Cạm bẫy ở Dutyfree BangKok - Nhiều người đã sập bẫy

Biển số
OF-38127
Ngày cấp bằng
13/6/09
Số km
114
Động cơ
472,140 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sìgòn
Hôm nay bác MayMan đã tạo một thớt "Cạm bẫy ở Thái lan" bên sàn OF-Tin tức. Nhưng ở đó vắng cẻ wá. E mạn phép đưa cái đường link qua đây cho các kụ tham khảo.

E thấy tin này rất bổ ích cho những ai sẽ qua BKK, biết để tránh cái bẫy đang giăng ra. Nhiều du khách Tây Âu đã sập bẫy và đã phải chi gần 20K Obamẽo để thoát thân rùi đó.

http://www.otofun.net/showthread.php?p=1976288&posted=1#post1976288
 
Biển số
OF-38127
Ngày cấp bằng
13/6/09
Số km
114
Động cơ
472,140 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sìgòn
E mạn phép copy thớt của MayMan qua đây cho các kụ tiện tham khảo.

Em cũng hay lang thang các khu King Power này. Bây giờ rút kinh nghiệm ko có nhu cầu gì cụ thể thì cứ ngồi 1 chỗ cho lành vậy.
--------------
Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.
Khu mua hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế tại Bangkok. Ảnh: BBC.


Chuyện này đã xảy ra với Stephen Ingram và Xi Lin, chuyên gia công nghệ thông tin ở Cambridge, Anh, khi họ chuẩn bị lên chuyến bay về London đêm 25/4. Họ vừa xem đồ ở khu hàng miễn thuế thì bị nhân viên an ninh đòi khám xét túi hai lần. Những người này cho biết một cửa hàng thông báo mất một chiếc ví và camera an ninh cho thấy chính cô Lin đã lấy cắp.

Công ty sở hữu cửa hàng miễn thuế này - King Power - đưa đoạn video lên trang web của họ, trong đó, cô Lin có vẻ như bỏ gì đó vào túi. Tuy nhiên, nhân viên an ninh sân bay không hề tìm thấy ví trong đồ của Lin và Ingram.

Dù vậy, cả hai người đều bị đưa trở lại khu nhập cảnh và giam tại văn phòng cảnh sát ở sân bay. "Chúng tôi bị thẩm vấn ở hai phòng khác nhau", anh Ingram nói. "Chúng tôi thấy sợ hãi. Họ khám xét và hỏi chiếc ví ở đâu".

Họ sau đó bị nhốt trong một căn phòng nóng, ẩm và bốc mùi. Trên tường là hình vẽ graffiti và đầy vết máu.

Anh Ingram tìm cách gọi điện cho đường dây giúp đỡ của Bộ Ngoại giao Anh và được thông báo một người ở sứ quán Bangkok sẽ tới giúp họ. Ngày hôm sau, một phiên dịch viên tới. Người này là công dân Sri Lanka, có tên Tony, làm việc bán thời gian cho cảnh sát.
Ingram và Lin, hai hành khách bị vướng vào vụ lừa đảo ở sân bay Bangkok. Ảnh: BBC.


Tony đưa họ tới nói chuyện với chỉ huy lực lượng cảnh sát địa phương trong 3 tiếng. Tuy nhiên, tất cả những gì họ trao đổi là hai người khách Anh sẽ phải trả bao nhiêu tiền để được tự do. Viên cảnh sát nói tội của họ rất nghiêm trọng và nếu không đưa tiền họ sẽ bị tống vào nhà tù khét tiếng Hilton Bangkok. Họ có thể phải chờ hàng tháng trước khi vụ việc được đưa ra xét xử.

Những người này đòi họ 12.000 USD và hứa sẽ giúp Ingram về kịp đám tang của mẹ anh hôm 28/4. Tuy nhiên, Ingram không thể xoay xở đủ tiền ngay trong lúc đó.

