[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,272
Động cơ
796,438 Mã lực
Về lâu dài, việc giảm năng lượng hóa thạch là cần thiết cho trái đất.
Vấn đề là các nước giàu chính là các nước đã và đang phá hoại môi trường nhiều nhất. Giờ giảm tiến tới ngừng xả khí thải là không đủ mà phải móc hầu bao ra tài trợ cho các nước đang phát triển.
Ví dụ để VN phá 1 nhà máy nhiệt điện thì cần viện trợ không hoàn lại cho VN ít nhất 50% tiền để xây 1 nhà máy điện hạt nhân có công suất tương tự.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Về lâu dài, việc giảm năng lượng hóa thạch là cần thiết cho trái đất.
Vấn đề là các nước giàu chính là các nước đã và đang phá hoại môi trường nhiều nhất. Giờ giảm tiến tới ngừng xả khí thải là không đủ mà phải móc hầu bao ra tài trợ cho các nước đang phát triển.
Ví dụ để VN phá 1 nhà máy nhiệt điện thì cần viện trợ không hoàn lại cho VN ít nhất 50% tiền để xây 1 nhà máy điện hạt nhân có công suất tương tự.
Không khả thi cụ ạ. Trừ TQ ra thì các nước khác xây dựng nhà máy điện hạt nhân càng ngày càng đắt đỏ, trong khi các loại hình năng lượng khác thì càng ngày càng giảm. Chi phí vận hành nhà máy điện hạt nhân hiện tại đã cao hơn mức trung bình chung của sản xuất điện và càng ngày càng cao. (Tức là kể cả trừ chi phí xây dựng nhà máy vốn đắt đỏ ra thì chi phí vận hành nhà máy điện hạt nhân cũng cao hơn loại khác, không phải "không tốn tiền nhiên liệu" như tư duy của đại bộ phận dân chúng đâu ạ.)
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,117
Động cơ
220,289 Mã lực
Không khả thi cụ ạ. Trừ TQ ra thì các nước khác xây dựng nhà máy điện hạt nhân càng ngày càng đắt đỏ, trong khi các loại hình năng lượng khác thì càng ngày càng giảm. C
Cụ đọc báo cũ à, đã xem giá ga mới chưa!
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Cụ đọc báo cũ à, đã xem giá ga mới chưa!
Vâng, về tuyệt đối thì chỉ có gió và điện mặt trời là giảm. Còn tương đối là điên hạt nhân ngày càng tăng nhanh về chi phí, trong khi các loại khác có tăng nhưng tăng chậm hơn nhiều so với điện hạt nhân -> điện hạt nhân ngày càng đắt hơn.
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Vâng, về tuyệt đối thì chỉ có gió và điện mặt trời là giảm. Còn tương đối là điên hạt nhân ngày càng tăng nhanh về chi phí, trong khi các loại khác có tăng nhưng tăng chậm hơn nhiều so với điện hạt nhân -> điện hạt nhân ngày càng đắt hơn.
Như ý 🐜 của cụ này thì chỉ có điện than, điện than và điện than.
Chắc phải giúp Trung Quốc, nước có công nghệ điện than hàng đầu thế giới, thải bớt vài chục cái nhà máy điện than sang Việt Nam.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Như ý 🐜 của cụ này thì chỉ có điện than, điện than và điện than.
Chắc phải giúp Trung Quốc, nước có công nghệ điện than hàng đầu thế giới, thải bớt vài chục cái nhà máy điện than sang Việt Nam.
Cụ bị bọn Tàu ám ảnh à? Các nhà máy điện than ở VN toàn dùng thiết bị của Nhật, Hàn, Mỹ, Đức là chính chứ làm hàng tàu được bao nhiêu?
Em ủng hộ loại hình năng lượng nào có hiệu quả kinh tế nhất chứ không phải ủng hộ điện than. Hiện tại điện than đang có ưu thế về kinh tế ít nhất cũng tầm 20-30 năm. VN cần tận dụng khoảng thời gian này để có giá điện rẻ.
Cụ thử thống kê nguồn điện của các nước phát triển nhue Mỹ, Đức, Anh, Nhật, Hàn, Úc....xem thử chúng nó đang dùng điện gì là chính?
 

