[ATGT] Cầm vô-lăng đúng cách

risktaker

Xe hơi
Biển số
OF-90850
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
178
Động cơ
906,698 Mã lực
Khi đã lái thành thục thì việc bạn cầm vô-lăng ra sao tầm nào không còn quan trọng nữa miễn sao đó là tư thế bạn thấy thoải mái nhất.

Vành vô lăng có cấu tạo hình tròn (trừ xe đua), trên vô lăng có thiết bị quan trọng nhất là nút bấm còi, với các xe hiện đại thì được tích hợp thêm các phím điều chỉnh radio, CD, volume...vv. Bên tay trái dưới vành vô lăng có công tắc đèn pha, cos, xi-nhan; bên tay phải dưới vành là công tắc gạt mưa, đôi khi là cả cần số.

* Cách cầm vô lăng (dùng cho cả hai tay): Tỳ gan bàn tay nên vành vô lăng sao cho gan bàn tay của ngón cái và lòng bàn tay ôm lấy vành vô lăng. Như thế có nghĩa là: Ngón tay cái sẽ không được vòng qua vành vô-lăng mà đặt trên vành vô lăng để bấm còi. Các ngón tay còn lại: đa phần là ngón trỏ và ngón thứ để điều khiển các công tắc tương ứng. Cách cầm như vậy sẽ giúp cho việc vừa đánh lái vừa có thể sử dụng các thiết bị.

- Cầm sao cho đúng: Có 2 cách cầm cơ bản:

i. Với xe đầu ngắn: cầm theo 10h15.

ii. Với xe đầu dài: cầm theo 9h15. Với hai cách cầm như trên tại sao là 15 vì như thế ngón tay cái của tay phải sẽ luôn ở vị trí bấm còi (đa phần các xe đều bố trí nút bấm còi ở vị trí 9 và 15).

Bản thân người viết đã khá nhiều lần lái xe xuyên việt và hành trình Đông Hà - Hà Nội (khoảng 650 km) chạy liên tục chỉ dừng 1 lần đổ xăng xin có vài ý kiến nhỏ như sau: Khi bạn đã lái thành thục thì việc bạn cầm vô lăng ra sao tầm nào không còn quan trọng nữa miễn sao đó là tư thế bạn thấy thoải mái nhất. Điều đó phụ thuộc vào vị trí ngồi, lưng ghế ngả ra sao, bạn có thường xuyên thay đổi tư thê cầm vô lăng không, bạn có thường xuyên cầm lái không...vv tất cả điều đó sẽ nói lên bạn mỏi vai hay mỏi tay.

Bản thân tôi khi lái xe liên tục thì việc thay đổi tư thế cầm là do khi nào cảm giác thấy mỏi tôi thường: đưa 2 tay về mức 12h rồi xoa đều 2 tay về 2 phía 6h và ngược lại vài vòng rồi lại về tư thế cơ bản 9h15. Với tôi lái xe thì luôn tập trung nhưng cơ thể thì luôn luôn thả lỏng tay chân mình không áp đặt vị trí nào cả mà tùy theo điều kiện đường sá.

Chút kinh nghiệm muốn chia sẻ.
 

liberu

Xe đạp
Biển số
OF-82086
Ngày cấp bằng
6/1/11
Số km
48
Động cơ
414,180 Mã lực
Nơi ở
132 Khuong Trung, Ha noi
Em thấy lúc học thầy giáo cứ bắt phải cầm theo kiểu 10h10 hay gì gì đó, người thì cứ cứng đờ cả ra. Đến lúc lái xe nhà mình,thích cầm vô lăng kiểu gì thì cầm, có khi không cầm cũng chả sao bác ạ.

Kinh nghiệm của em là cứ cầm vào chỗ nào mà thấy thoải mái thì cầm, bàn tay nhỏ, có khi tỳ vào vành tròn trong vô lăng lại thấy dễ chịu nhất ý :)
 

SHTP

Xe buýt
Biển số
OF-104496
Ngày cấp bằng
29/6/11
Số km
723
Động cơ
403,378 Mã lực
Kinh nghiệm của bác chủ thớt là chuẩn và hợp lý nhất đó! :-"
 

blackxu

Xe đạp
Biển số
OF-102169
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
11
Động cơ
397,610 Mã lực
Nơi ở
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TP. HẢI DƯƠNG (ANH EM ĐẾN THĂM X
Cảm ơn những chia sẻ kinh nghiệm cầm và sờ của bác ris, buồn khì khì cho bác liberu vì xe nhà bác bác thích sờ kiểu gì chẳng ok, sờ bằng chân cũng được mà... nhưng quan trọng là trải nghiệm và cảm nhận liệu pác có được không?????
 

bes

Xe lăn
Biển số
OF-112
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
13,610
Động cơ
721,148 Mã lực
Nơi ở
Km0 - Việt Nam
Lái lâu nó quen thì chả có kiểu gì cả.
Em vui thì 12h00, buồn thì 6h00, lắm lúc chả giờ nào cả :))
 

tetevn

Xe hơi
Biển số
OF-10224
Ngày cấp bằng
26/9/07
Số km
199
Động cơ
534,094 Mã lực
Khi đã lái thành thục thì việc bạn cầm vô-lăng ra sao tầm nào không còn quan trọng nữa miễn sao đó là tư thế bạn thấy thoải mái nhất.

