[Funland] Cái thú chơi âm thanh của các cụ offun.

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
23,167
Động cơ
635,255 Mã lực
Vâng em nhất trí hoàn toàn; có điều chuyến này em đi hơi lâu nên nếu các cụ muốn ngay và luôn thì cứ chủ động; em về sẽ báo cáo đầy đủ.
Làm tí bia cho nó mặn chuyện đê các lão:-)
Vừa làm vài chén nút lá chuối nghe nhạc cổ hủ, em chém bậy tí về dây dợ cho nó buồn ngủ để đi ngủ nào:
Cái tai người nghe dây đồng lại hợp chứ lỵ, không có ai cãi về chuyện này. Thế còn dây bạc dây vàng, dây đồng mạ bạc mạ vàng...thì thực tình là thấy dân phi lê trên thế giới cãi nhau ủm tỏi, thậm chí có Labo nghiên cứu âm thanh có tiếng phát biểu rằng đừng có bao giờ chơi mạ bạc, sẽ rất mệt tai. Há há...nhưng kệ chúng nó cãi nhau, cứ chém về dây đồng đã.
Dây đồng thường, như Trần Phú chẳng hạn, gọi là TPC hay PTC, là đồng khoáng sàng lọc rồi đúc ra. Tạp chất và không khí xem kẽ bên trong tương đối nhiều. Có 2 cái khí là Hi đờ dô và Ô xi gây tác hại đến truyền dẫn gớm nhất, chứ Ni tơ thì nhè nhẹ. Ô xi nó làm ô xi hoá ngay bên trong lõi, tức là càng ngày thì dây càng kém (từ bên trong).
Dính đến Âm nhạc Đạo là khó rồi, thì người ta mới nghĩ cách làm sao đức ra dây đồng không bị ô xi bên trong. Thì là phát kiến ra quá trình nấu đúc hoàn toàn trong môi trường không có ô xi. Vậy là ô xi không chui được vào ruột lõi đồng nữa. Cái này gọi là ô xi phờ di, tức là OFC đấy (chữ C là Cu- đồng).
Như vậy chả có gì ghê gớm như anh em ta thường nghĩ về dây OFC mọi khi, tức là nó cũng nấu luyện như dây đồng thường thôi, chỉ là trong môi trường không có ô xi. Tất nhiên chất lượng dây ngon hơn dây ngậm ô xi roài, nhưng hơn tí ti thôi.
Nhưng quá trình cách ly ô xi đó chưa triệt để cả bên trong và bên ngoài, lại đau đầu nghĩ thêm...
1 thằng Pháp nghĩ ra cách khác từ những năm 192mấy, nhưng công lao đưa ra giải pháp thực hiện phải là thuộc về một ông Nga ngố, ông U ti nốp gì đó. Ông này là sỹ quan quân đội LX mới đểu chứ, đưa ra phương án thực hiện quãng năm 195mấy gì đó...
Là đút phôi đồng vào trong 1 ống thuỷ tinh, bơm đầy khí trơ vào cái ống đó, rồi đốt ở một đầu ống. Nhiệt độ cao sẽ làm tan chảy cả ống thuỷ tinh và thanh đồng phôi bên trong, kéo ra quấn vào lô thành 1 sợi đồng được bao bọc bên ngoài bằng 1 lớp thuỷ tinh mỏng. Thế là cả trong lõi không có ô xi triệt để hơn, mà bên ngoài thân dây cũng chả có ô xi nào bám vào được vì thuỷ tinh bao phủ rồi. Công nghệ này tạo ra đây đồng LC - OFC ngon hơn dây OFC (chữ LC đâu như là Liner Cờ rít tan, cờ rít tan là thuỷ tinh ấy mà).
Rồi nấu đúc càng tinh khiết thì hàm lượng đồng càng cao, ví dụ đồng 99,9% (vậy là có 0,1% tạp chất bên trong dây) gọi là đồng 3N (N là nine, là số 9 đó). Rồi lên 4N, 5N...giờ thì cao nhất là đâu như 7N, ví dụ như thằng dây Sonotone 7N ấy, thằng này cũng vài chục triệu 1 cặp dây loa đây.
Nhưng vẫn có nhiều cái hay...
