[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,888
Động cơ
283,204 Mã lực
Cụ nào thạo tin giải thích giúp em tại sao làm lại mà vẫn phương án cũ 1 nhà máy 2 lò? Sao không làm 4 lò (tiêu chuẩn) hay 6 lò/1 vị trí.
Vậy cái Nịnh Thuận 2 vẫn để cho Nhật?
link dưới nói là chưa chốt đấy, còn tùy vào điều kiện thương lượng. Cả 2 nhà máy đều tìm đối tác dự phòng.

Sau này làm đủ thôi, nhưng khác biệt phương án là bây giờ làm bao nhiêu cái.
 

daidiachu

Xe hơi
Biển số
OF-359535
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
180
Động cơ
764,812 Mã lực
Nếu cả 2 Ninh Thuận 1+2 thì tổng mỗi ông chắc cũng phải 2400MW= 4800MW nếu bèo 6 triệu USD MW thì gần 30 tỷ USD căng các bác nhỉ :)
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,543
Động cơ
147,667 Mã lực
Cụ nào thạo tin giải thích giúp em tại sao làm lại mà vẫn phương án cũ 1 nhà máy 2 lò? Sao không làm 4 lò (tiêu chuẩn) hay 6 lò/1 vị trí.
Vậy cái Nịnh Thuận 2 vẫn để cho Nhật?
Tiến có đèo chứ sao với cả giăng cái gì nữa. 1 lò tiêu chuẩn cỡ 1-1.2Gw. 2 lò là 2.4Gw. Cỡ 15 tỷ $ đấy kể cả vay đc hết thì cũng phải tính mà trả chứ định quỵt à?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,888
Động cơ
283,204 Mã lực
Suất đầu tư khoảng 3 triệu đô 1 MW

1738656854079.png
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,833
Động cơ
251,277 Mã lực
Hỏi:

Liệu việc cấm vận của Mỹ đối với Nga có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia của các công ty Nga vào dự án này ? hoặc khả năng mua sắm các thiết bị phương tây của các công ty Nga cho dự án này ?


ChatGPT đã nói:

Việc Mỹ áp đặt các biện pháp cấm vận đối với Nga có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của các công ty Nga trong dự án điện hạt nhân tại Việt Nam, đặc biệt là trong việc mua sắm thiết bị từ các nước phương Tây.
Ảnh hưởng đến sự tham gia của các công ty Nga:
  • Cấm vận đối với Rosatom: Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty con và quan chức cấp cao của Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (Rosatom). Mặc dù nội dung cụ thể của các biện pháp này không được công bố rộng rãi, chúng có thể gây ra những hạn chế trong hoạt động quốc tế của Rosatom.
    reuters.com
Khả năng mua sắm thiết bị phương Tây:
  • Hạn chế trong chuỗi cung ứng: Các biện pháp cấm vận có thể gây khó khăn cho các công ty Nga trong việc tiếp cận công nghệ và thiết bị từ các nước phương Tây. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc mua sắm và triển khai các thiết bị cần thiết cho dự án điện hạt nhân.


  • Khó khăn trong giao dịch tài chính: Việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT có thể gây trở ngại cho các giao dịch tài chính liên quan đến việc mua sắm thiết bị và dịch vụ từ các nước phương Tây.


    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Nga vẫn chưa bị cấm vận hoàn toàn bởi phương Tây, do sự phụ thuộc của một số quốc gia vào nguồn cung cấp uranium từ Nga. Do đó, mức độ ảnh hưởng cụ thể sẽ phụ thuộc vào các biện pháp cấm vận hiện tại và tương lai, cũng như khả năng thích ứng của các công ty Nga và Việt Nam trong việc tìm kiếm các giải pháp thay thế.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,833
Động cơ
251,277 Mã lực
Hỏi:

Nga có khả năng tự chế tạo toàn bộ thiết bị của một nhà máy điện hạt nhân mà không cần đến bất kỳ thiết bị nào có nguồn gốc Mỹ và Tây Âu hay không ? Ví dụ hệ thống điều khiển DCS, SCADA hoặc tương tự ?

