[ATGT] Cách sử dụng hệ thống thắng ABS

Moving

Xe tải
Biển số
OF-68813
Ngày cấp bằng
20/7/10
Số km
368
Động cơ
434,400 Mã lực
E thấy cái này hay hay nên post lên cho các cụ tham khảo ạ

Với xe có trang bị ABS, tài xế phải bỏ kiểu phanh truyền thống “nhấn rồi nhả” và thay bằng phương pháp “nhấn và lái” bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng phanh.

ABS đã phổ biến hơn so với cách đây 5 năm. Gần như tất cả các mẫu xe mới ra mắt đều trang bị công nghệ an toàn tiên tiến này. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là khách hàng, đặc biệt là nữ giới, dường như chưa quan tâm nhiều đến ABS. Thậm chí nhiều người cầm lái hàng ngày nhưng vẫn không biết xe mình có trang bị hay không và hoạt động của bộ phận này như thế nào.

ABS là viết tắt của cụm từ “Anti-lock Brake”. Ban đầu, nó có tên tiếng Đức là “Antiblockiersystem” do nhà sản xuất thiết bị phụ trợ Bosch nghiên cứu chế tạo. ABS ra mắt tại Mỹ những năm cuối thập niên 1970 và ngay lập tức được coi là thiết bị an toàn có khả năng giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng. Các thử nghiệm dưới điều kiện có kiểm soát cho thấy ABS khá hiệu quả và cần thiết cho các xe trong thời điểm hiện tại.

Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại gồm một máy tính (CPU), 4 cảm biến tốc độ trên từng bánh, bơm và các van thủy lực. Trong trường hợp phanh gấp, nếu CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả), giúp bánh xe không bị chết cứng (hay còn gọi là “bó”).

Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm. Để thực hiện được điều này, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn – nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 mỗi giây, thay vì tác động một lần cực mạnh khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS.

Tác dụng của ABS là giúp quá trình phanh được trơn tru, an toàn. Nếu không có ABS, khi tài xế nhấn chân phanh một cách đột ngột, bánh dẫn hướng sẽ bị cứng nên không thể điều khiển được, dẫn đến mất lái và gây nguy hiểm.

ABS chỉ kích hoạt trong những tình huống phanh khẩn cấp và chân phanh sẽ rung giật để báo cho tài xế biết nó đang hoạt động.

Những lưu ý về ABS

Nhiều người lầm tưởng tác động chủ yếu của ABS là giảm quãng đường phanh. Thực tế không phải như vậy. Giảm quãng đường phanh không giúp xe an toàn hơn và trên thực tế, có vô số phương pháp thực hiện điều này mà không cần ABS.

Lợi ích hàng đầu của ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện tượng trượt khi phanh gấp.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tai nạn giữa xe có và không có ABS gần như không khác biệt. Điều này được giải thích là nhiều người sử dụng, hoặc ít nhất là quan niệm về ABS không đúng. Ngoài ra, tâm lý ỷ lại vào ABS khiến một số người phóng nhanh vượt ẩu trong khi nếu đi xe không có thiết bị này, họ lại rất cẩn thận.

Xe không có ABS sẽ bị mất lái (hình trái) trong khi xe có ABS vẫn giữ được hướng đi theo ý muốn. Tuy nhiên, ABS không làm hộ tài xế điều này mà hoàn toàn phụ thuộc kỹ năng của người điều khiển. ABS chỉ là công cụ trợ giúp.

Một quan chức của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA nói: “ABS là công nghệ xa lạ với hầu hết mọi người”. Vì thế, lái xe phải được đào tạo để thực hiện động tác phanh một cách nhẹ nhàng trên những đoạn đường trơn để tránh hiện tượng trượt, trước khi nghĩ tới sự trợ giúp của ABS.

Trong tình huống khẩn cấp, tài xế phải loại bỏ kiểu phanh truyền thống “nhấn rồi nhả”. Phương pháp tốt nhất lúc đó là “nhấn và lái”, bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng bánh, nhiệm vụ lúc đó của tài xế chỉ là điều khiển sao cho xe an toàn nhất.

Vì vậy, bạn nên tìm một nơi nào đó để thử nghiệm cách lái xe khi phanh gấp mà có ABS. Sự thành thạo trong xử lý tình huống là cơ hội khai thác tối đa hiệu quả của thiết bị này.

