- Biển số
- OF-35776
- Ngày cấp bằng
- 22/5/09
- Số km
- 3,508
- Động cơ
- 499,498 Mã lực
Cháu nghĩ cũng đã đến lúc dựng cái tượng đài tôn vinh sự đóng góp của xe máy cho xã hội Việt Nam để rồi cho nó về quá khứ dần đi thôi
Chết các cụ 4b nhá , nhà em quả này cứ cao điểm thì vứt 2b đấy làm vài cuốc ngồi ôm 4b qua chốt kiếm tiền, hết cao điểm lại lấy 2b về nhà, quá kinh tếGiờ cao điểm, trên xe ô tô bắt buộc phải có thêm một người ngồi ở ghế trước
Ối zồi ôi, thế là phú quý dật nùi, quay lại thời xe lam xe 3 gác đến nơi rồi các cụ ạcho vay vốn để người lái xe ôm có thể tổ chức mạng lưới trung chuyển khách từ ngõ sâu ra trạm xe buýt bằng xe tải (5 tạ) hoán cải. Thậm chí có thể dùng xe này đưa, đón trẻ con đi học.
À, bây giờ thì cháu đã hỉu! Cháu dự là kụ Tuyên Náng này ấm ức mua xe 10 năm nay, mới tự đánh ra đường 1 lần lên Lũng Cú, dưng phải trình bằng cho xxx, về sợ quá bỏ xe vào gara, ko dám đi ra đường. Hàng ngày đưa con đi học bằng xe máy, con nó ganh nên a kay, về viết quả đề án này để kụ í được 1 lần dùng xe ô tô đưa F1 đến trường đây mờ!Đọc Báo - Tin tức - Tác giả đề xuất cấm xe máy giờ cao điểm.. “phản pháo”
Tác giả đề xuất cấm xe máy giờ cao điểm.. “phản pháo”Thứ Năm, 25/08/2011 --- cập nhật 08:43 GMT+7
“Tôi biết đi xe máy năm 1970, hơn 40 năm cầm lái, chưa bị ngã và gây tai nạn. Cấm xe máy vào giờ cao điểm là “đụng chạm” tới nhiều người nhưng những người làm công sở, công ty có phải là người bị tổn thương nhất không?”, tác giả đề xuất cấm xe máy trong nội thành phản biện.
>> Đề xuất cấm xe máy nội thành giờ cao điểm
>> Hà Nội quyết tìm cách kiểm soát xe cá nhân
>> Cấm xe máy trong nội thành: Tranh cãi nảy lửa
>> "Giờ không xe máy": Lợi chung có hơn hại riêng?
Sau ý kiến tranh luận của hàng trăm bạn đọc về sáng kiến “Giờ không xe máy” của mình, tác giả Vũ Tuyên đã gửi đến tòa soạn bài viết phản hồi những tranh luận của bạn đọc. Chúng tôi giới thiệu bài viết trên.
Trước hết xin cảm ơn quý báo đã khởi xướng một diễn đàn thú vị mà ở đó mọi người được bày tỏ quan điểm của bản thân về một vấn đề đang gây bức xúc dư luận là ùn tắc giao thông. Xin cảm ơn cộng đồng mạng đã cùng quan tâm đến vấn đề ùn tắc giao thông của Thủ đô cho dù đó là ý kiến ủng hộ hay trái chiều.
Điều đáng mừng là không ai phản đối việc cần phải sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện cá nhân. Theo tôi, về mặt vĩ mô, đúng là chúng ta đã có sai lầm khi để mô tô, xe máy trở thành phương tiện giao thông chủ yếu mà nếu sai thì nên sửa.
Trong đề án, tôi có trình bày: “ ... cái mà người dân cần ở xe buýt là chạy đúng giờ, đúng hành trình thì xe buýt không có. Nhưng thứ cần để xe buýt chạy đúng giờ là đường thì chúng ta đang dành cho xe máy...”.
Cơ quan chức năng hiện nay cũng chỉ mong có đường dành riêng cho xe buýt. Nhưng thử hỏi tiền ở đâu để làm được hàng chục tuyến đường riêng. Thậm chí, nếu có thì lấy đất ở đâu để cho các tuyến đường mới len chân. Có đường riêng nhưng ai đảm bảo nó không bị xe máy lấn làn khi ùn tắc như họ đang lấn người đi bộ trên vỉa hè?.
