[TNGT] Cẩn thận Lực ly tâm- nguyên nhân chính của các tai nạn tự mình gây ra khi đi vào cua

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
12,777
Động cơ
517,847 Mã lực
Cái này thì rõ rồi, nhưng em dự là nhiều khi tai nạn do khi vào cua rồi mà không nhường nhau, rồi là thấy hở là chen, tạt đầu nó với phiền.Ông nào giật mình chỉnh lái như đang đi thẳng là cũng dễ bị lật ngay.
Còn về kĩ thuật cũng có phương pháp, chủ yếu là làm nghiêng mép đường để lực ly tâm hướng nhiều xuống mặt đường và giảm lực tác động ngang xe.
Còn xe đời mới cũng có hệ thống giảm yếu tố này (EPS), nhưng các bác cũng đừng có lạm dụng quá, đến lúc đi xe thường hoặc hệ thống hoạt động kém lại đứt.

Túm lại nên hiểu một chút thì lái an toàn, ăn nhau là thao tác lái xe chứ không phải cái xe, xe xịn mấy mà lái ẩu thì vẫn chổng vó thôi.
 

lukhach142002

Xe tăng
Biển số
OF-79204
Ngày cấp bằng
30/11/10
Số km
1,473
Động cơ
431,790 Mã lực
Nơi ở
Công trường XD + OCBFUN
Không hẳn là tại xe đâu các cụ ạ. Trong môn học thiết kế đường bộ thì các chỗ cua của đường phải được tính toán siêu cao theo từng cấp đường thiết kế và phù hợp với tốc độ chạy xe cho phép. Trong đó có cả tầm quan sát và góc cua các cụ ạ tất cả đều tuân théo TCVN về thiết kế đường. Một số trường hợp tai nạn vì mất lái khi vào cua có nhiều nguyên nhân:
1. Xe chạy quá tốc độ, vượt qua tốc độ cho phép khi tính toán thiết kế đường dẫn đến lực ly tâm lớn gây văng xe.
2. Độ siêu cao của đường không đúng theo thiết kế.
3. Đường trơn trượt gây mất lái.
4. Tay lái non.
 

Babetta6868

Xe điện
Biển số
OF-51876
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
2,012
Động cơ
470,780 Mã lực
Nơi ở
Miền Bắc Việt Nam
Sao lại có 745 nhỉ? em chỉ thấy 740 hặc 750 thôi mà . à để em google cái
Lão a vú này, chẳng có nhẽ em nhầm lần nữa :(. Vụ cứu hộ này em ấn tượng lắm, đại loại là vì mấy lý do sau:
1: Xe bị sự cố về hộp số thôi, nhưng ông chủ điên tiết vặn ngay cái biển số ném vèo 1 phát xuống gầm cầu Ba Chẽ
2: Ông để lái xe ở lại đợi cứu hộ còn mình gọi taxi đi tiếp Móng Cái, lái xe thấy nhiều cao bồi thôn cứ lượn lờ với ý đồ không tốt liền gọi báo cáo ông chủ, ông chủ bảo: Đằng sau cốp có kiếm đấy! Mày chém bủa *** chúng nó đi, tội vạ đâu cứ khai tao, tao chịu. ^:)^
3: Trước khi đi Móng Cái, ông rút một cọc 100.000 đưa lái xe để chi phí đưa về Hà Nội, trong lúc chờ đợi, lái xe bỏ ra đếm thử và thấy không đủ 100 tờ liền gọi báo cáo ông chủ, ông chủ đang điên chửi luôn: Đạm cà mau, tao bảo mày cầm để chi phí đưa xe về HN chứ tao có bảo là đưa mày bao nhiêu tiền đâu, cứ tiêu đi, về HN có người đưa thêm cho mày >>>> và kết quả khi trả xe ở bãi, có một ông nhận xe đưa tiếp cho lái xe 2 cọc 50.000 nữa (chẳng biết để làm gì). Bố khỉ, lái xe cho đại gia sướn nhể ông A vú nhể \:D/
 
Chỉnh sửa cuối:

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,437
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Vào cua thì giảm tốc độ, đệm tí phanh cho an toàn !
 

