509 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình
Em hiểu theo nghĩa ngành y tế đang bị bắt bớ nhiều nên cán bộ cấp cao chơi bài cùn, lấy người bệnh làm con tin, bắt nhà nước nhượng bộ.

Em thấy y tế đang phân hoá giàu nghèo nhiều quá. Trong lúc cán bộ làm giàu bất chính thì y bác sỹ nghèo không sống nổi, thế là không được. Nhìn lại thời covid, trong khi nhiều người ăn tiền đút lót thì y bác sỹ tuyến địa phương xin nghỉ hàng loạt, quá bất công!

Sent from M2007J3SG via OTOFUN
Bắt Rồng xanh và loạt giám đốc bv đợt trước là đúng rồi, có nhiều cụ vẫn kêu oan đấy ạ. Cần làm mạnh để Y tế bớt nhũng nhiễu.
 

pressf5

Xe tăng
Biển số
OF-148027
Ngày cấp bằng
4/7/12
Số km
1,037
Động cơ
563,509 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình
Gì quá cũng ko tốt. To như Khứa còn phải bỏ diệt hổ đả ruồi vì nó làm giảm sự phát triển ất nc (do ko ai dám nghĩ, dám làm nữa).
Giáo dục 1 đàn bò chỉ cần oánh 1 vài con, oánh cả đàn thì hậu quả là chúng sẽ ì ra và kệ cmm 🤣
Vụ này khó rồi, hóng các đầu to gỡ =))
Lại kiểu chị tổng nghị bên ta hả cụ: bắt hết lấy ai làm việc :D
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,842
Động cơ
1,263,639 Mã lực
Tuổi
49
BS này nói đủ và vào việc sắc nét hơn, dù sao ĐBQH cũng cần kiểm chứng trước khi ngôn.
Cụ này về hưu và không tham gia quản lý từ lâu rồi nên không cập nhật được tình hình đâu.

Vấn đề bây giờ không phải là giá thuốc. Thực tế thì việc siết giá thuốc mấy năm nay đã rất thành công, thành công đến cái mức là trong bệnh viện giờ mua toàn thuốc với vật tư "rẻ tiền". Điều này làm chất lượng điều trị xuống thấp, nhưng nhân dân thì biết gì đâu, chỉ nhăm nhăm hò hét xuống giá, xuống giá nữa :))

Một viên kháng sinh thông thường giá chỉ còn có vài trăm đồng/viên. Bây giờ một cốc trà đá cũng 3-5 ngàn rồi, làm gì có cái gì giá tính bằng trăm đồng nữa? Chắc là 1 quả ớt nhỏ :))

Tiêu chuẩn kỹ thuật theo kiểu hàm lượng hoạt chất các thứ thì vẫn đạt thôi, nhưng hiệu lực điều trị thì ai biết đấy là đâu. Cũng như chỉ so hàm lượng tinh bột thì gạo nấu ở quán cơm bình dân với ST25 cũng chẳng khác gì :D

Kiểu này này:
Cứ quy trách nhiệm cho BT, cục QL dược là khác full thuốc. Trước duyệt giá cao 10 đồng. Giờ siết chặt giá rẻ còn 5 đồng. Nếu mua 5 đồng hoá ra trước đây tham nhũng 5 đồng.
Vậy nên mấy bày ra trò không biết làm thế nào cho đúng.
Trước đây làm sai thì làm cho đúng được, hiện muốn làm đúng không làm được :))
Uống thuốc 10 đồng thời gian nằm viện có khi chỉ 1 tuần, tiết kiệm được bao nhiêu chi phí và sức khỏe so với uống thuốc 5 đồng nằm 2 tuần. Nhưng các con giời thì thích giá thấp cơ.
Trước kia để bệnh viện được dùng thuốc, vật tư tốt hơn, đôi khi phải lách một chút để mua. Nhưng giờ thì ai cũng sẽ cố làm cho đúng, sau đợt này mọi thứ sẽ thấp, rất thấp. :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Pigcoi

Xe tải
Biển số
OF-161221
Ngày cấp bằng
18/10/12
Số km
331
Động cơ
244,391 Mã lực
Cụ này về hưu và không tham gia quản lý từ lâu rồi nên không cập nhật được tình hình đâu.