Rõ ràng chúng ta bị vướng trong một vòng luẩn quẩn giữa chất lượng của hệ thống vận tải công cộng và mong muốn của cộng đồng mà nguyên nhân sâu xa không hẳn là hạ tầng kém. “Giờ không xe máy” chỉ là cách để tạo đường riêng một cách tạm thời để xe buýt chạy nhiều hơn, đúng giờ hơn.
Tác giả đề xuất "Giờ không xe máy" ông Vũ Tuyên. Ảnh: Tùng NguyễnPhương án tôi nêu ra không nhằm đáp ứng lợi ích của những người có ô tô riêng nhưng mặc nhiên họ là người được hưởng lợi. Có lẽ nên chấp nhận lợi ích này vì dùng ô tô là xu thế chung. Không biết 30 năm tiếp theo, loài người có tạo ra loại phương tiện nào thay thế và phổ biến như ô tô hay không? Vả lại, 30 năm trước đây, ai dám nghĩ xe máy ở Việt Nam lại nhiều và thông dụng như hiện nay.
Cuộc sống luôn phát triển nên chăng cần nhận thức đúng để định hướng thay vì cấm đoán. Để hạn chế ô tô cá nhân trong "Giờ không xe máy", tôi cũng đề nghị : “Giờ cao điểm, trên xe ô tô bắt buộc phải có thêm một người ngồi ở ghế trước”. Điều này tưởng là nhỏ, nhưng nó giúp lượng xe con lưu thông trong giờ cao điểm giảm đi nhiều.
Ngoài ra, chúng ta có thể tổ chức tuyến phố một chiều với xe con, theo hướng ưu tiên xe buýt và xe đạp. Chắc các bạn cũng đồng ý với tôi rằng:” Bắt một chiếc ô tô tuân thủ luật lệ giao thông dễ hơn nhiều so với một chiếc xe máy” (hãy lấy quy định lái xe ô tô phải đeo dây an toàn làm ví dụ). Như vậy, nếu có “thương” ô tô, cũng là vì nó dễ chế ngự bằng luật.
“Cấm xe máy trong nội thành vào giờ cao điểm” là “đụng chạm” tới rất nhiều người nhưng thử hỏi người làm ở công sở, công ty có phải là người bị tổn thương nhất không? Theo tôi không hẳn vì họ còn có phương án đi xe buýt hoặc làm lệch giờ.
Cảnh thường thấy trên các tuyến phố Hà Nội. Ảnh: Tùng NguyễnCòn vấn đề những người hành nghề xe ôm sẽ kiếm sống ra sao khi mỗi ngày họ bị cấm dùng xe đến 6 tiếng? Khi đó, ngoài việc xây dựng hệ thống xe buýt đủ đáp ứng yêu cầu xã hội, nhà nước cần có chính sách, cho vay vốn để người lái xe ôm có thể tổ chức mạng lưới trung chuyển khách từ ngõ sâu ra trạm xe buýt bằng xe tải (5 tạ) hoán cải. Thậm chí có thể dùng xe này đưa, đón trẻ con đi học. Nếu như vậy, thì xe con đi trong giờ cao điểm đâu chỉ là các “đại gia”.
Một điều nữa cũng nên bàn, đó là sự phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Việc nhiều vấn đề xã hội được nhìn nhận theo góc độ này cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu “áp chặt quá” thì dễ bị phiến diện. Mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn nếu cùng nghĩ đến lợi ích chung của xã hội.
Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Thuở nhỏ phải đi học trường làng vì gia đình cũng chẳng thân thế gì. Lớn lên thì đi bộ đội và chiến đấu tất cả các chiến trường A, B, C, K . Sau chiến tranh, tôi đi học để trở thành cán bộ nhà nước. Tuy chẳng bao giờ bị kỷ luật nhưng với tôi, chế độ đãi ngộ đang là một con số “không” rất tròn. Tôi biết đi xe máy năm 1970 và có xe máy riêng từ 1975 tới nay. Hơn 40 năm cầm lái, chưa bị ngã và gây tai nạn.
Ô tô riêng thì tôi có hơn 10 năm nay nhưng chưa một lần chủ tâm lái xe vào thành phố. Tôi đã lái xe tới chân Cột cờ Lũng Cú nhưng không thích đi xe trong Hà Nội. Từng ấy năm lái xe nhưng chỉ một lần phải trình bằng lái với cảnh sát. Con tôi còn nhỏ, nên gần 10 năm nay, tôi phải đưa các cháu đi học bằng xe máy. Chúng chưa một lần được bố đưa bằng ô tô đến trường.
