Vì sao Hải Phòng được gọi là "khu vực 300 ngày"
Hiệp định Geneva ký hôm 20-7-1954 quy định:
1) Lực lượng Pháp và Quốc gia Việt Nam sẽ rút vào Nam
2) bộ đội và những người kháng chiến sẽ tập kết và đưa ra Bắc
Hai bên sẽ hoàn tất việc trên trong vòng 300 ngày kể từ ngày ký.
"Khu vực 300 ngày" là nơi tập kết lực lượng các bên trước khi rút vào Nam hoặc ra Bắc.
Ở Bắc: Hải Phòng. Riêng Sầm Sơn là nơi tiếp nhận đồng bào và chiến sĩ từ Nam tập kết ra, không được coi là khu vực 300 ngày
Ở Nam: Qui Nhơn và Cà Mau
Kết thúc "300 ngày" là ngày 13-5-1955, đó là ngày người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Bắc Việt Nam
Trong thời gian 300 ngày, người dân có quyền chọn lựa nơi mình cư trú, sinh sống, việc đi lại giữa các tỉnh là hoàn toàn tự do
Hà Nội lúc đó chính phủ đã tiếp quản, trong khi Hải Phòng do người Pháp quản lý, nhưng người dân đi lại bình thường
Trong vòng 300 ngày, hai bên sẽ thoả thuận việc tiếp quản thành phố và những vùng đất
1) Tài sản tư nhân (nhà máy, xí nghiệp, xe cộ) được phép mang đi
2) Những công trình công ích như bệnh viện, nhà máy điện, nhà máy nước... được bàn giao cho Chính phủ ta trước ngày tiếp quản chính thức
3) Chính phủ ta có thể đàm phán mua lại những tài sản tư nhân như nhà máy, xí nghiệp của tư nhân. Thí dụ mỏ than Hòn gai - Cẩm Phả được mua lại của người Pháp
Một số bệnh viện, nhà máy điện, nhà máy nước... lại là tài sản tư nhân người Pháp, họ có quyền tháo dỡ mang đi
tuy vậy, những công trình trên cũng có thể nhìn nhận là "công trình công ích" cho nên phải giữ lại mà Chính phủ ta không phải trả tiền
Một số nhà máy được tháo dỡ mang đi khiến cho người dân biểu tình phản đối
Người Pháp bảo vệ quyền lợi cho công dân họ, nên đã xảy ra những vụ xung đột của dân địa phương "không cho đem máy móc đi Nam"
Dưới đây là những hình ảnh người Hải Phòng đấu tranh đòi giữ máy móc thiết bị