Tony liền đưa họ tới máy ATM ở đồn cảnh sát và yêu cầu Lin rút hết tiền trong tài khoản (gần 1.000 USD). Ingram rút 5.600 USD. Số này được cho là đưa cho cảnh sát làm tiền tại ngoại. Ingram và Lin cũng buộc phải ký vào một loạt giấy tờ.

Sau đó, hai người được phép tới một khách sạn bẩn thỉu trong phạm vi gần sân bay. Hộ chiếu của họ bị giữ và bị cảnh báo không được bỏ đi, liên hệ luật sư hoặc sứ quán. "Tôi sẽ để mắt tới các người", Tony cảnh cáo và thêm rằng hai du khách người Anh phải ở đó tới khi 12.000 USD chuyển tới tài khoản của y.

Đến hôm 27/4, Ingram và Lin tìm cách ra ngoài và lên taxi tới Bangkok gặp nhân viên sứ quán Anh. Họ được thông báo đã rơi vào bẫy lừa đảo có tên "zig-zag". Luật sư đề nghị hai người lật tẩy Tony song cũng cảnh báo rằng vụ kiện sẽ kéo dài hàng tháng và họ có thể sẽ bị tù. Sau 5 ngày, tiền được chuyển tới tài khoản của Tony và hai du khách người Anh được trở về.

Ingram lỡ mất tang lễ của mẹ song anh và Lin đã nhận được giấy tờ tòa án trong đó nói rằng không có đủ bằng chứng truy tố họ. "Đấy thật là một trải nghiệm kinh hoàng", Ingram nói và thêm rằng họ muốn kiện để lấy lại tiền.

Phóng viên BBC đã liên lạc với Tony và chỉ huy cảnh sát địa phương - đại tá Teeradej Phanuphan. Họ đều nói rằng Tony chỉ phiên dịch và giúp hai du khách Anh đàm phán mức tiền thế chân để được tại ngoại. Tony cho biết một nửa trong số 12.000 USD là dành cho phí tại ngoại và phần còn lại là thù lao cho việc anh ta làm. Về lý thuyết, Ingram và Lin có thể lấy lại một phần tiền tại ngoại. Đại tá Teeradej nói ông sẽ điều tra song cho biết giao dịch giữa Tony và hai vị khách này là chuyện riêng, không liên quan tới cảnh sát.

Sân bay Bangkok nhận được vô số than phiền rằng hành khách thường xuyên bị giữ tại sân bay vì bị nghi ăn trộm đồ sau đó buộc phải trả tiền cho một người trung gian để lấy tự do. Sứ quán Đan Mạch cho hay một công dân của họ gần đây cũng bị dính vào một vụ tương tự. Hồi đầu tháng, một nhà khoa học Ireland định rời khỏi Thái Lan cùng chồng và cậu con trai 1 tuổi đã bị bắt ở sân bay vì bị buộc tội ăn trộm một chì kẻ mắt giá 28 USD.

Tony cho biết năm nay anh ta đã "giúp" khoảng 150 người nước ngoài gặp rắc rối với cảnh sát. Bình thường, anh ta nói làm việc này miễn phí.

Đại sứ quán Anh ở Thái Lan đã cảnh báo các hành khách ở sân bay quốc tế của Bangkok cẩn thận, không nên cầm đồ vật đi luanh quanh trong khu cửa hàng miễn thuế nếu chưa trả tiền cho món đồ bởi hành động đó có thể dẫn đến việc bị bắt và giam.

Hải Ninh (theo BBC)
 
Biển số
OF-38127
Ngày cấp bằng
13/6/09
Số km
114
Động cơ
472,140 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sìgòn
Đây đúng là cạm bẫy để cảnh sát Thái làm tiền du khách. Nhiều du khách quốc tịch Tây Âu đã bị dính chưởng và phải chi hàng chục ngàn Obamẽo để thoát thân.