Khi mặt đường trơn, hệ thống ABS có thể không hoạt động hiệu quả và khiến tài xế không làm chủ được ô tô. Đặc biệt khi xe chạy trên những con đường đầy sỏi hoặc bùn.

Lái xe không quen với thao tác hệ thống thắng ABS và không biết là không nên bơm bàn đạp lúc thắng khẩn cấp. Lái xe có thể hốt hoảng khi hệ thống ABS bắt đầu hoạt động và khiến bàn đạp thắng rung lắc mạnh. Lái xe hoảng sợ và rút chân khỏi bàn đạp thắng.

Bạn cần sử dụng hệ thống ABS ít nhất một tháng một lần hoặc thiết bị điều khiển hệ thống có thể mau bị hỏng do không được dùng đến. Bạn hãy tìm một bãi đất trống để thực tập thắng gấp, giúp hệ thống ABS hoạt động tốt.

Ngoài ra thường xuyên thử hệ thống ABS cũng giúp bạn quen thuộc với cách thắng gấp, vì thế bạn sẽ không rút chân khỏi bàn đạp thắng trong tình thế thắng khẩn cấp khi hệ thống ABS bắt đầu hoạt động và bàn đạp thắng rung lắc mạnh dưới bàn chân. Bạn vừa lấy chân đè mạnh lên bàn đạp thắng cho tới khi chiếc xe dừng lại vừa có thể bẻ tay lái để tránh một vật chướng ngại.

Lưu ý khi mua xe

Khi đến đại lý đặt hàng, bạn nên xem bảng thống kê xem ABS có phải là thiết bị tiêu chuẩn hay không (có sẵn khi mua) hay nó là trang bị tùy chọn (cần phải bỏ tiền thêm). Hầu hết xe sedan hay SUV ở Mỹ đều trang bị ABS trên cả 4 bánh nhưng vẫn có những xe chỉ có ABS ở hai bánh.

Ngoài ra, việc thay đổi kích thước lốp xe cũng ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị này. Nguyên nhân là do thay đổi kích thước lốp sẽ làm biến đổi tốc độ bánh, dẫn tới các thông số gửi tới CPU bị sai và ABS làm việc không hiệu quả. Vì vậy, cần tham khảo kỹ tài liệu hướng dẫn trước khi thực hiện bất cứ thay đổi nào.

(Sưu tầm)
 

Loong Phoong

Xe điện
Biển số
OF-39008
Ngày cấp bằng
24/6/09
Số km
3,107
Động cơ
500,930 Mã lực
rất bổ ích bác ah
 

FE09

Xe tăng
Biển số
OF-69300
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
1,028
Động cơ
440,024 Mã lực
Bài viết bổ ích. Cảm ơn bác. Nhưng cái vụ dùng 1 tháng/lần khó nhỉ. Thỉnh thoảng em cũng sử dụng ABS nhưng là xử lý tình huống bất ngờ trên đường thôi.
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,080
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Bài viết bổ ích. Cảm ơn bác. Nhưng cái vụ dùng 1 tháng/lần khó nhỉ. Thỉnh thoảng em cũng sử dụng ABS nhưng là xử lý tình huống bất ngờ trên đường thôi.
Khi nào dùng ABS cụ phải bật cầu dao cho hệ thống ạ :D

Thằng dịch bài này không có kiến thức về ô tô, dịch ba lăng nhăng, bài này chỉ gây hiểu lầm cho người không biết


Phần màu xanh và màu đỏ là hai nguyên lý, hệ thống khác nhau hoàn toàn, phần màu đỏ là EBD (electronic brake distribution) tức hệ thống phân phối lực phanh điện tử, phần màu xanh mới là ABS. EBD thường là một bản "nâng cấp" cho ABS, trong đoạn này do kiến thức không có nên trộn hai thứ vào nhau
Trong trường hợp phanh gấp, nếu CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả), giúp bánh xe không bị chết cứng (hay còn gọi là “bó”).
Đây cũng trộn hai tính năng của hai hệ thống khác nhau là ABS và EBD >:)
Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm. Để thực hiện được điều này, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn – nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 mỗi giây, thay vì tác động một lần cực mạnh khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS.

