[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

Ducanh28

Xe tăng
Biển số
OF-469945
Ngày cấp bằng
13/11/16
Số km
1,343
Động cơ
206,395 Mã lực
Tôi thắc mắc cái chỗ "thời điểm điện mặt trời dư muốn phát lên lưới thì nhà đầu tư còn phải trả thêm tiền, nếu không ông tự đi mà đổ cái "điện thừa" của ông đi.".
Vụ đổ rác này cũng tốn công sức à bác?
Tôi hiểu hết sức ngớ ngẩn là: Điện mặt trời hơi quá công suất thì đành lãng phí vậy, chứ không đến nỗi phải Bán điện giá âm??!!

Nếu bác thừa công suất / hơi thừa công suất trong nhà mình, và không xả ra ngoài được, thì xảy ra chuyện gì với Hệ thống của bác và các thiết bị như Điều hòa hay Tủ lạnh??
Khi bác chạy thừa công suất, hệ thống điện lưới quốc gia quá tải sẽ bị cháy dây/ nổ...
Vì vậy để đảm bảo an toàn lưới điện, hệ thống tổng sẽ giảm công suất của nguồn khác như điện than. điện khí... => chi phí dừng các nhà máy điện này ai chịu ( 2 nhà máy này ko phải muốn mở ngắt là ngắt được luôn).
Còn ông SX điện mặt trời, nếu ko phát lên lưới thì hệ thống luwos an toàn. Nhưng điện của ông tạo ra nhiều ko phát được sẽ làm hại hệ thống nội bộ của ông => đi mà ngắt pin. Chi phí ngắt pin và chi phí giá âm, ông chọn kiểu nào thì chọn.
Em nói thế bác thấy dễ hiểu hơn chưa?
 

Ducanh28

Xe tăng
Biển số
OF-469945
Ngày cấp bằng
13/11/16
Số km
1,343
Động cơ
206,395 Mã lực
Một điều em nhận thấy ở đa số các nhà lắp PV áp mái là họ thường có tâm lý lắp dư thừa , quá nhu cầu thực tế của mình dẫn đến chi phí đầu tư cao hơn dự kiến để bán nhằm khấu hao nhanh khoản đầu tư, tâm lý ban đầu là khi lắp đặt thì phải luôn kiếm được tiền từ nó ngoài nhu cầu của mình, em đọc comment trên các bài viết trên báo luôn thấy những câu hỏi rất ngu ngơ kiểu như: " rồi điện dư thì có bán cho nhà nước được không? lãng phí điện đó ai chịu trách nhiệm?" em ít khi đọc được những comment kiểu như "tôi chỉ lắp đủ dùng, thiếu chút thì xài điện ông nhà đèn..."

Cá nhân em thì nói thằng ra là EVN không có nghĩa vụ phải mua điện dư từ hộ gia đình, lắp dư không được phát lên lưới thì ráng chịu chứ đừng kêu ca gì, ông lắp cho chính ông chứ thằng EVN nó có bảo ông lắp để bán cho nó đâu.

Tính toán phụ tải cần thiết trước khi lên kế hoạch nó quan trọng, nếu lắp đặt PV áp mái mục đích mục đích tự cung tự cấp và không phát lên lưới thì người ta chỉ cần tính đủ phụ tải hàng ngày của mình, thực tế em nhận thấy khi lắp đặt với công suất đạt 85-90% nhu cầu thì sẽ không có chuyện dư thừa phải phát lên lưới, nhà có điều kiện thì lắp thêm lưu trữ để dùng về đêm, vậy là đủ.

Đi đến nhà nào cũng thấy hoành tráng từ 10-15KW, it hơn thì từ 5-8kw trong khi nhìn kỹ thì cũng chẳng có nhiều thiết bị trong nhà tiêu thụ đến mức ấy, rồi loay hoay xử lý cái đoạn dư thừa.

Điện mặt trời áp mái dùng cho hộ gia đình tự cung tự cấp bản thân nó không có gì sai hay bất hợp lý, nếu ai có nhu câu thì tự lắp đặt đúng với nhu cầu thực của mình, đừng tạo ra sự lãng phí do dư thừa, nhà nước cũng không việc gì phải đi mua điện dư thừa từ các hộ gia đình làm gì, trên cơ bản họ không có nghĩa vụ phải mua vì đây là cơ chế thị trường, cung cầu tự khắc gặp nhau, không hợp thì khỏi chơi chứ việc gì nhà nước phải tuyên truyền và tạo cơ chế ưu đãi cho dạng năng lượng này làm gì. Anh có nhu cầu tự bản thân , thì anh cần phải biết tự phải làm gì, không nên đua theo phong trào , để các thương lái mảng này lũng đoạn hay làm méo mó cái thị trường, các nhóm lợi ích khác đánh võng và lợi dụng chính sách nhằm trục lợi.


Dự thảo mới về hòa lưới và bán lên với giá 0 đồng theo em là chính xác và hợp lý, anh có thể bám lưới của tôi và dùng chạy background cho mục đích bù tải khi điện mặt trời của anh không ổn định, hết nắng thì anh có thể dùng từ lưới , dạng dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu thay vì phải đầu tư thêm lưu trư. Vì nhà nước không đủ nguồn lực để đi kiểm tra và ngăn chặn các hộ phát lên lưới trái phép bằng biện pháp kỹ thuật nên đành giải quyết theo cách đơn giản hơn là cho họ phát lên lưới, chứ không phải là EVN thiếu điện đến mức phải đi vét từng chữ điện trong dân dạng dư thừa. Để cho phép phát lên với giá 0 đồng thì học cũng phải hoàn thiện lại truyền tải , lưới điện , điều độ... để giải quyết cho hơn 30% hộ gia đình có thể lắp điện áp mái có thể có hoặc không phát lên lưới theo quy hoạch từ đây đến năm 2030. Giải quyết chuyện đó thì cũng chi hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng cho cả lưới điện quốc gia chứ không phải ít.


