- Biển số
- OF-14583
- Ngày cấp bằng
- 6/4/08
- Số km
- 1,176
- Động cơ
- 525,840 Mã lực
Xin lỗi các bác, vẫn biết cóp bết là xấu tệ nhưng đọc bài này thấy hay quá (lâu lắm mới thấy có người nói chiện này) nên em 1 lần nữa lại làm người xấu cho các bác ném đá - lần sau em xin chừa!
Tai nạn giao thông do quản lý điều hành chưa tốt?
Bấy lâu nay, trên các diễn đàn, mỗi khi tai nạn giao thông xảy ra, ta thường nghe các cơ quan công quyền đổ lỗi cho ý thức của người tham gia giao thông.
Nói như thế thì không sai, bởi mọi người sống trên hành tinh này đều phải tham gia giao thông! Kể cả những người làm quản lý Nhà nước về giao thông. Nhưng nói như thế thì đã có phần mập mờ vì không chỉ rõ được trách nhiệm của Công chức Nhà nước làm công tác quản lý giao thông là ở đâu?
Chúng ta đang học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh thời Bác đã dạy “Cán bộ công chức phải là công bộc của dân”. Hiểu như vậy thì mọi tai nạn giao thông đều bắt nguồn từ cán bộ công chức Nhà nước ở Ngành giao thông. Ở các nước trên thế giới, trong xã hội có một sự cố nào xảy ra, kể cả bệnh truyền nhiễm thì người chịu trách nhiệm đầu tiên phải là Công chức Nhà nước phụ trách lĩnh vực có sự cố.
Tôi nêu vài thí dụ về điều hành còn thiếu sót của Công chức Nhà nước đã gây nên các tai nạn giao thông:
Câu chuyện thứ nhất: Theo Pháp lệnh Luật giao thông đường bộ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054 : 1998 nay là TCVN 4054 : 2005 là tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô đã quy định rõ tại Bảng 8 là phần an toàn tối thiểu giữa làn xe và dải phân cách là 0,50mét. Nhưng trên Quốc lộ 5 thì là ở phần cầu và cống ngang qua đường 0,00mét và 0,10mét ở suốt chiều dài đường.
Đã có hàng chục nghìn vụ tai nạn giao thông thảm khốc chết người đã xảy ra vì đường không có phần an toàn tối thiểu giữa làn xe và dải phân cách là 0,50mét, thậm chí có tai nạn xe ôtô trèo sang cả phần đường ngược chiều vì xe chạm phải dải phân cách. Nghe đồn rằng, vì thiết kế mặt cắt ngang đường quốc lộ 5 bị sai nên đến bây giờ con đường này vẫn chưa được nghiệm thu?
Hiện nay con đường quốc lộ 5 đang được sửa chữa cải tạo, không biết vạch kẻ đường có được cách dải phân cách 0,50mét theo quy định không? nhưng hiện tại thì hàng chục cây số đường đã trải nhựa nhưng chưa có vạch kẻ đường? như vậy là đường không đảm bảo an toàn kỹ thuật nhưng Công chức đã cho xe lưu thông!?
Tai nạn chết người đã lại xảy ra nhiều và theo quy định hiện hành thì Công chức phải chịu trách nhiệm nhưng đến nay chẳng có Công chức nào chịu trách nhiệm cả. Luật pháp của ta đã có nhưng thực tế lại chưa bảo vệ được mạng sống của nhân dân?
Câu chuyện thứ hai: Đường giao thông có từ 2 làn xe trở lên thì biển báo hiệu, đặc biệt là biển hiệu lệnh phải được đặt trên cao của làn đường xe chạy để lái xe tiện quan sát. Cho đến nay việc này chưa được làm, trên quốc lộ 5 có nhiều cầu đường bộ vắt ngang qua đường thì cũng không được sử dụng để đặt biển báo hiệu hoặc hướng dẫn.
Việc hướng dẫn phân làn đường loại xe cơ giới là rất quan trọng, góp phần quan trọng trong việc lưu thông và giảm thiểu tai nạn, việc này hiện nay làm không tốt.
Quốc lộ 1 nói riêng và nhiều quốc lộ khác nói chung thực chất chỉ có 1 làn đường cho chiều xe chạy, thế nhưng Chính phủ lại quy định có tới 5 loại tốc độ cho các loại xe. Nếu xét về độ an toàn của xe (chiều dài vết phanh chết trên đường) khi các xe ôtô chạy tốc độ 80 Km là tương đương nhau, xe to thì nhiều lốp, diện tích lốp bám đường nhiều hơn và áp lực nên mặt đường lớn. Xe ôtô to thì góc quan sát rộng hơn.