Vấn đề bây giờ không phải là giá thuốc. Thực tế thì việc siết giá thuốc mấy năm nay đã rất thành công, thành công đến cái mức là trong bệnh viện giờ mua toàn thuốc với vật tư "rẻ tiền". Điều này làm chất lượng điều trị xuống thấp, nhưng nhân dân thì biết gì đâu, chỉ nhăm nhăm hò hét xuống giá, xuống giá nữa :))

Một viên kháng sinh thông thường giá chỉ còn có vài trăm đồng/viên. Bây giờ một cốc trà đá cũng 3-5 ngàn rồi, làm gì có cái gì giá tính bằng trăm đồng nữa? Chắc là 1 quả ớt nhỏ :))

Tiêu chuẩn kỹ thuật theo kiểu hàm lượng hoạt chất các thứ thì vẫn đạt thôi, nhưng hiệu lực điều trị thì ai biết đấy là đâu. Cũng như chỉ so hàm lượng tinh bột thì gạo nấu ở quán cơm bình dân với ST25 cũng chẳng khác gì :D

Kiểu này này:

Uống thuốc 10 đồng thời gian nằm viện có khi chỉ 1 tuần, tiết kiệm được bao nhiêu chi phí và sức khỏe so với uống thuốc 5 đồng nằm 2 tuần. Nhưng các con giời thì thích giá thấp cơ.
Trước kia để bệnh viện được dùng thuốc, vật tư tốt hơn, đôi khi phải lách một chút để mua. Nhưng giờ thì ai cũng sẽ cố làm cho đúng, sau đợt này mọi thứ sẽ thấp, rất thấp. :))
Giá thuốc siết rất tốt, tốt quá ko còn lợi nhuận lại khiến các đội chuyển hướng bán tpcn tràn lan. Dân kinh tế, kỹ thuật, CNTT cũng nhảy vào bán tpcn nhưng quảng cáo như thần dược. Giá sản xuất 1 thì giá bán ra toàn 5-10. Nã iu tu be với fa xe búc suốt ngày. Chất lượng thì ko kiểm soát nổi. Chả biết có tác dụng không hay uống vào cho no. Rồi lại như 1 chuyên da marketing nào đó nói là giá trị của sản phẩm là giá trị tinh thần mang lại cho người bệnh. Chúng ta bán giá trị tinh thần. :))
Em nói thật các cụ cứ mong giá thuốc rẻ. Em thì ko mong rẻ chỉ mong giá đúng với tiêu chuẩn chất lượng. Còn khả năng tài chính của ai đến đâu thì có mức lựa chọn đó.
 

Kiabuoisang

Xe container
Biển số
OF-12324
Ngày cấp bằng
29/12/07
Số km
8,635
Động cơ
571,555 Mã lực
Nơi ở
Chả nói đâu !!!
Lại kiểu chị tổng nghị bên ta hả cụ: bắt hết lấy ai làm việc :D
Vẫn có người làm việc nhưng không dám làm sai nữa và để không sai thì cách tốt nhất là chờ hoặc không làm gì nữa :)) :)) :D
 

Mainboard To_oT

Xe hơi
Biển số
OF-791677
Ngày cấp bằng
28/9/21
Số km
183
Động cơ
23,848 Mã lực

Giá thuốc, BHYT và cái bẫy

Mấy ngày nay có nhiều phóng viên gọi điện hỏi tôi, “chỗ anh vẫn bình thường chứ, có gì xao động không ạ”. Tôi ngạc nhiên trả lời “Không, chỗ anh vẫn bình thường, có gì đâu”.

Mãi mấy ngày sau khi nghe ở trên an ủi ngành y tôi mới vỡ lẽ ra. Hóa ra các vị ấy hiểu lầm. Các vị ấy xúc động và thương xót nhầm

Các vị ấy tưởng tượng ra rằng ngành y chúng tôi đang xao động lắm, đang bối rối lắm, đang suy sụp ý chí lắm khi một loạt lãnh đạo ngành y bị bắt.

Không. Với ai thì không biết, nhưng với cá nhân tôi và những người tôi quen thì chẳng ai tỏ ra cảm xúc gì cả với những sự việc trên.

Vì sao lại vô cảm thế!