Từ 2019 đến nay, tổng đầu tư của các dựng án điện mặt trời đã vượt qua con số 16.000 MW, quá quy hoạch ban đầu, dẫn đến nhà nước bắt buộc phải điều chỉnh lại chính sách thu mua và hạn chế các dự án sau 2019, kết quả là sự lãng phí vô tội vạ của hơn 50% sản luợng tạo ra của các dự án trên do không ký được hợp đồng đấu nối và bán điện. (con số em đọc trên báo cũng lâu, có thể không còn chính xác
Cũng ko vượt quá quy hoạch đâu cụ, nhưng phát triển ko đồng đều.
Miền Bắc thì thiếu, miền trung nam thì thừa, nên mới đang phải chạy gấp làm đường dây 500kV để truyền tải điện từ miền trong ra.
Thủy điện miền Bắc hiện tại cũng huy động ít để phục vụ cho mùa hè sang năm khi đường dây 500kV không thể hoàn thiện kịp.
Nhiệt điện than thì đang chạy khá, nhưng nó mà hỏng sửa cả tháng thì cũng tèo.
Vậy nên ai ở miền Bắc lắp ĐMT là em ủng hộ nhiệt tình, nghĩ đến cảnh giữa trưa bị cắt điện ớn lắm.
 

Hai_levis

Xe tải
Biển số
OF-121391
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
452
Động cơ
387,065 Mã lực
Tôi thắc mắc cái chỗ "thời điểm điện mặt trời dư muốn phát lên lưới thì nhà đầu tư còn phải trả thêm tiền, nếu không ông tự đi mà đổ cái "điện thừa" của ông đi.".
Vụ đổ rác này cũng tốn công sức à bác?
Tôi hiểu hết sức ngớ ngẩn là: Điện mặt trời hơi quá công suất thì đành lãng phí vậy, chứ không đến nỗi phải Bán điện giá âm??!!

Nếu bác thừa công suất / hơi thừa công suất trong nhà mình, và không xả ra ngoài được, thì xảy ra chuyện gì với Hệ thống của bác và các thiết bị như Điều hòa hay Tủ lạnh??
Điện nó không đơn giản như bác nghĩ. Luôn phải cân bằng giữa nhu cầu sử dụng và nguồn phát. Không có chuyện nguồn phát thừa cứ phát hết lên lưới điện thừa mứa so với nhu cầu sử dụng. Nhu cầu sử dụng là 1kwh ở 1 thời điểm nào đó, thì cùng lúc đấy nguồn phát chỉ phát 1kwh, nguồn thừa thì phải cắt bớt đi, dừng phát chỗ nọ chỗ kia, sao chỉ phát ra 1kwh để cân bằng với nhu cầu phụ tải sử dụng. Và việc phải xử lý "dừng phát chỗ nọ chỗ kia" thì nó liên quan đến kỹ thuật, phải đầu tư chi phí để xử lý việc đó. Chứ nó ko đơn giản là tao cứ phát hết lên, chúng mày thấy thừa thì tự đi mà xử lý.
020BF073-2288-4D94-98CC-948345D3BCC6.jpeg
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,854 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cũng ko vượt quá quy hoạch đâu cụ, nhưng phát triển ko đồng đều.
Miền Bắc thì thiếu, miền trung nam thì thừa, nên mới đang phải chạy gấp làm đường dây 500kV để truyền tải điện từ miền trong ra.
Thủy điện miền Bắc hiện tại cũng huy động ít để phục vụ cho mùa hè sang năm khi đường dây 500kV không thể hoàn thiện kịp.
Nhiệt điện than thì đang chạy khá, nhưng nó mà hỏng sửa cả tháng thì cũng tèo.
Vậy nên ai ở miền Bắc lắp ĐMT là em ủng hộ nhiệt tình, nghĩ đến cảnh giữa trưa bị cắt điện ớn lắm.
Em đọc trong quy hoạch điện 8 thì thấy chỉ còn 2400MW thôi, không biết em đọc có đúng không?
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,654
Động cơ
60,577 Mã lực
Tuổi
24
Khi bác chạy thừa công suất, hệ thống điện lưới quốc gia quá tải sẽ bị cháy dây/ nổ...
Vì vậy để đảm bảo an toàn lưới điện, hệ thống tổng sẽ giảm công suất của nguồn khác như điện than. điện khí... => chi phí dừng các nhà máy điện này ai chịu ( 2 nhà máy này ko phải muốn mở ngắt là ngắt được luôn).
Còn ông SX điện mặt trời, nếu ko phát lên lưới thì hệ thống luwos an toàn. Nhưng điện của ông tạo ra nhiều ko phát được sẽ làm hại hệ thống nội bộ của ông => đi mà ngắt pin. Chi phí ngắt pin và chi phí giá âm, ông chọn kiểu nào thì chọn.
Em nói thế bác thấy dễ hiểu hơn chưa?
Cảm ơn bác và bác Leean đã giải thích, dù tôi vẫn không hiểu gì.
:D.
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,854 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Em chia xẻ chút hiểu biết tự nghiên cứu của mình khi tự lắp đặt một hệ thống điện áp mái tự cung tự cấp.

Về cơ bản các tấm pin mặt trời , hay con gọi là solar panel thì tất cả đều giống nhau, chỉ khác ở chỗ mô hình kết nối thông qua biến tần và phần lưu trữ.