Tôi viết đề án này năm 2009 và đã có ý thức chuẩn bị để tham gia “ Giờ không xe máy”. Tôi viết thêm những dòng này chỉ để nói rằng "Tôi là người bình dân và muốn làm một việc cũng bình dân”.
Theo VnMedia.vn
Source: http://docbao.vn/News.aspx?cid=29&id=111428&d=25082011
Chả thích cái kiểu lói năng của cụ nắmÀ, bây giờ thì cháu đã hỉu! Cháu dự là kụ Tuyên Náng này ấm ức mua xe 10 năm nay, mới tự đánh ra đường 1 lần lên Lũng Cú, dưng phải trình bằng cho xxx, về sợ quá bỏ xe vào gara, ko dám đi ra đường. Hàng ngày đưa con đi học bằng xe máy, con nó ganh nên a kay, về viết quả đề án này để kụ í được 1 lần dùng xe ô tô đưa F1 đến trường đây mờ!
Cháu đề xuất OF nhà mềnh tổ chức 1 buổi đưa đón hoành tráng, cho kụ í chở con đi đầu hàng diễu hành từ nhà kụ í đến trường để kụ í đỡ bức xúc đê!
Các bác Hà Nội định học tập các bạn Miến Điện, cấm tiệt xe máy ở thủ đô Yangoon?Sáng nay thấy VTV thông báo Bác Thảo yêu cầu nghiên cứu đưa vào thực hiện ngay, sai đâu sửa đấy các cụ ạ!
Bác ấy thì cần đek gì, đen lắm bịt mi.a hết đường HN đi, về BN lượn giề chả đượcSáng nay thấy VTV thông báo Bác Thảo yêu cầu nghiên cứu đưa vào thực hiện ngay, sai đâu sửa đấy các cụ ạ!
E ủng hộ, phải mạnh tay thì phương tiện công cộng do tư nhân đầu tư mới phát triển mạnh được, sẽ có xe Bus cao cấp vé tháng toàn tuyến 500k ko dành cho học sinh sinh viên ( hssv dùng xe Bus thông thường với chi phí rẻ do nhà nước hỗ trợ), mỗi người đc ngồi 1 ghế đàng hoàng lichj sựSáng nay thấy VTV thông báo Bác Thảo yêu cầu nghiên cứu đưa vào thực hiện ngay, sai đâu sửa đấy các cụ ạ!
1. Xu hướng phát triển tất yếu của nhân loại sẽ được hiện thực hóa khi kinh tế - xã hội phát triển tương xứng, ép tiêu chuẩn tương lai vào thực tế hiện tại là rất cảm tính, duy ý chí. Cụ nghĩ xem tại sao người ta không áp dụng tc Euro 6 vào năm 2000 mà chỉ áp dụng Euro 3, tại sao khi đưa ra tiêu chuẩn mới thì chỉ áp dụng trước với xe mới xuất xưởng (hoặc nhập khẩu) mà không áp dụng với xe đã lưu hành. Đoạn sau cụ viết buồn cười quá, cụ đừng mải tập trung suy nghĩ làm sao giảm xe máy rồi quên luôn đâu là mục đích đâu là phương tiện.1. Ở đâu cũng có người giầu, người nghèo nhưng không thể lấy lý do là anh nghèo mà anh được quyền lựa chọn những cái anh cho là phù hợp nhưng nó không phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của nhân loại. Cụ thể ở đây là CP đã có biện pháp trợ giá cho xe bus nội thành sao anh không sử dụng mà lại đòi quyền sử dụng PTGT cá nhân trong khi PT đó gây nguy hiểm cho chính anh và toàn xã hội. Còn xét về tính kinh tế thì cụ đi xe bus còn kinh tế hơn đi xe máy nhiều. Còn những người giầu họ có quyền lựa chọn PTGT cá nhân vì họ đi ô tô => chi phí lớn => thúc đẩy sự phát triển kinh tế. An toàn hơn => giảm tai nạn => giảm gánh nặng xã hội (chưa kể họ là những người đóng thuế nhiều hơn những người nghèo)
2. Cái này cụ chẳng chịu đọc gì cả cụ có thể đọc thêm ở link dưới đây (nhưng lần sau hãy đọc trước khi tranh luận nhé)
