- Biển số
- OF-68813
- Ngày cấp bằng
- 20/7/10
- Số km
- 365
- Động cơ
- 434,400 Mã lực
E thấy cái này hay hay nên post lên cho các cụ tham khảo ạ
Với xe có trang bị ABS, tài xế phải bỏ kiểu phanh truyền thống “nhấn rồi nhả” và thay bằng phương pháp “nhấn và lái” bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng phanh.
ABS đã phổ biến hơn so với cách đây 5 năm. Gần như tất cả các mẫu xe mới ra mắt đều trang bị công nghệ an toàn tiên tiến này. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là khách hàng, đặc biệt là nữ giới, dường như chưa quan tâm nhiều đến ABS. Thậm chí nhiều người cầm lái hàng ngày nhưng vẫn không biết xe mình có trang bị hay không và hoạt động của bộ phận này như thế nào.
ABS là viết tắt của cụm từ “Anti-lock Brake”. Ban đầu, nó có tên tiếng Đức là “Antiblockiersystem” do nhà sản xuất thiết bị phụ trợ Bosch nghiên cứu chế tạo. ABS ra mắt tại Mỹ những năm cuối thập niên 1970 và ngay lập tức được coi là thiết bị an toàn có khả năng giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng. Các thử nghiệm dưới điều kiện có kiểm soát cho thấy ABS khá hiệu quả và cần thiết cho các xe trong thời điểm hiện tại.
Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại gồm một máy tính (CPU), 4 cảm biến tốc độ trên từng bánh, bơm và các van thủy lực. Trong trường hợp phanh gấp, nếu CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả), giúp bánh xe không bị chết cứng (hay còn gọi là “bó”).
Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm. Để thực hiện được điều này, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn – nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 mỗi giây, thay vì tác động một lần cực mạnh khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS.
Tác dụng của ABS là giúp quá trình phanh được trơn tru, an toàn. Nếu không có ABS, khi tài xế nhấn chân phanh một cách đột ngột, bánh dẫn hướng sẽ bị cứng nên không thể điều khiển được, dẫn đến mất lái và gây nguy hiểm.
ABS chỉ kích hoạt trong những tình huống phanh khẩn cấp và chân phanh sẽ rung giật để báo cho tài xế biết nó đang hoạt động.
Những lưu ý về ABS
Nhiều người lầm tưởng tác động chủ yếu của ABS là giảm quãng đường phanh. Thực tế không phải như vậy. Giảm quãng đường phanh không giúp xe an toàn hơn và trên thực tế, có vô số phương pháp thực hiện điều này mà không cần ABS.
Lợi ích hàng đầu của ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện tượng trượt khi phanh gấp.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tai nạn giữa xe có và không có ABS gần như không khác biệt. Điều này được giải thích là nhiều người sử dụng, hoặc ít nhất là quan niệm về ABS không đúng. Ngoài ra, tâm lý ỷ lại vào ABS khiến một số người phóng nhanh vượt ẩu trong khi nếu đi xe không có thiết bị này, họ lại rất cẩn thận.
Xe không có ABS sẽ bị mất lái (hình trái) trong khi xe có ABS vẫn giữ được hướng đi theo ý muốn. Tuy nhiên, ABS không làm hộ tài xế điều này mà hoàn toàn phụ thuộc kỹ năng của người điều khiển. ABS chỉ là công cụ trợ giúp.
Một quan chức của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA nói: “ABS là công nghệ xa lạ với hầu hết mọi người”. Vì thế, lái xe phải được đào tạo để thực hiện động tác phanh một cách nhẹ nhàng trên những đoạn đường trơn để tránh hiện tượng trượt, trước khi nghĩ tới sự trợ giúp của ABS.
Trong tình huống khẩn cấp, tài xế phải loại bỏ kiểu phanh truyền thống “nhấn rồi nhả”. Phương pháp tốt nhất lúc đó là “nhấn và lái”, bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng bánh, nhiệm vụ lúc đó của tài xế chỉ là điều khiển sao cho xe an toàn nhất.
Vì vậy, bạn nên tìm một nơi nào đó để thử nghiệm cách lái xe khi phanh gấp mà có ABS. Sự thành thạo trong xử lý tình huống là cơ hội khai thác tối đa hiệu quả của thiết bị này.