Biến tần thì có nhiều loại, loại on-grid, loại off-grid, loại lai cả hai hay gọi là hybrid,
Loại on-grid bắt buộc phải kết nối với lưới điện của nhà cung cấp để chạy nền và cung cấp điện tự hệ thống mặt trời, loại này là rẻ tiền nhất và thiết kế đơn giản vì không kèm theo lưu trữ, tuy nhiên cần phải lặp đặt thêm phần hiệu chỉnh tần số, bù cs phản kháng để đáp ứng yêu cầu phát lên của nhà đèn qua công tơ hai chiều. Loại off-grid thì nó độc lập hoàn toàn, không cần phải đấu nối với ai cả, nhưng đòi hỏi thêm phần lưu trữ để bù công xuất và ổn định đầu ra khi môi trường thay đổi, loại này thì đắt tiền hơn về mặt chi phí đầu tư ban đầu. Cuối cùng thì là loại lai giữa hai kiểu trên là loại lai hay còn gọi là hybrid. Hybrid thì có nhiều kiểu với nhiều giá thành khác nhau, ngay chính trong hybrid cũng có loại cần có điện nền và tiêu thụ ở mức xấp xỉ 10% để ổn định công xuất và bù cảm kháng, loại hybrid độc lập hoàn toàn không cần dùng đến lưới để làm nền dù chỉ là 10%, nó cho phép phát lên lưới và có thể cấu hình được thông số đầu ra, chỉ pull từ lưới để bù vào tải đầu ra để ổn định , khi hết bình và cạn điện từ PV thì nó có thể bypass sang điện lưới hoàn toàn, giống nhưu một cái ATS thuần tuý, có thể cầu hình cho nó xạc bình từ solar, hay từ grid hoặc cả hai cùng lúc , loại này thì đắt tiền nhất.

Về lắp đặt và chọn biến tần, người ta có hai kiểu
Loại dùng micro-inverter là loại gắn trực tiếp sau tấm panel, chuyển đổi từ DC sang AC dạng 110 hoặc 230V và phát vào lưới không cần qua trung gian, người ta ghép song song các micro-inverter này với nhau để tăng công xuất (điện áp cố định tại đàu ra, chỉ tăng cường độ dòng điện). loại này giá thành cao, nhưng hiệu xuất cũng cao , chỉ có cái vướng mắc là không chuyển đổi được lượng điện dư thừa xuống lưu trữ vì nó không chuyển đổi ngược từ AC xuống DC để vào bình, muốn có điện và phát lại qua bình, thì lại phải thêm hệ thống inverter từ DC-AC trở lại, và trước đó cũng cần có bộ AC -DC để xạc bình, inverter loại vừa xạc vừa chuyển đổi công xuất từ 5kw nó cũng khá đắt ( em nói loại tốt)

Loại thứ hai phổ biến hơn là String inverter, tức là tát cả các tâm panels nối tiếp với nhau tạo ra điên áp lên đến 500V DC và đấu vào inverter, qua inverter ra lưới dang AC và xuống bình dạng DC.

ưu điểm cua rloaij này là giá rẻ, chi phí đầu tư không quá cao, nhưng ngược điểm là chỉ cần một tấm panel trong một string có sự cố thì cả dàn sẽ bị ảnh hưởng, hiệu xuất tụt giảm thảm hại. Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách lắp đặt các PV optimizer sau các tâm panel, mục đích là cho phép hỏng các tấm panel trong một string bằng cách nó sẽ bù ampere và giảm V xuống, hoặc ngắt hẳn panel đó tra khỏi string, ví dụ nếu có 4 tấm 500W, tổng công suất theo lý thuyết là 2000W, nhưng nếu một tấm bị hỏng, thì hiệu xuất nó không còn là 1500W nữa mà nó có thể tụt xuống chỉ còn vài trăm w, lúc này các PV optimizer sẽ thực hiện vai trò là loại tầm panel hỏng đó ra khỏi string và bảo đảm rằng 1500w kia sẽ còn đó và tạo ra lượng điện gần tương tự theo lý thuyết.

Chính vì các PV optimizer cho phép loại bỏ bằng cách ON/OFF một panel hay nhiều panels trong 1 string, nên đó là cách ta dùng để hạn chế công suất của dàn khi nó vượt mức yêu cầu, một tấm panel bị ngắt ra thì cả điện áp và dòng điện của nó trên PV optimizer đó sẽ = 0V

Đây là câu trả lời cho câu hỏi điện dư thì vất đi đâu, chẳng có phép thần nào cả, chỉ là việc tắt mở các panels theo nhu cầu mà thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,668
Động cơ
851,546 Mã lực
Mấy thanh niên đào bitcoin hay mấy nhà máy nước đá chắc phải ngửi thấy tiềm năng mà lắp sớm rồi chứ các cụ nhỉ?
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,854 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Mấy thanh niên đào bitcoin hay mấy nhà máy nước đá chắc phải ngửi thấy tiềm năng mà lắp sớm rồi chứ các cụ nhỉ?
Đào bitcoin thì chẳng thằng nào điên đến mức đi dùng điện mặt trời cả, nếu có thì phải có lưu trữ, nếu không chỉ cần một đám mây che một chút tầm 10s thì nó sụp cả cái dàn, mất sạch cả hash-rate đã mining vì chưa kịp lưu lên cái mạng, còn lắp thêm pin lưu trữ thì một tiền gà 3 tiền thóc, tiền đào ra không đủ trả tiền điện và chi phí đầu tư ban đầu của hệ NLMT, khóc ra tiếng mán, cái máy nào cũng tệ ra là 1-2 con card RTX 1060 trở lên ( loại rẻ tiền) ngốn cũng từ 150W cho cái card, cả cái máy thì cũng tầm gần 200w, một cái trại tầm 40 con trâu cày cả ngày 24/7 thì cụ thử tính một ngày 24 tiếng chúng nó ngốn bao nhiều điện ?