Dù tinh khiết đến đâu thì khoảng trống trong dây đồng rất lớn do bình thường thì các tinh thể đồng rất nhỏ. Đồng tinh luyện (thường gọi là đồng nguyên chất đó) thì trong 1 foot (cỡ 30cm) phải tầm 1500 tinh thể nối nhau. Xét về tín hiệu thì như vậy cứ 30 phân dây thì tín hiệu bị cách quãng và phải nhảy cách cỡ 1500 lần mới qua được. Các quãng nhảy đó có tính năng truyền dẫn không đồng nhất với việc truyền dẫn trong tinh thể đồng, thế là ảnh hưởng đến âm thanh thôi.
Quãng năm 8mấy, ở Nhật có ông Ô Nô (Ohno) là giáo sư gì đấy, nghĩ ra phương pháp đúc rút liên tục dứt nà hay, được gọi là OCC (ô nô con ti niu cét ting...gì đó), tức là quá trình nung chảy và rút sợi đồng của ông í tạo ra một tinh thể đồng rất lớn có thể dài tới 120 mét. Hãy so sánh tinh thể này với 1500 tinh thể trong 30cm xem là thằng nào dẫn tốt hơn?
Vậy là sợi dây cáp đồng OCC này là đỉnh cao về chế biến đồng, hiện nay vẫn là đỉnh cao công nghệ của thế giới!
Ông í chuyển giao cho thằng Furukawa sản xuất. Furukawa thì quá nổi tiếng về dây điện và các thiết bị điện rồi, kém gì thằng Western Electric của Mẽo đâu.
Chắc là bọn Nhật bàn nhau, nên sản phẩm điện dân dụng thông thường thì mang tên Furukawa (cụ nào kiếm được đoạn cáp của thằng này mà làm dây nguồn thì khỏi nói nhé, mấy thằng dây nguồn hịn hiện nay tí em nói, ăn theo thằng này hết đó).
Thế còn dây cho thế giới Âm nhạc Đạo thì nó lại cho mấy thằng Nhật khác đặt hàng. Cấp độ cao nhất là PCOCC thì thằng TDK, cấp độ LCOFC thì nhiều: Sansui, Hitachi, Denon, Yamaha, thậm chí cả JBL.
Thế rồi bỗng nhiên không thằng nào sản xuất nữa, TDK thì dừng do nó kinh doanh mọi thứ thế nào đó (thằng này thì làm nhiều thứ lắm cơ), Furukawa cũng chả sản xuất nữa. Há há, dư lày là dư lào?
Hình như bọn Nhật có âm mưu gì đó các cụ ạ!
Furukawa không sản xuất thì bỗng sinh ra thằng Furutech, thấy chữ Furu có quen không nhể?
Thiết bị Furutech đắt lòi mắt kìa, là Furukawa chứ có gì tiến bộ hơn đâu! :))
Rồi 1 loạt các thương hiệu ra đời và nổi đình nổi đám vì “công nghệ truyền dẫn siêu việt”: Audio Technica, Ofoton, Zonotone...mấy thằng nữa toàn của Nhật. Thì toàn là dây LCOFC với PCOCC như ngày xưa đó thôi, nhưng đã được tiếp thị rất hay, và giá ngất ngưởng.
Mà để cho nó nổi, thì các loại dây PCOCC chính thức ngừng sản xuất năm 2013. Giờ kiếm lòi mắt. Các cụ mua đồ nào có dây nho nhỏ bên trong như dây trong tonearm của máy quay đĩa ấy, vẫn thỉnh thoảng thấy mấy hãng hịn quảng cáo 4 sợi đó là PCOCC hoặc LCOFC. :D
Thế là rụng bông hoa gạo, phi lê cứ bỏ xèng ra mà mua những quảng cáo đỉnh cao, biết đâu rằng cái thằng “ngừng sản xuất” đó nó là cao nhất, và các hãng dây nổi tiếng bây giờ phải dùng công nghệ của nó, và chất lượng chửa có vượt qua nó được.
Tất nhiên về khoản đánh bóng thì mỗi thằng một mẹo, nào là ngâm lạnh 197 độ trong 1 tuần, nào là bơm dầu cá voi vào trong cáp, nào là công nghệ nano phủ kín từng khe hở, nào là mấy lớp giáp đủ chống nhiệt chống can nhiễu...và chống muỗi nữa. :))
Ví như loại dây này, có nhẽ vô tình các cụ gặp thì nhìn bằng nửa con mắt luôn, chọn dây bên cạnh ấy nhỉ? Nhưng mà khuyên các cụ là nếu thấy thì nhặt thật nhanh nhé, không thì bọn dân chơi cá mập nó cướp mất đấy:





Chém gió buồn ngủ rồi, em chào các cụ! :D
e thời dùng dodge phils 4 lõi, cũng ngon đòn phết chứ mua mấy cái dây hãng thì quá chát. Đấy e hàn xong béng tối qua rồi, mấy cái đầu cốt ngoài chợ chất lượng chán quá!




 

Kicker

Xe điện
Biển số
OF-19143
Ngày cấp bằng
27/7/08
Số km
2,472
Động cơ
522,849 Mã lực
Nơi ở
A-------->Z
Làm tí bia cho nó mặn chuyện đê các lão:-)
e thời dùng dodge phils 4 lõi, cũng ngon đòn phết chứ mua mấy cái dây hãng thì quá chát. Đấy e hàn xong béng tối qua rồi, mấy cái đầu cốt ngoài chợ chất lượng chán quá!




Hàn xấu quá :-j.
 

emcutai

Xe hơi
Biển số
OF-34812
Ngày cấp bằng
7/5/09
Số km
169
Động cơ
476,290 Mã lực
Chụp được bộ này ở nhà ông anh, trông cứ như ma trận, up lên đây cho các cụ chém chơi


 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,380
Động cơ
322,008 Mã lực
Tuổi
58
Vừa làm vài chén nút lá chuối nghe nhạc cổ hủ, em chém bậy tí về dây dợ cho nó buồn ngủ để đi ngủ nào:
Cái tai người nghe dây đồng lại hợp chứ lỵ, không có ai cãi về chuyện này. Thế còn dây bạc dây vàng, dây đồng mạ bạc mạ vàng...thì thực tình là thấy dân phi lê trên thế giới cãi nhau ủm tỏi, thậm chí có Labo nghiên cứu âm thanh có tiếng phát biểu rằng đừng có bao giờ chơi mạ bạc, sẽ rất mệt tai. Há há...nhưng kệ chúng nó cãi nhau, cứ chém về dây đồng đã.
Dây đồng thường, như Trần Phú chẳng hạn, gọi là TPC hay PTC, là đồng khoáng sàng lọc rồi đúc ra. Tạp chất và không khí xem kẽ bên trong tương đối nhiều. Có 2 cái khí là Hi đờ dô và Ô xi gây tác hại đến truyền dẫn gớm nhất, chứ Ni tơ thì nhè nhẹ. Ô xi nó làm ô xi hoá ngay bên trong lõi, tức là càng ngày thì dây càng kém (từ bên trong).
Dính đến Âm nhạc Đạo là khó rồi, thì người ta mới nghĩ cách làm sao đức ra dây đồng không bị ô xi bên trong. Thì là phát kiến ra quá trình nấu đúc hoàn toàn trong môi trường không có ô xi. Vậy là ô xi không chui được vào ruột lõi đồng nữa. Cái này gọi là ô xi phờ di, tức là OFC đấy (chữ C là Cu- đồng).
Như vậy chả có gì ghê gớm như anh em ta thường nghĩ về dây OFC mọi khi, tức là nó cũng nấu luyện như dây đồng thường thôi, chỉ là trong môi trường không có ô xi. Tất nhiên chất lượng dây ngon hơn dây ngậm ô xi roài, nhưng hơn tí ti thôi.
Nhưng quá trình cách ly ô xi đó chưa triệt để cả bên trong và bên ngoài, lại đau đầu nghĩ thêm...
1 thằng Pháp nghĩ ra cách khác từ những năm 192mấy, nhưng công lao đưa ra giải pháp thực hiện phải là thuộc về một ông Nga ngố, ông U ti nốp gì đó. Ông này là sỹ quan quân đội LX mới đểu chứ, đưa ra phương án thực hiện quãng năm 195mấy gì đó...
Là đút phôi đồng vào trong 1 ống thuỷ tinh, bơm đầy khí trơ vào cái ống đó, rồi đốt ở một đầu ống. Nhiệt độ cao sẽ làm tan chảy cả ống thuỷ tinh và thanh đồng phôi bên trong, kéo ra quấn vào lô thành 1 sợi đồng được bao bọc bên ngoài bằng 1 lớp thuỷ tinh mỏng. Thế là cả trong lõi không có ô xi triệt để hơn, mà bên ngoài thân dây cũng chả có ô xi nào bám vào được vì thuỷ tinh bao phủ rồi. Công nghệ này tạo ra đây đồng LC - OFC ngon hơn dây OFC (chữ LC đâu như là Liner Cờ rít tan, cờ rít tan là thuỷ tinh ấy mà).
Rồi nấu đúc càng tinh khiết thì hàm lượng đồng càng cao, ví dụ đồng 99,9% (vậy là có 0,1% tạp chất bên trong dây) gọi là đồng 3N (N là nine, là số 9 đó). Rồi lên 4N, 5N...giờ thì cao nhất là đâu như 7N, ví dụ như thằng dây Sonotone 7N ấy, thằng này cũng vài chục triệu 1 cặp dây loa đây.