http://www.gtcc-utc.edu.vn/vi/news/Tin-tuc/So-vu-tai-nan-giao-thong-duong-bo-chiem-90-153/
Cụ lười đọc em cũng đọc hộ luôn: "Trong đó nó nói xe máy chiếm trên 75% còn ô tô chỉ có 17 %" thôi cụ ạ
3. Thưa với cụ Ô tô bây giờ người ta đã đưa ra tiêu chuẩn khí thải Euro III và Euro IV thậm chí là V thế xe máy của cụ theo tiêu chuẩn khí thải nào mà cụ nói không ô nhiễm? cụ có thể đọc ở đây:
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2005/08/3b9e0a7c/
Còn tiếng ồn em chỉ lấy đơn giản một ví dụ: cụ đứng cạnh cái xe máy nó nổ to hay cái xe hơi nó nổ to? (loại trừ các loại xe tải vì các xe này bị cấm vào nội thành trong giờ cao điểm nên không bàn)
4. Cụ lấy ví dụ hoàn toàn buồn cười, vì cấm xe máy mới có điều kiện hạ tầng để phát triển GTCC cụ ạ. Nó không giống tư duy ăn bo bo của cụ đâu
Còn tiêu chuẩn Euro 3 với xe con tương ứng là 2.3, 0.2 và 0.15 g/km. Về tiếng ồn cũng vậy thôi, đặt ra tiêu chuẩn tiếng ồn cho phương tiện cá nhân (không phân biệt ô tô, xe máy) là đủ.http://www.ehow.com/facts_7959455_emission-standards-bmw-motorcycles.html nói:Current Standards
EURO 3 Standards currently cover motorcycle emissions and these specify the maximum permissible emission of carbon dioxide, hydrocarbons and nitrous oxide. The values of these are 1.0, 0.1 and 0.08 g/km respectively.
Em thấy Bus bây giờ chưa phải là phương tiện bắt buộc phải sử dụng mờ đã rất bẩn, lộn xộn & các loại bố láo rồi. Nếu thực hiện cái cấm 2B thì chắc chắn còn loạn hơn nhiều nữa vì bọn này chẳng còn phải kiêng kỵ điều gì.E ủng hộ, phải mạnh tay thì phương tiện công cộng do tư nhân đầu tư mới phát triển mạnh được, sẽ có xe Bus cao cấp vé tháng toàn tuyến 500k ko dành cho học sinh sinh viên ( hssv dùng xe Bus thông thường với chi phí rẻ do nhà nước hỗ trợ), mỗi người đc ngồi 1 ghế đàng hoàng lichj sự
Ko làm mạnh tay mà chỉ nghe phản đối giống như ngày trước cấm pháo và bắt đội mũ bảo hiểm mà dừng lại là ko được. LĐ phải nghĩ về đại cục ko nên chỉ nghĩ những lợi ích nhỏ nhen trước mắt như dân đen chúng em!
Có 1 cái cháu thấy chưa nước lào làm là cấm ... chết! Cái lày thời chị Dậu đã có roài, hay giờ ta đi tắt đón đầu, làm luôn kụ nhẩy!Đa số các kụ chửi thì cứ chửi thôi và ko đưa ra biện pháp nào khác tức là nếu cứ như các kụ ý nói thì chúng ta cứ tiếp tục đi lại, ăn ở trong xh như thế này và sẽ chết dần vì tai nạn giao thông nhỉ. Nhiều lý luận cho rằng nước ta khác các nước (đã thực hiện đc việc cấm xe máy) nhưng túm lại thì khác ở chỗ là kém hơn, thế người ta hơn sao ko theo, mà đã muốn theo thì phải cố gắng, có thể khó nhưng phải thích nghi dần. Ngày xưa khi bắt đội mũ bh, nhiều lý do đưa ra nghe chừng cũng bất hợp lý và khó làm lắm (em nhớ là lý luận đi xem đá bóng, đi ăn tiệc, đám cưới, đi chơi và vô số chuyện cười về việc phải đội mũ bh) túm lại vẫn làm đc. Thời trước nữa thì cấm đốt pháo, cũng làm dân ta sốc nhưng rồi cũng thích nghi cả. Có kụ nói đúng, nước ta đẻ còn cấm đc thì làm gì cũng được thôi, có điều quyết tâm đến đâu thôi ạ.