Hại não quá em ra.
Giovanni hàng Viêt NamEm thấy Vincom có cái thương hiệu đồ da Efoza và Giovanni. Ông Giovanni kêu của Ý mà ko biết dư lào, da xấu hoắc. Còn Efoza nữa. Mợ check hộ với.
Lare Boss nếu em không nhầm thì là thương hiệu của TQ.trước mình thứ order hàng xách tay về bán, giá cũng rẻ: vì hugo boss chỉ chưa tới 4 triệu, thắt lưng da hugo boss chưa tới 2 triệu, găng tay da hugo boss cũng chỉ tầm 2 triệu, balo da Coach chỉ 7 triệu 1 cái. Toàn bị chế đắt, khách cứ đòi mua hàng nhập Italy như Giovanni, Lare Boss.... nên còn tồn 1 đống ở nhà.
Ý ẹ cụ ạ.Giovanni hàng Viêt Nam
Có ông bếp từ Made in Germain này nữa đây các cụ
Website việt https://spelier.net/
Website Đức http://spelier.de/ nhưng tra ra thì do cty Long Vân cung cấp dịch vụ lưu trữ data. Em thấy tự hào về cty VN quá, cung cấp cả cloud cho công ty tận Đức
Ông chủ thằng bếp từ này có dạo lên otofun lừa gà bán bếp từ sx tại Đức đã bị bóc phốt lặn mất tăm. Giờ đi ở đường thấy nhiều hàng bán bếp treo biển quảng cáo của nó quá, toàn made in Đức mới kinh - Đức Giang Long Biên thì phải
Đây là lừa đảo rồi, bác nào nhà báo hay quen nhà báo cho bài cho chết nó đi, lừa khắp nơi
View attachment 4350222
Chắc phải đề nghị chính phủ phổ cập otofun ra toàn dân, bởi các cụ vào otofun là biết ngay mấy mánh khóe đó, để người dân không bị lừa cụ nhỉChỉ cần thêm 1 bước nữa là chuyển hosting sang Đức là hoàn hảo, tha hồ lùa gà qué xứ Lừa.
Giovani xì cho cụ thì đúng Dị quá cụ ạ, cùng xuất xứ châu Âu lạc với nhau mà lại chơi nhau thếKekeke, bọn này em biết nó lởm từ năm 2010. Lý do em biết là do bọn Giovani nó xì cho em
Giovani của ông Phi béo sáng lập ra, khởi nghiệp là buôn quần áo sau nhập concept đặt tên thương hiệu lăng xê lên nên đố cụ nào tìm được cửa hàng giovani ở nước ngoài e tặng 1 tỏi, ngoài ra còn có Valentino creation,....Em thấy Vincom có cái thương hiệu đồ da Efoza và Giovanni. Ông Giovanni kêu của Ý mà ko biết dư lào, da xấu hoắc. Còn Efoza nữa. Mợ check hộ với.
Lare Boss hàng tàu, chúng nó cũng quảng cáo hàng Italy, dân tình mua ầm ầm. Hugo Boss hàng hiệu Đức xịn từ thời Đức quốc Xã (hãng này may quân phục cho quân đội Hitler), "dân chơi nhà giàu mới phất" không ai biết..... Hôm nào rảnh chắc em phải lôi thanh lý thu hồi vốn, nhưng chỉ sợ giá gốc thanh lý cũng đã cao rồiLare Boss nếu em không nhầm thì là thương hiệu của TQ.
Cụ còn tồn 1 đống thì mang lên thanh lý giá gốc chắc bay nhanh lắm
ở Italy làm gì có giovanni đâu, em hỏi bạn bè họ bảo tìm đỏ mắt không có.Giovani của ông Phi béo sáng lập ra, khởi nghiệp là buôn quần áo sau nhập concept đặt tên thương hiệu lăng xê lên nên đố cụ nào tìm được cửa hàng giovani ở nước ngoài e tặng 1 tỏi, ngoài ra còn có Valentino creation,....
Sao chỗ chữ ký mợ lại tự chào mời chính mợ thế.Bài viết có thể liên quan đến rất nhiều thương hiệu lớn ở Việt Nam nên em xin phép không nêu tên bất cứ thương hiệu nào (trừ các thương hiệu ai cũng biết ...)
Hôm trước có cụ offer nhà mình mua nhầm chiếc áo hàng hiệu, thương hiệu Italy ở TTTM Lotte Đào Tấn. Đến khi về nhà kiểm tra, cụ ấy mới phát hiện ra chiếc áo đó chất lượng rất kém. Lên đây hỏi thì mới biết đó là một thương hiệu do VN mình lập ra và đặt tên thương hiệu nghe như kiểu phong cách Italy. Trơ trẽn hơn, thông tin trên website của hãng đó viết rõ ràng: thương hiệu đến từ Italy; chiếc áo của cụ đó cũng Made in Italy, nhưng khi tra thông tin website đó thì ra thông tin người lập đến từ Đông Anh. (Đông Anh là một huyện thuộc thành phố Hà Nội chứ không phải phía đông nước Anh – West England như nhiều cụ nói đùa đâu ạ)
Câu chuyện trên không phải là hiếm, phải nói là rất nhiều ở Việt Nam.
