[ATGT] Cảm giác lần đầu tiên đạp lút phanh, may mà có ABS.

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,747
Động cơ
446,860 Mã lực
ngày xưa e bị ngã 2 bánh hồi mới có phanh đĩa trước vì cái tội bóp chặt phanh tay đường trơn thế là đến giờ cảm giác đạp lún phanh ô tô vẫn làm e ghê ghê k dám đạp lún mặc dù vợ 2 e cũng có abs. cụ cho e hỏi ngu tí cái phanh tang trống gì gì có khác abs k ợ. e thấy cay nèn thường có cái đo đỏ ở vành là cái gì ợ. trước e có nghe mẹc s550 ở tây có cảm biến phanh tự động nhưng về vn phải tháo ra vì k đi được có đúng k ợ? e là e gà về kỹ thuật máy móc lắm, biết mỗi thay dầu đổ xăng.
Em không hiểu rõ lắm bác muốn hỏi gì nên lục mấy trang trong OF bác xem như nào nhe.- phanh tang trống bác vào đây tìm hiểu : http://www.otofun.net/threads/673-tim-hieu-ve-o-to-phan-4-phanh-tang-trong-drumbrake
-cái đo đỏ ở vành là cái gì thì bác vào đây : http://www.otofun.net/threads/1428-tim-hieu-ve-o-to-phan-5-phanh-dia-disc-brakes
-Còn phanh có hệ thống ABS thì vào đây : http://www.otofun.net/threads/1963-cung-tim-hieu-ve-he-thong-phanh-abs

Hê hê hê,em cũng gà như bác thôi,tìm trong OF vỡ ra nhiều thứ bác à!
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,747
Động cơ
446,860 Mã lực
Theo các clip trong này thì ABS còn có tác dụng làm giảm quãng đường sau khi phanh. Các cụ ngâm kíu lại xem.
Thì ABS có tác dụng trực tiếp là chống trượt khi phanh,tất nhiên gián tiếp giảm đoạn đường phanh rồi còn gì.Nhiều bác cứ băn khoăn khúc này.
 
Chỉnh sửa cuối:

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,747
Động cơ
446,860 Mã lực
Em chợt nghĩ, phanh ABS đến khi có tai nạn mà xxx ra đo đường ko có vệt phanh thì xử lý như thế nào nhỉ ~X(
E hỏi ngu tí nếu có ABS đạp lút phanh có để lại vết lốp trên đường không ạ ?
Khi ABS hoạt động,đó là lúc bánh xe bắt đầu trượt trên mặt đường,tại thời điểm bánh xe bắt đầu trượt này,có thể không hoặc có thể có vết cao su cà trên mặt đường tùy tình hình đường,tình trạng lý hóa của cao su,tải trọng xe,mức độ phanh khẩn cấp,nhiệt độ môi trường...
Em dự thế!
 
Chỉnh sửa cuối:

mazda626

Xe buýt
Biển số
OF-451
Ngày cấp bằng
22/6/06
Số km
659
Động cơ
586,190 Mã lực
Tuổi
49
em hỏi ngu tý, ABS chỉ hoạt động khi tốc độ > 40km/h chứ nhỉ???
 