Thực tế Nhà nước đã quy định nhiều loại tốc độ nên đã làm giao thông không an toàn, nguyên do là các xe ôtô khi vượt nhau nên phải lấn đường bên trái. Ngoài ra phải kể đến nhiều lái xe khách phải “chạy bù giờ” vì phải bám đuôi xe có tốc độ chậm trên đường lâu quá. Do vậy đa số các tai nạn giao thông trên loại đường này đã xảy ra khi vượt nhau hoặc chạy quá tốc độ.
Câu chuyện thứ ba: Theo luật lao động, người làm việc trên đường giao thông phải được trang bị bảo hộ lao động, bao gồm cả việc phải mặc áo phản quang. Hiện nay Cảnh sát giao thông không mặc áo phản quang khi làm nhiệm vụ, khi tai nạn giao thông xảy ra thì lại quy trách nhiệm cho lái xe (vụ án trên đường Pháp Vân - Cầu Giẽ) và Toà án lại bỏ tù họ mặc dù nếu đúng ra nguyên nhân tai nạn là do Trưởng phòng Cảnh sát giao thông cho lập trạm kiểm soát giao thông trên đường cao tốc do vậy mới có chuyện 2 Cảnh sát giao thông bị tai nạn chết. Đúng ra lái xe còn phải được Toà án phán quyết yêu cầu Cảnh sát giao thông bồi thường.
Câu chuyện thứ tư: Sắp tới ngày 01-7-2009 Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực, theo Luật thì “Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái” tức là lái không được xuống xe! Vậy trách nhiệm của lái xe phải mở cửa cho khách xuống để đảm bảo an toàn và vận chuyển hành lý cho khách lên xuống xe sẽ không được thực hiện. Điều này gây nguy hiểm cho người đi xe và không đúng thuần phong mỹ tục và cũng không phải phép lịch sự với khách quốc tế trong thời kỳ hội nhập này. Cơ quan nào trình? Tại sao Quốc hội thông qua điều luật này?
Cái sai từ quản lý Nhà nước thì nhiều, kể ra sợ tốn giấy mực và chưa chắc đã được đăng báo và Công chức tiếp thu? Người viết chỉ muốn nêu vấn đề ra để các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm nhiều hơn và mong rằng Nhà nước tạo điều kiện cho các Công chúc nói chung và trong ngành giao thông nói riêng thực hiện đúng điều Bác Hồ dạy là “công bộc của dân”, đừng để người dân bị lĩnh những điều oan uổng trong tai nạn giao thông.
Bài này hay ở chỗ nêu lên trách nhiệm của người quản lý & điều hành, những người công chức tưởng như vô can. Thế mà không phải vậy...
Nguyên văn ở đây
Các bác thấy thế nào ạ?
Tai nạn giao thông do quản lý điều hành chưa tốt?
Bấy lâu nay, trên các diễn đàn, mỗi khi tai nạn giao thông xảy ra, ta thường nghe các cơ quan công quyền đổ lỗi cho ý thức của người tham gia giao thông.
Nói như thế thì không sai, bởi mọi người sống trên hành tinh này đều phải tham gia giao thông! Kể cả những người làm quản lý Nhà nước về giao thông. Nhưng nói như thế thì đã có phần mập mờ vì không chỉ rõ được trách nhiệm của Công chức Nhà nước làm công tác quản lý giao thông là ở đâu?
Chúng ta đang học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh thời Bác đã dạy “Cán bộ công chức phải là công bộc của dân”. Hiểu như vậy thì mọi tai nạn giao thông đều bắt nguồn từ cán bộ công chức Nhà nước ở Ngành giao thông. Ở các nước trên thế giới, trong xã hội có một sự cố nào xảy ra, kể cả bệnh truyền nhiễm thì người chịu trách nhiệm đầu tiên phải là Công chức Nhà nước phụ trách lĩnh vực có sự cố.
Tôi nêu vài thí dụ về điều hành còn thiếu sót của Công chức Nhà nước đã gây nên các tai nạn giao thông:
Câu chuyện thứ nhất: Theo Pháp lệnh Luật giao thông đường bộ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054 : 1998 nay là TCVN 4054 : 2005 là tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô đã quy định rõ tại Bảng 8 là phần an toàn tối thiểu giữa làn xe và dải phân cách là 0,50mét. Nhưng trên Quốc lộ 5 thì là ở phần cầu và cống ngang qua đường 0,00mét và 0,10mét ở suốt chiều dài đường.
Đã có hàng chục nghìn vụ tai nạn giao thông thảm khốc chết người đã xảy ra vì đường không có phần an toàn tối thiểu giữa làn xe và dải phân cách là 0,50mét, thậm chí có tai nạn xe ôtô trèo sang cả phần đường ngược chiều vì xe chạm phải dải phân cách. Nghe đồn rằng, vì thiết kế mặt cắt ngang đường quốc lộ 5 bị sai nên đến bây giờ con đường này vẫn chưa được nghiệm thu?