Kia6582

Xe buýt
Biển số
OF-72366
Ngày cấp bằng
8/9/10
Số km
539
Động cơ
430,780 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Gầm cầu TL
Cái này thì rõ rồi, nhưng em dự là nhiều khi tai nạn do khi vào cua rồi mà không nhường nhau, rồi là thấy hở là chen, tạt đầu nó với phiền.Ông nào giật mình chỉnh lái như đang đi thẳng là cũng dễ bị lật ngay.
Còn về kĩ thuật cũng có phương pháp, chủ yếu là làm nghiêng mép đường để lực ly tâm hướng nhiều xuống mặt đường và giảm lực tác động ngang xe.
Còn xe đời mới cũng có hệ thống giảm yếu tố này (EPS), nhưng các bác cũng đừng có lạm dụng quá, đến lúc đi xe thường hoặc hệ thống hoạt động kém lại đứt.

Túm lại nên hiểu một chút thì lái an toàn, ăn nhau là thao tác lái xe chứ không phải cái xe, xe xịn mấy mà lái ẩu thì vẫn chổng vó thôi.
Kụ nói đúng quá:-bd
 

coixay

Xe buýt
Biển số
OF-73563
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
630
Động cơ
430,490 Mã lực
Cám ơn cụ chủ thớt. Dù ta không thể áp dụng công thức tính toán trên trong thời gian thực (khi đang lái xe) nhưng bài của cụ chính là một lời cảnh báo rất hiệu quả. Em đi Mộc Châu 2 lần, đường cua cong queo liên tục mà vẫn vào cua tầm 40km/h, sau khi về đến đại lộ Thăng Long, bạn em nó mới bảo mày chạy xe kinh quá. Vẫn biết vào cua phải giảm tốc và khi lái xe em thấy cảm giác cũng bình thường nhưng sau khi đọc bài của cụ và nhớ lại lời trách của bạn em, em bắt đầu thấy rờn rợn. Lần sau đi lại phải chú ý hơn mới được. Thanks cụ lần nữa.
Bác nói đúng, ta không tính toán được tức thời mà bài viết chỉ nhằm giúp mỗi người hiểu sự cần thiêt của việc giảm tốc độ khi vào cua bất cứ trên loại đường nào- đặc biệt phải quan sát độ nghiêng của các khúc cua phía trước để phản ứng thích hợp trước khi xe vào cua.

Lấy thí dụ tai nạn vừa xẩy ra hôm tết của xe Lanos (xuống dốc trên đèo, vào cua bị va vào sườn núi: http://www.otofun.net/threads/218781-moc-chau-thuy-dien-son-la-mai-van-khong-chan-nao/page5) là do chủ quan, thấy đường đèo tốt, chạy tốc độ cao, với mọi khuc cua khác có độ nghiêng ly tâm nhất định thì có thể không làm sao, đến khi gặp khúc cua mà bên Giao thông lại làm hơi nghiêng ra phía ngoài (xem ảnh chụp trong bài trích dẫn) giông như ở các đoạn đường thẳng- ngược với yêu cầu hướng tâm nên lực ly tâm được tăng cường (do độ nghiêng ngược) làm xe mất lái. Nếu ta hiểu được các phân tích về lực ly tâm thì khi nhìn thấy khúc cua bất thường này (đường không nghiêng hướng tâm) phản xạ đầu tiên phải là rà phanh giảm tốc độ !

Còn kinh nghiệm của bác chạy 40km/h trên các khúc cua đường 6 HN-Mộc châu thì tùy loại xe và cảm nhận tay lái thôi, miễn sao giữ đúng làn của mình bất kể phía trước có xe ngược chiều hay không (đây là nguyên tắc nên tự tuân thủ trong mọi trường hợp). Chắc bác đi sedan và các chuyến đi đều không có sương mù cản trở tầm nhìn !
 

coixay

Xe buýt
Biển số
OF-73563
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
630
Động cơ
430,490 Mã lực
Tạm gác phần lý thuyết sang một bên vì tất cả chúng ta khi lái xe cần tập trung. Nếu lại phải đo đường, ghép tốc độ vào công thức để nhẩm thì lúc ra kết quả có lẽ đã va mũi vào đâu rồi ấy chứ lị :P Với lại có tính ra bán kính cua thì chắc gì đã giữ được tốc độ và cua được chính xác bán kính ấy?!
Điều cần chú ý là quan sát hướng dốc của đường cua để điều chỉnh tốc độ chậm lại. Đoạn cuối cùng, cụ chủ thớt cũng nói rồi, đấy là do (không biết ông thiết kế thiếu hiểu biết hay bên thi công làm sai) rất nhiều đoạn cua thay vì làm dốc hướng tâm, họ lại làm dốc ly tâm, nên chủ quan cái là xe chổng vó hoặc xuống ruộng hoặc lao nhà dân rồi.
Bác nói đúng rồi, nói lý thuyêt chỉ là để chỉ ra định tính việc cần làm để lái xe an toàn hơn khi đi tới các đoạn cua, mà phản xạ cụ thể là giảm tốc độ như đoạn nhấn mạnh trong ý kiến của bác!
 

