Nó chính là ma sát động với ma sát tĩnh đó cụ. Cái thí nghiệm từ hồi học phổ thông nó thế này: dùng dây kéo một vật nặng và có lực kế để do. Khi vật chưa chuyển động, ma sát khá lớn thì lực căng dây lớn, nhưng một khi vật đã chuyển động, lực kéo giảm đi do lúc dó là ma sát động. Cơ chế phanh có ABS cũng vậy thôi, cụ có thể tìm đọc trong các tài liệu trên mạng khá nhiều.
Cái chỗ đo đỏ cụ đúng: Lực má phanh rất lớn, nhưng bao giờ lực phanh cũng phải dựa vào lực bám giữa lốp và mặt đường, vậy nên khi nhả phanh tạm thời (do ABS) thì lốp lại bám vào mặt đường theo ma sát tĩnh bởi vậy tăng lực phanh. Nếu bó cứng, lốp bị trượt 100%, lực phanh giảm và xe không có tính dẫn hướng, bởi vậy kinh nghiệm của tài già là phanh nhấp nhả (với xe non-ABS), mà điều này là không được thực hiện đối với xe có ABS vì có thể làm hỏng hệ thống. Với ABS, cứ nhấn lút sàn khi gặp tình huống khẩn cấp.