Hiện nay con đường quốc lộ 5 đang được sửa chữa cải tạo, không biết vạch kẻ đường có được cách dải phân cách 0,50mét theo quy định không? nhưng hiện tại thì hàng chục cây số đường đã trải nhựa nhưng chưa có vạch kẻ đường? như vậy là đường không đảm bảo an toàn kỹ thuật nhưng Công chức đã cho xe lưu thông!?
Tai nạn chết người đã lại xảy ra nhiều và theo quy định hiện hành thì Công chức phải chịu trách nhiệm nhưng đến nay chẳng có Công chức nào chịu trách nhiệm cả. Luật pháp của ta đã có nhưng thực tế lại chưa bảo vệ được mạng sống của nhân dân?
Câu chuyện thứ hai: Đường giao thông có từ 2 làn xe trở lên thì biển báo hiệu, đặc biệt là biển hiệu lệnh phải được đặt trên cao của làn đường xe chạy để lái xe tiện quan sát. Cho đến nay việc này chưa được làm, trên quốc lộ 5 có nhiều cầu đường bộ vắt ngang qua đường thì cũng không được sử dụng để đặt biển báo hiệu hoặc hướng dẫn.
Việc hướng dẫn phân làn đường loại xe cơ giới là rất quan trọng, góp phần quan trọng trong việc lưu thông và giảm thiểu tai nạn, việc này hiện nay làm không tốt.
Quốc lộ 1 nói riêng và nhiều quốc lộ khác nói chung thực chất chỉ có 1 làn đường cho chiều xe chạy, thế nhưng Chính phủ lại quy định có tới 5 loại tốc độ cho các loại xe. Nếu xét về độ an toàn của xe (chiều dài vết phanh chết trên đường) khi các xe ôtô chạy tốc độ 80 Km là tương đương nhau, xe to thì nhiều lốp, diện tích lốp bám đường nhiều hơn và áp lực nên mặt đường lớn. Xe ôtô to thì góc quan sát rộng hơn.
Thực tế Nhà nước đã quy định nhiều loại tốc độ nên đã làm giao thông không an toàn, nguyên do là các xe ôtô khi vượt nhau nên phải lấn đường bên trái. Ngoài ra phải kể đến nhiều lái xe khách phải “chạy bù giờ” vì phải bám đuôi xe có tốc độ chậm trên đường lâu quá. Do vậy đa số các tai nạn giao thông trên loại đường này đã xảy ra khi vượt nhau hoặc chạy quá tốc độ.
Câu chuyện thứ ba: Theo luật lao động, người làm việc trên đường giao thông phải được trang bị bảo hộ lao động, bao gồm cả việc phải mặc áo phản quang. Hiện nay Cảnh sát giao thông không mặc áo phản quang khi làm nhiệm vụ, khi tai nạn giao thông xảy ra thì lại quy trách nhiệm cho lái xe (vụ án trên đường Pháp Vân - Cầu Giẽ) và Toà án lại bỏ tù họ mặc dù nếu đúng ra nguyên nhân tai nạn là do Trưởng phòng Cảnh sát giao thông cho lập trạm kiểm soát giao thông trên đường cao tốc do vậy mới có chuyện 2 Cảnh sát giao thông bị tai nạn chết. Đúng ra lái xe còn phải được Toà án phán quyết yêu cầu Cảnh sát giao thông bồi thường.
Câu chuyện thứ tư: Sắp tới ngày 01-7-2009 Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực, theo Luật thì “Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái” tức là lái không được xuống xe! Vậy trách nhiệm của lái xe phải mở cửa cho khách xuống để đảm bảo an toàn và vận chuyển hành lý cho khách lên xuống xe sẽ không được thực hiện. Điều này gây nguy hiểm cho người đi xe và không đúng thuần phong mỹ tục và cũng không phải phép lịch sự với khách quốc tế trong thời kỳ hội nhập này. Cơ quan nào trình? Tại sao Quốc hội thông qua điều luật này?
Cái sai từ quản lý Nhà nước thì nhiều, kể ra sợ tốn giấy mực và chưa chắc đã được đăng báo và Công chức tiếp thu? Người viết chỉ muốn nêu vấn đề ra để các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm nhiều hơn và mong rằng Nhà nước tạo điều kiện cho các Công chúc nói chung và trong ngành giao thông nói riêng thực hiện đúng điều Bác Hồ dạy là “công bộc của dân”, đừng để người dân bị lĩnh những điều oan uổng trong tai nạn giao thông.
Trung Dung
Bài này hay ở chỗ nêu lên trách nhiệm của người quản lý & điều hành, những người công chức tưởng như vô can. Thế mà không phải vậy...
Nguyên văn ở đây
Các bác thấy thế nào ạ?