Nhưng vẫn có nhiều cái hay...
Dù tinh khiết đến đâu thì khoảng trống trong dây đồng rất lớn do bình thường thì các tinh thể đồng rất nhỏ. Đồng tinh luyện (thường gọi là đồng nguyên chất đó) thì trong 1 foot (cỡ 30cm) phải tầm 1500 tinh thể nối nhau. Xét về tín hiệu thì như vậy cứ 30 phân dây thì tín hiệu bị cách quãng và phải nhảy cách cỡ 1500 lần mới qua được. Các quãng nhảy đó có tính năng truyền dẫn không đồng nhất với việc truyền dẫn trong tinh thể đồng, thế là ảnh hưởng đến âm thanh thôi.
Quãng năm 8mấy, ở Nhật có ông Ô Nô (Ohno) là giáo sư gì đấy, nghĩ ra phương pháp đúc rút liên tục dứt nà hay, được gọi là OCC (ô nô con ti niu cét ting...gì đó), tức là quá trình nung chảy và rút sợi đồng của ông í tạo ra một tinh thể đồng rất lớn có thể dài tới 120 mét. Hãy so sánh tinh thể này với 1500 tinh thể trong 30cm xem là thằng nào dẫn tốt hơn?
Vậy là sợi dây cáp đồng OCC này là đỉnh cao về chế biến đồng, hiện nay vẫn là đỉnh cao công nghệ của thế giới!
Ông í chuyển giao cho thằng Furukawa sản xuất. Furukawa thì quá nổi tiếng về dây điện và các thiết bị điện rồi, kém gì thằng Western Electric của Mẽo đâu.
Chắc là bọn Nhật bàn nhau, nên sản phẩm điện dân dụng thông thường thì mang tên Furukawa (cụ nào kiếm được đoạn cáp của thằng này mà làm dây nguồn thì khỏi nói nhé, mấy thằng dây nguồn hịn hiện nay tí em nói, ăn theo thằng này hết đó).
Thế còn dây cho thế giới Âm nhạc Đạo thì nó lại cho mấy thằng Nhật khác đặt hàng. Cấp độ cao nhất là PCOCC thì thằng TDK, cấp độ LCOFC thì nhiều: Sansui, Hitachi, Denon, Yamaha, thậm chí cả JBL.
Thế rồi bỗng nhiên không thằng nào sản xuất nữa, TDK thì dừng do nó kinh doanh mọi thứ thế nào đó (thằng này thì làm nhiều thứ lắm cơ), Furukawa cũng chả sản xuất nữa. Há há, dư lày là dư lào?
Hình như bọn Nhật có âm mưu gì đó các cụ ạ!
Furukawa không sản xuất thì bỗng sinh ra thằng Furutech, thấy chữ Furu có quen không nhể?
Thiết bị Furutech đắt lòi mắt kìa, là Furukawa chứ có gì tiến bộ hơn đâu! :))
Rồi 1 loạt các thương hiệu ra đời và nổi đình nổi đám vì “công nghệ truyền dẫn siêu việt”: Audio Technica, Ofoton, Zonotone...mấy thằng nữa toàn của Nhật. Thì toàn là dây LCOFC với PCOCC như ngày xưa đó thôi, nhưng đã được tiếp thị rất hay, và giá ngất ngưởng.
Mà để cho nó nổi, thì các loại dây PCOCC chính thức ngừng sản xuất năm 2013. Giờ kiếm lòi mắt. Các cụ mua đồ nào có dây nho nhỏ bên trong như dây trong tonearm của máy quay đĩa ấy, vẫn thỉnh thoảng thấy mấy hãng hịn quảng cáo 4 sợi đó là PCOCC hoặc LCOFC. :D
Thế là rụng bông hoa gạo, phi lê cứ bỏ xèng ra mà mua những quảng cáo đỉnh cao, biết đâu rằng cái thằng “ngừng sản xuất” đó nó là cao nhất, và các hãng dây nổi tiếng bây giờ phải dùng công nghệ của nó, và chất lượng chửa có vượt qua nó được.
Tất nhiên về khoản đánh bóng thì mỗi thằng một mẹo, nào là ngâm lạnh 197 độ trong 1 tuần, nào là bơm dầu cá voi vào trong cáp, nào là công nghệ nano phủ kín từng khe hở, nào là mấy lớp giáp đủ chống nhiệt chống can nhiễu...và chống muỗi nữa. :))
Ví như loại dây này, có nhẽ vô tình các cụ gặp thì nhìn bằng nửa con mắt luôn, chọn dây bên cạnh ấy nhỉ? Nhưng mà khuyên các cụ là nếu thấy thì nhặt thật nhanh nhé, không thì bọn dân chơi cá mập nó cướp mất đấy:





Chém gió buồn ngủ rồi, em chào các cụ! :D
Không ổn không ổn.
Sạn nhiều quá....mấy mấy....dì dì....đấy đấy...ấy ấy em nghe quen quen làm đọc bị phân tán. Còn Âm nhạc Đạo vẫn phải diy thêm cụ ạ. Nghe hơi dư khúc giữa (MID) thiếu chút Bass và Trep ( giống loa toàn dải í hehe)
Giờ mấy sợi Nh.bủn xấu xấu bẩn bẩn lại phải xăm soi hít hà nữa rồi...mệt cụ quá...híc.
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Không ổn không ổn.
Sạn nhiều quá....mấy mấy....dì dì....đấy đấy...ấy ấy em nghe quen quen làm đọc bị phân tán. Còn Âm nhạc Đạo vẫn phải diy thêm cụ ạ. Nghe hơi dư khúc giữa (MID) thiếu chút Bass và Trep ( giống loa toàn dải í hehe)
Giờ mấy sợi Nh.bủn xấu xấu bẩn bẩn lại phải xăm soi hít hà nữa rồi...mệt cụ quá...híc.
Kiếm đâu ra mà săm soi nữa hầy? :D
Tây lông nó tiếc rớt nước mắt vì muốn kiếm mấy cái "xấu xấu bẩn bẩn" ấy mà chả được đó, cứ vào mấy chủ đề chuyên về dây là thấy bàn ngay.
Còn cái Âm thế nào là hay là chuẩn, thì lại phụ thuộc vứn đề "triết lý âm thanh" chung và riêng, nên khó bàn thế nào là "nghe hay".
Cho nên chỉ là lạm bàn về chất liệu và công nghệ dây thôi đó chứ cụ.
Mà kiếm có ra đâu để phải đau đầu, còn rơi rớt lại tí nào là bị găm hết tí đó, lơ mơ còn mua phải hàng giả cổ ấy chứ. :D
Riêng em thì kiếm đủ xài rồi, nên là chém chơi. Ai vô tình nhặt được một sợi thì mang về nghe thử xem sao.
Cũng là một khía cạnh "giá trị" để nếu mà kiếm được thì liệu sẽ lấy cặp vài triệu hay là lấy cặp vài chục triệu mà không hơn (thậm chí kém) cái thằng vài triệu.
Chứ còn diy thì đến dây vài chục triệu vẫn cứ phải diy như thường. :D
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Em đang nghe Symphony No:1 của cụ Mozart. Kinh thật, 8 tuổi trẻ con Việt Nam còn cởi truồng chơi bi. Ông Mozart đã viết được một bản giao hưởng 3 chương