Link video Youtube đây ợ:

[video=youtube;RbEN13z9Be0]http://www.youtube.com/watch?v=RbEN13z9Be0"]http://www.youtube.com/watch?v=RbEN13z9Be0[/video]
 
Chỉnh sửa cuối:

htm76us

Xe tải
Biển số
OF-17145
Ngày cấp bằng
7/6/08
Số km
372
Động cơ
511,690 Mã lực
Nơi ở
Någonstans i jorden
không thèm đi Thái nữa các bác ợ. ĐI Sing hay Malay cho lành
 

xetaybac

Xe tăng
Biển số
OF-14360
Ngày cấp bằng
29/3/08
Số km
1,287
Động cơ
526,723 Mã lực
Nơi ở
nơi nào có niềm vui.....
không thèm đi Thái nữa các bác ợ. ĐI Sing hay Malay cho lành
em nghe ông anh họ mới đi lao động bên malay về,người việt mình còn gian hơn nhiều,chuyện lừa đảo móc túi của khách du lịch.:77::77:
chả đâu an toàn đâu,chủ yếu là phải cẩn thận thôi.
 

MayMan

Xe tăng
Biển số
OF-2252
Ngày cấp bằng
3/11/06
Số km
1,814
Động cơ
583,579 Mã lực
tình hình bên Thái bây giờ khá phức tạp. Lần biểu tình gần đây của phe áo vàng em biết nhưng có việc vẫn phải phi sang, chậm 1 ngày thì kẹt khó mà ra sân bay.

Theo em ở đâu cũng có ma cô hết (Việt nam thì lại càng nhiều) nhưng nếu dính vào cảnh sát mà là ma cô thì đúng là sợ thật. Gì chứ nó cứ nhốt mình vài ngày thì có bao tiền cũng phải xùy ra để về với vợ con thôi.
 

Tây Độc

Xe điện
Biển số
OF-3199
Ngày cấp bằng
23/1/07
Số km
2,399
Động cơ
581,490 Mã lực
NHiều người sập bẫy quái đâu. Thấy mỗi đôi nay dính chưởng.
 
Biển số
OF-38127
Ngày cấp bằng
13/6/09
Số km
114
Động cơ
472,140 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sìgòn
NHiều người sập bẫy quái đâu. Thấy mỗi đôi nay dính chưởng.
Trong 3 tháng gần đây đã có 1 cô người Đan Mạch, 1 gia đình người Ireland và gia đình người Anh này bị. Kụ lên Internet mà xem họ la nhiều lắm.

Bộ Ngoại giao Đan Mạch và Bộ NG Anh quốc đã có văn bản khuyến cáo công dân nước mình cẩn thận về việc này đới.

Chả lẽ E lại dịch hết những khuyến cáo đó để các kụ đọc. Dài lém.
 

supra

Xe container
Biển số
OF-135
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
5,217
Động cơ
632,850 Mã lực
cụ cho cái link cũng được, đọc cho mở mang đầu óc:101:
 

gallardo_dthanh

Xe tải
Biển số
OF-25178
Ngày cấp bằng
3/12/08
Số km
422
Động cơ
494,310 Mã lực
đúng là bótay với bọn thái:77::77::77::77::77:
 

AQ.

Xe tăng
Biển số
OF-11621
Ngày cấp bằng
17/11/07
Số km
1,704
Động cơ
543,870 Mã lực
Thái Lan nghiêm thế và Du lịch là cả 1 nền công nghiệp nổi tiếng mà thế này thì Thái xong rồi. Xuống dốc rồi. Cơ hội cho VN chăng?

Chỉ sợ mấy chú An ninh Hàng không nhà ta sẵn tính lạm quyền học được mánh này thì toi:^)
 
Biển số
OF-38127
Ngày cấp bằng
13/6/09
Số km
114
Động cơ
472,140 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sìgòn
cụ cho cái link cũng được, đọc cho mở mang đầu óc:101:

Kính kụ:

- Irish citizens advised to avoid Bangkok airport:
http://www.irishtimes.com/newspaper/breaking/2008/1126/breaking37.htm

http://www.andrew-drummond.com/2009/07/21/irish-scientist-who-fled-airport-monopoly-money-scam-was-guilty-claim/