Vâng, thật sự chúng tôi từ lâu đã vô cảm với những tin tức kiểu đó rồi. Nó xảy ra là tất yếu phải xảy ra. Nên chẳng còn tý cảm giác ngạc nhiên hay xúc động nào cả. Tất cả các nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp ấy đã được nói đến từ lâu mà không có gì thay đổi cả, thì tất yếu nó phải dẫn đến coi là bình thường, và tất cả phạm pháp mà tưởng như bình thường, sẽ dẫn đến bắt bớ hàng loạt như hiện nay.
Các nguyên nhân phạm pháp trong ngành y có thể kể đến:

- Mức đãi ngộ cho ngành y thấp, dẫn đến tham nhũng vặt để “tự cứu lấy mình”, rồi ăn vặt quen mồm thì sẽ ăn to dần lên

- Bổ nhiệm lãnh đạo không căn cứ vào chuyên môn mà còn cần x,y, z yếu tố khác, dần yếu tố tiền sẽ xuất hiện và to dần lên, thành giá ghế cụ thể. Một khi ghế đã có giá thì nó sẽ làm băng hoại theo dây chuyền từ dưới lên, làm thối ruỗng cả cái cây.

- Kẽ hở của pháp luật. Vô tình hay hữu ý, các kẽ hở tô hô này không được nhìn thấy để bịt lại, mà như mời chào người ta phạm luật, nên gọi là cái bẫy.

Chắc các nguyên nhân tôi phạm trong ngành y còn có thể liệt kê dài hơn nữa, tôi chỉ xin kể vậy để dẫn vào ý chính của bài này. Đó là: Kẽ hở hay là cai bẫy về giá thuốc, là nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng trong ngành y. Cái này nếu không phải người đã lăn lộn trong ngành y thì không thể hiểu được.

Vì vậy tôi sẽ nói thật dễ hiểu để bạn đọc ngoài ngành có cơ sở mà phán xét. Đó là:
Năm 2005, khi lần đầu tiên tham gia vào quản lý bệnh viện, tôi hết sức bất ngờ khi biết 1 quy định của BHYT là: Bệnh viện không được hưởng 1 xu nào trên tổng tiền thuốc mà bệnh viện tiêu thụ. Ví dụ trong 1 năm bệnh viện nhập về 100 tỷ tiền thuốc để chữa bệnh, thì cuối năm BHYT trả cho bệnh viện đúng 100 tỷ, không hơn không kém.

Tôi rất ngạc nhiên vì bản thân tôi và các bác sĩ lúc đó cũng đang mở phòng mạch ngoài giờ ở nhà, chúng tôi biết giá thuốc bán sỉ (bán buôn) và bán lẻ phải khác nhau chứ. Tôi lên chợ thuốc mua một mớ thuốc về cắt bán cho bệnh nhân, tính cao thêm một chút coi như công khám bệnh. Bệnh nhân trả tiền thuốc cũng coi như đã trả công khám của bác sĩ trong đó rồi, nên thuốc có cao hơn ngoài tiệm cũng không ai thắc mắc.

Thế mà bây giờ bệnh viện tiêu thụ được cả 100 tỷ tiền thuốc mà không được đồng lời nào thì quá khó hiểu. Mà càng khó hiểu hơn nữa là bất công như thế mà các giám đốc bệnh viện cứ nhơn nhơn ra, chẳng ai thắc mắc gì.

Không ai giải thích cho tôi cái bất hợp lý ấy, khiến tôi phải nát óc suy nghĩ, tìm cách tự giải thích. Sau cùng tôi tạm tự giải thích như thế này: toàn thể nhân viên bệnh viện từ giám đốc cho đến hộ lý đều là người làm thuê cho 1 ông chủ, tên là nhà nước. Đất xây bệnh viện ông ấy cấp, nhà cửa máy móc ông ấy cho, lương mình ông ấy trả, thuốc ông ấy cấp để mình phát lại cho bệnh nhân. Thế thôi. Hoàn toàn là xin cho và cấp phát.

Toàn bộ chu trình này là không lợi nhuận. Vì thế nên thuốc tiêu bao nhiêu thì được thanh toán đúng bấy nhiêu.

Chu trình đúng là lý tưởng. Nhưng thực tế cuộc đời lại không lý tưởng. Thế mới sinh ra chuyện.

Kẽ hở đầu tiên đến từ nguồn cung cấp thuốc. Trước đấy thì thuốc cung cấp từ các xí nghiệp dược quốc doanh, nên bản thân người ta có lãi thì cũng vào cái nồi cơm chung là nhà nước, nên không ai thắc mắc gì.

