Nhìn chụp vậy thôi nhưng nó to ấy lão.Con này nó to lắm, cánh dài, tổng chắc phải tầm 5-7cm. Màu nhung đen, cánh có vệt trắng ngang. Tìm ko thấy rồi vì nó cũng ko nhiều, tập tình đơn độc ko như ve.
Nhìn nó hơi giống con ve sầu bụng đỏ này cc:
Nhìn chụp vậy thôi nhưng nó to ấy lão.Con này nó to lắm, cánh dài, tổng chắc phải tầm 5-7cm. Màu nhung đen, cánh có vệt trắng ngang. Tìm ko thấy rồi vì nó cũng ko nhiều, tập tình đơn độc ko như ve.
Nhìn nó hơi giống con ve sầu bụng đỏ này cc:
Con cồ cộ này giờ bắt cũng khó í chứ.Nhìn chụp vậy thôi nhưng nó to ấy lão.
Quê em chả ăn ve bao giờ, Ve chỉ bắt rồi bóp bụng kêu cho vui thôi.Vâng ve Cụ ạ, bọn em xưa hay bắt ở gốc cây, em hay trộm cái đèn pin dùng pin con thỏ của ông già, cả bọn bắt đôi tiếng là đc mớ, rồi thằng về lấy chảo, thằng xúc trộm mỡ đem rang rồi bốc bải ăn với nhau.
Ăn xong xem hàng xóm nhà nào có quả ăn trộm để tráng miệng.
Con cave đây à cụ?Nhìn chụp vậy thôi nhưng nó to ấy lão.
Con này xưa em bắt đc lần, nó to nên cầm cảm giác hơi ghê tay như kiểu ve ma ấy.Con cồ cộ này giờ bắt cũng khó í chứ.
Ve sầu thì đơn giản
CCCM nào ở vùng đồi rừng thì dễ.
Đến mùa ve sầu non thoát xác thì bắt cả rổ í ạ
Bọn em thì ăn hết chả chừa mẹ gì, trừ mỗi mứt với lá xoan, quả xoan chín em cũng ăn rồi.Quê em chả ăn ve bao giờ, Ve chỉ bắt rồi bóp bụng kêu cho vui thôi.
Con này có khi là bố của cave ấy Cụ.Con cave đây à cụ?
Cho em về tuổi thơ tí ạ!ẨM THỰC CÔN TRÙNG
Em là em vẫn thích bản 2D cổ điển năm 94 hơnCho em về tuổi thơ tí ạ!
Nhân cái côn trùng này lại làm em ghé tí kỷ niệm tuổi trẻ với bộ phim hoạt hình HUYỀN THOẠI Lion King 1994 (Vừa được dựng lại bản 2019).
Món côn trùng là món TIẾN VUA í chứ: Con chồn Timon và con lợn Pumpaa hài hước tiến vua cho Simba.
Nhiều ca khúc hay nhưng em thích hai video hài hước này (Giải trí):
1. Stand by me: Danh ca Timon, dàn hợp xướng 3 con ếch và chú lợn Pumpaa siêu nhọ.
2. Hakuna Matata: Tình bạn lớn lên giữa Simba, Timon và Pumpaa
Con cồ cộ nó thường đậu rất cao, quách tỉnh lắm nên rất khó bắt cụ nhỉ.Con này xưa em bắt đc lần, nó to nên cầm cảm giác hơi ghê tay như kiểu ve ma ấy.
Bắt đc nó là hãn hữu, hôm ấy nó bay vào nhà nên em túm đc, đêm nó kêu to quá nên em phải vứt nó đi.Con cồ cộ nó thường đậu rất cao, quách tỉnh lắm nên rất khó bắt cụ nhỉ.
Cái sào tre dài, quấn tí nhựa mít, rón rén lắm mới túm đc. Nếu ko động phát là nó bay.
Mà tra gu gồ ứ thấy cái con này, chả biết tên public nó là gì nữa.
Làm đĩa này rang chắc là hàng siêu phẩm đấy ạ!