- Now the danish embassy also warns agains the King Power/police scam:
http://www.thaivisa.com/forum/Danish-Embassy-Warns-King-Power-Du-t281997.html


Ở đây ta chưa bàn đến nạn nhân sai hay đúng. Mỗi bên đều có cái lý của mình. Nhưng các kụ hãy chú ý, trong khoảng 3 tháng mà 3 vụ bị King Power Dutyfree ở sbay BKK chộp 3 vụ nộp cho cảnh sát (để chém tiền bảo lãnh) thì sác xuất "bẫy" là rất rất lớn, trong khi đó trên thế giới có bao nhiêu sân bay, bao nhiêu cửa hàng miễn thuế mà chẳng thấy du khách nào kêu ca giề.

Tốt nhất hãy cẩn thận, đừng để nó có lý do bẫy mình. Ở KingPower Dutyfree sbay BKK cây ngay vẫn chết đứng đới.
 
Chỉnh sửa cuối:

Em_Bes

Xe hơi
Biển số
OF-13189
Ngày cấp bằng
15/2/08
Số km
174
Động cơ
521,020 Mã lực
Chính phủ Thái Lan đang bận đấu đá nên không để ý tới việc này chăng? Một đất nước nổi tiếng về ngành công nghiệp du lịch mà chẳng có một thông tin phản hồi về vụ này thì mất điểm quá.
 
Biển số
OF-38127
Ngày cấp bằng
13/6/09
Số km
114
Động cơ
472,140 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sìgòn
Em tạm dịch bài 1 vụ Ỉeland cho các kụ tham khảo.

Khiếp đảm, dài wá, rắc rối wá. Nhưng liệu có cái bẫy nào là đơn giản không nhỉ?

Nó đây ợ:

Trốn chạy khỏi Băng cốc - Escape from Bangkok
Andrew Drummond - Băng cốc 20/7/2009

Chủ sở hữu chuỗi cửa hàng miễn thuế King Power tại sân bay quốc tế BKK đã tải lên mạng đoạn phim do máy quay an ninh ghi và tuyên bố Giáo sư Ashie Norris, 41tuổi, một nhà khoa học nữ người Ireland, đã đưa cho nhân viên thu ngân để tính tiền chỉ một trong số hai món hàng bà đã lấy ra khỏi kệ hàng, trước khi bà chạy khỏi Thái lan tránh tội ăn cắp hàng miễn thuế.
Đồng thời công ty này cũng tuyên bố họ truy tố Giáo sư Ashie Norris là đúng, vì mặc dù bà khẳng định đã trả tiền cho cả 2 món hàng (Mỹ phẩm hiệu Bobbi Brown) nhưng hoá đơn của bà chi ghi tiền cho một món.

Đoạn băng ghi hình của King Power đăng trên trang chủ của họ cuối tuần rồi thực ra chỉ cho ta thấy những hình ảnh lờ mờ của một người phụ nữ cạnh quầy thu tiền phía xa. Trong đó có thể thấy có một món hàng trên mặt quầy thu tiền, nhưng đoạn băng này bị méo hình đến mức ta không thể chắc có một thực tế ngược lại hay không.

Giáo sư Ashie Norris khẳng định đoạn băng này không chỉ rõ bà mang đến quầy tính tiền 1 hay 2 món hàng.

Công ty King Power khẳng định khi nhân viên bảo vệ của họ dừng Giáo sư Norris, “Bà Norris lấy một túi nhựa cá nhân ra từ hành lý của bà. Túi này chứa 2 món mỹ phẩm Bobbi Brown’

Tuy nhiên, nếu cái "túi nhựa cá nhân" này là túi nhựa của hãng King Power giao cho tất cả các khách hàng, có in lôgô của hãng, như chính hãng thừa nhận, lại do chính nhân viên của hãng King Power bỏ hàng vào túi và niêm phong lại.

Giáo sư Norris đã trốn chạy khỏi Bangkok ngày 4/7/2009 cùng chồng, Giáo sư Ronan Loftus, 42 tuổi, sau khi bà bị bắt, giam giữ qua đêm, phải đóng tiền bảo lãnh cho tội ăn cắp hàng siêu thị, một tội danh cần đến 1 năm hầu toà để bào chữa cho sự vô tội của mình.

