Bắc Việt Nam thời kỳ 1954-1955 như thế này
Chính phủ VNDCCH đã tiếp quản Hà Nội hôm 10-10-1954
Các tỉnh còn lại ở miền Bắc, còn dưới quyền kiểm soát của Pháp được Chính phủ tiếp quản theo lộ trình trong thời gian từ 10-10-1954 đến 13-5-1955 - là thời hạn chót "300 ngày". Lịch tiếp quản do hai bên quy định. Quá trình tiếp quản diễn ra ôn hoà
Sau Hà Nội, Chính phủ ta tiếp quản các tỉnh Sơn Tây, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Cẩm Phả, Hòn Gai, Quảng Yên và tỉnh cuối cùng là Kiến An và thành phố Hải Phòng
Trong thời gian "300 ngày" người dân tự do đi lại giữa các tỉnh và vào Nam. Chính phủ Mỹ tài trợ cho chính phủ Ngô Đình Diệm tiền di cư người dân miền Bắc vào Nam
Di cư vào Nam lúc đó có hai cách: máy bay và tàu thuỷ
Máy bay C-47 chở người di cư từ những sân bay lớn lúc đó là Gia Lâm, Cát Bi và sân bay Nam Định (nay là đường Rặng Xoan, tức phố Lương Thế Vinh, đâm ra gần ga Nam Định)
Một lượng khá đông bà con từ Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương.... đi bằng tàu thuỷ. TẤT CẢ những người này đến Hải Phòng bằng tàu hoả hoặc ô tô hoặc bằng thuyền mang theo gia sản
Tại ga và bến ô tô khách Hải Phòng (nay là khu tượng đài Lê Chân) những người di cư được một Ban tiếp đòn. Họ cấp tiền ăn trong những ngffy lưu trú, phiếu lên tàu (miễn phí) và được bố trí chỗ ở Căng Đoạn Xá, Căng Máy Chai, Căng Quỳnh Cư (Căng là Camp phát âm theo tiếng Việt)
Vì số lượng người đổ về Hải Phòng rất đông, nên không tránh khỏi nhếch nhác. Tuy nhiên người Mỹ đã xây dựng một bệnh viện dã chiến phục vụ người di cư rất đẹp ở giữa phố Lê Lai ngày nay (nay là bệnh viện Quận Ngô Quyền): các phòng dạng hanga, cuốn tôn, sạch đẹp