Nhưng bắt đầu từ khi ngành dược được tư nhân hóa thì khác. Cty dược tư nhân mọc lên như nấm, chiếm chủ đạo trong việc cung cấp thuốc cho bệnh viện. Và bây giờ thì kẽ hở đã hiện ra.

Cty dược tư nhân khi cung cấp thuốc cho các cửa hàng thuốc thì dĩ nhiên phải với giá bán sỉ (bán buôn), rồi các cửa hàng mới bán lẻ thuốc đến tay người bệnh. Chênh lệch giữa giá bán sỉ và lẻ này khoảng 20%, các mặt hàng độc quyền, khan hiếm, đặc trị thì lợi nhuận còn cao hơn nữa.

Thế nhưng khi cty ấy cung cấp thuốc cho bệnh viện, thì được bán với giá bán lẻ đến tay người dùng.

Công ty ấy khi xuất một lượng hàng ra chợ thuốc cho các cửa hàng tư nhân, thu về 80 tỷ tiền hàng; nhưng cũng lượng thuốc ấy khi xuất cho bệnh viện, thu về 100 tỷ ngon ơ. Đấy là chỗ khác nhau mà người ngoài ngành không ai để ý, đó là các công ty dược khi bán hàng cho bệnh viện được bán với giá bán lẻ. Và BHYT thanh toán tiền đó đầy đủ không thiếu một xu.

Buôn bán kiểu ấy nhắm mắt cũng làm giàu được, ai mà chẳng ham. Lúc đầu tôi cũng rất khó hiểu với kiểu hạch toán kinh tế này. Sao không ai phát hiện ra lỗ hổng to đùng này nhỉ.

Mãi sau này tôi mới hiểu ra, cái này ai cũng biết, nhưng đều giả vờ không biết. Cái lỗ hổng ấy nó nuôi sống biết bao người, làm nên sức hấp dẫn cho những chiếc ghế, làm nên chất bôi trơn cho ngành y vận hành trơn tru êm ru bao năm qua.

Để tôi phân tích tiếp cho bạn nào đọc đến dòng này mà vẫn còn ngu ngơ chưa hiểu (có lẽ chắc không nhiều). Đường đi tiếp theo của đồng tiền nó là như thế này:

Giám đốc cty dược sau khi nhận được thanh toán 100 tỷ liền hiểu ngay là phần của mình cả vốn lẫn lãi chỉ có 80 tỷ thôi, mang ngay 20 tỷ đến trả cho giám đốc bệnh viện. Giám đốc bệnh viện sau khi nhận 20 tỷ thì cũng chỉ dám cất vào tủ của mình chừng 2 tỷ, chia cho anh em trong ban giám đốc và mấy trưởng khoa lớn vài tỷ, còn đâu đem ngay cho các bên hữu quan và lên trên.

Cứ thế, từ năm này qua năm khác, đồng tiền này nó là mạch nước ngầm nuôi xanh mát cái cây sum suê, đơm hoa kết trái. Và xã hội cũng coi là đương nhiên. Thế nên nhiều người khi bị bắt mới khóc khi lần đầu tiên nhận ra mình nhận tiền như thế là phạm tôi. Thương hết sức.

Chỉ có nhân viên y tế cấp thấp và người bệnh không nhận được lợi ích gì từ việc này, thậm chí bị hại thêm do liên minh ma quỷ này.

Nên giờ cái cây ấy bị đổ thì tôi cũng chẳng thấy xúc động gì lắm, vì đáng ra nó phải bị đổ từ rất lâu rồi.

Nhưng cái lỗ hổng định giá thuốc phi kinh tế kia phải được nhận diện và bịt lại, nếu không thì hết lớp này đến lớp khác lại lao vào thôi.

Có một trong hai cách:

Cách thứ nhất là: Bệnh viện được chủ động đàm phán mua thuốc theo giá bán buôn, sau đó được thanh toán với bảo hiểm y tế theo giá bán lẻ. Phần thặng dư đó được hạch toán vào chi phí hoạt động bệnh viện, trả lương nhân viên, tích lũy phát triển. Cái này là hoàn toàn bình thường theo pháp luật, được theo dõi sổ sách hạch toán rõ ràng minh bạch, không chạy vào túi riêng của ai.

Cách thứ hai là: Bảo hiểm y tế thay mặt nhà nước quản lý nguồn tiền, thì tự xuất tiền ra mua thuốc để ở kho của BHYT, các bệnh viện có bao nhiêu bệnh nhân, cần bao nhiêu thuốc gì thì cứ đến kho của BHYT mà lĩnh về. Thế là bệnh viện chỉ làm công ăn lương, hết đường ăn chia tiền thuốc nhé.