Khi mặt đường trơn, hệ thống ABS có thể không hoạt động hiệu quả và khiến tài xế không làm chủ được ô tô. Đặc biệt khi xe chạy trên những con đường đầy sỏi hoặc bùn.
Lái xe không quen với thao tác hệ thống thắng ABS và không biết là không nên bơm bàn đạp lúc thắng khẩn cấp. Lái xe có thể hốt hoảng khi hệ thống ABS bắt đầu hoạt động và khiến bàn đạp thắng rung lắc mạnh. Lái xe hoảng sợ và rút chân khỏi bàn đạp thắng.
Bạn cần sử dụng hệ thống ABS ít nhất một tháng một lần hoặc thiết bị điều khiển hệ thống có thể mau bị hỏng do không được dùng đến. Bạn hãy tìm một bãi đất trống để thực tập thắng gấp, giúp hệ thống ABS hoạt động tốt.
Ngoài ra thường xuyên thử hệ thống ABS cũng giúp bạn quen thuộc với cách thắng gấp, vì thế bạn sẽ không rút chân khỏi bàn đạp thắng trong tình thế thắng khẩn cấp khi hệ thống ABS bắt đầu hoạt động và bàn đạp thắng rung lắc mạnh dưới bàn chân. Bạn vừa lấy chân đè mạnh lên bàn đạp thắng cho tới khi chiếc xe dừng lại vừa có thể bẻ tay lái để tránh một vật chướng ngại.
Lưu ý khi mua xe
Khi đến đại lý đặt hàng, bạn nên xem bảng thống kê xem ABS có phải là thiết bị tiêu chuẩn hay không (có sẵn khi mua) hay nó là trang bị tùy chọn (cần phải bỏ tiền thêm). Hầu hết xe sedan hay SUV ở Mỹ đều trang bị ABS trên cả 4 bánh nhưng vẫn có những xe chỉ có ABS ở hai bánh.
Ngoài ra, việc thay đổi kích thước lốp xe cũng ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị này. Nguyên nhân là do thay đổi kích thước lốp sẽ làm biến đổi tốc độ bánh, dẫn tới các thông số gửi tới CPU bị sai và ABS làm việc không hiệu quả. Vì vậy, cần tham khảo kỹ tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện bất cứ thay đổi nào.
(Sưu tầm)
Với xe có trang bị ABS, tài xế phải bỏ kiểu phanh truyền thống “nhấn rồi nhả” và thay bằng phương pháp “nhấn và lái” bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng phanh.
ABS đã phổ biến hơn so với cách đây 5 năm. Gần như tất cả các mẫu xe mới ra mắt đều trang bị công nghệ an toàn tiên tiến này. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là khách hàng, đặc biệt là nữ giới, dường như chưa quan tâm nhiều đến ABS. Thậm chí nhiều người cầm lái hàng ngày nhưng vẫn không biết xe mình có trang bị hay không và hoạt động của bộ phận này như thế nào.
ABS là viết tắt của cụm từ “Anti-lock Brake”. Ban đầu, nó có tên tiếng Đức là “Antiblockiersystem” do nhà sản xuất thiết bị phụ trợ Bosch nghiên cứu chế tạo. ABS ra mắt tại Mỹ những năm cuối thập niên 1970 và ngay lập tức được coi là thiết bị an toàn có khả năng giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng. Các thử nghiệm dưới điều kiện có kiểm soát cho thấy ABS khá hiệu quả và cần thiết cho các xe trong thời điểm hiện tại.
Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại gồm một máy tính (CPU), 4 cảm biến tốc độ trên từng bánh, bơm và các van thủy lực. Trong trường hợp phanh gấp, nếu CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả), giúp bánh xe không bị chết cứng (hay còn gọi là “bó”).
Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm. Để thực hiện được điều này, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn – nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 mỗi giây, thay vì tác động một lần cực mạnh khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS.
Tác dụng của ABS là giúp quá trình phanh được trơn tru, an toàn. Nếu không có ABS, khi tài xế nhấn chân phanh một cách đột ngột, bánh dẫn hướng sẽ bị cứng nên không thể điều khiển được, dẫn đến mất lái và gây nguy hiểm.
ABS chỉ kích hoạt trong những tình huống phanh khẩn cấp và chân phanh sẽ rung giật để báo cho tài xế biết nó đang hoạt động.