Cụ bảo lắp NLMT để thắp bóng đèn để trồng cần sa trong tầng hầm thì em đồng ý và khuyến khích cụ, chứ làm nước đá hay đào bitcoin thì thua đứt.

Bọn ở Úc nó dùng solar panel để thắp sáng đèn trồng cỏ trong nhả tắm hay tầng hầm với số lượng lớn (em biết nhiều đưa làm thế), chứ dùng điện lưới thì cảnh sát nó theo dõi và biết rồi truy ra ngay nhà nào đang trồng cỏ.

Lắp solar ở Úc cũng dễ bị cảnh sát nó hỏi thăm, đặc biệt là lắp dư thừa kiểu mấy ông VN nhằm kiếm chút cháo từ EVN, lắp đủ dùng thì chẳng ai nói.

Lần trước em sang thăm chị gái đợt sau covid, thấy cái dàn nó bẩn quá, leo lên vệ sinh và thay lại tấm công suất lớn hơn, sau đó thì nghe con cháu nói có cảnh sát đến hỏi thông tin, vì thấy có người châu Á mới sang, nhà có lắp solar (10kwh) nên nó nghi ngờ
 
Chỉnh sửa cuối:

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,105
Động cơ
1,520,221 Mã lực
Dự thảo mới về hòa lưới và bán lên với giá 0 đồng theo em là chính xác và hợp lý, anh có thể bám lưới của tôi và dùng chạy background cho mục đích bù tải khi điện mặt trời của anh không ổn định, hết nắng thì anh có thể dùng từ lưới , dạng dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu thay vì phải đầu tư thêm lưu trư. Vì nhà nước không đủ nguồn lực để đi kiểm tra và ngăn chặn các hộ phát lên lưới trái phép bằng biện pháp kỹ thuật nên đành giải quyết theo cách đơn giản hơn là cho họ phát lên lưới, chứ không phải là EVN thiếu điện đến mức phải đi vét từng chữ điện trong dân dạng dư thừa. Để cho phép phát lên với giá 0 đồng thì học cũng phải hoàn thiện lại truyền tải , lưới điện , điều độ... để giải quyết cho hơn 30% hộ gia đình có thể lắp điện áp mái có thể có hoặc không phát lên lưới theo quy hoạch từ đây đến năm 2030. Giải quyết chuyện đó thì cũng chi hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng cho cả lưới điện quốc gia chứ không phải ít.
Vẫn có th lắp đủ tải, nhưng ngày nghỉ, hoặc h nghỉ trưa điện mặt trời dư thừa, như cty em.
Cũng mong các anh ấy muốn thế nào thì quyết sớm để còn dễ làm việc.
Ngày xin phép lắp (2019), các anh ấy chả nói gì.
Đến bây giờ k cho phép phát ngược, nên bên em bị gửi công văn cảnh cáo, nếu để phát ngược thì sẽ cắt lưới. Thế là tốn thêm tiền để lắp bộ chống phát ngược, mà vẫn chưa ổn.
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,854 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Vẫn có th lắp đủ tải, nhưng ngày nghỉ, hoặc h nghỉ trưa điện mặt trời dư thừa, như cty em.
Cũng mong các anh ấy muốn thế nào thì quyết sớm để còn dễ làm việc.
Ngày xin phép lắp (2019), các anh ấy chả nói gì.
Đến bây giờ k cho phép phát ngược, nên bên em bị gửi công văn cảnh cáo, nếu để phát ngược thì sẽ cắt lưới. Thế là tốn thêm tiền để lắp bộ chống phát ngược, mà vẫn chưa ổn.
Em giải quyết cái vụ này đơn giản khi tư vấn cho mấy đứa bạn bị trường hợp như cụ.

Mua và lắp thêm các module PV optimizer lắp sau tấm pin, cho phép điều chỉnh công suất phát ( hiểu hơn giản là nó tắt bớt các panel module) đồng thời tối ưu công xuất khi bị shading, hay chênh lệch công xuất giữa các tấm pin.

PV Optimizer thì cụ có thể mua loại 650W của hãng Beehoney , một hãng của TQ, nó khá tốt và giá hợp lý, (em mua giá 750K một cái từ aliExpress, nó ship về tận nhà trong vòng 6 ngày) nó có module kết nối lên cloud qua access point của nó kết nối vào mạng wifi 2,4ghz, cho phép dùng app để kiểm tra chuẩn đoán từng tấm panel, tắt mở các tấm tùy thích - dùng trong trường hợp ngắt điên từ PV vào hệ thống trong trường hợp chập cháy từ mái nhà (immediate shutdown), có thể cố định công xuất đầu ra của cả PV string thông qua app.

CN hay ngày nghỉ mà không tiêu thụ thì cụ off cả cái dàn solar đi là xong, hoặc chỉ chạy 1-2 tấm để lưu vào bình là được. Quá đơn giản
App của nó thao tác qua cloud, ở đâu mà không điểu khiển được ?

Nói vậy chứ ngay cả bọn thợ và mấy cái công ty lắp đặt solar nó cũng chẳng biết cái vụ này, trước mình hỏi nó sao giải quyết vấn đề diện dư mà không phát ngược, 10 thằng thì đến 7 thằng ú ở không biết làm thế nào, mấy thằng còn lại thì bảo tắt cái CB nối PV với hệ thống, nhưng cũng không trả lời được câu hỏi, là tôi không muốn dư thừa dù rằng hệ thống tôi lắp đặt có thể cho phép dư 20% công suất dự phòng nhiều ngay nắng yếu ?