Tuy nhiên, cách thứ hai này nghe có vẻ không xong, vì thực ra thì chỉ là chuyển địa chỉ tham nhũng từ chỗ này sang chỗ khác mà thôi. Khó nhỉ.

Trong câu chuyện tôi vừa kể, các bạn có thể thay từ thuốc bằng máy móc, vật tư y tế, kit test... thì cũng tương tự và các bạn sẽ hiểu nội tình tham nhũng trong ngành y phần lớn do các kẽ hở về quản lý, vô tình hay cố ý mà để nguyên trong bao năm qua.

Nhưng thôi, mục đích của bài này không nhằm dạy nhà nước cách chống tham nhũng trong ngành y mà chỉ muốn nói lên tiếng nói ở dưới cùng xã hội là ngành y vẫn ổn, mặc cho có ai đấy làm mình làm mẩy là ngành y xao động lắm, suy tư lắm vì các vụ bắt bớ vừa qua.

Thân
 

xelulu

Xe buýt
Biển số
OF-401763
Ngày cấp bằng
19/1/16
Số km
682
Động cơ
235,117 Mã lực
Tuổi
57

Giá thuốc, BHYT và cái bẫy

Mấy ngày nay có nhiều phóng viên gọi điện hỏi tôi, “chỗ anh vẫn bình thường chứ, có gì xao động không ạ”. Tôi ngạc nhiên trả lời “Không, chỗ anh vẫn bình thường, có gì đâu”.

Mãi mấy ngày sau khi nghe ở trên an ủi ngành y tôi mới vỡ lẽ ra. Hóa ra các vị ấy hiểu lầm. Các vị ấy xúc động và thương xót nhầm

Các vị ấy tưởng tượng ra rằng ngành y chúng tôi đang xao động lắm, đang bối rối lắm, đang suy sụp ý chí lắm khi một loạt lãnh đạo ngành y bị bắt.

Không. Với ai thì không biết, nhưng với cá nhân tôi và những người tôi quen thì chẳng ai tỏ ra cảm xúc gì cả với những sự việc trên.

Vì sao lại vô cảm thế!

Vâng, thật sự chúng tôi từ lâu đã vô cảm với những tin tức kiểu đó rồi. Nó xảy ra là tất yếu phải xảy ra. Nên chẳng còn tý cảm giác ngạc nhiên hay xúc động nào cả. Tất cả các nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp ấy đã được nói đến từ lâu mà không có gì thay đổi cả, thì tất yếu nó phải dẫn đến coi là bình thường, và tất cả phạm pháp mà tưởng như bình thường, sẽ dẫn đến bắt bớ hàng loạt như hiện nay.
Các nguyên nhân phạm pháp trong ngành y có thể kể đến:

- Mức đãi ngộ cho ngành y thấp, dẫn đến tham nhũng vặt để “tự cứu lấy mình”, rồi ăn vặt quen mồm thì sẽ ăn to dần lên

- Bổ nhiệm lãnh đạo không căn cứ vào chuyên môn mà còn cần x,y, z yếu tố khác, dần yếu tố tiền sẽ xuất hiện và to dần lên, thành giá ghế cụ thể. Một khi ghế đã có giá thì nó sẽ làm băng hoại theo dây chuyền từ dưới lên, làm thối ruỗng cả cái cây.

- Kẽ hở của pháp luật. Vô tình hay hữu ý, các kẽ hở tô hô này không được nhìn thấy để bịt lại, mà như mời chào người ta phạm luật, nên gọi là cái bẫy.

Chắc các nguyên nhân tôi phạm trong ngành y còn có thể liệt kê dài hơn nữa, tôi chỉ xin kể vậy để dẫn vào ý chính của bài này. Đó là: Kẽ hở hay là cai bẫy về giá thuốc, là nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng trong ngành y. Cái này nếu không phải người đã lăn lộn trong ngành y thì không thể hiểu được.