tuan_nguyen261188

Xì hơi lốp
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
36
Cụ bị bọn Tàu ám ảnh à? Các nhà máy điện than ở VN toàn dùng thiết bị của Nhật, Hàn, Mỹ, Đức là chính chứ làm hàng tàu được bao nhiêu?
Em ủng hộ loại hình năng lượng nào có hiệu quả kinh tế nhất chứ không phải ủng hộ điện than. Hiện tại điện than đang có ưu thế về kinh tế ít nhất cũng tầm 20-30 năm. VN cần tận dụng khoảng thời gian này để có giá điện rẻ.
Cụ thử thống kê nguồn điện của các nước phát triển nhue Mỹ, Đức, Anh, Nhật, Hàn, Úc....xem thử chúng nó đang dùng điện gì là chính?
Thui mà cụ. Nhiều cụ ám ảnh kiểu công nghệ điện than Trung Quốc mà trên đời này có méo đâu.....😂
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,272
Động cơ
796,438 Mã lực
Cụ bị bọn Tàu ám ảnh à? Các nhà máy điện than ở VN toàn dùng thiết bị của Nhật, Hàn, Mỹ, Đức là chính chứ làm hàng tàu được bao nhiêu?
Em ủng hộ loại hình năng lượng nào có hiệu quả kinh tế nhất chứ không phải ủng hộ điện than. Hiện tại điện than đang có ưu thế về kinh tế ít nhất cũng tầm 20-30 năm. VN cần tận dụng khoảng thời gian này để có giá điện rẻ.
Cụ thử thống kê nguồn điện của các nước phát triển nhue Mỹ, Đức, Anh, Nhật, Hàn, Úc....xem thử chúng nó đang dùng điện gì là chính?
Thui mà cụ. Nhiều cụ ám ảnh kiểu công nghệ điện than Trung Quốc mà trên đời này có méo đâu.....😂
Trong đầu họ luôn nghĩ là bên TQ tháo nhà máy nhiệt điện sang lắp ở Việt Nam.

1637142240834.png
 

tamock

Xe buýt
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
998
Động cơ
329,818 Mã lực
Trong hệ thống điện quốc gia, theo mình tìm hiểu thì:
- Điện than: là điện ổn định nhất, dùng để chạy nền và phạm vi điều chỉnh trong khoảng 70-> hơn 100% công suất. Không thể hạ công suất về 0 được (như thế là dừng tổ máy hoặc nhà máy) việc khởi động lại nhà máy rất tốn kém và mất rất nhiều thời gian mới ra điện được. Chính vì không điều chỉnh tức thì công suất nên công suất luôn ổn định ở gần công suất đặt của nhà máy.
- Thủy điện (công suất nhỏ hơn nhiều so với điện than) Hiện tại đang dùng để điều chỉnh công suất của hệ thống, và tất nhiên cũng không thể giảm quá lớn lưu lượng nước được vì vấn đề thủy lợi, mùa mưa bão, an toàn cho máy móc vận hành... nên không thể cắt 100% nước được.
- Điện mặt trời và điện gió: Dùng để phủ đỉnh và vì thế chỉ khi nào các nguồn điện trên không đủ công suất thì mới được huy động đến. Vì điều này mà rất nhiều ông mặt trời phát ra điện nhưng ko thể đưa lên lưới, kể cả cho không thì cũng ko đẩy lên lưới được.
Vì điều này nên khả năng không dùng điện than đến năm 2040 hay 2050 như cam kết của VN ở COP26 là bất khả thi vì chưa tìm được nguồn năng lượng nào khác thay thế năng lượng than.
Tìm hiểu của cụ về điện mặt trời và điện gió hơi kỳ dị nhỉ. Tại sao điện này lại dùng để phủ đỉnh vậy cụ?
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,210
Động cơ
220,948 Mã lực
Nghành điện giờ kêu gọi làm điện solar không nối lưới, tự sản tự tiêu không bán điện cho điện lực.
Trong em nhiều nhà máy, trang trại dùng điện nhiều, nhất là ban ngày họ cũng làm điện mặt trời áp mái dùng nội bộ. Ban ngày có điện MT thì tắt điện lưới, điện MT không đủ thì xài điện lưới. Tính ra cũng có lợi phết.
Còn làm điện MT để bán thì dừng rồi.
 

