Măng tây được xem là loại rau chứa nhiều chất xơ, nước và các vitamin. Thành phần dinh dưỡng của măng tây gồm có: chất đạm, béo, chất xơ, canxi, sắt, kẽm, đồng, ax ít folic, ax ít Ascorbic… Măng tây ngoài là một loại rau ăn giàu dinh dưỡng còn được xem là một dược liệu quý. Từ lâu, các quốc gia Phương Tây thời cổ đại (Hy Lạp, La Mã) đã biết sử dụng măng tây để chữa bệnh (táo bón, suy thận). Thật vậy, với ưu điểm giàu chất xơ nên măng tây rất lợi cho đường tiêu hóa, giúp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột tăng trưởng, phòng và trị các chứng táo bón. Ngoài ra, măng tây còn được xem thực phẩm giúp lợi tiểu, giúp ổn định kinh nguyệt ở phụ nữ, giảm stress, tăng cường sức khỏe tình dục.
Bảo vệ tim và ngăn ngừa suy tĩnh mạch
Măng tây chứa nhiều potassium, folate giúp điều hòa, ổn định huyết áp, giúp cho tim khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, bệnh đột quỵ tim mạch. Bên cạnh đó, trong cây măng tây còn có dược chất Asparagin được sử dụng trong điều trị bệnh tim mạch. Đối với các bệnh suy tĩnh mạch, măng tây còn là dược liệu tốt để điều trị (vì trong măng tây chứa nhiều hợp chất flavonoid) giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn máu, cố các mạch máu. Những người bị suy tĩnh mạch dùng măng tây thường xuyên sẽ rất có ích.
Măng tây tốt cho phụ nữ mang thai
Những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai được khuyên dùng măng tây thường xuyên, điều này rất tốt cho sự phát triển của bé. Măng tây còn là loại thực phẩm giúp các bà mẹ lợi sữa. Có thể dùng măng tây nấu canh, súp tùy thích.
Cần lưu ý để món ăn chế biến từ măng tây được ngon nên chọn mua măng tây thật tươi ( cọng nhỏ, ngắn…). Khi chế biến nên rửa thật sạch, kỹ lưỡng. Nên chẻ măng ra để nấu sẽ thấm gia vị nhiều hơn. Măng tây có thể chế biến các món: súp măng tây, măng tây xào giòn, chả măng tây, gỏi măng tây….
Măng tây đặc biệt có tác dụng chữa căn bệnh ung thư vú, ung thứ gan, ung thứ bàng quang, cao huyết áp, lợi tiểu. Ngoài ra, măng tây còn có chứa vitamin P, vitamin C, mannan, choline, arginine… Những chất này có tác dụng điều trị chứng liệt dương và hỗ trợ chuyện chăn gối. Hiện tại, ở nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng việc chế xuất măng tây thành trà và các món ăn để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Đặc biệt hơn măng tây lại còn giàu dược tính, chính vậy ở Hy Lạp và La Mã từ trước Công nguyên người cổ xưa đã biết sử dụng măng tây làm thuốc trị bệnh. Chẳng hạn làm thuốc lợi tiểu người ta lấy măng tây tươi nấu thành canh ăn hoặc sắc lấy nước đặc để uống. Khi ta ăn măng tây lúc tiểu tiện nước tiểu có mùi đặc biệt, nên người ta thường sử dụng măng tây cho người thận yếu, đau bàng quang hay suy gan mật. Tại Pháp đã bào chế từ mầm non cây măng tây, rễ rau cây cần tây, rễ cây mùi tây và rễ cây cam thảo thành một loại biệt dược là Sirop descinq raciness được đưa vào dược điển và lưu hành rộng rãi. Thuốc có tác dụng lợi tiểu, khai vị và gây trung tiện.
Ngoài ra người ta còn thấy toàn bộ cây măng tây đều chứa chất xơ, nhờ vậy mà rất cần thiết cho tiêu hóa đặc biệt là chống táo bón. Măng tây còn là loại thực phẩm rất có lợi cho những người lao động trí óc vì có khả năng làm tăng cường sức dẻo dai trong khi làm việc. Đáng lưu ý hơn cả, trong cây măng tây chứa một hợp chất có nitơ là tinh thể màu trắng với một hàm lượng đáng kể mà rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, đó chính là asparagin, một chất được sử dụng trong trị liệu chứng phù tim và bệnh goutte.
Em nghe ăn măng tây bổ ấy ấy thì phải.