Vì vậy tôi sẽ nói thật dễ hiểu để bạn đọc ngoài ngành có cơ sở mà phán xét. Đó là:
Năm 2005, khi lần đầu tiên tham gia vào quản lý bệnh viện, tôi hết sức bất ngờ khi biết 1 quy định của BHYT là: Bệnh viện không được hưởng 1 xu nào trên tổng tiền thuốc mà bệnh viện tiêu thụ. Ví dụ trong 1 năm bệnh viện nhập về 100 tỷ tiền thuốc để chữa bệnh, thì cuối năm BHYT trả cho bệnh viện đúng 100 tỷ, không hơn không kém.

Tôi rất ngạc nhiên vì bản thân tôi và các bác sĩ lúc đó cũng đang mở phòng mạch ngoài giờ ở nhà, chúng tôi biết giá thuốc bán sỉ (bán buôn) và bán lẻ phải khác nhau chứ. Tôi lên chợ thuốc mua một mớ thuốc về cắt bán cho bệnh nhân, tính cao thêm một chút coi như công khám bệnh. Bệnh nhân trả tiền thuốc cũng coi như đã trả công khám của bác sĩ trong đó rồi, nên thuốc có cao hơn ngoài tiệm cũng không ai thắc mắc.

Thế mà bây giờ bệnh viện tiêu thụ được cả 100 tỷ tiền thuốc mà không được đồng lời nào thì quá khó hiểu. Mà càng khó hiểu hơn nữa là bất công như thế mà các giám đốc bệnh viện cứ nhơn nhơn ra, chẳng ai thắc mắc gì.

Không ai giải thích cho tôi cái bất hợp lý ấy, khiến tôi phải nát óc suy nghĩ, tìm cách tự giải thích. Sau cùng tôi tạm tự giải thích như thế này: toàn thể nhân viên bệnh viện từ giám đốc cho đến hộ lý đều là người làm thuê cho 1 ông chủ, tên là nhà nước. Đất xây bệnh viện ông ấy cấp, nhà cửa máy móc ông ấy cho, lương mình ông ấy trả, thuốc ông ấy cấp để mình phát lại cho bệnh nhân. Thế thôi. Hoàn toàn là xin cho và cấp phát.

Toàn bộ chu trình này là không lợi nhuận. Vì thế nên thuốc tiêu bao nhiêu thì được thanh toán đúng bấy nhiêu.

Chu trình đúng là lý tưởng. Nhưng thực tế cuộc đời lại không lý tưởng. Thế mới sinh ra chuyện.

Kẽ hở đầu tiên đến từ nguồn cung cấp thuốc. Trước đấy thì thuốc cung cấp từ các xí nghiệp dược quốc doanh, nên bản thân người ta có lãi thì cũng vào cái nồi cơm chung là nhà nước, nên không ai thắc mắc gì.

Nhưng bắt đầu từ khi ngành dược được tư nhân hóa thì khác. Cty dược tư nhân mọc lên như nấm, chiếm chủ đạo trong việc cung cấp thuốc cho bệnh viện. Và bây giờ thì kẽ hở đã hiện ra.

Cty dược tư nhân khi cung cấp thuốc cho các cửa hàng thuốc thì dĩ nhiên phải với giá bán sỉ (bán buôn), rồi các cửa hàng mới bán lẻ thuốc đến tay người bệnh. Chênh lệch giữa giá bán sỉ và lẻ này khoảng 20%, các mặt hàng độc quyền, khan hiếm, đặc trị thì lợi nhuận còn cao hơn nữa.

Thế nhưng khi cty ấy cung cấp thuốc cho bệnh viện, thì được bán với giá bán lẻ đến tay người dùng.

Công ty ấy khi xuất một lượng hàng ra chợ thuốc cho các cửa hàng tư nhân, thu về 80 tỷ tiền hàng; nhưng cũng lượng thuốc ấy khi xuất cho bệnh viện, thu về 100 tỷ ngon ơ. Đấy là chỗ khác nhau mà người ngoài ngành không ai để ý, đó là các công ty dược khi bán hàng cho bệnh viện được bán với giá bán lẻ. Và BHYT thanh toán tiền đó đầy đủ không thiếu một xu.

Buôn bán kiểu ấy nhắm mắt cũng làm giàu được, ai mà chẳng ham. Lúc đầu tôi cũng rất khó hiểu với kiểu hạch toán kinh tế này. Sao không ai phát hiện ra lỗ hổng to đùng này nhỉ.

Mãi sau này tôi mới hiểu ra, cái này ai cũng biết, nhưng đều giả vờ không biết. Cái lỗ hổng ấy nó nuôi sống biết bao người, làm nên sức hấp dẫn cho những chiếc ghế, làm nên chất bôi trơn cho ngành y vận hành trơn tru êm ru bao năm qua.