Hỏi chúng nó PV optimizer chủ yếu dùng làm gì thì cả lũ ngơ ngơ như bò đội nón, cả thằng gọi là chuyên gia kỹ thuật của chúng cũng chẳng hơn. Thợ thì cũng chỉ đến thế. Đó là lý do em phải tự thiết kế và thi công lấy. Nội cái chuyện đi dây điện mà cẩu thả nhìn rối mắt nhất là không có label dạng in nhiệt mà chỉ ghi vào băng keo giấy là em cũng đã đuổi thẳng cổ rồi, Với em mọi cái phải chỉnh chu như trong phòng lab hay các tổng đài viễn thông vậy
 
Chỉnh sửa cuối:

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,105
Động cơ
1,520,221 Mã lực
em giải quyết cái vụ này đơn giản khi tư vấn cho mấy đứa bạn bị trường hợp như cụ.

Mua và lắp thêm các module PV optimizer lắp sau tấm pin, cho phép điều chỉnh công suất phát ( hiểu hơn giản là nó tắt bớt các panel module) đồng thời tối ưu công xuất khi bị shading, hay chênh lệch công xuất giữa các tấm pin.

PV Optimizer thì cụ có thể mua loại 650W của hãng Beehoney , một hãng của TQ, nó khá tốt và giá hợp lý, (em mua giá 750K một cái từ aliExpress, nó ship về tận nhà trong vòng 6 ngày) nó có module kết nối lên cloud qua access point của nó kết nối vào mạng wifi 2,4ghz, cho phép dùng app để kiểm tra chuẩn đoán từng tấm panel, tắt mở các tấm tuỳ thích - dùng trong trường hợp ngắt điên từ PV vào hệ thống trong trường hợp chập cháy từ mái nhà, có thể cố định công xuất đàu ra của cái string thông qua app.
lắp vài cái thì được.
Chứ mấy MW thì k chơi thế được. Chi phí nhân công đi lắp từng cái, rồi sau bảo trì bảo dưỡng thay thế mệt lắm.
Bên nhà thầu họ đang lắp thử 1 bộ ngay tủ tổng để theo dõi và điều chỉnh.
Nói tóm lại, nếu các cụ bên trên duyệt sớm cái cho phát 0 đồng thì bên em chả cần làm gì nữa.
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,854 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
...
Nói tóm lại, nếu các cụ bên trên duyệt sớm cái cho phát 0 đồng thì bên em chả cần làm gì nữa.
Nhất trí, đấy là cách tốt nhất và rẻ tiền nhất.

Em cũng không hiểu sao mà có quá nhiều ông nhao nhao phản đối cái chuyện 0 đồng, bảo nhà nước khôn hết phần thiên hạ, họ chắc chưa từng hiểu về ĐMT cụ thể nó thế nào, tình huống sử dụng gặp phải là gì, những người như cụ và em thì may ra mới hiểu được cái ý nghĩa của việc 0 đồng,

(EVN nó cho phát ngược lên lưới là may lắm rồi, ở đấy mà kêu gào đòi tiền, khôn hết phần thiên hạ, hoặc chẳng hiểu gì về thực tế điện mặt trời , cứ phải chửi trước cái đã , sai đâu thì im sau đấy, đầu tư thì chỉ ở mức tối thiểu, toàn mấy cái dạng PV áp mái giả cầy dẫn đến phải phụ thuộc vào điện lưới, cứ làm các hệ độc lập chỉnh chu đi xem có phải lăn tăn những chuyện như thế không, tiền ít mà cứ đòi hit gái thơm, ngay cả với EVN để cho phép phát lên lưới với số lượng lớn do nhu cầu lắp đặt PV áp mái trong dân ngày càng tăng thì họ cũng phải bỏ cả đống tiền ra mà nâng cấp lưới điện và điều độ của họ để bảo đảm an toàn mạng lưới chứ cái lưới điện nó có phải là vô hạn đâu mà nuốn nhét gì lên nó mà nhét ? )
 
Chỉnh sửa cuối:

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,652
Động cơ
1,033,440 Mã lực
Tôi thắc mắc cái chỗ "thời điểm điện mặt trời dư muốn phát lên lưới thì nhà đầu tư còn phải trả thêm tiền, nếu không ông tự đi mà đổ cái "điện thừa" của ông đi.".
Vụ đổ rác này cũng tốn công sức à bác?
Tôi hiểu hết sức ngớ ngẩn là: Điện mặt trời hơi quá công suất thì đành lãng phí vậy, chứ không đến nỗi phải Bán điện giá âm??!!