ChatGPT đã nói:

Nga, thông qua Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia (Rosatom), đã phát triển năng lực sản xuất và triển khai các nhà máy điện hạt nhân với công nghệ nội địa. Rosatom đã xây dựng và vận hành nhiều nhà máy điện hạt nhân cả trong và ngoài nước, sử dụng chủ yếu các thiết bị và công nghệ do Nga sản xuất.

Về hệ thống điều khiển như DCS (Hệ thống Điều khiển Phân tán) và SCADA (Hệ thống Kiểm soát Giám sát và Thu thập Dữ liệu), Nga đã phát triển các giải pháp nội địa để giảm sự phụ thuộc vào công nghệ từ Mỹ và Tây Âu. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về mức độ tự chủ và khả năng hoàn toàn thay thế các thiết bị phương Tây trong lĩnh vực này không được công bố rộng rãi.

Mặc dù Nga có khả năng sản xuất nhiều thiết bị và công nghệ cần thiết cho các nhà máy điện hạt nhân, việc hoàn toàn loại bỏ sự phụ thuộc vào các thiết bị có nguồn gốc từ Mỹ và Tây Âu có thể gặp thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao và hệ thống điều khiển phức tạp. Do đó, mặc dù Nga đang nỗ lực tăng cường tự chủ trong sản xuất thiết bị hạt nhân, việc hoàn toàn không sử dụng bất kỳ thiết bị nào từ Mỹ và Tây Âu có thể chưa thực sự khả thi trong một số trường hợp cụ thể.

Hỏi:

Nga có sử dụng các turbine, máy phát điện của nước ngoài không ? hay họ tự chế tạo được mọi thứ ?

ChatGPT đã nói:

Nga, thông qua Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia (Rosatom), có khả năng tự thiết kế và chế tạo phần lớn các thiết bị quan trọng cho nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả tuabin và máy phát điện. Ví dụ, trong dự án nhà máy điện hạt nhân Tianwan tại Trung Quốc, Nga đã cung cấp khoảng 1.700 tấn thiết bị hạt nhân, bao gồm vỏ lò phản ứng và 4 máy phát điện hơi nước.

Tuy nhiên, trong một số dự án quốc tế, Nga vẫn hợp tác với các công ty nước ngoài để cung cấp thiết bị. Chẳng hạn, trong dự án nhà máy điện hạt nhân Akkuyu tại Thổ Nhĩ Kỳ, Rosatom đã hợp tác với Siemens của Đức để cung cấp thiết bị. Do các biện pháp trừng phạt, Siemens đã không cung cấp thiết bị như cam kết, dẫn đến việc Rosatom có kế hoạch kiện Siemens.

Điều này cho thấy, mặc dù Nga có khả năng tự sản xuất nhiều thiết bị quan trọng cho nhà máy điện hạt nhân, họ vẫn hợp tác với các đối tác quốc tế trong một số dự án. Việc hợp tác này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố địa chính trị và các biện pháp trừng phạt quốc tế.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,833
Động cơ
251,277 Mã lực
Nhiều các cụ yêu mến Nga và mong muốn Nga là đối tác xây dựng nhà máy ĐHN cho Việt Nam.

Tuy nhiên, một viễn cảnh thực tế là Nga không thể chế tạo mọi thứ của một NM ĐHN, mà Nga cũng phải mua sắm quốc tế và hợp tác với các Vendor quốc tế. Điều này là phổ biến trong ngành xây lắp công nghiệp (hóa dầu, điện, hóa chất...), các công ty Mỹ, Tây Âu, Hàn...họ luôn làm vậy là sở hữu một danh sách dài các đối tác cung ứng (gọi là vendor list).

Nếu Nga trở thành đối tác xây NM ĐHN, cả Nga và Việt Nam phải vượt qua hàng tỉ rào cản do lệnh cấm vận của Mỹ gây ra (kiểu như Nhiệt điện Long Phú).
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,762
Động cơ
895,475 Mã lực
Nhiều các cụ yêu mến Nga và mong muốn Nga là đối tác xây dựng nhà máy ĐHN cho Việt Nam.

Tuy nhiên, một viễn cảnh thực tế là Nga không thể chế tạo mọi thứ của một NM ĐHN, mà Nga cũng phải mua sắm quốc tế và hợp tác với các Vendor quốc tế. Điều này là phổ biến trong ngành xây lắp công nghiệp (hóa dầu, điện, hóa chất...), các công ty Mỹ, Tây Âu, Hàn...họ luôn làm vậy là sở hữu một danh sách dài các đối tác cung ứng (gọi là vendor list).