Để tôi phân tích tiếp cho bạn nào đọc đến dòng này mà vẫn còn ngu ngơ chưa hiểu (có lẽ chắc không nhiều). Đường đi tiếp theo của đồng tiền nó là như thế này:

Giám đốc cty dược sau khi nhận được thanh toán 100 tỷ liền hiểu ngay là phần của mình cả vốn lẫn lãi chỉ có 80 tỷ thôi, mang ngay 20 tỷ đến trả cho giám đốc bệnh viện. Giám đốc bệnh viện sau khi nhận 20 tỷ thì cũng chỉ dám cất vào tủ của mình chừng 2 tỷ, chia cho anh em trong ban giám đốc và mấy trưởng khoa lớn vài tỷ, còn đâu đem ngay cho các bên hữu quan và lên trên.

Cứ thế, từ năm này qua năm khác, đồng tiền này nó là mạch nước ngầm nuôi xanh mát cái cây sum suê, đơm hoa kết trái. Và xã hội cũng coi là đương nhiên. Thế nên nhiều người khi bị bắt mới khóc khi lần đầu tiên nhận ra mình nhận tiền như thế là phạm tôi. Thương hết sức.

Chỉ có nhân viên y tế cấp thấp và người bệnh không nhận được lợi ích gì từ việc này, thậm chí bị hại thêm do liên minh ma quỷ này.

Nên giờ cái cây ấy bị đổ thì tôi cũng chẳng thấy xúc động gì lắm, vì đáng ra nó phải bị đổ từ rất lâu rồi.

Nhưng cái lỗ hổng định giá thuốc phi kinh tế kia phải được nhận diện và bịt lại, nếu không thì hết lớp này đến lớp khác lại lao vào thôi.

Có một trong hai cách:

Cách thứ nhất là: Bệnh viện được chủ động đàm phán mua thuốc theo giá bán buôn, sau đó được thanh toán với bảo hiểm y tế theo giá bán lẻ. Phần thặng dư đó được hạch toán vào chi phí hoạt động bệnh viện, trả lương nhân viên, tích lũy phát triển. Cái này là hoàn toàn bình thường theo pháp luật, được theo dõi sổ sách hạch toán rõ ràng minh bạch, không chạy vào túi riêng của ai.

Cách thứ hai là: Bảo hiểm y tế thay mặt nhà nước quản lý nguồn tiền, thì tự xuất tiền ra mua thuốc để ở kho của BHYT, các bệnh viện có bao nhiêu bệnh nhân, cần bao nhiêu thuốc gì thì cứ đến kho của BHYT mà lĩnh về. Thế là bệnh viện chỉ làm công ăn lương, hết đường ăn chia tiền thuốc nhé.

Tuy nhiên, cách thứ hai này nghe có vẻ không xong, vì thực ra thì chỉ là chuyển địa chỉ tham nhũng từ chỗ này sang chỗ khác mà thôi. Khó nhỉ.

Trong câu chuyện tôi vừa kể, các bạn có thể thay từ thuốc bằng máy móc, vật tư y tế, kit test... thì cũng tương tự và các bạn sẽ hiểu nội tình tham nhũng trong ngành y phần lớn do các kẽ hở về quản lý, vô tình hay cố ý mà để nguyên trong bao năm qua.

Nhưng thôi, mục đích của bài này không nhằm dạy nhà nước cách chống tham nhũng trong ngành y mà chỉ muốn nói lên tiếng nói ở dưới cùng xã hội là ngành y vẫn ổn, mặc cho có ai đấy làm mình làm mẩy là ngành y xao động lắm, suy tư lắm vì các vụ bắt bớ vừa qua.

Thân
Hóa ra ai cũng biết chỉ vờ là mình không biết cụ nhỉ
 

Amendaphat

Xe buýt
Biển số
OF-664730
Ngày cấp bằng
31/5/19
Số km
660
Động cơ
112,243 Mã lực
Tuổi
43
Theo em thì thằng nào ko làm đuổi tiếp. Chỉ có kiểu ăn vạ tào lao mới thế này. Với cả giờ rắn mất đầu mới khổ. Trước đến h toàn làm theo chỉ đạo quen rồi
Có người họ vẫn làm nhưng không làm được vì không được làm trái quy định hiện hành thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top