Tất cả chúng ta đều biết lực ly tâm F là lực tác dụng vào trọng tâm của xe oto/tàu khi chuyển động trên quãng đường cong- Lực này hướng ra phía ngoài nên có xu hướng làm lật xe/tàu về phía ngược với tâm của quãng đường cong. Đại lượng trực tiếp gây nên chuyện lật xe (tức chuyển động quay của xe xung quanh trục xác định bởi mặt đường và hai bánh xe phía ngoài- thí dụ đường cua về phía trái thì xét 2 bánh xe phía phải) là mô-men lực F x h, h là độ cao của trọng tâm.
Để giảm momen quay này ta phải hạ thấp độ cao h (xe sedan có độ ổn định tốt hơn xe SUV!) và giảm lực ly tâm F.
Độ lớn của lực F = m.v^2/R, tức là tỷ lệ thuận với trọng lượng và với bình phương vận tốc và tỷ lệ nghịch với bán kính cong. Xe của bạn có trọng lượng cố định, vì thế để giảm lực này bạn hoạc phải giảm vận tốc hoặc phải tăng bán kính (tức là phải cua rộng ra).
Thực tế khi vào cua với tốc độ quá cao có 2 tình huống xẩy ra:
1) xe bị lật- như chuyện vừa xẩy ra ở Bình dương: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/8617/tai-nan-kinh-hoang--5-nguoi-chet-tham.html
Lưu ý xe tải tải trọng lớn thì lực F càng lớn!
2) Bạn không thể ôm hết cua được- như có ma lực bắt bạn chạy rộng ra, vì để khỏi bị lật bạn buộc phải tăng bán kính cong R- kết quả là bạn chạy ra khỏi làn đường an toàn và có thể xảy ra tai nạn. Vụ xe Captiva lao xuong sông Nhuệ 2009 là vì lý do này: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Lang-Rua-tien-ba-nan-nhan-vu-chim-oto-tren-song-Nhue/55249610/218/
Để không tăng bán kính cong mà vẫn đảm bảo vận tốc xe chạy, tại các đoạn cong người ta thường làm đường nghiêng về phía trong để một phần trọng lực của xe tác dụng như lực hướng tâm, đối ngược lại tác động của lực ly tâm.
Ngoai ra vụ đổ tàu S1 do tàu vào cua với tốc độ vượt quá tốc độ cho phép làm đứt khớp nối ở Lăng cô năm 2005 cũng một phần lớn vì lý do này (mô men xoắn ly tâm vặn gãy khớp nối yếu nhất (ảnh chụp chỗ đứt gẫy cho thấy khớp này có khuyêt tật nứt một phần- dù thế nếu lái tàu không chạy quá tốc độ thì chưa chắc đã đứt!): http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/70068/Tai-nan-duong-sat-tham-khoc-o-khu-vuc-Lang-Co.html
Lực ly tâm này cũng có thể là một phần nguyên nhân gây tai nạn ở một số trường hợp đi xe máy bị tai nạn trên tuyến cao tốc Pháp vân-Cầu rẽ (kết hợp với lực của các xoáy gió xiên/ngang),...
Lực này cũng đóng vai trò trong tai nan năm ngoái ở cầu Thuận Phước : http://vtc.vn/308-266942/xa-hoi/doi-song/bang-hoang-xe-4-cho-xe-rach-lan-can-cau-roi-xuong-20m.htm
Vì vậy xin anh em lái xe thận trong khi vào cua hãy cẩn thận, nhất là khi thấy đoạn cua đó bên giao thông khi thi công không làm nghiêng vào phía trong mà làm bằng phẳng hoặc thậm chí làm nghiêng ra phiá ngoài (thí dụ mấy cái bùng binh Hà nội như chỗ Phạm Hùng-Trần Duy Hưng gần BigC). Chúc mọi người lái xe an toàn vì bản thân, vì gia đình mình và vì mọi người.
Để giảm momen quay này ta phải hạ thấp độ cao h (xe sedan có độ ổn định tốt hơn xe SUV!) và giảm lực ly tâm F.
Độ lớn của lực F = m.v^2/R, tức là tỷ lệ thuận với trọng lượng và với bình phương vận tốc và tỷ lệ nghịch với bán kính cong. Xe của bạn có trọng lượng cố định, vì thế để giảm lực này bạn hoạc phải giảm vận tốc hoặc phải tăng bán kính (tức là phải cua rộng ra).
Thực tế khi vào cua với tốc độ quá cao có 2 tình huống xẩy ra:
1) xe bị lật- như chuyện vừa xẩy ra ở Bình dương: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/8617/tai-nan-kinh-hoang--5-nguoi-chet-tham.html
Lưu ý xe tải tải trọng lớn thì lực F càng lớn!
2) Bạn không thể ôm hết cua được- như có ma lực bắt bạn chạy rộng ra, vì để khỏi bị lật bạn buộc phải tăng bán kính cong R- kết quả là bạn chạy ra khỏi làn đường an toàn và có thể xảy ra tai nạn. Vụ xe Captiva lao xuong sông Nhuệ 2009 là vì lý do này: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Lang-Rua-tien-ba-nan-nhan-vu-chim-oto-tren-song-Nhue/55249610/218/
Để không tăng bán kính cong mà vẫn đảm bảo vận tốc xe chạy, tại các đoạn cong người ta thường làm đường nghiêng về phía trong để một phần trọng lực của xe tác dụng như lực hướng tâm, đối ngược lại tác động của lực ly tâm.
Ngoai ra vụ đổ tàu S1 do tàu vào cua với tốc độ vượt quá tốc độ cho phép làm đứt khớp nối ở Lăng cô năm 2005 cũng một phần lớn vì lý do này (mô men xoắn ly tâm vặn gãy khớp nối yếu nhất (ảnh chụp chỗ đứt gẫy cho thấy khớp này có khuyêt tật nứt một phần- dù thế nếu lái tàu không chạy quá tốc độ thì chưa chắc đã đứt!): http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/70068/Tai-nan-duong-sat-tham-khoc-o-khu-vuc-Lang-Co.html
Lực ly tâm này cũng có thể là một phần nguyên nhân gây tai nạn ở một số trường hợp đi xe máy bị tai nạn trên tuyến cao tốc Pháp vân-Cầu rẽ (kết hợp với lực của các xoáy gió xiên/ngang),...
Lực này cũng đóng vai trò trong tai nan năm ngoái ở cầu Thuận Phước : http://vtc.vn/308-266942/xa-hoi/doi-song/bang-hoang-xe-4-cho-xe-rach-lan-can-cau-roi-xuong-20m.htm
Vì vậy xin anh em lái xe thận trong khi vào cua hãy cẩn thận, nhất là khi thấy đoạn cua đó bên giao thông khi thi công không làm nghiêng vào phía trong mà làm bằng phẳng hoặc thậm chí làm nghiêng ra phiá ngoài (thí dụ mấy cái bùng binh Hà nội như chỗ Phạm Hùng-Trần Duy Hưng gần BigC). Chúc mọi người lái xe an toàn vì bản thân, vì gia đình mình và vì mọi người.