Từ đó em đưa ra khái niệm:
Thương hiệu "như kiểu quốc tế": là các thương hiệu tên rất kêu, nghe như thể đến từ các cường quốc trên thế giới về lĩnh vực nào đó, người bán tự gắn mác sản phẩm đến từ các cường quốc đó, nhưng thực chất là do người Việt Nam lập ra và CHỈ BÁN TẠI VN. Người dùng rất khó phân biệt bởi thông tin trên website đó sẽ nói sản phẩm đến từ Mỹ, Nhật ... hoặc sản phẩm lại có mác Made in Italy như trường hợp cụ ở trên. Nếu sản phẩm có ghi Made in China thì nhân viên sẽ nói: hàng của bên em công nghệ Mỹ, công nghệ Nhật ... rồi nhân viên đó lại tiếp: điện thoại iPhone của anh made in china đó thôi, bên em cũng tương tự như thế đấy, bla, bla.....
Mục đích của các thương hiệu trên lập ra thì đã quá rõ: để bán với giá rất cao, hàng thương hiệu Mỹ - Nhật cơ mà (:
Vậy làm sao để phân biệt? Em có các bước dưới đây để cccm trước khi mua một thương hiệu "là lạ" nào đó thì có thể kiểm tra:
1. Hỏi thông tin trang chủ của nước sở hữu thương hiệu đó.
Đã là thương hiệu lớn bao giờ cũng có website tại quốc gia đó (bên em thương hiệu DandiHome bé tí ở VN còn có website, có bảo hộ thương hiệu, đăng ký bộ công thương ... thì chả có lý do gì thương hiệu lớn lại không có nổi cái website).
Các cụ cho em khoe tí tẹo, cụ nào cần đăng ký thì inbox em, làm dễ lắm, lại free ạ.
2. Nếu nhân viên đưa ra thông tin trang chủ của hãng ở nước ngoài, cccm tiếp tục check thông tin website đó ở 2 link dưới đây:
https://www.webtoolhub.com/tn561355-who-is-hosting-this.aspx
https://www.whois.com/whois/
Apple.com tất nhiên được lập ở Mỹ rồi
Nếu website đó có thông tin đến từ Việt Nam thì cccm lại tìm ra được thương hiệu chuẩn: "như kiểu quốc tế".
3. Sau khi check xong 2 link trên mà vẫn thấy toàn Nhật, Mỹ ... thì cccm sử dụng nốt chiêu cuối: hỏi trực tiếp nhân viên bên nước đó có bao nhiêu chi nhánh, ảnh sản phẩm đang được bán ở chi nhánh đó? Nếu là sản phẩm bán online thì sản phẩm có bán trên amazon (Mỹ, châu Âu ...) hoặc rakuten (Nhật) hay không? Nếu không thì link bán online sản phẩm đó đâu?
Nếu sản phẩm đó không bán tại quốc gia nội địa thì đã quá rõ, làm gì có chuyện 1 thương hiệu ở Nhật lại không bán ở Nhật mà chỉ bán ở Việt Nam phải không ạ.
Các cụ cứ tưởng tượng điện thoại Samsung không bán ở đâu trên thế giới, chỉ bán ở Việt Nam, quá vô lý phải không?
Sau 3 bước trên thì 100% là cccm đã biết được thương hiệu đó là thương hiệu quốc tế xịn hay thương hiệu "kiểu như quốc tế" rồi.
Nếu ai đó đưa cho cụ một chiếc điện thoại tuyệt đẹp và bảo đây là thương hiệu quốc tế nổi tiếng nhưng … không ai biết đến, chỉ bán ở Việt Nam mà thôi thì hãy cẩn thận.
Các thương hiệu xịn em có thể kể tên như Aplle (Mỹ - iPhone, iMac ...); Samsung (Hàn Quốc - điện thoại, TV...); Zwilling, WMF (Đức - đồ gia dụng); Family Inada (Nhật Bản - thiết bị massage); Armani (Italy - thời trang) .... vân vân và mây mây.
Kết: Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu các thương hiệu "như kiểu quốc tế" nói rõ ràng mình là thương hiệu Việt Nam, sản xuất ở VN hay TQ.
Ngay cả các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới em kể ở trên cũng đặt nhà máy sản xuất VN hay TQ...
Vsmart hay Bphone vẫn tự hào là thương hiệu Việt Nam đó thôi (linh kiện hay lắp ráp ở đâu thì em không bàn đến nhé).
Quan trọng nhất vẫn là chất lượng sản phẩm bán ra thôi ạ.
Rất nhiều sản phẩm đến từ các thương hiệu "như kiểu quốc tế" ở trên cũng có chất lượng tốt, chỉ là giá hơi cao/ hoặc rất cao so với mặt bằng chung.
Có câu muôn đời vẫn đúng: "tiền nào của đó". Nhưng của vẫn thế nhưng tiền thì gấp nhiều lần vì cái thương hiệu "kiểu như quốc tế" ở trên thì cảm giác không dễ chịu đâu, nếu mua phải hàng chất lượng kém như cụ mua cái áo ở trên thì "niềm vui nhân đôi" luôn đấy ạ. Vì thế cccm hãy trang bị đủ kiến thức để trở thành người tiêu dùng thông minh nhé.