[Funland] Cần phải cải thiện ngôn ngữ.

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Tiền em có trăm tỷ, giầu quá rồi cho nên lo chuyện linh tinh thôi. Em muốn kiếm trăm tỷ nữa cũng được, cùng lắm là 2 năm.

Cụ thấy ai có trí tuệ, muốn kiếm tiền mà lại nghèo chưa?
muốn giỏi hay thành tài thì phải có tư duy chứ chả dính gì đến từ ngữ học cáo tinh với cáo chồn cả , nếu luận văn học thì em ko bàn nhưng gắn nó với tài giỏi thì em chả thấy liên quan gì cả
 

Shamoce

Xe tăng
Biển số
OF-358114
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
1,228
Động cơ
268,200 Mã lực
muốn giỏi hay thành tài thì phải có tư duy chứ chả dính gì đến từ ngữ học cáo tinh với cáo chồn cả , nếu luận văn học thì em ko bàn nhưng gắn nó với tài giỏi thì em chả thấy liên quan gì cả
Ngôn ngữ là nền tảng của tư duy mà cụ. Muốn tư duy tốt thì cần phải có 1 bộ ngôn ngữ tốt. Giống như khi cụ xây nhà, cái móng tốt thì nhà mới xây được cao. Cái móng chính là ngôn ngữ, tường xây trên móng chính là tư duy được nâng cao
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Ngôn ngữ là nền tảng của tư duy mà cụ. Muốn tư duy tốt thì cần phải có 1 bộ ngôn ngữ tốt. Giống như khi cụ xây nhà, cái móng tốt thì nhà mới xây được cao. Cái móng chính là ngôn ngữ, tường xây trên móng chính là tư duy được nâng cao
lý thuyết quá , em chả nghĩ như cụ . tài giỏi theo em là nhanh nhẹ biết tư duy , nắm bắt cơ hội , em ko bàn tài giỏi về học thuật vì đó là số ít lại ở thương tầng , nếu bàn áp vào số đông như lời khuyên nhủ thì nó phải thực tế , chứ thế này lý thuyết quá . nên thực tế hơn
 

vikingloveu

Xe buýt
Biển số
OF-357834
Ngày cấp bằng
12/3/15
Số km
974
Động cơ
268,642 Mã lực
"....Người Việt tuy là chủng tộc lười nhác nhưng lại được cái thông minh chứ không hề dốt nát..." cháu thấy cái chỗ này mới nguy hiểm, tư duy khôn lỏi.
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,847 Mã lực
Nếu biết thì mâu thuẫn với câu này:
"Nó có logic chứ cụ.
Em nghĩ nên có môn ngôn ngữ học, hiểu cách hình thành ngôn ngữ, logic sử dụng nó như thế nào để vận dụng tốt hơn cho tiếng Việt, ko làm méo mó nó và học ngoại ngữ tốt hơn."
Em biết chắc cụ sẽ bẻ logic của em mà
:)).
Phạm vi áp dụng khác nhau đấy cụ nhé :)).
Vì em dùng tiếng việt rút gọn nên cụ phải tự suy ra các thành phần thiếu nhé.
Kiểu :
Sợ anh biết lại sợ anh không biết
Muốn anh biết lại muốn anh không biết
Điều buồn nhất là
Là anh biết lại làm như không biết
 

Cụ Cún

Xe hơi
Biển số
OF-491255
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
198
Động cơ
191,020 Mã lực
Tuổi
30
Nơi ở
Hà Nội
Website
pshop.vn
Ngôn ngữ Việt đa dạng bỏ xừ, em phải cảm phục cụ mợ nào ở nc ngoài mà nói, hiểu đk tiếng viêt:D
 

Cụ Cún

Xe hơi
Biển số
OF-491255
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
198
Động cơ
191,020 Mã lực
Tuổi
30
Nơi ở
Hà Nội
Website
pshop.vn
"....Người Việt tuy là chủng tộc lười nhác nhưng lại được cái thông minh chứ không hề dốt nát..." cháu thấy cái chỗ này mới nguy hiểm, tư duy khôn lỏi.
đồng ý với bác,k phải vơ đũa nhưng ng Việt khôn lỏi và chỉ biết lợi trước mắt thôi
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,333
Động cơ
331,472 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Em có cùng quan điểm với cụ. Nền giáo dục hiện tại không phù hợp với bản chất người Việt. Cần phải loại bỏ 1 số môn và thêm vào 1 số môn, trong đó phải có môn ngôn ngữ học. Nền giáo dục hiện tại là bắt chước của nước ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này có thể thành công với người ta chứ không thể thành công đối với mình. Bởi vì giáo dục phải hợp với bản chất người học, mà bản chất của các tộc người là khác nhau.

Cũng giống như các truyện tiểu thuyết của William Shakespeare, khi người Anh đọc thì thấy quá hay, nhưng khi dịch ra tiếng Việt cho người Việt đọc thì thấy chả ra gì. Đây là do tư duy của hai chủng tộc là khác nhau, do đó sự nhận thức về thế giới bên ngoài của hai chủng tộc cũng là khác nhau. Người Anh nghe văn miêu tả kiểu như: "Ôi! đôi mắt em như hai vì sao sáng" thì thấy hay. Nhưng người Việt nghe thì thấy lãng toẹt, bởi vì người Việt coi văn miêu tả là văn của bọn trẻ con, người Việt chỉ thích nghe văn có tính chất ẩn dụ. Với người Việt, văn ẩn dụ mới là văn cao cấp.

