Ngoai cảm bảo vong kêu nóng có lẽ là nói phét. Người theo đạo, ví dụ là Phật tử, đều hiểu rằng có thể giới bên kia sau khi chết (đạo Phật gọi là cõi Niết Bàn, Công giáo thì gọi là Thiên Đường ...) và con người có phần hồn và phần xác.
Khi chết thì tùy theo đạo mà người ta thiêu (như đạo Hindu ở Ấn Độ) hay thiên táng (Tây tạng) để linh hồn dễ được siêu thoát khỏi phần xác thịt, khi đó chỉ còn là phần phàm tục.
Do đó chuyện vong kêu nóng là câu chuyện có lẽ chỉ do các nhà ngoại cảm nói ra, chứ linh hồn chỉ cảm thấy bị thiêu đốt khi phạm tội ác trên dương gian và xuống âm phủ bị Diêm vương trừng phạt.
Các cụ nhà ta có tục cải táng vì xa xưa có khi ông bà, cha mẹ mất nhà nghèo ko có điều kiện chôn cất tử tế, sau này mới cải táng lên gọi là "thay áo" cho người thân hoặc theo phong thủy thì đặt những hài cốt ấy vào nơi có địa thế đẹp để mong con cháu được may mắn và thành đạt sau này.
Theo thời gian, hung táng càng ngày càng trở nên không hợp với cuộc sống xã hội hiện đại vì vấn đề ô nhiễm và tốn kém. Chi phí một lần bốc mộ không hề nhỏ và đôi khi trở thành gánh nặng cho những gia đình nghèo. Để cuộc sống văn minh hơn, chúng ta cần áp dụng các hình thức mai táng văn minh như điện táng. Để không hổ thẹn với người đã khuất, những người còn sống nên sống thật tốt với nhau để khi có ai đó nằm xuống ta không cảm thấy hối hận hay hổ thẹn với chính mình vì đã đối xử không ra gì với họ.
Ai đó đã chứng kiến cảnh bốc mộ đều không khỏi xót xa, và rùng mình ghê sợ. Em đã từng một lần đứng tim khi nhìn thấy đống quan tài (ván thiên) mục chất cao đến vài mét trong nghĩa trang Văn Điển. Cảm giác ấy không bao giờ quên được, vì nhìn thấy cả một núi quan tài sau khi người ta bốc mộ xong để cả ở đấy, trong thật thê lương.
Các nghĩa trang lớn có quy hoạch như Văn Điển còn đỡ, các nghĩa trang địa phương, nghĩa trang nhỏ người ta bốc mộ xong thì vương vãi khắp nơi là quần áo của người chết, có những cái làm bằng vật liệu nhựa hay ny long không bị phân hủy còn như mới nằm vương vãi khắp nơi, rồi thì những mảnh ván thiên đốt dở tạo nên quang cảnh rất ghê rợn.
Có gia đình bốc mộ mà gặp nơi khô ráo xác ko hủy được nhiều khi vẫn phải bốc, người phu bốc mộ phải cầm dao sắc róc thịt tách xương ra. Ai chứng kiển cảnh đó mà ko xót xa. Người thân yêu của mình ngày nào còn sống còn có hình hài, da thịt, nay chỉ còn là một mớ lõng bõng, ngập sâu trong vũng nước đen kịt. Cái sọ thì bồng bềnh mái tóc lơ thơ. Có khi chôn vùng đất trũng ngập nhiều nước, xác bị đẩy lên sát náp ván thiên rồi dính chặt ở đó, hoặc áo quan rộng còn bị lật úp xuống, gia đình mở ra thì chết khiếp.
Nói chung chả mấy ai có đủ can đảm chứng kiến cảnh mở nắp, phần vì sợ, phần nữa là vì quá xót xa. Thôi thì chết là đã hết một kiếp người, còn tiếc gì phần xác thịt nên em nghĩ hỏa táng là hình thức văn mình nhất