Hình ảnh trên của cụ Chuột cũng chính là chỗ em
Đang Cafe mưa rảnh rỗi, mưa lộp độp mái lá như tiếng mưa xưa, em lại hồi tưởng 1 thời thủng đít phát!
Thời đầu 8x, cứ tầm tháng 10 trở đi cảm giác rét hơn giờ. Lúc này gặt đã xong, từng cây rơm to tướng vàng óng trên sân kho đến ven đường. Bọn trẻ con hay rút trộm rơm quấn lọn, lọn to bằng bắp chân, quấn càng chặt cháy càng lâu. Mỗi thằng 1 lọn te tẩy ra đồng mót lúa gianh, bắt châu chấu nướng, thằng nào tươm thì có ống bơ đốt quả phi lao, buộc cái dây dài cầm quay quay cho cháy đượm. Xưa bà con tận dụng hết cây lúa, đến cả gốc rạ để thổi cơm, nên thường chụm 1 bó rạ dựng lên cao cỡ 30-40cm cho dễ khô. Trong bó rạ rỗng tạo thành 1 cái lều cho lũ chim, ếch tránh rét nên bọn em hay tóm được! 1 góc cánh đồng bảng lảng khói, râm ran tiếng cười đùa, hò reo đá bóng. Tháng 10 gặt xong, đồng khô xơ xác rạ, chọn ruộng nhà ai cao ráo, rộng tí làm sân. Thỉnh thoảng dẫm gốc rạ cũng đau, cơ mà quen chứ giờ cho kẹo cũng thôi!
Chăn trâu cắt cỏ trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành than.
(Đồng Đức Bốn)
Những đồng trũng thấp, đất ẩm là nơi ếch hay đào hố ngủ đông, phía trên vẫn có 1 lớp đất như liền thổ, thường rất khó biết. Ko biết mắt em thời đấy ông giời phú cho cái gì mà tinh thế, thọc 2 ngón tay qua lớp đất mặt ruộng mỏng, thấy bùng nhùng là trúng lưng con ếch bụ; kẹp lại kéo lên nhìn rất to nhưng nó tè 1 phát là xẹp lại ngay! Tuy nhiên gà đồng thì chén đùi là chính!Hình ảnh trên của cụ Chuột cũng chính là chỗ em
Cái lọn của cụ quê em gọi là cái Nọt rơm.
Mang ra đồng vừa chơi vừa thổi cho đượm lửa hoặc cầm chạy ngược gió ra ngoài chân ruộng gốc dạ. Bắt châu chấu nướng ăn, nhưng bị bố mẹ mắng vì ăn bị ho.
Cái nọt rơm này xưa cổ nữa các cụ đi cày cầm theo để những ngày đông đi sớm cho ấm và hút thuốc lào.
Nó cũng gắn với cái tục lệ quê em đó là chuyển nhà mới (nay hay gọi nhập trạch). Em vẫn nhớ chuyển nhà quê em thời nghèo túng thì ngoài thủ tục cúng lễ, khi chuyển mang theo cái chiếu cói, cái bình vôi và cái Nọt rơm đó (biểu trưng cho giữ lửa bếp ấm), còn cái gì nữa em lúc đó còn bé chả nhớ.
Những ngày mùa đông gió khô lạnh cuối tuần lại chạy ra cánh đồng gốc dạ khô. Ban đầu chạy đau chân vì toàn chân đất. Ấy rồi thì dạ cũng nát dưới bàn chân chai và đất cũng lỳ chặt xuống. Nên nhà nào có ruộng thường ko thích vì lúc làm đất cày quốc lại khổ.
Đang mưa gió ngồi nhà, nhìn cái bàn cafe cụ lại khoái quá ạ!