dvt

Xe hơi
Biển số
OF-163341
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
108
Động cơ
349,100 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tìm hiểu của cụ về điện mặt trời và điện gió hơi kỳ dị nhỉ. Tại sao điện này lại dùng để phủ đỉnh vậy cụ?
Do yêu cầu của hệ thống điện cụ ạ. Nước mình chỉ có các nguồn điện: Than, thủy điện, mặt trời, gió, các nguồn khác như điện khí, diezen (rất tốt cho điều chỉnh công suất) thì công suất không đáng kể.
1. Nguồn than thì chạy sát công suất đặt (tôi không nhớ chính xác nhưng không thể chạy dưới 70% công suất đặt được) nghĩa là có là ngày hay đêm thì bắt buộc phải chạy như thế. Việc điều chỉnh tức thì công suất điện than để cho điện mặt trời nhảy vào là bất khả thi vì yếu tố công nghệ.
2. Thủy điện thì công suất thấp hơn so với điện than, và dùng để điều chỉnh công suất hệ thống (thực ra không còn cách nào khác thì mới dùng thủy điện): Nghĩa là, nếu có điện mặt trời thì giảm công suất thủy điện xuống cho ông mặt trời nhày vào.
3. Ví dụ: Cả nước đang dùng 30GW chẳng hạn, nhưng ông Than, ông thủy điện và các ông khác (ko đáng kể) chiếm đến 20GW rồi (không thể giảm hơn nữa như đã nói ở trên) thì số còn lại mới dành cho ông Mặt trời và ông Gió. Thế nhưng công suất đặt của hai ông này hiện tại cực lớn, nên nhiều ông sinh ra điện mà ko đẩy lên lưới được là vì thế. Chỗ này người ta gọi là Phủ đỉnh. Các bố điện mặt trời khi lập dự toán tính toán là công suất đẩy lên lưới hết hoặc gần hết, nên thời gian thu hồi vốn ngắn (nhảy vào đầu tư), nhưng thực tế khi phát ra điện thì ko thể bán lên lưới được (hoặc thay phiên nhau bán) nên thời gian thu hồi vốn kéo rất dài, tất nhiên ko đạt được kì vọng khi thiết kế.
4. Các ông rất tốt cho điều chỉnh công suất (tăng giảm nhanh) để ông Mặt trời nhảy vào là điện khí, điện tích năng thì nước mình có rất ít.
Cụ xem lại thớt phía trước của bác nào có hình về điện của Đức thì thấy rõ. Điện than, điện hạt nhân, điện sinh khối (gọi chung là nhiệt điện) đều dùng để chạy nền. Còn điện gió, mặt trời, điện khí dùng để phủ đỉnh.
 

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,035
Động cơ
480,908 Mã lực
Điện MT, điện gió không bán được thì cắm cho chạy xuống đất hả các Cụ
 

alansaint

Xe buýt
Biển số
OF-473287
Ngày cấp bằng
26/11/16
Số km
760
Động cơ
-5,224 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Cụ bị bọn Tàu ám ảnh à? Các nhà máy điện than ở VN toàn dùng thiết bị của Nhật, Hàn, Mỹ, Đức là chính chứ làm hàng tàu được bao nhiêu?
Em ủng hộ loại hình năng lượng nào có hiệu quả kinh tế nhất chứ không phải ủng hộ điện than. Hiện tại điện than đang có ưu thế về kinh tế ít nhất cũng tầm 20-30 năm. VN cần tận dụng khoảng thời gian này để có giá điện rẻ.
Cụ thử thống kê nguồn điện của các nước phát triển nhue Mỹ, Đức, Anh, Nhật, Hàn, Úc....xem thử chúng nó đang dùng điện gì là chính?
Cụ đó với kuc ku là 1 đấy. Chuyên gia đi phá thớt 🤣🤣🤣
 

