Điện mặt trời rất hữu dụng mùa hè, cao điểm nắng nóng. Còn các thời điểm khác, nó không hữu dụng bằng các nguồn khác. Mùa lũ đầy nước, giá thuỷ điện chỉ bẳng nửa giá điện mặt trời, nhưng vẫn phải dùng điện mặt trời, vì đó là cam kết bao tiêu rồi. Doanh nghiệp họ chỉ chấp nhận đầu tư điện mặt trời nếu cho họ phát quanh năm với tỉ lệ phát công suất nhất định, chứ chỉ cho phát tí mùa hè cao điểm thì không ai đầu tư cả.
Vậy nên tỉ lệ điện mặt trời chỉ nên ổn định chừng mực mức nào đó thôi, tỉ lệ cao là toang, cả về ổn định hệ thống lẫn giá điện. Điện tái tạo (loại ko ổn định, phụ thuộc thời tiết: thuỷ điện, gió, mặt trời) ở VN chiếm hơn 50%, là 1 con số top đầu thế giới và cực kì rủi ro.
Cái mặt trời nó sinh ra cái lượng điện ko bao nhiêu cả. Nhưng thuỷ điện thì lớn đấy. Có chính sách tốt thì có thể cải tạo một số thuỷ điện về dạng như tích năng may ổn định được. Số liệu ngày gần nhất:
Thông tin chung về vận hành hệ thống điện Quốc gia ngày 10/6/2024
Tính với số liệu ĐMT mái nhà (ước tính thương phẩm):
- Công suất lớn nhất trong ngày: 41289,9 MW (Lúc 15:35)
- Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu: 857,4 triệu kWh
Tính với số liệu ĐMT mái nhà (ước tính đầu cực):
- Công suất lớn nhất trong ngày: 41640,5 MW (Lúc 15:30)
- Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu: 862,7 triệu kWh
Cơ cấu sản lượng huy động nguồn điện trong ngày:
- Thủy điện 327,4 triệu kWh
- Nhiệt điện than 355,3 triệu kWh
- Tuabin khí (Gas + Dầu DO) 58,7 triệu kWh
- Nhiệt điện dầu 0 triệu kWh
- Điện gió 25,8 triệu kWh
- ĐMT trang trại 42,3 triệu kWh
- ĐMT mái nhà (ước tính thương phẩm) 25,4 triệu kWh
- ĐMT mái nhà (ước tính đầu cực) 30,8 triệu kWh
- Nhập khẩu điện 20,0 triệu kWh
- Khác (Sinh khối, Diesel Nam, …) 2,4 triệu kWh