Vành vô lăng có cấu tạo hình tròn (trừ xe đua), trên vô lăng có thiết bị quan trọng nhất là nút bấm còi, với các xe hiện đại thì được tích hợp thêm các phím điều chỉnh radio, CD, volume...vv. Bên tay trái dưới vành vô lăng có công tắc đèn pha, cos, xi-nhan; bên tay phải dưới vành là công tắc gạt mưa, đôi khi là cả cần số.

* Cách cầm vô lăng (dùng cho cả hai tay): Tỳ gan bàn tay nên vành vô lăng sao cho gan bàn tay của ngón cái và lòng bàn tay ôm lấy vành vô lăng. Như thế có nghĩa là: Ngón tay cái sẽ không được vòng qua vành vô-lăng mà đặt trên vành vô lăng để bấm còi. Các ngón tay còn lại: đa phần là ngón trỏ và ngón thứ để điều khiển các công tắc tương ứng. Cách cầm như vậy sẽ giúp cho việc vừa đánh lái vừa có thể sử dụng các thiết bị.

- Cầm sao cho đúng: Có 2 cách cầm cơ bản:

i. Với xe đầu ngắn: cầm theo 10h15.

ii. Với xe đầu dài: cầm theo 9h15. Với hai cách cầm như trên tại sao là 15 vì như thế ngón tay cái của tay phải sẽ luôn ở vị trí bấm còi (đa phần các xe đều bố trí nút bấm còi ở vị trí 9 và 15).

Bản thân người viết đã khá nhiều lần lái xe xuyên việt và hành trình Đông Hà - Hà Nội (khoảng 650 km) chạy liên tục chỉ dừng 1 lần đổ xăng xin có vài ý kiến nhỏ như sau: Khi bạn đã lái thành thục thì việc bạn cầm vô lăng ra sao tầm nào không còn quan trọng nữa miễn sao đó là tư thế bạn thấy thoải mái nhất. Điều đó phụ thuộc vào vị trí ngồi, lưng ghế ngả ra sao, bạn có thường xuyên thay đổi tư thê cầm vô lăng không, bạn có thường xuyên cầm lái không...vv tất cả điều đó sẽ nói lên bạn mỏi vai hay mỏi tay.

Bản thân tôi khi lái xe liên tục thì việc thay đổi tư thế cầm là do khi nào cảm giác thấy mỏi tôi thường: đưa 2 tay về mức 12h rồi xoa đều 2 tay về 2 phía 6h và ngược lại vài vòng rồi lại về tư thế cơ bản 9h15. Với tôi lái xe thì luôn tập trung nhưng cơ thể thì luôn luôn thả lỏng tay chân mình không áp đặt vị trí nào cả mà tùy theo điều kiện đường sá.

Chút kinh nghiệm muốn chia sẻ.
Cảm ơn chủ thớt, tuy nhiên bài này em đã đọc từ đâu đó (Vnexpress, anycar, vietbao.vn....) nên ko rõ bác có phải là tác giả (T.X.N) ko. Nếu ko phải đề nghị bác nên ghi rõ nguồn chứ đừng copy 99.9% (thiếu mỗi tên tgia) ra như thế này, mặc dù theo em đây là ý tốt muốn chia sẻ chứ ko phải câu vod.
 

linhtau

Xe tải
Biển số
OF-92574
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
392
Động cơ
406,990 Mã lực
cầm vô lăng cũng phải học, không có ngày bắt chéo tay như chơi :D
 

i30 white

Xe đạp
Biển số
OF-99152
Ngày cấp bằng
8/6/11
Số km
17
Động cơ
398,570 Mã lực
Các bác cho em hỏi, em hay mất phương hướng khi lùi. Ví dụ khi lùi oánh lái một lúc là em không biết giờ để thẳng lái là đánh về bên nào.
 

Hindu

Xe tải
Biển số
OF-75567
Ngày cấp bằng
16/10/10
Số km
381
Động cơ
425,800 Mã lực
Các bác cho em hỏi, em hay mất phương hướng khi lùi. Ví dụ khi lùi oánh lái một lúc là em không biết giờ để thẳng lái là đánh về bên nào.
Sau khi lùi, muốn biết xe đã thẳng lái hay chưa cách đơn giản nhất là Cụ tiến lên một chút hoặc Cụ nhìn vào logo hoặc chữ ở volăng nếu thấy thẳng là được, nếu bánh xe chưa thẳng thì logo trên volăng sẽ nghiêng. Ví dụ Toy thì nhìn vào logo, Hyundai thì nhìn vào chữ H, Kia thì nhìn vào chữ K I A .v..v. Cố gắng lùi vài lần là quen thôi.
 