Một cái ghế ăn cơm, cái đèn dầu đèn bão, chậu nước xà phòng hoặc đổ ít dầu hoả lấy váng.Nói về chuyện đồng ruộng, ko biết các cụ còn nhớ khoảng đâu 1983 hay 85 gì đấy có phong trào bắt bướm hại lúa ko? Thường là bắt lúc lúa con gái chuẩn bị trổ đòng. Sâu bướm về nộp HTX cân tính điểm. Trẻ con hay bám đít mẹ và chị ra đồng. Tầm 7h tối là cả đồng đèn đuốc sáng trưng y cái cảnh phiên chợ Âm phủ lúc cô Duyên gặp chồng trong phin “Bao giờ cho đến tháng 10” hay chiếu bóng hồi ấy! Thế nên khu nghĩa địa nhiều bướm nhưng ko ai ra bắt, toàn len ven đường chính!
Vì cân bướm tính điểm nên hay cho ít dầu hoả vào chậu nước bẫy bướm cho nó ngấm dầu trương ra, cũng nặng thêm tí!
Món bắt ếch đấy em không biết vì, nhưng đi cuốc đất mà dính ếch là có. Khổ cái đao kiếm vô tình, có khi phạt phát ngang thân con ếch!Những đồng trũng thấp, đất ẩm là nơi ếch hay đào hố ngủ đông, phía trên vẫn có 1 lớp đất như liền thổ, thường rất khó biết. Ko biết mắt em thời đấy ông giời phú cho cái gì mà tinh thế, thọc 2 ngón tay qua lớp đất mặt ruộng mỏng, thấy bùng nhùng là trúng lưng con ếch bụ; kẹp lại kéo lên nhìn rất to nhưng nó tè 1 phát là xẹp lại ngay! Tuy nhiên gà đồng thì chén đùi là chính!
Bi giờ mắt mũi em vẫn tinh cơ mà hết ếch rồi, chả biết soi gì?!
Lâu lắm mới thấy cái đèn bão!
Một cái ghế ăn cơm, cái đèn dầu đèn bão, chậu nước xà phòng hoặc đổ ít dầu hoả lấy váng.
Cả xóm mỗi nhà một khúc từ đầu làng, dọc bờ trục ra đồng để bẫy bướm đục thân.
Bướm thấy sáng xà vào chậu nước là vớt lấy.
Toàn bỏ cái chậu đấy rồi đi về hoặc đi chơi với đám trẻ cùng lứa cụ ạ. Thế hệ em sau nhưng vẫn biết việc này.
Nhưng mà cái giống bướm sâu bọ rầy nó ngứa. Đứng gần đèn nó bay rơi phấn vào về gãi tẹt bô.
Cái thời mà quạt điện tính bằng mấy tạ thóc một cái quạt trắng liên xô ko có lồng bảo vệ. Cả nhà có 1 cái, nên những đêm mùa hè, trẻ con rủ nhau cầm ấm nước (ko có chai) và cái chiếu ra ngoài bờ trục, trải chiếu lên cái mặt đường nhấp nhô sỏi để nằm cho mát.
Nằm ngắm sao trời, bọn em thì cởi áo nằm úp xuống rồi đánh tẩm quất luân phiên cho nhau.
Các động tác chúng nó nằm đếm kẻo thiệt. Thằng nọ làm cho thằng kia rồi đổi lại. Đánh động tác nào, bao lâu, bao nhiêu cái. Nào là: đấm, chặt tay, đấm đệm, lươn trườn, chạch chúi, cua bò, trâu ngoạm, cá nhảy, rút khớp chân tay, vặn lưng, rút kêu đốt sống lưng.... Âu cũng là để mô tả những động tác tẩm quất.
Chả biết có phản khoa học không nhưng xong xuôi thấy sướng hẳn. (Ko biết giờ cc đi Làm mát từ xa có thung thướng thế ko??? )
Trẻ quê thiếu thốn nên mọi thứ trò vui phải tự sáng tác ra từ những gì có sẵn.
Giờ thì đồ chơi nó đầy một góc nhà mà trẻ con chả thèm. Ấy thế mà cho nó về quê ra đồng nó cũng khoái lắm các cụ ạ!!!