Cùng thời gian này, sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok đang bị dính líu tới vụ bê bối liên quan đến việc tống tiền hàng ngàn Ơrô những người nước ngoài bị bắt do ăn cắp hàng siêu thị. Hãng King Power chối bỏ mọi sự dính líu của họ khi nói rằng họ không thể kiểm soát những gì xảy ra với những nghi can này sau khi họ đã bàn giao qua bên cảnh sát Thái.

Tại Bangkok người ta vẫn gọi sân bay này là "Kẻ bất lương độc quyền - Monopoly Scam" phần lớn không phải vì lượng tiền đút lót lớn, mà vì trên thực tế các nạn nhân hoặc thủ phạm có thể mua Lệnh "Ra tù" để tránh tội ăn cắp hàng siêu thị sân bay. Các "lệnh" này là những bức thư do công tố viên và cảnh sát địa phương đưa ra.

(tiếp theo)
 
Biển số
OF-38127
Ngày cấp bằng
13/6/09
Số km
114
Động cơ
472,140 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sìgòn
Trốn chạy khỏi Băng cốc - Escape from Bangkok
Andrew Drummond - Băng cốc 20/7/2009

(Tiếp theo)

Tại Bangkok người ta vẫn gọi sân bay quốc tế này là "Kẻ bất lương độc quyền - Monopoly Scam" phần lớn không phải vì lượng tiền đút lót lớn, mà vì trên thực tế các nạn nhân hoặc thủ phạm có thể mua Lệnh "Ra tù" để tránh tội ăn cắp hàng siêu thị sân bay. Các "lệnh" này là những bức thư do công tố viên và cảnh sát địa phương đưa ra.

Nữ giáo sư Norris, người sống tại Churchtown, Dublin, khẳng định bà đã đem cả 2 đơn vị sản phẩm đến quầy tính tiền và trả bằng thẻ tín dụng. Chỉ đến khi bị bắt bà mới nhìn kỹ hoá đơn và nhận thấy cửa hàng chỉ tính tiền cho một đơn vị sản phẩm. Mặt hàng đã tính tiền là một thỏi son môi bóng hiệu Bobbi Brown. Mặt hàng chưa tính tiền là Gel kẻ viền mi Bobbi Brown, trị giá 18.87 Ơrô.

“Tôi chỉ nhớ mình đã ký hóa đơn thẻ tín dụng. Tôi không để ý tới tổng số tiền”. Bà đã bị bắt sau khi rời khỏi gian hàng.

“Họ hét vào mặt tôi: 'Bà! Bà! Bà vào tù 6 tháng!'. Tôi không biết họ đang nói gì. Họ lấy lại cái Gel kẻ viền mi rồi cầm nó khua trước mặt tôi. Tôi nói tôi đã thanh toán cho nó rồi, nhưng đến khi tôi nhìn vào
hoá đơn thì chỉ thấy số tiền 576 baht (12 Ơrô) cho thỏi son Bobby Brown mà thôi.”

“Họ dẫn tôi đến đồn cảnh sát sân bay và sau đó đến đồn cảnh sát phía ngoài sân bay. Thật khủng khiếp.
Phòng giam bẩn thỉu, hôi hám và đầy muỗi. Suốt cả đêm tôi chỉ đi đi lại lại trong phòng giam. Tôi không muốn ngồi hay nằm xuống”.

Công ty King Power không ngại ngùng đưa lên mạng các đoạn phim khác về những người bị cho là ăn cắp hàng miễn thuế sân bay, bao gồm một cặp vợ chồng người Anh, người đã phải trả khoản tiền tương đương 8000 Bảng Anh thông qua tay trung gian người Sri Lanka hợp tác với cả cảnh sát và toà án địa phương. Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người đã phải trả tiền, nhưng tay trung gian Sri Lanka này tự công nhận đã giúp khoảng 100 trường hợp.