Nếu bác thừa công suất / hơi thừa công suất trong nhà mình, và không xả ra ngoài được, thì xảy ra chuyện gì với Hệ thống của bác và các thiết bị như Điều hòa hay Tủ lạnh??
Điện ko đơn giản như thế đâu cụ. Điện xoay chiều ta đang dùng có 2 thông số cơ bản là điện áp và tần số phải được duy trì trong sai số cho phép và chính vì vậy công suất phát luôn phải đảm bảo cân bằng giữa công suất tiêu thụ + phần tổn hao. Vì vậy điều độ được sinh ra để tính toán các phương án cân bằng công suất này. Vậy nên khi công suất tiêu thụ thấp thì buộc phải cắt bớt công suất phát, mà cắt công suất phát mà ko có lợi (như ở nước ngoài là do thời điểm cần cắt quá ngắn nên rắc rối do việc chạy lại máy phát lớn hơn phần nhiên liệu tiết kiệm được nên họ bán giá âm để thúc đẩy công suất tiêu thụ tăng lên, phần tiền mất này vẫn ít hơn so với tốn kém ở khâu cắt giảm và phục hồi máy phát kia).
Khi công suất tiêu thụ thấp mà cụ ko cắt công suất phát sẽ dẫn đến quá áp và tăng tần số. Cụ tưởng tượng xem khả năng của cụ là chạy 10km/h thì cụ khoẻ sẽ chạy được đến 11-12km chứ cho máy lăn 15km/h xem có dập mặt ko. Với thiết bị thì cũng tuỳ vào từng loại sẽ có các yêu cầu về sai số khác nhau nên có thể thay đổi 0.1/50Hz là cũng tèo rồi.
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,854 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Điện ko đơn giản như thế đâu cụ. Điện xoay chiều ta đang dùng có 2 thông số cơ bản là điện áp và tần số phải được duy trì trong sai số cho phép và chính vì vậy công suất phát luôn phải đảm bảo cân bằng giữa công suất tiêu thụ + phần tổn hao. Vì vậy điều độ được sinh ra để tính toán các phương án cân bằng công suất này. Vậy nên khi công suất tiêu thụ thấp thì buộc phải cắt bớt công suất phát, mà cắt công suất phát mà ko có lợi (như ở nước ngoài là do thời điểm cần cắt quá ngắn nên rắc rối do việc chạy lại máy phát lớn hơn phần nhiên liệu tiết kiệm được nên họ bán giá âm để thúc đẩy công suất tiêu thụ tăng lên, phần tiền mất này vẫn ít hơn so với tốn kém ở khâu cắt giảm và phục hồi máy phát kia).
Khi công suất tiêu thụ thấp mà cụ ko cắt công suất phát sẽ dẫn đến quá áp và tăng tần số. Cụ tưởng tượng xem khả năng của cụ là chạy 10km/h thì cụ khoẻ sẽ chạy được đến 11-12km chứ cho máy lăn 15km/h xem có dập mặt ko. Với thiết bị thì cũng tuỳ vào từng loại sẽ có các yêu cầu về sai số khác nhau nên có thể thay đổi 0.1/50Hz là cũng tèo rồi.
Lệch 0.1/50hz thì vẫn nằm trong mức cho phép, đa số các thiết bị điện dùng AC đều cho phép chênh lệch tầm +-3% tầm từ 49,5 -> 51hz, chỉ các thiết bị 60Hz qua biến thế đổi điện áp mà chạy ở 50Hz thì mới nóng, mất ổn định và giảm hiệu xuất, chạy lâu có thể hỏng hoàn toàn, nhất là các thiết bị có chuyển động quán tính như động cơ điện 1 pha, 3 pha.

Với đồ điện tử thì các mạch xử lý, khuếch đại, logic, điều khiển đều dùng điện DC từ 5V đến 12V, mà điện DC thì không quan tâm đến tần số điện áp
 
Chỉnh sửa cuối:

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,652
Động cơ
1,033,440 Mã lực
Lệch 0.1/50hz thì vẫn nằm trong mức cho phép, đa số các thiết bị điện dùng AC đều cho phép chênh lệch tầm +-3% tầm từ 49,5 -> 51hz, chỉ các thiết bị 60Hz qua biến thế đổi điện áp mà chạy ở 50Hz thì mới nóng, mất ổn định và giảm hiệu xuất, chạy lâu có thể hỏng hoàn toàn, nhất là các thiết bị có chuyển động quán tính như động cơ điện 1 pha, 3 pha.

Với đồ điện tử thì các mạch xử lý, khuếch đại, logic, điều khiển đều dùng điện DC từ 5V đến 12V, mà điện DC thì không quan tâm đến tần số điện áp
Đấy là em ví dụ thế thôi cụ. Còn mỗi loại thiết bị cũng sẽ có yêu cầu khác nhau, nsx làm theo tiêu chuẩn thông thường của lưới điện mà mỗi quốc gia có thể giống hoặc khác nhau chút mà.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,277 Mã lực
Điện mặt trời nó phát lên lưới phấp phới như thảm bay. Nhiều cụ tiếc phát free lên lưới chỉ 0 đồng nhưng không tự hỏi là ai trả phần tiền giữ ổn định lưới khi nguồn phập phù như vậy. Đấy là chưa tính đến phần Q lấy từ lưới về sử dụng free, trong khi phần P (chỉ phải trả tiền mua của EVN) đã giảm do xài từ ĐMT áp mái tự dùng.
📸 Look at this post on Facebook https://www.facebook.com/share/v/QYB29cTD2YxtgMQT/?mibextid=WC7FNe
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,277 Mã lực
Em chia xẻ chút hiểu biết tự nghiên cứu của mình khi tự lắp đặt một hệ thống điện áp mái tự cung tự cấp.

Về cơ bản các tấm pin mặt trời , hay con gọi là solar panel thì tất cả đều giống nhau, chỉ khác ở chỗ mô hình kết nối thông qua biến tần và phần lưu trữ.

Biến tần thì có nhiều loại, loại on-grid, loại off-grid, loại lai cả hai hay gọi là hybrid,
Loại on-grid bắt buộc phải kết nối với lưới điện của nhà cung cấp để chạy nền và cung cấp điện tự hệ thống mặt trời, loại này là rẻ tiền nhất và thiết kế đơn giản vì không kèm theo lưu trữ, tuy nhiên cần phải lặp đặt thêm phần hiệu chỉnh tần số, bù cs phản kháng để đáp ứng yêu cầu phát lên của nhà đèn qua công tơ hai chiều. Loại off-grid thì nó độc lập hoàn toàn, không cần phải đấu nối với ai cả, nhưng đòi hỏi thêm phần lưu trữ để bù công xuất và ổn định đầu ra khi môi trường thay đổi, loại này thì đắt tiền hơn về mặt chi phí đầu tư ban đầu. Cuối cùng thì là loại lai giữa hai kiểu trên là loại lai hay còn gọi là hybrid. Hybrid thì có nhiều kiểu với nhiều giá thành khác nhau, ngay chính trong hybrid cũng có loại cần có điện nền và tiêu thụ ở mức xấp xỉ 10% để ổn định công xuất và bù cảm kháng, loại hybrid độc lập hoàn toàn không cần dùng đến lưới để làm nền dù chỉ là 10%, nó cho phép phát lên lưới và có thể cấu hình được thông số đầu ra, chỉ pull từ lưới để bù vào tải đầu ra để ổn định , khi hết bình và cạn điện từ PV thì nó có thể bypass sang điện lưới hoàn toàn, giống nhưu một cái ATS thuần tuý, có thể cầu hình cho nó xạc bình từ solar, hay từ grid hoặc cả hai cùng lúc , loại này thì đắt tiền nhất.