Mờ 9

Xe hơi
Biển số
OF-81045
Ngày cấp bằng
24/12/10
Số km
105
Động cơ
416,020 Mã lực

namcuifTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-8687
Ngày cấp bằng
21/8/07
Số km
1,252
Động cơ
551,231 Mã lực
Thì ABS có tác dụng trực tiếp là chống trượt khi phanh,tất nhiên gián tiếp giảm đoạn đường phanh rồi còn gì.Nhiều bác cứ băn khoăn khúc này.
V/đ là tại sao lốp bị trượt trên đường thì lại có quãng đường phanh dài hơn là ko trượt? Tại sao ko trượt lại điều khiển xe tốt hơn là bị trượt? Đây là bản chất và tác dụng chính của ABS đấy. Mà em thấy người ta đã đánh giá là ABS là một trong những phát minh quan trọng nhất của hệ thống an toàn thụ động. Ko phải ngẫu nhiên mà hiện nay hầu hết các xe đều đc trang bị hệ thống này. Nói chung, các bác ko nên nghi ngờ tác dụng của ABS cũng như cách thức sử dụng của nó. Nói như bác gì trên đây là vẫn cần nhồi phanh thêm vài phát là sai hoàn toàn. Để bổ trợ thên cho ABS, người ta mới đưa thêm vào hệ thống Hỗ trợ phanh khẩn cấp BA, nó thấy nếu các bác nhồi phanh chưa đủ thì nó nhồi thêm cho các bác, đại loại là vậy
 

namcuifTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-8687
Ngày cấp bằng
21/8/07
Số km
1,252
Động cơ
551,231 Mã lực
Còn các bác thắc mắc là với ABS thì có vệt phanh ko, xin thưa là có, tuy nhiên nó sẽ rất ít, ngắn và đứt quãng. ABS hoạt động ko phải là đóng mở đều đặn vài chục lần một giây, mà nó sẽ chỉ nhả khi lốp bị trượt. Tất nhiên có thể đóng nhả lên vài chục lần/s
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,627
Động cơ
499,071 Mã lực
Em có cảm giác chân phanh dội lại bàn chân nhiều rùi... Phê lém.
 

nghiathang

Xe tăng
Biển số
OF-18855
Ngày cấp bằng
21/7/08
Số km
1,532
Động cơ
517,570 Mã lực
ABS có tác dụng chống bó cứng phanh thôi chứ không làm giảm quãng đường từ lúc phanh tới lúc dừng hẳn (khi các hệ số khác tác động là như nhau). Khi phanh có ABS vẫn để lại vệt phanh bình thường, nhưng đứt quãng. Một lưu ý muốn kích hoạt ABS khi phanh, các cụ phải phải đạp cứng phanh, không được phanh, nhả hay lới lỏng chân phanh. Khi ABS được kích hoạt các cụ sẽ thấy cảm giác ở chân phanh: Bàn đạp phanh liên tục dội ngược, đứt quãng lại bàn chân của các Cụ
ABS còn làm tăng quãng đường từ lúc phanh đến khi dừng hẳn ợ.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Khi lốp xe không bị trượt trên mặt đường, quãng đường dừng xe sẽ ngắn lại. Khi bị trượt, lực ma sát bị giảm đáng kể nên xe trượt xa hơn khi phanh có ABS. mấy cái Video trên kia chứng minh điều đó. ABS có thể hoạt động ngay khi ở tốc độ thấp (>10km/h), tuy nhiên tùy theo hiện trạng mặt đường và lực đạp phanh có lúc nó hoạt động có lúc nó không. Nếu đi vào đường trơn trượt (có cát chẳng hạn) thì dù chạy chậm dưới 20km/h mà đạp phanh dứt khoát 1 phát là ABS nó hoạt động ngay. Có lần em đang phi 80, có đứa đi xe đạp phóng sang đường từ sau đuôi 1 cái xe tải ngược chiều, em đạp lút phanh và đánh lái vòng sang phải tránh, tiếng rít phanh "két...ét..." rất dài, nhưng không thấy cảm giác trượt xe, trời tối nên em không để ý có vệt phanh hay không.
 

mingjun

Xe tăng
Biển số
OF-94641
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
1,479
Động cơ
411,191 Mã lực
Em không hiểu rõ lắm bác muốn hỏi gì nên lục mấy trang trong OF bác xem như nào nhe.- phanh tang trống bác vào đây tìm hiểu : http://www.otofun.net/threads/673-tim-hieu-ve-o-to-phan-4-phanh-tang-trong-drumbrake
-cái đo đỏ ở vành là cái gì thì bác vào đây : http://www.otofun.net/threads/1428-tim-hieu-ve-o-to-phan-5-phanh-dia-disc-brakes
-Còn phanh có hệ thống ABS thì vào đây : http://www.otofun.net/threads/1963-cung-tim-hieu-ve-he-thong-phanh-abs

