Khi đã lái thành thục thì việc bạn cầm vô-lăng ra sao tầm nào không còn quan trọng nữa miễn sao đó là tư thế bạn thấy thoải mái nhất.
Vành vô lăng có cấu tạo hình tròn (trừ xe đua), trên vô lăng có thiết bị quan trọng nhất là nút bấm còi, với các xe hiện đại thì được tích hợp thêm các phím điều chỉnh radio, CD, volume...vv. Bên tay trái dưới vành vô lăng có công tắc đèn pha, cos, xi-nhan; bên tay phải dưới vành là công tắc gạt mưa, đôi khi là cả cần số.
* Cách cầm vô lăng (dùng cho cả hai tay): Tỳ gan bàn tay nên vành vô lăng sao cho gan bàn tay của ngón cái và lòng bàn tay ôm lấy vành vô lăng. Như thế có nghĩa là: Ngón tay cái sẽ không được vòng qua vành vô-lăng mà đặt trên vành vô lăng để bấm còi. Các ngón tay còn lại: đa phần là ngón trỏ và ngón thứ để điều khiển các công tắc tương ứng. Cách cầm như vậy sẽ giúp cho việc vừa đánh lái vừa có thể sử dụng các thiết bị.
- Cầm sao cho đúng: Có 2 cách cầm cơ bản:
i. Với xe đầu ngắn: cầm theo 10h15.
ii. Với xe đầu dài: cầm theo 9h15. Với hai cách cầm như trên tại sao là 15 vì như thế ngón tay cái của tay phải sẽ luôn ở vị trí bấm còi (đa phần các xe đều bố trí nút bấm còi ở vị trí 9 và 15).
Bản thân người viết đã khá nhiều lần lái xe xuyên việt và hành trình Đông Hà - Hà Nội (khoảng 650 km) chạy liên tục chỉ dừng 1 lần đổ xăng xin có vài ý kiến nhỏ như sau: Khi bạn đã lái thành thục thì việc bạn cầm vô lăng ra sao tầm nào không còn quan trọng nữa miễn sao đó là tư thế bạn thấy thoải mái nhất. Điều đó phụ thuộc vào vị trí ngồi, lưng ghế ngả ra sao, bạn có thường xuyên thay đổi tư thê cầm vô lăng không, bạn có thường xuyên cầm lái không...vv tất cả điều đó sẽ nói lên bạn mỏi vai hay mỏi tay.
Bản thân tôi khi lái xe liên tục thì việc thay đổi tư thế cầm là do khi nào cảm giác thấy mỏi tôi thường: đưa 2 tay về mức 12h rồi xoa đều 2 tay về 2 phía 6h và ngược lại vài vòng rồi lại về tư thế cơ bản 9h15. Với tôi lái xe thì luôn tập trung nhưng cơ thể thì luôn luôn thả lỏng tay chân mình không áp đặt vị trí nào cả mà tùy theo điều kiện đường sá.
Chút kinh nghiệm muốn chia sẻ.
Vành vô lăng có cấu tạo hình tròn (trừ xe đua), trên vô lăng có thiết bị quan trọng nhất là nút bấm còi, với các xe hiện đại thì được tích hợp thêm các phím điều chỉnh radio, CD, volume...vv. Bên tay trái dưới vành vô lăng có công tắc đèn pha, cos, xi-nhan; bên tay phải dưới vành là công tắc gạt mưa, đôi khi là cả cần số.
* Cách cầm vô lăng (dùng cho cả hai tay): Tỳ gan bàn tay nên vành vô lăng sao cho gan bàn tay của ngón cái và lòng bàn tay ôm lấy vành vô lăng. Như thế có nghĩa là: Ngón tay cái sẽ không được vòng qua vành vô-lăng mà đặt trên vành vô lăng để bấm còi. Các ngón tay còn lại: đa phần là ngón trỏ và ngón thứ để điều khiển các công tắc tương ứng. Cách cầm như vậy sẽ giúp cho việc vừa đánh lái vừa có thể sử dụng các thiết bị.
- Cầm sao cho đúng: Có 2 cách cầm cơ bản:
i. Với xe đầu ngắn: cầm theo 10h15.
ii. Với xe đầu dài: cầm theo 9h15. Với hai cách cầm như trên tại sao là 15 vì như thế ngón tay cái của tay phải sẽ luôn ở vị trí bấm còi (đa phần các xe đều bố trí nút bấm còi ở vị trí 9 và 15).
Bản thân người viết đã khá nhiều lần lái xe xuyên việt và hành trình Đông Hà - Hà Nội (khoảng 650 km) chạy liên tục chỉ dừng 1 lần đổ xăng xin có vài ý kiến nhỏ như sau: Khi bạn đã lái thành thục thì việc bạn cầm vô lăng ra sao tầm nào không còn quan trọng nữa miễn sao đó là tư thế bạn thấy thoải mái nhất. Điều đó phụ thuộc vào vị trí ngồi, lưng ghế ngả ra sao, bạn có thường xuyên thay đổi tư thê cầm vô lăng không, bạn có thường xuyên cầm lái không...vv tất cả điều đó sẽ nói lên bạn mỏi vai hay mỏi tay.
Bản thân tôi khi lái xe liên tục thì việc thay đổi tư thế cầm là do khi nào cảm giác thấy mỏi tôi thường: đưa 2 tay về mức 12h rồi xoa đều 2 tay về 2 phía 6h và ngược lại vài vòng rồi lại về tư thế cơ bản 9h15. Với tôi lái xe thì luôn tập trung nhưng cơ thể thì luôn luôn thả lỏng tay chân mình không áp đặt vị trí nào cả mà tùy theo điều kiện đường sá.
Chút kinh nghiệm muốn chia sẻ.