Ông Stephen Ingram và bà Xi Lin bác bỏ đã lấy trộm một cái ví hiệu Givenchy tháng 4 năm nay và nói sau tuần này họ có kế hoạch sẽ quay lại Bangkok để tranh đấu trước toà nhằm lấy lại tiền họ đã phải trả.
Họ nói họ sẽ tranh tụng về đoạn phim có vẻ cho thấy bà Xi Lin đang bỏ cái ví vào chiếc túi bà đeo trên vai trong khi ông Stephen Ingram đứng nhìn.

Ông Ingram nói: “Họ đe dọa nếu chúng tôi không trả tiền mặt cho họ chúng tôi sẽ bị cầm tù rất lâu, chờ cho tới khi được xét xử. Đây là một sự tống tiền sơ đẳng".

Ông Sombat Dechakanichpul, Giám đốc điều hành công ty King Power, tuyên bố giáo sư Norris đã ghé gian hàng nói trên chiều ngày 25/6/2009 “Sau một hồi bà tiến đến quầy thanh toán và đưa ra một thỏi son
bóng Bobbi Brown để trả tiền rồi rời gian hàng.

“Trong lúc nhân viên bán hàng phát hiện một chiếc Gel kẻ mi mắt Bobbi Brown biến mất khỏi giá đựng hàng nơi bà Norris đã từng ghé.
“Nhân viên bảo vệ liền đến xem lại băng ghi hình an ninh… Băng hình cho thấy rõ ràng bà Norris đang thử các sản phẩm khác nhau, sau đó tiến tới đưa một sản phẩm cho thu ngân để tính tiền”.

Giáo sư Norris là một nhà khoa học đang công tác tại Marine Harvest vùng Letterkenny, trước đó công tác tại Greenshill, vùng Kilkenny. Bà không hề nói về vụ bị bắt cho đến khi về tới Dublin.

Trước khi chạy trốn khỏi Thái, chồng bà, ông Ronan, 43 tuổi, giám đốc công ty IdentiGen tại Dublin, đã cùng đứa con trai một tuổi Aran bay từ Dublin tới bên vợ. Cà hai vợ chồng đã nhận được lời tư vấn lãnh sự và trực tiếp nói chuyện với ông Eugene Hutchinson, đại sứ Ireland tại Malaysia về vụ việc.

Mặc dù Đại sứ quán Vương quốc Anh đã đăng trên trang web của họ lời cảnh báo về "phạt nặng" cho tội ăn cắp hàng siêu thị cũng như ranh giới không rõ ràng trong các cửa hàng miễn thuế tại sân bay, nhưng Bộ ngoại giao Ireland thì chưa đăng như vậy.
Bộ ngoại giao Ireland chỉ đơn thuần cảnh báo mọi người về những hậu quả có thể xảy ra nếu họ nhập cảnh với số lượng thuốc là và rượu vượt quá hạn mức cho phép của Thái.

“Có một số du khách đã bị giam giữ và phạt vì cố đem thuốc lá vào Thái. Họ cho biết họ rất khổ sở với những điều họ nếm trải.”

----------------------------------------------------------------------

1 Smeee viết:
21/7/2009, 7:49 am
“Với lượng thông tin đăng tải hiện nay quan tâm đến vụ việc này, tôi tin sẽ còn thấy nhiều hơn nữa các vụ du khách phản ứng vì bị King Power buộc tội ăn cắp hàng miễn thuế một cách bất công.
Kể cả vụ mới nhất về một phụ nữ Đan mạch càng làm cho tôi tin rằng mọi người trả tiền để né tránh hệ thống pháp luật của Thái".

2 Andrew Drummond viết:
21/7/2009, 11:11 am
Smee: Bài báo đã có bổ sung thêm. Bà Ashie Norris đã tiếp xúc và khẳng định chắc chắn "Băng ghi hình không cho thấy bà đã đặt lên quầy một hay hai sản phẩm rất nhỏ và tôi chưa bao giờ khẳng định đã không đưa cho thu ngân cả hai món hàng"
Bà khẳng định bà đã mang cả hai món hàng tới quầy. Tôi có thể khẳng định bà đã nói như vậy khi tôi phỏng vấn bà tại Bangkok.
 