tamock

Xe buýt
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
998
Động cơ
329,818 Mã lực
Do yêu cầu của hệ thống điện cụ ạ. Nước mình chỉ có các nguồn điện: Than, thủy điện, mặt trời, gió, các nguồn khác như điện khí, diezen (rất tốt cho điều chỉnh công suất) thì công suất không đáng kể.
1. Nguồn than thì chạy sát công suất đặt (tôi không nhớ chính xác nhưng không thể chạy dưới 70% công suất đặt được) nghĩa là có là ngày hay đêm thì bắt buộc phải chạy như thế. Việc điều chỉnh tức thì công suất điện than để cho điện mặt trời nhảy vào là bất khả thi vì yếu tố công nghệ.
2. Thủy điện thì công suất thấp hơn so với điện than, và dùng để điều chỉnh công suất hệ thống (thực ra không còn cách nào khác thì mới dùng thủy điện): Nghĩa là, nếu có điện mặt trời thì giảm công suất thủy điện xuống cho ông mặt trời nhày vào.
3. Ví dụ: Cả nước đang dùng 30GW chẳng hạn, nhưng ông Than, ông thủy điện và các ông khác (ko đáng kể) chiếm đến 20GW rồi (không thể giảm hơn nữa như đã nói ở trên) thì số còn lại mới dành cho ông Mặt trời và ông Gió. Thế nhưng công suất đặt của hai ông này hiện tại cực lớn, nên nhiều ông sinh ra điện mà ko đẩy lên lưới được là vì thế. Chỗ này người ta gọi là Phủ đỉnh. Các bố điện mặt trời khi lập dự toán tính toán là công suất đẩy lên lưới hết hoặc gần hết, nên thời gian thu hồi vốn ngắn (nhảy vào đầu tư), nhưng thực tế khi phát ra điện thì ko thể bán lên lưới được (hoặc thay phiên nhau bán) nên thời gian thu hồi vốn kéo rất dài, tất nhiên ko đạt được kì vọng khi thiết kế.
4. Các ông rất tốt cho điều chỉnh công suất (tăng giảm nhanh) để ông Mặt trời nhảy vào là điện khí, điện tích năng thì nước mình có rất ít.
Cụ xem lại thớt phía trước của bác nào có hình về điện của Đức thì thấy rõ. Điện than, điện hạt nhân, điện sinh khối (gọi chung là nhiệt điện) đều dùng để chạy nền. Còn điện gió, mặt trời, điện khí dùng để phủ đỉnh.
1. Nhà máy nhiệt điện than truyền thống có dải công suất thường khoảng 30-100%. Giảm CS xuống dưới 30-40% thì lò hơi không đủ nhiệt độ để chạy ổn định nên nhiệt điện bị giới hạn CS dưới. CS kinh tế (tiêu hao nhiên liệu thấp nhất trên 1MW) thường khoảng 80-90%.
2. "Thuỷ điện CS thấp hơn điện than", "không còn cách nào khác mới dùng thuỷ điện điều chỉnh CS hệ thống" thì em không rõ lắm cụ nói về cái gì. Do thuỷ điện CS lớn, điều chỉnh công suất nhanh và rẻ nên được sử dụng để đảm bảo cân bằng công suất cho hệ thống, tức là điều chỉnh tần số.
3. Đoạn phủ đỉnh của điện mặt trời thì em không hiểu. Thường thuật ngữ "phủ đỉnh" em hiểu là đỉnh của đồ thị phụ tải. Điện gió và mặt trời thuộc loại "must-run" thì hơi khó hiểu ý nghĩa "phủ đỉnh" của cụ.

Điện hạt nhân chạy nền vì yêu cầu an toàn, không thường xuyên điều chỉnh CS. Nhiệt điện (đặc biệt là loại rút hơi ở châu Âu) chạy nền vì điều chỉnh công suất chậm thì có thể hiểu được. Nhiệt điện turbine khí hay thuỷ điện tích năng công suất hiện không đáng kể.
 