Nguyên tắc trong dịch thuật là phải dịch đúng từng chữ cho nên các tiểu thuyết hay của phương Tây lại trở thành trò hề khi dịch sang tiếng Việt. Lẽ ra phải bỏ quy tắc này và nên hiểu sự khác nhau giữa tư duy của hai chủng tộc để có cách dịch phù hợp. Ví dụ như câu có tính chất miêu tả mà người Anh thích: Ôi! đôi mắt em như hai vì sao sáng" thì nên dịch sang câu có tính chất ẩn dụ thì người Việt mới thấy được cái hay của câu chuyện. Tuy nhiên, phép ẩn dụ là phép rất khó, cần phải có tư duy sâu thì mới sử dụng điêu luyện được.

Ý của em muốn nói ở đây là: khi tiếp nhận những thứ bên ngoài thì cần phải tiếp nhận sao cho phù hợp với bản chất của con người dân tộc mình, thì sự tiếp nhận đó mới có lợi, chứ không thì sự tiếp nhận đó chỉ là vô dụng mà thôi. Nền giáo dục Việt Nam cần phải học hỏi các nền giáo dục khác, nhưng cần phải biến đổi sao cho phù hợp với bản tính con người VN. Không phải là chúng nó bắt dân học các môn ABCD là mình cũng bắt trước học theo các môn ABCD; có khi ta lại phải học theo kiểu ABOP thì mới hiệu quả.
Bọn cai Dục không thỉnh cụ về làm chuyện gia thời phí nhề:)) .
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Đôi khi, sự hời hợt trong ngôn ngữ dẫn tới tư duy khá sai lầm của đám đông mà qua ngày này tháng khác vẫn mắc phải.

Ví dụ: cái chuyện Vietlott, cứ phổ biến xác suất trúng là 1/8 triệu , nên vài tuần có người trúng thì trong tư duy của rất đông người là vô lý, vì xác suất nhỏ thế mà sao lắm người trúng thế ?
Họ cứ ám ảnh tỷ lệ 1/8 triệu mà không hiểu đó là tỷ lệ áp dụng cho cá nhân mua 1 vé.
Còn đối với cộng đồng, tỷ lệ trúng Vietlott thường ở mức xác xuất khá cao, cỡ 20-70%, tùy vào số vé bán ra. Một kỳ bán được 2 triệu vé, thì xác suất trúng đã là 2 tr/8tr = 25% rồi.

Sự phân biệt xác suất trúng Vietlott đối với cá nhân và đối với cộng đồng cần rõ ràng thì đông đảo mọi người sẽ thấy nó hợp lý.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Sự hời hợt trong dùng ngôn ngữ VN khiến cho việc học ngoại ngữ cũng khó khăn.

Ví dụ: phát thanh viên VTV rất hay mắc lỗi phát ngôn không có chủ ngữ :"Hôm qua, tại trung tâm hội nghị quốc gia đã diễn ra lễ kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ". Câu này không có chủ ngữ, nên nếu dịch sang ngoại ngữ khác thì phải thêm chủ ngữ, cứ để nguyên cấu trúc câu như vậy sẽ lúng túng khi dịch.

Đại loại thế. Ngôn ngữ nó tác động khá dai dẳng, liên tục trong tư duy.
 

Hùngcadilac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-404437
Ngày cấp bằng
13/2/16
Số km
13,249
Động cơ
322,454 Mã lực
Cụ thiếu ngôn ngữ của lớp trẻ. Nguồn gốc của các vấn đề ngôn ngữ lộn xộn là do lối suy nghĩ và hành xử tùy tiện của tầng lớp bần nông (được thăng thiên) qua mấy chục năm rồi.
Lão nói chuẩn,và không ngại nói thẳng,nói thật!
 

Tamsach

Xe điện
Biển số
OF-151494
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
2,417
Động cơ
939,074 Mã lực
Ngay Hà Nội thôi đến đặt cái tên còn đủ kiểu như:
Thanh Xuân Bắc - Thanh Xuân Nam;
Láng Thượng - Láng Hạ;
Nhưng lại có:
Bắc Từ Liêm - Nam Từ Liêm.
Tên mới đặt đấy nhé.
Thì khóa sau phải đặt tên khác kiểu khóa trước để dân tình còn biêt là đã đổi mới chứ
 

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
4,870
Động cơ
962,431 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Ngôn ngữ là thứ phát triển tự nhiên, ko có gì gọi là đúng hay sai ở đây cả. Kể cả sau này có phát triển theo hướng nào thì đó là một phần của chọn lọc tự nhiên và càng làm thêm sự phong phú của tiếng Việt.
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,866
Động cơ
562,292 Mã lực

Semi-auto

Xe buýt
Biển số
OF-160319
Ngày cấp bằng
11/10/12
Số km
680
Động cơ
353,413 Mã lực
Đàm Thanh Sơn - 1 trong những nhà vật lý hàng đầu thế giới là người Việt và giỏi ngoại ngữ, lại là hai bộ ngôn ngữ thuộc hàng cao cấp; quy tắc của những bộ ngôn ngữ này rất rõ ràng. Ngôn ngữ là nền tảng của tư duy, cho nên một bộ ngôn ngữ có quy tắc rõ ràng sẽ làm cho tư duy người sử dụng bộ ngôn ngữ đó rõ ràng, suy nghĩ được thông suốt. Tư duy sáng tỏ rồi, thông suốt rồi, thì những ý tưởng mới, những suy nghĩ cao cấp sẽ phát sinh.