Về lắp đặt và chọn biến tần, người ta có hai kiểu
Loại dùng micro-inverter là loại gắn trực tiếp sau tấm panel, chuyển đổi từ DC sang AC dạng 110 hoặc 230V và phát vào lưới không cần qua trung gian, người ta ghép song song các micro-inverter này với nhau để tăng công xuất (điện áp cố định tại đàu ra, chỉ tăng cường độ dòng điện). loại này giá thành cao, nhưng hiệu xuất cũng cao , chỉ có cái vướng mắc là không chuyển đổi được lượng điện dư thừa xuống lưu trữ vì nó không chuyển đổi ngược từ AC xuống DC để vào bình, muốn có điện và phát lại qua bình, thì lại phải thêm hệ thống inverter từ DC-AC trở lại, và trước đó cũng cần có bộ AC -DC để xạc bình, inverter loại vừa xạc vừa chuyển đổi công xuất từ 5kw nó cũng khá đắt ( em nói loại tốt)

Loại thứ hai phổ biến hơn là String inverter, tức là tát cả các tâm panels nối tiếp với nhau tạo ra điên áp lên đến 500V DC và đấu vào inverter, qua inverter ra lưới dang AC và xuống bình dạng DC.

ưu điểm cua rloaij này là giá rẻ, chi phí đầu tư không quá cao, nhưng ngược điểm là chỉ cần một tấm panel trong một string có sự cố thì cả dàn sẽ bị ảnh hưởng, hiệu xuất tụt giảm thảm hại. Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách lắp đặt các PV optimizer sau các tâm panel, mục đích là cho phép hỏng các tấm panel trong một string bằng cách nó sẽ bù ampere và giảm V xuống, hoặc ngắt hẳn panel đó tra khỏi string, ví dụ nếu có 4 tấm 500W, tổng công suất theo lý thuyết là 2000W, nhưng nếu một tấm bị hỏng, thì hiệu xuất nó không còn là 1500W nữa mà nó có thể tụt xuống chỉ còn vài trăm w, lúc này các PV optimizer sẽ thực hiện vai trò là loại tầm panel hỏng đó ra khỏi string và bảo đảm rằng 1500w kia sẽ còn đó và tạo ra lượng điện gần tương tự theo lý thuyết.

Chính vì các PV optimizer cho phép loại bỏ bằng cách ON/OFF một panel hay nhiều panels trong 1 string, nên đó là cách ta dùng để hạn chế công suất của dàn khi nó vượt mức yêu cầu, một tấm panel bị ngắt ra thì cả điện áp và dòng điện của nó trên PV optimizer đó sẽ = 0V

Đây là câu trả lời cho câu hỏi điện dư thì vất đi đâu, chẳng có phép thần nào cả, chỉ là việc tắt mở các panels theo nhu cầu mà thôi
Để chạy bám tải (zero export), không phát ngược lên lưới… biến tần sẽ lấy thông số đo từ smart meter gắn sau Công tơ EVN, điều chỉnh công suất phát bám theo tải sử dụng bằng cách dịch chuyển điểm vận hành MPP, thông qua các kênh MPPT nối với các chuỗi pv module trên mái. Ở các mái lớn MWp, điều khiển nhiều biến tần, sử dụng Power Plant Controller (PPC), lấy dữ liệu điểm đo từ đầu vào để điều chỉnh công suất phát của cả hệ thống chuỗi biến tần thông qua Modbus controlling, biến tần cũng dịch chuyển điểm vận hành mpp theo nguyên lý tương tự. Không có hệ thống đóng cắt từng tấm pv hoặc chuỗi pv để tăng giảm công suất bám tải đâu cụ.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,277 Mã lực
Em giải quyết cái vụ này đơn giản khi tư vấn cho mấy đứa bạn bị trường hợp như cụ.

Mua và lắp thêm các module PV optimizer lắp sau tấm pin, cho phép điều chỉnh công suất phát ( hiểu hơn giản là nó tắt bớt các panel module) đồng thời tối ưu công xuất khi bị shading, hay chênh lệch công xuất giữa các tấm pin.

PV Optimizer thì cụ có thể mua loại 650W của hãng Beehoney , một hãng của TQ, nó khá tốt và giá hợp lý, (em mua giá 750K một cái từ aliExpress, nó ship về tận nhà trong vòng 6 ngày) nó có module kết nối lên cloud qua access point của nó kết nối vào mạng wifi 2,4ghz, cho phép dùng app để kiểm tra chuẩn đoán từng tấm panel, tắt mở các tấm tùy thích - dùng trong trường hợp ngắt điên từ PV vào hệ thống trong trường hợp chập cháy từ mái nhà (immediate shutdown), có thể cố định công xuất đầu ra của cả PV string thông qua app.

CN hay ngày nghỉ mà không tiêu thụ thì cụ off cả cái dàn solar đi là xong, hoặc chỉ chạy 1-2 tấm để lưu vào bình là được. Quá đơn giản
App của nó thao tác qua cloud, ở đâu mà không điểu khiển được ?

Nói vậy chứ ngay cả bọn thợ và mấy cái công ty lắp đặt solar nó cũng chẳng biết cái vụ này, trước mình hỏi nó sao giải quyết vấn đề diện dư mà không phát ngược, 10 thằng thì đến 7 thằng ú ở không biết làm thế nào, mấy thằng còn lại thì bảo tắt cái CB nối PV với hệ thống, nhưng cũng không trả lời được câu hỏi, là tôi không muốn dư thừa dù rằng hệ thống tôi lắp đặt có thể cho phép dư 20% công suất dự phòng nhiều ngay nắng yếu ?