Canon_s3is

Xe điện
Biển số
OF-30009
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
2,669
Động cơ
501,659 Mã lực
Tất cả chúng ta đều biết lực ly tâm F là lực tác dụng vào trọng tâm của xe oto/tàu khi chuyển động trên quãng đường cong- Lực này hướng ra phía ngoài nên có xu hướng làm lật xe/tàu về phía ngược với tâm của quãng đường cong. Đại lượng trực tiếp gây nên chuyện lật xe (tức chuyển động quay của xe xung quanh trục xác định bởi mặt đường và hai bánh xe phía ngoài- thí dụ đường cua về phía trái thì xét 2 bánh xe phía phải) là mô-men lực F x h, h là độ cao của trọng tâm.

Để giảm momen quay này ta phải hạ thấp độ cao h (xe sedan có độ ổn định tốt hơn xe SUV!) và giảm lực ly tâm F.

Độ lớn của lực F = m.v^2/R, tức là tỷ lệ thuận với trọng lượng và với bình phương vận tốc và tỷ lệ nghịch với bán kính cong. Xe của bạn có trọng lượng cố định, vì thế để giảm lực này bạn hoạc phải giảm vận tốc hoặc phải tăng bán kính (tức là phải cua rộng ra).

Thực tế khi vào cua với tốc độ quá cao có 2 tình huống xẩy ra:

1) xe bị lật- như chuyện vừa xẩy ra ở Bình dương: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/8617/tai-nan-kinh-hoang--5-nguoi-chet-tham.html
Lưu ý xe tải tải trọng lớn thì lực F càng lớn!

2) Bạn không thể ôm hết cua được- như có ma lực bắt bạn chạy rộng ra, vì để khỏi bị lật bạn buộc phải tăng bán kính cong R- kết quả là bạn chạy ra khỏi làn đường an toàn và có thể xảy ra tai nạn. Vụ xe Captiva lao xuong sông Nhuệ 2009 là vì lý do này: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Lang-Rua-tien-ba-nan-nhan-vu-chim-oto-tren-song-Nhue/55249610/218/
Để không tăng bán kính cong mà vẫn đảm bảo vận tốc xe chạy, tại các đoạn cong người ta thường làm đường nghiêng về phía trong để một phần trọng lực của xe tác dụng như lực hướng tâm, đối ngược lại tác động của lực ly tâm.

Ngoai ra vụ đổ tàu S1 do tàu vào cua với tốc độ vượt quá tốc độ cho phép làm đứt khớp nối ở Lăng cô năm 2005 cũng một phần lớn vì lý do này (mô men xoắn ly tâm vặn gãy khớp nối yếu nhất (ảnh chụp chỗ đứt gẫy cho thấy khớp này có khuyêt tật nứt một phần- dù thế nếu lái tàu không chạy quá tốc độ thì chưa chắc đã đứt!): http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/70068/Tai-nan-duong-sat-tham-khoc-o-khu-vuc-Lang-Co.html

Lực ly tâm này cũng có thể là một phần nguyên nhân gây tai nạn ở một số trường hợp đi xe máy bị tai nạn trên tuyến cao tốc Pháp vân-Cầu rẽ (kết hợp với lực của các xoáy gió xiên/ngang),...
....
Nhân đây nhà cháu post cái clip tổng hợp này, có rất nhiều tai nạn do xe contenner gây ra. Các cụ có thể thấy rõ sự nguy hiểm của lực ly tâm:

[video=youtube;uCa3xqI_DYU]http://www.youtube.com/watch?v=uCa3xqI_DYU[/video]
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,120
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khi vào cua, các bác chỉ cần nghĩ tới 2 vấn đề: bán kính cua và tốc độ tại vòng cua. Khối lượng xe thì ít tác dụng hơn vì xe nặng thì lực ly tâm lớn hơn, nhưng do khối lượng lớn hơn nên gia tốc ly tâm (cái làm xe bị văng ra) vẫn không đổi. (a = v^2/R). Các cụ chú ý là gia tốc này phụ thuộc vào bình phương của tốc độ nên đi nhanh khi vào cua là rất nguy hiểm.
Sự mất an toàn khi vào cua đặc biệt chú ý tới các xe gầm cao hoặc xe bus, tải cont vì các xe này có trọng tâm cao (về khoản này, Sub kém an toàn hơn sedan, kênh Discovery có hẳn 1 chương trình về xe Sub hay bị lật hơn sedan).
Cụ nào ở nước ngoài rồi thì có thể sẽ nhìn thấy các góc cua gắt họ hay có cái biển R90 hay R70 ... đó là giá trị bán kinh góc cua 90 m hoặc 70 m. Nếu vào cua 90 m thì tốc độ tối đa là bao nhiêu là có lý thuyết tính cho từng xe nên các lái xe biết mà tự động giảm tốc.
Em để ý xe Mec, khi cua, bánh nó choãi ra em dự có 2 tác dụng là làm rộng chân đế, và hạ trọng tâm để giảm khả năng bị lật.

Tóm lại các yếu tố làm xe kém an toàn hơn và có thể bị lật khi vao cua là:
1. Bán kính cua nhỏ (cua gắt). Ví dụ đoạn đường Nội bài gần tới sân bay, có khúc cua, cụ nào đóng 90 chở nên là khả năng không khép cua được.
2. Tốc độ cao
3. Xe có trọng tâm cao. Trường hợp này cont là cao nhất nên dễ lật nhất. Vụ tan nạn contener mới đè chất mấy mạng cũng là vì vậy. Các cụ đi Sub cũng cần cẩn trọng hơn sedan.
4. Xe có khoảng cách giữa 2 bánh trên cùng 1 trục nhỏ (chân đế hẹp)
5. Mặt đường xấu. Đường tốt nhất để vào cua là hơi nghiêng vào bên trong.

Một phép thử nho nhỏ là các cụ để 1 bao thuốc lá trên mặt taplo, nếu vào cua mà bao thuốc văng mạnh sang 1 phía là cẩn thận nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

sonxt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-73635
Ngày cấp bằng
23/9/10
Số km
3,102
Động cơ
452,145 Mã lực
nói chung là nên hết sức cẩn thận khi điều khiển xe đúng không cụ chủ thớt?
 

Loong Phoong

Xe điện
Biển số
OF-39008
Ngày cấp bằng
24/6/09
Số km
3,117
Động cơ
500,930 Mã lực
cứ đi đúng và làm chủ tốc độ thì sẽ giảm đc nguy cơ tai nạn thôi các bác nhỉ, e là e cứ chấp hành luật cho nó lành
 

Comeback86

Xe buýt
Biển số
OF-79864
Ngày cấp bằng
9/12/10
Số km
910
Động cơ
425,474 Mã lực
Nơi ở
hanoi
quuan trọng nhất khi cua vẫn là quan sát từ xa giảm tốc độ hợp lý
 

coixay

Xe buýt
Biển số
OF-73563
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
630
Động cơ
430,490 Mã lực
Cái này thì rõ rồi, nhưng em dự là nhiều khi tai nạn do khi vào cua rồi mà không nhường nhau, rồi là thấy hở là chen, tạt đầu nó với phiền.Ông nào giật mình chỉnh lái như đang đi thẳng là cũng dễ bị lật ngay.
Còn về kĩ thuật cũng có phương pháp, chủ yếu là làm nghiêng mép đường để lực ly tâm hướng nhiều xuống mặt đường và giảm lực tác động ngang xe.
Còn xe đời mới cũng có hệ thống giảm yếu tố này (EPS), nhưng các bác cũng đừng có lạm dụng quá, đến lúc đi xe thường hoặc hệ thống hoạt động kém lại đứt.

Túm lại nên hiểu một chút thì lái an toàn, ăn nhau là thao tác lái xe chứ không phải cái xe, xe xịn mấy mà lái ẩu thì vẫn chổng vó thôi.
Bác nói đúng, ngay cả khi đi đường thẳng tốc độ nhanh nếu bất ngờ có chướng ngại vật mà chỉnh lái đột ngột thì xe cũng chổng vó ngay- tai nạn kiểu này nêu trên diễn đàn này nhiều rồi.
 

mai.thanh10

Xe container
Biển số
OF-69839
Ngày cấp bằng
4/8/10
Số km
6,586
Động cơ
481,510 Mã lực
Nơi ở
Bãi trông xe
Cụ chủ học chuyên Lý phải ko ạh. Mời cụ ly.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top