 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,380
Động cơ
322,008 Mã lực
Tuổi
58
Kiếm đâu ra mà săm soi nữa hầy? :D
Tây lông nó tiếc rớt nước mắt vì muốn kiếm mấy cái "xấu xấu bẩn bẩn" ấy mà chả được đó, cứ vào mấy chủ đề chuyên về dây là thấy bàn ngay.
Còn cái Âm thế nào là hay là chuẩn, thì lại phụ thuộc vứn đề "triết lý âm thanh" chung và riêng, nên khó bàn thế nào là "nghe hay".
Cho nên chỉ là lạm bàn về chất liệu và công nghệ dây thôi đó chứ cụ.
Mà kiếm có ra đâu để phải đau đầu, còn rơi rớt lại tí nào là bị găm hết tí đó, lơ mơ còn mua phải hàng giả cổ ấy chứ. :D
Riêng em thì kiếm đủ xài rồi, nên là chém chơi. Ai vô tình nhặt được một sợi thì mang về nghe thử xem sao.
Cũng là một khía cạnh "giá trị" để nếu mà kiếm được thì liệu sẽ lấy cặp vài triệu hay là lấy cặp vài chục triệu mà không hơn (thậm chí kém) cái thằng vài triệu.
Chứ còn diy thì đến dây vài chục triệu vẫn cứ phải diy như thường. :D
Ý em là cụm câu- Âm nhạc Đạo - cụ phát minh ra nên diy cho mướt thêm chứ em đâu có nói gu nghe....hổng dám ạ.
Em công nhận có trường hợp khi thay dây dù đắt hơn nhiều lần mà tai em nghe chả thấy hơn và có vài lần thay đổi cực rõ rệt. Bài của cụ làm em cũng vỡ ra nhiều điều....
Ít ra là...cụ dao găm dây xong rồi mới tung chưởng cho chết.... thèm hehe.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,053
Động cơ
458,310 Mã lực
Thế nên ngot 4chục cụ ấy đã thăng. Hay giời gọi sớm lên thiên đàng sáng tác nhạc cho bên trển?

Em đang nghe Symphony No:1 của cụ Mozart. Kinh thật, 8 tuổi trẻ con Việt Nam còn cởi truồng chơi bi. Ông Mozart đã viết được một bản giao hưởng 3 chương



 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Thế nên 4chục cụ ấy mới thăng. Hay giời gọi sớm lên thiên đàng sáng tác nhạc cho bên trển?
Vâng chính xác thì cụ ấy hưởng dương có 35 tuổi thôi.
Mà chắc Đức Chúa kéo cụ ấy lên sáng tác nhạc thật :))
 

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,713
Động cơ
542,193 Mã lực
Em đặt mức 42Khz, 180w để tải cho thùng 6 lít nước.
Nó lại đưa ra 1 bộ xuất tần từ 30-120Khz, công suất từ 10w- 1500w có 2 núm vặn vặn để điều chỉnh tần và công suất theo ý muốn, giá thành 4,5 triệu.
Em bảo là tao cần rửa mỗi đĩa than với chỉ tiêu kỹ thuật như trên chứ có làm cái bể rửa đủ mọi thứ trên đời đâu, làm như vậy tốn tiền tao...
Nó bẩu để nó thiết kế lại. :D
Cụ anh ơi: em đọc mấy cái giới thiệu về món này (hàng hãng) thì thấy dung xuất tần 40khz hoặc 35khz. Vậy 42khz có ảnh hưởng gì không?

http://morrowaudio.com/partner-products/kirmuss-audio/in-the-groove-ultrasonic-record-cleaning-system

https://www.audiogon.com/listings/lis8i149-ultrasonic-records-the-ultrasonic-v-8-fastest-record-cleaner-tweaks