Hê hê hê,em cũng gà như bác thôi,tìm trong OF vỡ ra nhiều thứ bác à!
thank cụ. e kính cụ 1 ly ợ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ kiếm đâu cái ảnh minh họa nhanh thía ?
Cái này em chụp cách đây gần tháng, và đã cho vào 1 bài trong thớt ABS (gần giống thớt này).

Theo em, nếu cụ nào còn nhớ môn vật lý phần ma sát thì sẽ rõ ngay: lực ma sát giữa 2 vật liệu có 2 dạng: ma sát nghỉ (tĩnh) và ma sát động (trượt). Ma sát tĩnh bao giờ cũng lớn hơn ma sát trượt. Bởi vậy, nếu xe non-ABS, khi phanh chết, một khi bánh xe đã bị trượt là ma sát thấp hơn hẳn. Nhưng với xe ABS, khi bánh xe bị trượt, hệ ABS lại nhả phanh để đưa về trạng thái ma sát tĩnh. Cứ thế quá trình lập đi lập lại và tăng lực phanh.
Ngoài ra, ABS còn có tác dụng làm xe không bị văng mít vì các bánh không bị khóa hoàn toàn, do đó vẫn có khả năng dẫn hướng. Chính vì vậy mà nó có tên ABS (Anti-lock Brake System). Nếu 4 bánh xe bị khóa cứng, nó có khác nào 4 cục cao su đâu, bởi vậy xe văng đi đâu ta cũng không thể điều khiển được. Chỉ khi các bánh có khả năng quay ta mới điều khiển được hướng xe chạy.
Các bác làm một ví dụ thật đơn giản để chứng minh nhá: lấy cái xe đạp của F1, phanh mạnh bánh trước và cho ai đó kéo lùi xe từ phía sau. Vì bánh trước bị khóa cứng, cho dù ta có quay tay lái đi đâu, xe vẫn chỉ bị kéo thẳng (theo hướng người kéo). Nhưng nếu ta nhả tay phanh ra, xe sẽ tuân theo chiều ta điều khiển ngay, kể cả khi nhấp nhả tay phanh (1 dạng ABS manual !).
 

namcuifTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-8687
Ngày cấp bằng
21/8/07
Số km
1,252
Động cơ
551,231 Mã lực
Cái này em chụp cách đây gần tháng, và đã cho vào 1 bài trong thớt ABS (gần giống thớt này).