Như em đã nói ở một topic gần đây: người Việt Nam muốn giỏi thì nhất định phải: 1) là học tập và sử dụng ngôn ngữ của những dân tôc mạnh, 2) là phải tự cải thiện chính Việt ngữ của mình. Chứ chỉ sử dụng tiếng Việt như hiện tại thôi thì không bao giờ thành tài.

Bởi vì tiếng Việt vô cùng tuỳ tiện, khiến cho tư duy người Việt bị lộn xộn. Ví dụ như sau:

Ta nói: Tiên cá, yêu hầu. Nhưng khi nói về cáo thì lại là cáo tinh. Đây là tuỳ tiện và vô quy tắc.

Lẽ ra khi dùng từ tiên cá và yêu hầu thì con cáo kia phải là tinh cáo.
Còn nếu dùng từ cáo tinh thì hai con kia phải là: cá tiên và hầu yêu.

Một ví dụ nữa để nói lên sự tuỳ tiện trong ngôn ngữ đó là: khi nói về các loại tầu thuỷ dùng trong chiến tranh, thì có từ dùng thuần Việt, có từ lại là Hán-Việt. Kiểu như tầu chiến, tầu ngầm, tầu hộ vệ, rồi lại khinh hạm, soái hạm.

Hôm nọ em đọc báo thấy 2 từ là Nợ Trần và Trần Nợ Công mà không biết hai từ này có giống nhau không. Nếu giống nhau thì sao lại dùng 2 từ chung 1 nghĩa, nếu khác nhau thì sao lại dùng 2 từ có âm quá tương đồng.

Chỉ suy nghĩ 1 phút thôi cũng ra đầy ví dụ cho sự vô nguyên tắc trong tiếng Việt, bên trên em chỉ nói về từ ngữ chứ chưa hề nói về ngữ pháp.

Người Việt tuy là chủng tộc lười nhác nhưng lại được cái thông minh chứ không hề dốt nát. Chỉ cần nhìn vào người Việt ở nước ngoài là thấy ngay sự thông minh này. Số lượng người Việt ở nước ngoài chỉ khoảng vài triệu nhưng số lượng nhân tài thuộc đỉnh cao của nhân loại cũng có đến gần 20 người. Nếu tính theo tỷ lệ nhân tài (loại trừ người Việt trong nước, chỉ tính hải ngoại) thì còn cao hơn cả các siêu cường Anh, Pháp, Nhật. Chỉ tiếc rằng 90 triệu người dân trong nước không có công cụ đủ mạnh để tư duy.



http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/dam-thanh-son-tu-than-dong-toan-den-giao-su-vat-ly-hang-dau-the-gioi-3619412.html
Chỉ nói về ngôn ngữ.
Chưa có chữ quốc ngữ thì chữ hán đưọc dùng để ghi chép nên ảnh hưởng cách đặt tính từ ngược xuôi như nêu trên.
Hiện tại vẫn sử dụng từ Hán Việt nên vẫn có những từ không thuần Việt như khinh hạm soái hạm và từ ghép ngược. Hoàn toàn có thể Việt hóa được nhưng "bọn nó" lười.

Ngoài lề, về việc đổ tại ko phát triển được do ngôn ngữ, xin mời nhìn sang các bạn Nhật =))
 

Semi-auto

Xe buýt
Biển số
OF-160319
Ngày cấp bằng
11/10/12
Số km
680
Động cơ
353,413 Mã lực
Sự hời hợt trong dùng ngôn ngữ VN khiến cho việc học ngoại ngữ cũng khó khăn.

Ví dụ: phát thanh viên VTV rất hay mắc lỗi phát ngôn không có chủ ngữ :"Hôm qua, tại trung tâm hội nghị quốc gia đã diễn ra lễ kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ". Câu này không có chủ ngữ, nên nếu dịch sang ngoại ngữ khác thì phải thêm chủ ngữ, cứ để nguyên cấu trúc câu như vậy sẽ lúng túng khi dịch.

Đại loại thế. Ngôn ngữ nó tác động khá dai dẳng, liên tục trong tư duy.
Câu cụ ví dụ đủ chủ vị đấy, chỉ có không hiểu do sự tùy tiện hay do ảnh hưởng từ tiếng Anh mà các "anh chị" btv viết vậy.
Em xin diễn xuôi lại là: Hôm qua, lễ abc đã diễn ra tại xyz.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top