Để giải thích nôm na cho cụ như thế này:
Điện thì nguồn luôn phải cân bằng với tải, tức là dùng bao nhiêu thì nguồn phát phát bấy nhiêu. Lệch quá cho phép là tan hệ thống. Nhà cụ có 10kw điện mặt trời, ban ngày phát đủ 10kw, nhưng nhà cụ dùng hết có 5kw, còn 5kw đổ lên lưới điện quốc gia. Nếu lúc đó hệ thống điện quốc gia đang thiếu, ngốn luôn 5kw của cụ thì tốt, còn nếu nó đang thừa, không cần cái 5kw kia của nhà cụ, thì nó bắt buộc phải cắt 5kw của các nguồn khác, để hấp thụ điện nhà cụ. 5kw mà EVN phải cắt kia có thể là thuỷ điện, nhiệt điện... Nhưng oái oăm một chỗ, gọi là cắt nhưng bọn thuỷ điện, nhiệt điện bị cắt kia vẫn phải chạy nền song song để đề phòng cái 5kw của nhà cụ nó tụt giảm bất thình lình, vì điện mặt trời nhà cụ nó không ổn định. Chỉ cần đám mây ngang qua, 10kw nhà cụ nó về còn 1kw, thì bọn thuỷ điện, nhiệt điện kia lại phải ngay lập tức phi vào bù ngay phần 9kw thiếu hụt do nhà cụ để lại. Việc cứ phải chạy nền (không được tiền) liên tục để phục vụ việc 10kw mất ổn định của nhà cụ, bọn nhiệt điện thuỷ điện còn lâu mới chịu.
Mà điện nó không phải mớ rau, thích một phát là gọi ngay chỗ thừa cấp cho chỗ thiếu. Nếu gần 20Gw điện mặt trời của quốc gia đều quăng lên lưới điện. Đến 18h30, mặt trời ngỏm, mặt trời về mo, để bù lại lượng hụt 20Gw điện mặt trời để lại kia, bọn nhiệt điện phải nhóm lò,bọn thuỷ điện phải khởi động cách đấy vài tiếng chờ sẵn (chạy nền), rất tốn kém.
Vậy nên nếu không có lưu trữ, thì rất ít quốc gia trên thế giới dám để điện mặt trời phát triển ồ ạt, chiếm tỉ trọng cao trong hệ thống điện.
Còn nếu làm lưu trữ điện mặt trời, thì TIỀN đâu? Cụ luôn nói là có nhiều giải pháp. Giải pháp có quá nhiều, tăng giá điện bình quân lên 3.000/số đi, đảm bảo bạt ngàn điện, không thiếu