Khổ quá đi mất, bác chỉ nhìn được mỗi một khía cạnh.
Ở châu Âu nói chung chúng nó đề cao độ linh hoạt, cảm giác lái tốt tức là phải có cái động cơ mạnh. Chính thế nên từ trước đến giờ xe Âu nói chung và xe Đức nói riêng đều tập trung vào vận hành và... tốn xăng. Giờ thì xăng lên giá quá đắt, đồng thời châu Âu là nơi tiên phong đưa ra các giới hạn về khí thải và bảo vệ môi trường. Chính thế nên bọn Đức phải chơi bài giảm dung tích xuống, để giảm tiêu thụ xăng và giảm CO2 cho đúng luật Âu. Nhưng mà giảm dung tích mà cũng giảm luôn cả công suất thì ma nó mua hàng à? Thế nên nó thêm cái tăng áp vào, turbocharge hay supercharge, hay thậm chí chơi luôn cả turbo và supercharge nên gọi là tăng áp kép. Tăng áp thì động cơ khỏe lên, xăng cũng ăn nhiều lên hẳn nhưng vẫn lợi hơn là để nguyên dung tích lớn như cũ. Mặt trái của vấn đề này là động cơ rất nóng nên phải tăng cường các giải pháp tản nhiệt, phải lựa chọn các vật liệu tốt hơn nên... đắt hơn. Đồng thời tăng áp thì đòi hỏi xăng, nhớt, không khí phải ngon, tức là xe sẽ... chảnh hơn, và cho đến giờ thì vật liệu vẫn chưa đảm bảo nên tuyệt đại đa số xe Đức có tăng áp đều... ăn dầu nhớt. Chính vì thế mà xe có tăng áp bán lại... mất giá hơn
.
Nhật thì sao? Tại thị trường trong nước xăng cực đắt, đắt đến mức mà người Nhật toàn chuộng... xe mini, các loại xe to một tí thì dùng... gas. Một thị trường lớn nữa của xe Nhật là Mỹ. Tại đây xăng lại rẻ, công ước Kyoto thì chưa ký nên luật về CO2 cũng có phần lỏng lẻo hơn. Thành ra xe Nhật thường không dùng tăng áp mà để nguyên dung tích xi lanh ở mức vừa phải. Làm như vậy thì động cơ không mạnh như hàng Âu, nhưng họ bán xe ở các thị trường cũng không quá chuộng tốc độ. Bù lại giá thành rẻ hơn, xe bền hơn, yêu cầu bảo hành bảo dưỡng đơn giản hơn, xe dễ thích nghi với môi trường bình dân hơn. Thẳng thắn ra thì ở thị trường như là VN, xăng như thế, không khí như thế, dầu nhớt như thế, dịch vụ bảo dưỡng như thế nếu tránh được tăng áp thì tránh khẩn trương. Nói như thế không phải Nhật không có động cơ tăng áp, turbo, supercharge hay twincharge Nhật nó có hết, bác thấy trên các mẫu xe thể thao giá rẻ của Nissan, Toyota đấy, hoặc Subaru thì đầy. Tương tự như thế, khi bọn Đức sx xe ở thị trường cấp thấp như VN, chúng nó cũng vứt tăng áp đi hết mà chọn giải pháp tăng dung tích xi lanh. Bác có thể xem GLK ở ta là 1 ví dụ.
Công nghệ ô tô giờ chả có gì là cao siêu hết, Tàu Khựa còn ra được siêu xe thì Nhật nó chả ngán cái gì cả. F1 Nhật nó chơi cách đây mười mấy năm rồi, Ferrari cũng chỉ nhanh hơn được nó vài phần trăm giây. Vấn đề là phù hợp với thị trường mục tiêu mà thôi. Không có chuyện người Đức làm được mà Nhật lại không làm được. Nhưng triết lý mỗi nơi 1 khác, và cả hai đều rất thành công. Xe sang của Đức thì bao giờ cũng nhanh, đi kèm với nó là... chảnh
Nói thế bác có hiểu ra được chút gì không ạ? Lại cứ lăn tăng hp mới chả nm
.