- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,512
- Động cơ
- 1,140,076 Mã lực
Cụ có chuyên đề về HP, qua mấy hình đã post, cụ cho hỏi Đơn vị QĐND VN nào vào tiếp quản HP 1954? và trước đó tiếp quản Cẩm Phả. Nhìn kỹ thấy các xe ô tô Molotova biển quân đội của cùng 1 đơn vị xe ô tô đưa các đơn vị này vào tiếp quản Cẩm Phả và HP.HẢI PHÒNG XƯA sẽ có thớt riêng, đưa vào đây em e ôm đồm quá
Cũng khó nói đơn vị nàoCụ có chuyên đề về HP, qua mấy hình đã post, cụ cho hỏi Đơn vị QĐND VN nào vào tiếp quản HP 1954? và trước đó tiếp quản Cẩm Phả. Nhìn kỹ thấy các xe ô tô Molotova biển quân đội của cùng 1 đơn vị xe ô tô đưa các đơn vị này vào tiếp quản Cẩm Phả và HP.
Sau khi chuyển bến xe này về bến Tam Bạc - hiện nay cũng đã chuyển đổi thành công viên thì chỗ này xây quán Phong Lan nổi tiếng một thời. Tiếp sau đó phá dỡ quán Phong Lan để xây nhà cao tầng nhưng bị phản đối nhiều quá nên lại chuyển thành công viên.
Bến Xe khách Vườn Hoa thập niên 1940-1950
Khu vực chợ vườn Hoa và bến xe khách Vườn Hoa xuất hiện trong tiểu thuyết "Bỉ Vỏ" của Nguyên Hồng, nói đến Tám Binh, Năm Sài gòn, Vườn hoa đưa đưa người, Vườn hoa buôn người, chính là chỗ này
Em không thuộcCó phải cụ Ngao5 đây không ạ:
"Ông Phạm Tuệ nguyên là một giáo viên vật lý, thông thạo hai thứ tiếng Anh và Pháp. Ông sưu tập các bức ảnh quý giá về Hải Phòng từ các thư viện, tư liệu tiếng Pháp. Hiện bộ sưu tập của ông lên đến 1.500 bức ảnh quý về Hải Phòng xưa, trong đó có những bức ảnh cách đây 140 năm".
Chắc đây là lính Lê Dương nhỉ cụ nhỉ.
5-1954 – Quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Bộ làm lễ trước khi rút khỏi Hải Phòng vào Nam
Ngày bé em ở nhà bà ngoại em trong ngõ Thái Hoà, Hạ Lý (nếu cụ nào ở HP thì biết dân ngõ Thái Hoà nổi tiếng HP về khoản múa sư tử rằm tháng 8, em mê múa sư tử từ hồi 3-4 tuổi). Hồi đó cầu Hạ Lý vẫn chưa bị phá nhưng mặt cầu đã được rải nhựa. Buổi tối mùa hè bọn em hay theo các anh chị lớn mang chiếu ra rải hai bên thành cầu để ngủ, mát ơi là mát. Nhưng theo em nhớ chỉ có dân ở gần đấy thì thích thôi chứ người ở nơi khác buổi tối có việc đi qua cầu Hạ Lý thì chết khiếp. Thời đó còn một lối đi qua sông Tam Bạc là con đường nhỏ gọi là Đập Đá (đoạn chạy qua cửa Ngân hàng Nhà nước và Công ty Tàu cuốc, qua lối rẽ vào xưởng X46 Hải quân). Qua đầu cầu Hạ Lý phía bên đường Bạch Đằng còn có một bức tượng đài sau này khi xây cầu Lạc Long bị phá đi). Đầu cầu bên kia là Đài liệt sĩ (sau này di dời về Lạch Tray).
Cầu Hạ Lý, bắc qua sông Tam Bạc, trước cửa chi nhánh Ngân Hàng Đông Dương, Hải Phòng
Cầu này đã bị phá đi, chỗ này nay là cầu Lạc Long,