longtroc1974

Xe buýt
Biển số
OF-85400
Ngày cấp bằng
16/2/11
Số km
577
Động cơ
414,851 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Đến xanh cỏ đi đỏ mái
Các bác cho em hỏi, em hay mất phương hướng khi lùi. Ví dụ khi lùi oánh lái một lúc là em không biết giờ để thẳng lái là đánh về bên nào.
Kụ oánh kịch lái về 1 phía sau đó trả hai vòng là thẳng
 

cua dong

Xe buýt
Biển số
OF-88186
Ngày cấp bằng
12/3/11
Số km
715
Động cơ
413,435 Mã lực
Hị hị. Em bị cái tật khi lái là cứ ngửa tay lên và móc. Hồi đi học lái mấy lần bị thày đập vào tay.
Nếu xe nhẹ lái, có nên chế cái tay quay cho nó tiện k hở các cụ?
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kụ oánh kịch lái về 1 phía sau đó trả hai vòng là thẳng
Như thế thì sẽ hại lốp, hai rotuyn, mỏi tay và mất thời gian. Khi mất phương hướng, cụ chỉ cần tiến hoặc lùi 1 xíu là biết ngay bánh trước đang vòng về đâu. Nói chung cái này cứ một thời gian là quen hết, chẳng ai lại làm theo kiểu đánh hết lái cả. Cùng lắm thì thò cổ ra nghía một cái.
 

Goal

Xe tăng
Biển số
OF-54376
Ngày cấp bằng
6/1/10
Số km
1,614
Động cơ
466,215 Mã lực
Nơi ở
Số 1 Trần Hưng Đạo
Kụ oánh kịch lái về 1 phía sau đó trả hai vòng là thẳng
Như thế thì sẽ hại lốp, hai rotuyn, mỏi tay và mất thời gian. Khi mất phương hướng, cụ chỉ cần tiến hoặc lùi 1 xíu là biết ngay bánh trước đang vòng về đâu. Nói chung cái này cứ một thời gian là quen hết, chẳng ai lại làm theo kiểu đánh hết lái cả. Cùng lắm thì thò cổ ra nghía một cái.
Ý của 2 cụ đều đúng, nhưng tùy từng thời điểm mà áp dụng cho phù hợp. Cụ anhtho nói thế chưa hẳn đã chuẩn, vì có nhiều khi căn mãi mới vào chỗ đỗ ghép, khoảng cách thì hẹp, làm sao còn tiến lên để xem bánh trước vòng về đâu được nữa. Lúc đó áp dụng cách của cụ longtroc thì lại hay hơn.
 

Shinta

Xe tăng
Biển số
OF-29529
Ngày cấp bằng
19/2/09
Số km
1,431
Động cơ
496,200 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ý của 2 cụ đều đúng, nhưng tùy từng thời điểm mà áp dụng cho phù hợp. Cụ anhtho nói thế chưa hẳn đã chuẩn, vì có nhiều khi căn mãi mới vào chỗ đỗ ghép, khoảng cách thì hẹp, làm sao còn tiến lên để xem bánh trước vòng về đâu được nữa. Lúc đó áp dụng cách của cụ longtroc thì lại hay hơn.
Nếu hẹp, cụ chỉ cần thò đầu ra nhìn một cái là biết ngay, tại sao lại phải đánh lái kịch rồi mới quay 2 vòng. Nhỡ đâu bánh quay về bên phải, ta lại đánh về bên trái kịch kim thì thành ra là tới 3, 4 vòng cơ đấy, chưa kể lúc quay lại thêm 2 vòng nữa. Cách quay vô lăng đó em chưa thấy ai áp dụng cả. Rất không thực tế. Bản thân em khi phải vòng xe, cũng luôn cố gắng không đánh hết lái, trừ khi bất khả kháng, thế mà lúc đỗ rồi lại còn đánh hết lái làm gì.
 

Xe hoán cải

Xe tăng
Biển số
OF-51693
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,040
Động cơ
463,330 Mã lực
em thì cầm mớm tay trái khi nào cần bóp còi cầm hai tay
 

mrtran1201

Xe tải
Biển số
OF-28488
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
381
Động cơ
487,430 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bình thường lái đơn giản ko sao, nhưng đi đường dài các cụ cũng nên cầm đúng cách. Cả khoảng cách tay đến vô lăng cũng là quan trọng nữa.
Cụ ngồi thoải mái, đưa thẳng tay về phía vô lăng, sao cho cổ tay chạm vô lăng là vừa tầm. Lái xe lâu, đường dài ko đúng tư thế sẽ nhanh mỏi mệt.
 

Oldstar

Xe tăng
Biển số
OF-85138
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
1,346
Động cơ
921,441 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó
Bình thường lái đơn giản ko sao, nhưng đi đường dài các cụ cũng nên cầm đúng cách. Cả khoảng cách tay đến vô lăng cũng là quan trọng nữa.
Cụ ngồi thoải mái, đưa thẳng tay về phía vô lăng, sao cho cổ tay chạm vô lăng là vừa tầm. Lái xe lâu, đường dài ko đúng tư thế sẽ nhanh mỏi mệt.
Em bổ sung cho rõ: Ngồi dựa thoải mái, đưa tay thẳng ra phía trước, cổ tay chạm đỉnh vô lăng là vừa tầm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top