Hỏi chúng nó PV optimizer chủ yếu dùng làm gì thì cả lũ ngơ ngơ như bò đội nón, cả thằng gọi là chuyên gia kỹ thuật của chúng cũng chẳng hơn. Thợ thì cũng chỉ đến thế. Đó là lý do em phải tự thiết kế và thi công lấy. Nội cái chuyện đi dây điện mà cẩu thả nhìn rối mắt nhất là không có label dạng in nhiệt mà chỉ ghi vào băng keo giấy là em cũng đã đuổi thẳng cổ rồi, Với em mọi cái phải chỉnh chu như trong phòng lab hay các tổng đài viễn thông vậy
Cụ lắp optimizer chỉ để điều khiển công suất phát thì đúng là nhà không có gì ngoài tiền. Giải pháp đơn giản điều khiển công suất phát của các hãng biến tần đều có. Cụ đưa tên hãng lên đây, em google chỉ cho cụ trong nốt nhạc.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,277 Mã lực
Đào bitcoin thì chẳng thằng nào điên đến mức đi dùng điện mặt trời cả, nếu có thì phải có lưu trữ, nếu không chỉ cần một đám mây che một chút tầm 10s thì nó sụp cả cái dàn, mất sạch cả hash-rate đã mining vì chưa kịp lưu lên cái mạng, còn lắp thêm pin lưu trữ thì một tiền gà 3 tiền thóc, tiền đào ra không đủ trả tiền điện và chi phí đầu tư ban đầu của hệ NLMT, khóc ra tiếng mán, cái máy nào cũng tệ ra là 1-2 con card RTX 1060 trở lên ( loại rẻ tiền) ngốn cũng từ 150W cho cái card, cả cái máy thì cũng tầm gần 200w, một cái trại tầm 40 con trâu cày cả ngày 24/7 thì cụ thử tính một ngày 24 tiếng chúng nó ngốn bao nhiều điện ?

Cụ bảo lắp NLMT để thắp bóng đèn để trồng cần sa trong tầng hầm thì em đồng ý và khuyến khích cụ, chứ làm nước đá hay đào bitcoin thì thua đứt.

Bọn ở Úc nó dùng solar panel để thắp sáng đèn trồng cỏ trong nhả tắm hay tầng hầm với số lượng lớn (em biết nhiều đưa làm thế), chứ dùng điện lưới thì cảnh sát nó theo dõi và biết rồi truy ra ngay nhà nào đang trồng cỏ.

Lắp solar ở Úc cũng dễ bị cảnh sát nó hỏi thăm, đặc biệt là lắp dư thừa kiểu mấy ông VN nhằm kiếm chút cháo từ EVN, lắp đủ dùng thì chẳng ai nói.

Lần trước em sang thăm chị gái đợt sau covid, thấy cái dàn nó bẩn quá, leo lên vệ sinh và thay lại tấm công suất lớn hơn, sau đó thì nghe con cháu nói có cảnh sát đến hỏi thông tin, vì thấy có người châu Á mới sang, nhà có lắp solar (10kwh) nên nó nghi ngờ
Lắp solar đào bitcoin nhiều mà cụ, từ 2020 đã lắp khá nhiều & hiệu quả. Cụ lắp hoà lưới thì ổn định nguồn là do lưới cung cấp, đâu có lấy trực tiếp chỉ từ ĐMT đâu. Cụ lắp lưu trữ để chạy cày bitcoin thì không hiệu quả ở thời điểm hiện tại do giá pin lưu trữ còn cao. Gửi cụ cái ảnh hệ đào bitcoin lắp từ 2020 ở HN luôn, đang chạy đây:
IMG_6017.jpeg
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,854 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cụ lắp optimizer chỉ để điều khiển công suất phát thì đúng là nhà không có gì ngoài tiền. Giải pháp đơn giản điều khiển công suất phát của các hãng biến tần đều có. Cụ đưa tên hãng lên đây, em google chỉ cho cụ trong nốt nhạc.
Cụ không phát lên lưới dù có zero export qua setting và cả CT kẹp dòng, phần dư đó của của nó sẽ đi đâu hả cụ ?
Cụ lắp optimizer chỉ để điều khiển công suất phát thì đúng là nhà không có gì ngoài tiền. Giải pháp đơn giản điều khiển công suất phát của các hãng biến tần đều có. Cụ đưa tên hãng lên đây, em google chỉ cho cụ trong nốt nhạc.
Không chỉ giải quyết vấn đề công suất phát của solar, mà còn có thể scale được nó, mà mục đích chính của nó là xử lý các vấn đề về shading và cân bằng điện áp do chênh lệch giữa các tấm khác nhau trong một string, và vấn đề an toàn hệ thống nữa.

Em lắng nghe cụ làm thế nào để giải quyết cái điện dư khi không tiêu thụ hết.
Cụ thể hơn là dàn PV của string nó tạo ra khoảng 150% nhu cầu sử dụng tại một thời điểm, ví dụ công suất cuả cả dàn là 20Kwh , vào những ngày cuối tuần , cơ quan không làm việc, mặt trời vẫn cứ lên, và nắng vẫn cứ chiếu, tb một giờ cụ thu được tầm 16-17kwh , tải tiêu thụ của cụ gần như bằng không vì hao tổn qua chuyển đổi DC-AC đạt 97%, 3% còn lại là hao tổn dưới dạng nhiệt, cụ chỉ em cách xử lý 15-17 chữ điện nó sẽ đi đâu?
Cụ đừng nói với em là zero-export setting là 0A nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top