Nếu tổng thành DIY rẻ thì cho em đăng ký một cái nhé; về kết hợp với Keith Monk cho hoàn hảo.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,260
Động cơ
896,962 Mã lực
Em không theo giáo phái âm nhạc nên cũng không chạy theo dây dẫn "nano bạc",...
Chọn dây em chỉ theo thuyết dòng điện tần số cao chỉ truyền trên bề mặt và các loại chống lại dòng càng nhỏ càng tốt!
Suy nghĩ em đơn giản, ví dụ đáng lẽ đầu tư 1 cọng dây nguồn dài độ 1 mét cho nó khắc phục nhược điểm của cả đường dây điện lưới có khi dài cả km, cùng pha có khi tới mấy nhà làm sắt, hàn điện thì em lấy số tiền đó mua mấy cái ắc quy với bộ nạp, ghép lại cho đủ điện áp để cấp thẳng nguồn cho tầng công suất (và cả mấy tầng tiền công suất, điều khiển). Lúc nghe tháo toàn bộ dây điện từ bộ nạp đi để bộ giàn chẳng dây mơ dễ má gì với điện lưới đầy nhiễu. Chắc hiệu quả cao hơn cả vạn lần (tất nhiên em chưa hay chẳng làm việc này; để nghe tai nghe thì nhiều hãng đã bán đồ chạy pin theo kiểu này rồi),...!
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Cụ anh ơi: em đọc mấy cái giới thiệu về món này (hàng hãng) thì thấy dung xuất tần 40khz hoặc 35khz. Vậy 42khz có ảnh hưởng gì không?

http://morrowaudio.com/partner-products/kirmuss-audio/in-the-groove-ultrasonic-record-cleaning-system

https://www.audiogon.com/listings/lis8i149-ultrasonic-records-the-ultrasonic-v-8-fastest-record-cleaner-tweaks

Nếu tổng thành DIY rẻ thì cho em đăng ký một cái nhé; về kết hợp với Keith Monk cho hoàn hảo.
Chuyên da tư vấn dằng: tần càng thấp phá càng mạnh.
Cái tần 40 e dằng là tẩy nhựa công nghiệp có bề mặt lì hơn. Dưng mờ bộ tần đó sẵn, nên nó lấy luôn lắp rửa đĩa. Theo như bọn chuyên da đểu thì cái đĩa than cạnh ghi rất mỏng mảnh, chơi 40Khz tạm được thôi chứ không cẩn thận là phá rãnh...
Ờ thì dư vại, anh mí hỏi dằng là với trình cụa mài, bââu nhiu là đủ? Nó giả nhời là theo em anh nên sử dụng tần từ 42-45K.
Zậy đóa. :D
 

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,713
Động cơ
542,193 Mã lực
Chuyên da tư vấn dằng: tần càng thấp phá càng mạnh.
Cái tần 40 e dằng là tẩy nhựa công nghiệp có bề mặt lì hơn. Dưng mờ bộ tần đó sẵn, nên nó lấy luôn lắp rửa đĩa. Theo như bọn chuyên da đểu thì cái đĩa than cạnh ghi rất mỏng mảnh, chơi 40Khz tạm được thôi chứ không cẩn thận là phá rãnh...
Ờ thì dư vại, anh mí hỏi dằng là với trình cụa mài, bââu nhiu là đủ? Nó giả nhời là theo em anh nên sử dụng tần từ 42-45K.
Zậy đóa. :D
Em dự là cái xuất tần đó sẽ là thứ phải thay định kỳ; nên nếu kiếm được cái có sẵn thì dễ thay thế sau này hơn.
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Em dự là cái xuất tần đó sẽ là thứ phải thay định kỳ; nên nếu kiếm được cái có sẵn thì dễ thay thế sau này hơn.
Đó là vấn đề quan trọng đấy, nên mí phải tính.
 

khanghuy

Xe tải
Biển số
OF-342670
Ngày cấp bằng
13/11/14
Số km
450
Động cơ
266,032 Mã lực
Nhân cụ trauxanh nói về dây tín hiệu, không biết cụ trauxanh và các cụ có biết dây này không:








 
Thông tin thớt
Đang tải
Top