Hai_levis

Xe tải
Biển số
OF-121391
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
394
Động cơ
387,023 Mã lực
Nghành điện giờ kêu gọi làm điện solar không nối lưới, tự sản tự tiêu không bán điện cho điện lực.
Trong em nhiều nhà máy, trang trại dùng điện nhiều, nhất là ban ngày họ cũng làm điện mặt trời áp mái dùng nội bộ. Ban ngày có điện MT thì tắt điện lưới, điện MT không đủ thì xài điện lưới. Tính ra cũng có lợi phết.
Còn làm điện MT để bán thì dừng rồi.
Nếu nhà nhà đều lắp điện mặt trời để tự sản tự tiêu (sử dụng cho chính nhà mình, xong rồi nếu thừa mới phát lên lưới bán cho EVN) thì sẽ là tuyệt vời nhất cho EVN nói riêng và cho cả đất nước nói chung.
Ở ta thì hầu như các dự án điện mặt trời sinh ra chỉ với mục đích sản xuất ra bao nhiêu thì phát lên lưới bán hết cho EVN. Thế nên mới có tình trạng “thừa điện” mặt trời những giờ thấp điểm. Mà khổ nỗi điện mặt trời (ở ta) chẳng có lưu trữ, nên thừa là đổ đi, ko lưu để dùng lúc thiếu được. Có những ngày, lúc 12h trưa thừa mứa điện mặt trời, đổ đi, nhưng đến 18h30 điện mặt trời bằng 0, lại thiếu điện như thường.
 

alansaint

Xe buýt
Biển số
OF-473287
Ngày cấp bằng
26/11/16
Số km
760
Động cơ
-5,224 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Nếu nhà nhà đều lắp điện mặt trời để tự sản tự tiêu (sử dụng cho chính nhà mình, xong rồi nếu thừa mới phát lên lưới bán cho EVN) thì sẽ là tuyệt vời nhất cho EVN nói riêng và cho cả đất nước nói chung.
Ở ta thì hầu như các dự án điện mặt trời sinh ra chỉ với mục đích sản xuất ra bao nhiêu thì phát lên lưới bán hết cho EVN. Thế nên mới có tình trạng “thừa điện” mặt trời những giờ thấp điểm. Mà khổ nỗi điện mặt trời (ở ta) chẳng có lưu trữ, nên thừa là đổ đi, ko lưu để dùng lúc thiếu được. Có những ngày, lúc 12h trưa thừa mứa điện mặt trời, đổ đi, nhưng đến 18h30 điện mặt trời bằng 0, lại thiếu điện như thường.
12h trưa đang thừa mứa nhưng tới 13h nó sập nguồn mới sợ cụ ạ. Chứ tới 18h30 thì tốt quá.
 

Hai_levis

Xe tải
Biển số
OF-121391
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
394
Động cơ
387,023 Mã lực
3. Ví dụ: Cả nước đang dùng 30GW chẳng hạn, nhưng ông Than, ông thủy điện và các ông khác (ko đáng kể) chiếm đến 20GW rồi (không thể giảm hơn nữa như đã nói ở trên) thì số còn lại mới dành cho ông Mặt trời và ông Gió. Thế nhưng công suất đặt của hai ông này hiện tại cực lớn, nên nhiều ông sinh ra điện mà ko đẩy lên lưới được là vì thế. Chỗ này người ta gọi là Phủ đỉnh. Các bố điện mặt trời khi lập dự toán tính toán là công suất đẩy lên lưới hết hoặc gần hết, nên thời gian thu hồi vốn ngắn (nhảy vào đầu tư), nhưng thực tế khi phát ra điện thì ko thể bán lên lưới được (hoặc thay phiên nhau bán) nên thời gian thu hồi vốn kéo rất dài, tất nhiên ko đạt được kì vọng khi thiết kế.
4. Các ông rất tốt cho điều chỉnh công suất (tăng giảm nhanh) để ông Mặt trời nhảy vào là điện khí, điện tích năng thì nước mình có rất ít.
Cụ xem lại thớt phía trước của bác nào có hình về điện của Đức thì thấy rõ. Điện than, điện hạt nhân, điện sinh khối (gọi chung là nhiệt điện) đều dùng để chạy nền. Còn điện gió, mặt trời, điện khí dùng để phủ đỉnh.
Cụ bảo các ông thuỷ, nhiệt điện…phát hết công suất rồi mới đến lượt điện mặt trời, gió là chưa chuẩn lắm
4D5C8668-F5E1-4CE9-9407-D5E08E3D5454.jpeg
. Không nhà đầu tư nào đổ tiền vào điện mặt trời nếu có điều đó. Điện mặt trời luôn được ưu tiên mua hết. Nhiều nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện…phải điều chỉnh lại công suất phát giờ cao điểm để ưu tiên ông mặt trời.
Việc điện mặt trời ko thể phát hết công suất, ngoài lý do quá tải đường dây, còn 1 lý do cơ bản đó là sự an nguy của vận hành hệ thống điện. Trên thế giới ít nước nào để công suất điện mặt trời chiếm quá 30% tổng công suất hệ thống điện vì sự mất ổn định , phập phù của nó (chỉ phát điện khi có nắng).
Ví dụ, khu vực Ninh Thuận tống hết vài GW điện mặt trời lên lưới, bỗng 1 cơn mưa ngang qua, hoặc trời râm đột ngột, điện mặt trời tụt về mo. Để bù ngay lượng công suất vài GW mà mặt trời bỏ lại ấy ngay lập tức, là bài toán đau đầu với điều độ lưới điện.
 