Dưới đây là công năng của hệ thống EBD - phân phối lực phanh điện tử chứ không phải ABS
Xe không có ABS sẽ bị mất lái (hình trái) trong khi xe có ABS vẫn giữ được hướng đi theo ý muốn. Tuy nhiên, ABS không làm hộ tài xế điều này mà hoàn toàn phụ thuộc kỹ năng của người điều khiển. ABS chỉ là công cụ trợ giúp.
Có bác nào thấy xe mình có nút ABS để có thể quyết định dùng 1 tháng 1 lần hay nhiều hơn không ạ :D
Bạn cần sử dụng hệ thống ABS ít nhất một tháng một lần hoặc thiết bị điều khiển hệ thống có thể mau bị hỏng do không được dùng đến. Bạn hãy tìm một bãi đất trống để thực tập thắng gấp, giúp hệ thống ABS hoạt động tốt.

Kết luận thằng viết bản gốc bài này hình như cũng .... chả biết gì :D
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,558
Động cơ
902,459 Mã lực
E thấy cái này hay hay nên post lên cho các cụ tham khảo ạ
Khi mặt đường trơn, hệ thống ABS có thể không hoạt động hiệu quả và khiến tài xế không làm chủ được ô tô. Đặc biệt khi xe chạy trên những con đường đầy sỏi hoặc bùn.(Sưu tầm)
Em lại thấy cái câu trên của cả cái bài dịch Gú Gờ này là hay nhất!
Khi phanh chết bánh hệ thống phanh thường hay bị bó lại, các má phanh bám chặt lấy đia phanh không nhả ra lại được dù người lái đã nhả pedal phanh (ai hay đi xe đạp có csi phanh tay ngày xưa rất quen hiện tượng này).
Bánh bị phanh chết cứng có thể ở vận tốc rất cao (khi đường khô, tốt) nhưng khi đường trơn, ướt thì có khi lực phanh rất nhỏ lúc xe chạy chậm cũng làm bánh chết cứng và gây bó phanh. Ai đã đi khi mặt đường bị đóng băng sẽ biết ngay hiện tượng này ở ngay tốc độ cực chậm, chỉ 5 hay 10km/h thôi. Đường cao tốc ở nước ngoài sau khi là nhẵn, họ rải thêm 1 lớp đá răm trên mặt để tạo độ ráp cho phép ô tô chạy nhanh hơn so với đường là nhẵn bóng như ở VN mình, nhưng khi chạy với tốc đô rất nhanh thì mặt đường khô cũng gần giống như bị ướt ở tốc độ chậm. Họ phát minh ra ABS để chống lại hiện tượng bó phanh khi chạy rất nhanh ở đường khô hoặc chạy trên đường ướt, hay về mùa đông chạy đường có tuyết, đường đóng băng mà chưa được phun nước muối (trên đường cao tốc) hay rải đá răm (trong thành phố). Ở VN mình cũng có laọi đường rất trơn: mặt đường nhựa bị xe chở bùn vương vãi sau nhưng cơn mưa phùn hay đường vừa bị bóc mất lớp nhựa-đa trên mặt sau cơn mưa.
Nhưng bài viết lại khẳng định ABS "sợ" đường trơn. Chắc tác giả không muốn nói ABS chỉ thích đường khô, tốt và xe chạy chậm?
Có ABS thì người lái có thể tự tin đạp lút phanh mà không sợ bánh bị bó, mất lái đo đó quãng đường phanh sẽ được rút ngắn lại-giảm tác hại của tai nạn (thường xe du lịch phanh chính ở bánh trước, nếu 2 cái bánh trước bị bó, không quay được thì nó sẽ "trượt" trên mặt đường, vô lăng không còn tác dụng!)!
 
Chỉnh sửa cuối:

SốtVirút

Xe điện
Biển số
OF-40905
Ngày cấp bằng
17/7/09
Số km
2,047
Động cơ
487,020 Mã lực
Mị, thắng gấp 1 tháng 1 lần thì nhanh ra đi nhiều thứ của xe lắm. Mà thử ở ngoài đường thì có khi vài chú đi hoặc dồn toa tàu
 

trungnc

Xe điện
Biển số
OF-65066
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,930
Động cơ
472,796 Mã lực
Nơi ở
Tôm tép hội
Dùng ABS 1 tháng 1 lần thì toi mất,có lẽ phải khuyến cáo các cụ ngày nào cũng phải dùng ABS mới được=))
 

vinh.hoang.cau

Xe hơi
Biển số
OF-57005
Ngày cấp bằng
15/2/10
Số km
146
Động cơ
447,640 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Cầu
Cụ nào có kinh nghiệm dùng ABS rồi chỉ cho bro với! Xe chỉ có ABS, không có EBD.
 

hành_khất_đêm

Xe điện
Biển số
OF-43878
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
3,867
Động cơ
496,926 Mã lực
Nơi ở
Mảnh đất lắm người nhiều ma
Xe có ABS hình như là giống cái nên 1 tháng phải 1 lần ợ.
Em vote cụ liệt vòi rồi nhé.
 