Nếu Nga trở thành đối tác xây NM ĐHN, cả Nga và Việt Nam phải vượt qua hàng tỉ rào cản do lệnh cấm vận của Mỹ gây ra (kiểu như Nhiệt điện Long Phú).
Rút kinh nghiệm Long Phú, cái gì Nga phải mua thì bỏ ra khỏi gói thầu, VN tự mua là được chứ có gì khó đâu. Chắc vài cái ốc vít là cùng :D
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,833
Động cơ
251,277 Mã lực
Rút kinh nghiệm Long Phú, cái gì Nga phải mua thì bỏ ra khỏi gói thầu, VN tự mua là được chứ có gì khó đâu. Chắc vài cái ốc vít là cùng :D
Mấy công trình năng lượng kiểu này theo thông lệ quốc tế là EPC (Mô hình các NM Lọc dầu DQ, NS...). Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm tất cả mọi thứ từ Thiết kế - Mua sắm - Xây lắp - Chạy thử. Khi chạy thử đáp ứng được đầu bài (các thông số abc, xyz gì đó) thì sẽ chuyển giao cho CĐT.

- Thiết kế: Sẽ phát triển cụ thể các bộ tiêu chuẩn, các cấu hình cân bằng vật chất, các thiết kế chi tiết. Mọi thứ trong một dự án này đều có tiêu chuẩn. Bên hóa dầu thì sử dụng tiêu chuẩn ngành API của Mỹ, và các tiêu chuẩn ASME cho...cơ khí, đường ống, thiết bị. Đối với ĐHN thì chắc sẽ là tiêu chuẩn IAEA.

- Mua sắm: Từ tiêu chuẩn ở bước thiết kế, nhà thầu phát hành hồ sơ mua sắm đến các vendor. Vendor sẽ hoàn thiện mọi hồ sơ kỹ thuật, tài chính...và sau đó nhà thầu EPC sẽ trình các bộ hồ sơ này cho CĐT phê duyệt.

Sau khi phê duyệt mua sắm, Vendor họ cũng sẽ phát triển thiết kế chi tiết cho phần việc của họ để phục vụ cho công tác chế tạo....

Sau khi thiết bị được chế tạo xong, nhà thầu EPC sẽ mời CĐT/tư vấn cỡi máy bay qua xưởng chế tạo của Vendor để kiểm tra toàn bộ thiết bị (có quy trình kiểm tra). Xong tất cả mọi thứ, vendor mới ship hàng về công trường....Nhà thầu EPC nhận hàng, thực hiện xây lắp, chạy thử và bảo hành.

Khi NM chạy xong...5 năm 10 năm 20 năm sau, mối quan hệ giữa chủ NM và các Vendors vẫn chặt chẽ như ngày đầu. Vendor sống nhờ làm dịch vụ (bảo trì, cung ứng vật tư, xử lý lỗi....).

..................

Như vậy, mỗi một dự án là một sự phối hợp từ CĐT - Nhà thầu EPC - các Vendors. Không thể thực hiện được dự án hoặc không thể vận hành ổn định nếu thiếu sự hợp tác của các vendor. Ai có vai của người đó cả. Đương nhiên, không thể mua sắm kiểu chợ đen được.

Nên, Nhiệt điện Long Phú chết giữa chừng vì Mỹ chặt đứt mối liên hệ giữa Owner - EPC contractor - Vendors. Cụ thể là Vendor từ chối cung cấp dịch vụ vì sợ Mỹ.

Nhiệt điện Long Phú đơn giản hơn rất nhiều so với Lọc hóa dầu hoặc ĐHN. Có hàng tỉ thứ trong các nhà máy này. Và đặc biệt là thiết bị cho ĐHN phải có chứng chỉ của IAEA.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,888
Động cơ
283,204 Mã lực
Và đặc biệt là thiết bị cho ĐHN phải có chứng chỉ của IAEA.
Thông tin bổ ích quá, hy vọng ông trí ngủ nào gửi cho QH ngày 10 tháng 2 này và cử 009 sang NATO xem họ bằng cách nào mà vẫn mua lò của Nga được.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top