Những lưu ý về ABS
Nhiều người lầm tưởng tác động chủ yếu của ABS là giảm quãng đường phanh. Thực tế không phải như vậy. Giảm quãng đường phanh không giúp xe an toàn hơn và trên thực tế, có vô số phương pháp thực hiện điều này mà không cần ABS.
Lợi ích hàng đầu của ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện tượng trượt khi phanh gấp.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tai nạn giữa xe có và không có ABS gần như không khác biệt. Điều này được giải thích là nhiều người sử dụng, hoặc ít nhất là quan niệm về ABS không đúng. Ngoài ra, tâm lý ỷ lại vào ABS khiến một số người phóng nhanh vượt ẩu trong khi nếu đi xe không có thiết bị này, họ lại rất cẩn thận.
Xe không có ABS sẽ bị mất lái (hình trái) trong khi xe có ABS vẫn giữ được hướng đi theo ý muốn. Tuy nhiên, ABS không làm hộ tài xế điều này mà hoàn toàn phụ thuộc kỹ năng của người điều khiển. ABS chỉ là công cụ trợ giúp.
Một quan chức của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA nói: “ABS là công nghệ xa lạ với hầu hết mọi người”. Vì thế, lái xe phải được đào tạo để thực hiện động tác phanh một cách nhẹ nhàng trên những đoạn đường trơn để tránh hiện tượng trượt, trước khi nghĩ tới sự trợ giúp của ABS.
Trong tình huống khẩn cấp, tài xế phải loại bỏ kiểu phanh truyền thống “nhấn rồi nhả”. Phương pháp tốt nhất lúc đó là “nhấn và lái”, bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng bánh, nhiệm vụ lúc đó của tài xế chỉ là điều khiển sao cho xe an toàn nhất.
Vì vậy, bạn nên tìm một nơi nào đó để thử nghiệm cách lái xe khi phanh gấp mà có ABS. Sự thành thạo trong xử lý tình huống là cơ hội khai thác tối đa hiệu quả của thiết bị này.
Khi mặt đường trơn, hệ thống ABS có thể không hoạt động hiệu quả và khiến tài xế không làm chủ được ô tô. Đặc biệt khi xe chạy trên những con đường đầy sỏi hoặc bùn.
Lái xe không quen với thao tác hệ thống thắng ABS và không biết là không nên bơm bàn đạp lúc thắng khẩn cấp. Lái xe có thể hốt hoảng khi hệ thống ABS bắt đầu hoạt động và khiến bàn đạp thắng rung lắc mạnh. Lái xe hoảng sợ và rút chân khỏi bàn đạp thắng.
Bạn cần sử dụng hệ thống ABS ít nhất một tháng một lần hoặc thiết bị điều khiển hệ thống có thể mau bị hỏng do không được dùng đến. Bạn hãy tìm một bãi đất trống để thực tập thắng gấp, giúp hệ thống ABS hoạt động tốt.
Ngoài ra thường xuyên thử hệ thống ABS cũng giúp bạn quen thuộc với cách thắng gấp, vì thế bạn sẽ không rút chân khỏi bàn đạp thắng trong tình thế thắng khẩn cấp khi hệ thống ABS bắt đầu hoạt động và bàn đạp thắng rung lắc mạnh dưới bàn chân. Bạn vừa lấy chân đè mạnh lên bàn đạp thắng cho tới khi chiếc xe dừng lại vừa có thể bẻ tay lái để tránh một vật chướng ngại.
Lưu ý khi mua xe
Khi đến đại lý đặt hàng, bạn nên xem bảng thống kê xem ABS có phải là thiết bị tiêu chuẩn hay không (có sẵn khi mua) hay nó là trang bị tùy chọn (cần phải bỏ tiền thêm). Hầu hết xe sedan hay SUV ở Mỹ đều trang bị ABS trên cả 4 bánh nhưng vẫn có những xe chỉ có ABS ở hai bánh.
Ngoài ra, việc thay đổi kích thước lốp xe cũng ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị này. Nguyên nhân là do thay đổi kích thước lốp sẽ làm biến đổi tốc độ bánh, dẫn tới các thông số gửi tới CPU bị sai và ABS làm việc không hiệu quả. Vì vậy, cần tham khảo kỹ tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện bất cứ thay đổi nào.
(Sưu tầm)