Biển số
OF-38127
Ngày cấp bằng
13/6/09
Số km
114
Động cơ
472,140 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sìgòn
Youtube Giáo sư người Ireland đây ợ.
[video=youtube;Aae_Fa7SjF8]http://www.youtube.com/watch?v=Aae_Fa7SjF8[/video]


E có kết luận như sau:

1- Hạn chế mua hàng miễn thuế tại sân bay QTế Bangkok. Hạn chế đi xem hàng ở đó lun.
Nếu có đi xem hàng thì chú ý dùng va li có khóa kín, không có túi phụ. Chú ý các túi xách nhỏ hở miệng, túi quần túi áo của mình, đề phòng có người nhét đồ miễn thuế vào hành lí của mình để hại mình (kể cả người cùng đoàn cũng có thể hại nhau đới).

2- Trong khi shopping tại duty free ở sân bay BKK, chọn được món đồ nào xong thì mang ngay ra đặt lên quầy tính tiên. Xong, lại đi chọn tiếp, rồi lại mang lên đạt lên quầy. Mục đích: tránh tình trạng mình cầm đồ chưa tính tiền sơ ý đi ra ngoài ranh giới gian hàng là nó chụp mình liền.

3- Khi tính tiền, để thu ngân tự xếp đồ vào túi xách của cửa hàng, xong yêu cầu nó niêm phong lại.

5- Kiểm tra từng mục trong hóa đơn tính tiền, xem nó có tính thừa, hay tính thiếu không. (Em thường xuyên bị nó tính thêm tiền. Mình mua 4 hộp nó ghi là 6. Nhất là sân bay ở Jakarta bên Indo)

5- Tốt nhất có đồng bạc nào ta nộp hết đồng đó cho Gấu đi mua ở VN là đẹp nhất, khỏi tay xách nách mang lôi thôi.
 

thongnhat

Xe buýt
Biển số
OF-259
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
539
Động cơ
585,988 Mã lực
Eo ơi vãi lúa. Bây giờ em mới biết, chỉ mấy tháng trước em lang thang chờ hơn 2 tiếng ở Suvanabumi, cửa hàng nào cũng vào, may mà nó chưa bẫy em. Chắc là do nhìn quê quê bẩn bẩn không đủ tiền chuộc nên nó tha.
 

Kim

Xe hơi
Biển số
OF-19615
Ngày cấp bằng
7/8/08
Số km
162
Động cơ
503,620 Mã lực
Y
E có kết luận như sau:

1-
2- Trong khi shopping tại duty free ở sân bay BKK, chọn được món đồ nào xong thì mang ngay ra đặt lên quầy tính tiên. Xong, lại đi chọn tiếp, rồi lại mang lên đạt lên quầy. Mục đích: tránh tình trạng mình cầm đồ chưa tính tiền sơ ý đi ra ngoài ranh giới gian hàng là nó chụp mình liền.

3- Khi tính tiền, để thu ngân tự xếp đồ vào túi xách của cửa hàng, xong yêu cầu nó niêm phong lại.

5- .
Cháu nhớ năm ngoái cháu đi là có nhân viên ở quầy King Power đi theo, thấy cháu lấy gì là nhoẻn miệng cười duyên xin cầm và mang ra quầy tính tiền để đó.

Lúc đó cháu nghĩ tụi này nó phục vụ tốt quá, giờ nghĩ lại, hay nv phải đi theo vì mặt cháu gian nhỉ? :D
 

_APTL_

Xe hơi
Biển số
OF-31138
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
197
Động cơ
480,925 Mã lực
Em nghĩ tụi nó chỉ lừa khách Tây Âu là chính, chứ lừa dân khác họ lấy đâu ra tiền, nên e thấy nạn nhân chủ yếu là người Tây Âu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top