dvt

Xe hơi
Biển số
OF-163341
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
108
Động cơ
349,100 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ bảo các ông thuỷ, nhiệt điện…phát hết công suất rồi mới đến lượt điện mặt trời, gió là chưa chuẩn lắm
4D5C8668-F5E1-4CE9-9407-D5E08E3D5454.jpeg
. Không nhà đầu tư nào đổ tiền vào điện mặt trời nếu có điều đó. Điện mặt trời luôn được ưu tiên mua hết. Nhiều nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện…phải điều chỉnh lại công suất phát giờ cao điểm để ưu tiên ông mặt trời.
Việc điện mặt trời ko thể phát hết công suất, ngoài lý do quá tải đường dây, còn 1 lý do cơ bản đó là sự an nguy của vận hành hệ thống điện. Trên thế giới ít nước nào để công suất điện mặt trời chiếm quá 30% tổng công suất hệ thống điện vì sự mất ổn định , phập phù của nó (chỉ phát điện khi có nắng).
Ví dụ, khu vực Ninh Thuận tống hết vài GW điện mặt trời lên lưới, bỗng 1 cơn mưa ngang qua, hoặc trời râm đột ngột, điện mặt trời tụt về mo. Để bù ngay lượng công suất vài GW mà mặt trời bỏ lại ấy ngay lập tức, là bài toán đau đầu với điều độ lưới điện.
Đoạn trên mình muốn nói ở đây là: Sau khi đã giảm công suất hết tất cả các nhà máy nhiệt điện than và thủy điện (vì các nhà máy điện than không thể chạy dưới công suất tối thiểu) thì mới huy động đến điện năng lượng mặt trời. Vào mùa cao điểm ở vào tháng 5, tháng 6. Tổng công suất trên lưới lúc cao điểm tới hơn 40GW, nếu huy động hết điện mặt trời (khoảng 15GW chẳng hạn) thì khi hết nắng vào giờ cao điểm buổi tối không có cách nào bù lại được công suất thiếu hụt này.

Mình cũng có nói, nhà máy Thủy điện là ưu tiên hàng đầu trong việc điều tiết công suất trên lưới vì thủy điện có thể dừng tổ máy và khởi động phát điện lại trong vòng khoảng 10 phút (nhiệt điện thì xung quanh 10 tiếng nên ko ai dừng đc cả). Tuy nhiên, mùa cao điểm tháng 5-6 lại không phải là mùa của thủy điện nên việc điều tiết của ông thủy điện không đáng kể so với tổng công suất đặt của ông điện mặt trời (bài báo trên có nói đến khả năng tiết giảm chỉ có 1000MW cho ông mặt trời vào lưới).

Mình nhớ loáng thoáng là: Nhiệt điện chiếm khoảng 50%, thủy điện khoảng 25%, mặt trời và gió khoảng 10-12%, điện khí khoảng hơn 10% còn lại là các nguồn khác.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top