Trước buôn thuốc tây, mua gốc 1 bán ra 5-10 lần. Giờ xiết chặt, làm cho màu mè giảm đi, nên đại lý vừa sợ vừa chán nhập về. Chưa kể đội vào thuốc chi hoa hồng tới 30% cho BS kê đơn, giờ chắc cũng thôi. Giám sát của quốc hộ từ 11/2010 đã chỉ ra nhiều yếu kém về nhập vạt tư Y tế, tuy nhiên thực tiễn tới nay ( các vụ bắt trong Y dược vừa qua) cho thấy chưa có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát giá thuốc, thiệt bị y tế. Đặc biệt là thuốc biệt dược càng nhảy múa giá.
Các cụ làm kinh doanh, bán được lãi ròng 10 % đã ok lắm . Nhưng buôn thuốc quen ăn dày rồi.
Theo tôi, phải bắt buộc số hoá CSDL trong ngành dược dể kiểm soát, cần công khai, niêm yết minh bạch, giá trên thông tin điện tử nguồn gốc nhập, có thể so sánh với công ty bán chế phẩm quốc tế ( họ có giá niêm yết tại chợ đấu giá thuốc, vật tư y tế ) ...để người dân được biết; giám sát. Do đây là quyền của công dân. Nhà nước cần tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Bởi, căn cứ Điều 7 Luật Dược 2016: - chính sách của NN về dược là bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, giá hợp lý cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của Nhân dân...- Chính phủ quy định về giá hợp lý..."
Thì với Biện pháp quản lý giá thuốc quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP cũng cần đánh giá, rà soát xem đã phù hợp yêu cầu phát triển thực tiễn chưa?
Không cần có biện minh gì khi BYT để đứt gẫy chuỗi cung cấp y phẩm, dược, sau khi TTg CP đã có yêu cầu về việc rà soát, chấn chỉnh và đảm bảo bình ổn giá thuốc, phục hồi kinh tế sau đại dịch.