GLPro160

Xe buýt
Biển số
OF-14379
Ngày cấp bằng
30/3/08
Số km
609
Động cơ
520,990 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khi nào dùng ABS cụ phải bật cầu dao cho hệ thống ạ :D

Thằng dịch bài này không có kiến thức về ô tô, dịch ba lăng nhăng, bài này chỉ gây hiểu lầm cho người không biết


Phần màu xanh và màu đỏ là hai nguyên lý, hệ thống khác nhau hoàn toàn, phần màu đỏ là EBD (electronic brake distribution) tức hệ thống phân phối lực phanh điện tử, phần màu xanh mới là ABS. EBD thường là một bản "nâng cấp" cho ABS, trong đoạn này do kiến thức không có nên trộn hai thứ vào nhau


Đây cũng trộn hai tính năng của hai hệ thống khác nhau là ABS và EBD >:)



Dưới đây là công năng của hệ thống EBD - phân phối lực phanh điện tử chứ không phải ABS


Có bác nào thấy xe mình có nút ABS để có thể quyết định dùng 1 tháng 1 lần hay nhiều hơn không ạ :D



Kết luận thằng viết bản gốc bài này hình như cũng .... chả biết gì :D
Vẫn thích bác vì hay chia sẻ kinh nghiệm quý cho mọi người, chỉ có điều là có một chút kiến thức hơn người về một thứ không có nghĩa là bảo người khác "chằng biết gì", bác nhé.

Bài viết bác chủ thớt sưu tầm không sai, cũng không nhầm lẫn.

EBD thực chất là hệ thống ABS có tích hợp thêm chức năng phân bổ lực phanh khác nhau lên từng bánh xe mà thôi. Bánh xe nào có độ bám đường lớn nhất sẽ nhận được lực phanh lớn nhất. Phần cứng của hệ thống EBD cũng giống với ABS, chỉ có nguyên lý điều khiển là khác. ABS hay EBD đều nhằm mục đích là duy trì khả năng điều khiển xe trong khi phanh và giảm thiểu quãng đường phanh. EBD làm 2 nhiệm vụ đó tốt hơn, tất nhiên. Một số hệ thống được trang bị thêm cảm biến yaw sensor để đo góc lệch của toàn bộ thân xe, góc lệch này được so sánh với góc lệch của bánh xe để xem xem xe bị chuyển hướng quá nhiều (oversteer) hay quá ít (understeer) để dựa vào đó hệ thống EBD biết phải làm gì. VD: nếu thấy xe bị chệch phải, bác định cua trái khoảng 10 độ mà xe lại lệch cứ như thể là 20 độ (văng đuôi) thì EBD sẽ tự động tác động lực phanh lên bánh sau phía bên phải, trong trường hợp chệch quá ít thì lực phanh sẽ được tự động tác động lên bánh trái.
 

GLPro160

Xe buýt
Biển số
OF-14379
Ngày cấp bằng
30/3/08
Số km
609
Động cơ
520,990 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nào có kinh nghiệm dùng ABS rồi chỉ cho bro với! Xe chỉ có ABS, không có EBD.
Chân cứ đạp thật lực trong khi hai tay tập trong vào điều khiển hướng cho xe. ABS được sinh ra là để giải phóng người điều khiển xe khỏi công việc đạp phanh, nhả phanh liên tục đấy bác.

Việc sử dụng ABS mỗi tháng một lần nên được nói chính xác hơn là thử mỗi tháng một lần. Mục đích là để chắc chắn rằng ABS vẫn hoạt động tốt, chứ không phải là để hệ thống không hỏng do không được dùng thường xuyên. Đi trong thành phố với tình trạng tắc đường thường xuyên thì ABS chẳng có ý nghĩa mấy, nhưng khi đi trên quốc lộ với tốc độ cao và đủ các tình huống bất ngờ có thể xảy ra thì ABS vô cùng quan trọng.

Cách thử ABS rất đơn giản: kiếm chỗ vắng người, đặc biệt là phía sau, đường hơi trơn một tí, không cần đi nhanh, chỉ cần 30, 40 là được, đạp phanh thật mạnh, thấy xe dừng mà không trượt kèm theo tiếng lục khục ở chân phanh thì ABS còn hoạt động tốt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top