Theo em, nếu cụ nào còn nhớ môn vật lý phần ma sát thì sẽ rõ ngay: lực ma sát giữa 2 vật liệu có 2 dạng: ma sát nghỉ (tĩnh) và ma sát động (trượt). Ma sát tĩnh bao giờ cũng lớn hơn ma sát trượt. Bởi vậy, nếu xe non-ABS, khi phanh chết, một khi bánh xe đã bị trượt là ma sát thấp hơn hẳn. Nhưng với xe ABS, khi bánh xe bị trượt, hệ ABS lại nhả phanh để đưa về trạng thái ma sát tĩnh. Cứ thế quá trình lập đi lập lại và tăng lực phanh.
Ngoài ra, ABS còn có tác dụng làm xe không bị văng mít vì các bánh không bị khóa hoàn toàn, do đó vẫn có khả năng dẫn hướng. Chính vì vậy mà nó có tên ABS (Anti-lock Brake System). Nếu 4 bánh xe bị khóa cứng, nó có khác nào 4 cục cao su đâu, bởi vậy xe văng đi đâu ta cũng không thể điều khiển được. Chỉ khi các bánh có khả năng quay ta mới điều khiển được hướng xe chạy.
Các bác làm một ví dụ thật đơn giản để chứng minh nhá: lấy cái xe đạp của F1, phanh mạnh bánh trước và cho ai đó kéo lùi xe từ phía sau. Vì bánh trước bị khóa cứng, cho dù ta có quay tay lái đi đâu, xe vẫn chỉ bị kéo thẳng (theo hướng người kéo). Nhưng nếu ta nhả tay phanh ra, xe sẽ tuân theo chiều ta điều khiển ngay, kể cả khi nhấp nhả tay phanh (1 dạng ABS manual !).
Bác giải thích thế này ko đúng lắm, nó ko phả là ma sát động hay tĩnh ở đây. Đơn giản chỉ là thế này, nếu khi phanh mà các bánh xe bị bó cứng, thì xe giảm tốc bằng lực ma sát giữa lốp với mặt đường, nó rất nhỏ nếu so với lực ma sát giữa má phanh và tang phanh/đĩa phanh. Bản chất của ABS chính là đảm bảo ko bó cứng bánh xe, đảm bảo xe giảm tốc bằng ma sát của má phanh. Tối ưu thì là cho phép trươth khoảng 5%, vì vậy có ABS xe vẫn để lại vệt phanh, tuy nhiên nó sẽ rất ngắn
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác giải thích thế này ko đúng lắm, nó ko phả là ma sát động hay tĩnh ở đây. Đơn giản chỉ là thế này, nếu khi phanh mà các bánh xe bị bó cứng, thì xe giảm tốc bằng lực ma sát giữa lốp với mặt đường, nó rất nhỏ nếu so với lực ma sát giữa má phanh và tang phanh/đĩa phanh. Bản chất của ABS chính là đảm bảo ko bó cứng bánh xe, đảm bảo xe giảm tốc bằng ma sát của má phanh. Tối ưu thì là cho phép trươth khoảng 5%, vì vậy có ABS xe vẫn để lại vệt phanh, tuy nhiên nó sẽ rất ngắn
Nó chính là ma sát động với ma sát tĩnh đó cụ. Cái thí nghiệm từ hồi học phổ thông nó thế này: dùng dây kéo một vật nặng và có lực kế để do. Khi vật chưa chuyển động, ma sát khá lớn thì lực căng dây lớn, nhưng một khi vật đã chuyển động, lực kéo giảm đi do lúc dó là ma sát động. Cơ chế phanh có ABS cũng vậy thôi, cụ có thể tìm đọc trong các tài liệu trên mạng khá nhiều.
Cái chỗ đo đỏ cụ đúng: Lực má phanh rất lớn, nhưng bao giờ lực phanh cũng phải dựa vào lực bám giữa lốp và mặt đường, vậy nên khi nhả phanh tạm thời (do ABS) thì lốp lại bám vào mặt đường theo ma sát tĩnh bởi vậy tăng lực phanh. Nếu bó cứng, lốp bị trượt 100%, lực phanh giảm và xe không có tính dẫn hướng, bởi vậy kinh nghiệm của tài già là phanh nhấp nhả (với xe non-ABS), mà điều này là không được thực hiện đối với xe có ABS vì có thể làm hỏng hệ thống. Với ABS, cứ nhấn lút sàn khi gặp tình huống khẩn cấp.
 
Chỉnh sửa cuối:

nobody2011

Xe tải
Biển số
OF-92592
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
427
Động cơ
406,943 Mã lực
Nó chính là ma sát động với ma sát tĩnh đó cụ. Cái thí nghiệm từ hồi học phổ thông nó thế này: dùng dây kéo một vật nặng và có lực kế để do. Khi vật chưa chuyển động, ma sát khá lớn thì lực căng dây lớn, nhưng một khi vật đã chuyển động, lực kéo giảm đi do lúc dó là ma sát động. Cơ chế phanh có ABS cũng vậy thôi, cụ có thể tìm đọc trong các tài liệu trên mạng khá nhiều.
Cái chỗ đo đỏ cụ đúng: Lực má phanh rất lớn, nhưng bao giờ lực phanh cũng phải dựa vào lực bám giữa lốp và mặt đường, vậy nên khi nhả phanh tạm thời (do ABS) thì lốp lại bám vào mặt đường theo ma sát tĩnh bởi vậy tăng lực phanh. Nếu bó cứng, lốp bị trượt 100%, lực phanh giảm và xe không có tính dẫn hướng, bởi vậy kinh nghiệm của tài già là phanh nhấp nhả (với xe non-ABS), mà điều này là không được thực hiện đối với xe có ABS vì có thể làm hỏng hệ thống. Với ABS, cứ nhấn lút sàn khi gặp tình huống khẩn cấp.
Cụ này phân tích em thấy rất có lý. Theo đó, suy ra quảng đường từ khi đạp phanh đến khi xe dừng đối với xe có abs chắc chắn ngắn hơn xe không có abs.
 

Tintit

Xe tải
Biển số
OF-99161
Ngày cấp bằng
8/6/11
Số km
373
Động cơ
401,880 Mã lực
Nhân tiện có thớt nói về phanh, cho cháu hỏi ngu tí: Lúc mình nhấp rồi nhả phanh, thì lúc nào đèn phanh sáng hả các cụ? Nhấp phanh đến mức độ nào thì mình biết là đèn phanh đang sáng hả các cụ?

Cháu hỏi thế là vì có những lúc đi trên đường đông, thấy có xe đèn phanh sáng liên tục, có xe lại rất ít thấy đèn, nên mình đi sau không biết mà phanh theo. Cụ nào biết giải ngố cho cháu với!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhân tiện có thớt nói về phanh, cho cháu hỏi ngu tí: Lúc mình nhấp rồi nhả phanh, thì lúc nào đèn phanh sáng hả các cụ? Nhấp phanh đến mức độ nào thì mình biết là đèn phanh đang sáng hả các cụ?

Cháu hỏi thế là vì có những lúc đi trên đường đông, thấy có xe đèn phanh sáng liên tục, có xe lại rất ít thấy đèn, nên mình đi sau không biết mà phanh theo. Cụ nào biết giải ngố cho cháu với!
Cái này thì tùy xe và sự chỉnh chọt khi lắp vào. Nhưng theo kinh nghiệm của em, bao giờ đèn phanh cũng sáng trước khi phanh có tác dụng thực sự.
Cụ thấy xe đèn phanh sáng nhiều chưa hẳn là tài xế đó muốn báo hiệu đâu, mà có thể họ đi kiểu đó một cách vô tình, và thường thì xe AT hay phải phanh hơn MT vì với xe MT, khi hạ chân ga là tốc độ tương đối giảm, còn AT có độ trôi cao hơn.
 

Tintit

Xe tải
Biển số
OF-99161
Ngày cấp bằng
8/6/11
Số km
373
Động cơ
401,880 Mã lực
Cái này thì tùy xe và sự chỉnh chọt khi lắp vào. Nhưng theo kinh nghiệm của em, bao giờ đèn phanh cũng sáng trước khi phanh có tác dụng thực sự.
Cụ thấy xe đèn phanh sáng nhiều chưa hẳn là tài xế đó muốn báo hiệu đâu, mà có thể họ đi kiểu đó một cách vô tình, và thường thì xe AT hay phải phanh hơn MT vì với xe MT, khi hạ chân ga là tốc độ tương đối giảm, còn AT có độ trôi cao hơn.
Oh cám ơn cụ nhé! Cháu cứ ngưỡng mộ mãi mấy cụ đi trước không biết làm sao mà không phải phanh, hóa ra chắc các cụ ấy đi MT vì các cụ ấy mới chỉ nhấn côn, còn cái mấy xe sáng đèn phanh suốt chắc là AT rồi! Đỡ ngố hơn tý rồi :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top